Ngày Cầu Nguyện là sự an ủi của Giáo Hội hoàn vũ dành cho người Công Giáo Trung Quốc bị bách hại
Paris (AsiaNews / EDA) - Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được cử hành vào ngày 24 tháng Năm, là một "sự an ủi" đối với các cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc vẫn còn bị bách hại bởi một chế độ muốn thống trị họ. Ngày này cũng biểu hiện sự chăm sóc của Đức Thánh Cha và "sự quan tâm" dành cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Đây là giải thích của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục danh dự của Hồng Kông về giá trị của ngày này được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề nghị, kết hợp với Lễ Đức Mẹ Xà Sơn, một nơi thánh của Trung Quốc, cách Thượng Hải một vài km. Đức Hồng Y Giuse Trần hiện đang ở Pháp để tham dự "Đêm của các nhân chứng", được chuẩn bị bởi hội nghị của tổ chức "Trợ giúp các Giáo Hội khó khăn". Trong cuộc phỏng vấn, được công bố trên trang web của Eglises d'Asie, ngài cũng bình luận về một số kết luận liên quan đến công tác của Ủy ban Vatican về Giáo Hội tại Trung Quốc và tình hình Giáo Hội Trung Quốc, được đánh dấu bởi "sự hỗn loạn" do Bắc Kinh tạo ra, nhất là qua việc tấn phong bất hợp thức các giám mục. Dưới đây là các đoạn trích của cuộc phỏng vấn:
Hỏi: Ngày 24 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kêu gọi người Công giáo trên thế giới hiệp nhất lời cầu nguyện của mình với tất cả người Công Giáo ở Trung Quốc. Xin Đức Hồng Y có thể nói cho chúng con biết về ý nghĩa tâm linh, giáo hội và chính trị của lời kêu gọi này?
Đáp: Đức Thánh Cha tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của lời cầu nguyện. Mới đây, ngày 18 tháng Tư, trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói về lời cầu nguyện, đề cập đến Giáo Hội sơ khai. Ngài trích dẫn từ sách Công Vụ các Tông Đồ, đoạn Thánh Phêrô và Thánh Gioan bị bắt vì đã thực hiện một phép lạ và sau đó đã được phóng thích. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng các thành viên của Giáo Hội sơ khai đã tập hợp với nhau để thảo luận về những gì nên thực hiện, những hành động nên được thực hiện hoặc làm thế nào để phản ứng với những gì chúng ta xác định là bách hại, thay vào đó họ tập hợp lại với nhau để cầu nguyện cho sức mạnh và ân sủng để có thể làm chứng cho sự thật. Họ cầu nguyện cho sự can đảm để nói lên sự thật và làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Đề cập đến sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha cho biết nơi ngài đưa ra lời cầu nguyện và mời gọi chúng ta làm như vậy.
Đề cập đến Giáo Hội sơ khai bị bách hại này có thể nào được áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc ngày nay?
Chắc chắn, điều đó là quá rõ ràng. Thật vậy, cuộc bách hại ngày càng trở nên thực tế và cụ thể. Về điểm này không có cải thiện từ chính quyền. Họ sử dụng các phương pháp ngày càng nguy hiểm và khéo léo, bởi vì họ không chỉ dừng lại ở chỗ đe dọa người dân, thay vào đó họ đang dẫn người dân vào sự cám dỗ. Họ không muốn tạo ra các vị tử vì đạo, họ muốn khuyến khích những kẻ phản đạo. Đối với Giáo Hội điều này là tồi tệ hơn nhiều. Họ có phương tiện để kiểm tra người dân, tốt, yếu hoặc nhút nhát, và làm suy yếu để nghe lời. Công cụ của họ không chỉ là tiền, mà còn là uy tín, danh dự, địa vị trong xã hội. Đối mặt với điều này, Đức Thánh Cha thiết lập Ngày Cầu Nguyện 24 tháng Năm: Đây là một cái gì đó hoàn toàn mới, độc đáo và là một dấu hiệu rất hùng hồn cho thấy Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI quan tâm đến Giáo Hội tại Trung Quốc như thế nào.... Đức Thánh Cha bày tỏ quan ngại về Giáo Hội tại Trung Quốc, trong đó ngài được thông báo rất chi tiết...
Từ một quan điểm chính trị, ý nghĩa thực sự của Ngày Cầu Nguyện vào ngày 24 Tháng Năm là gì?
Thật vô cùng quan trọng để các Kitô hữu biết rằng Giáo Hội phổ quát cầu nguyện cho họ. Đó là một nguồn sức mạnh mạnh mẽ. Ngoài ra, ngày 24 tháng Năm là ngày khi chúng ta cử hành tưởng niệm Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ các Kitô hữu. Ở Trung Quốc có một số đền Đức Mẹ, nhưng nổi tiếng nhất là ở Xà Sơn gần Thượng Hải. Tại Thượng Hải, có một cảm giác tự do hơn so với phần còn lại của Trung Quốc. Thượng Hải có một vị trí đặc biệt trong lịch sử của Giáo Hội Trung Quốc. Đây là nơi mà các thượng hội đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Trung Quốc được tổ chức, năm 1924, và ở Xà Sơn, Sứ thần Tòa Thánh khi ấy là Đức Cha Costantini, đã dẫn đầu các giám mục để thánh hiến người Công Giáo Trung Quốc cho Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ các Kitô hữu. Nơi đây, chúng ta tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, đấng bảo vệ những người Công Giáo và Đức Giáo Hoàng khỏi những nguy hiểm. Đức Trinh Nữ đã được khẩn cầu tại Lepanto, và Vienna, bị bao vây bởi những người Hồi giáo. Đức Trinh Nữ đã được khẩn cầu khi Napoleon đưa Đức Giáo Hoàng vào tù. Và Đức Trinh Nữ của Xà Sơn được khẩn cầu để bảo vệ các Kitô hữu.
Vào năm 2007, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố bức thư gửi người Công Giáo tại Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc phản ứng rất tiêu cực. Bắc Kinh không muốn Tòa Thánh ám chỉ rằng Giáo Hội Trung Quốc bị bách hại bởi chính quyền dân sự. Chẳng hạn, sau khi công bố bức thư của Đức Giáo Hoàng, tại Hồng Kông, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc hành hương đến Thượng Hải. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã không cho phép chúng tôi làm như thế. Kể từ đó, trong suốt tháng Năm, tất cả các cuộc hành hương đến Xà Sơn đều bị cấm đối với các nhóm không đến từ Thượng Hải. Điều này có nghĩa là chính quyền là rất không hài lòng khi người dân nói rằng Giáo Hội bị bách hại tại Trung Quốc.
Paris (AsiaNews / EDA) - Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được cử hành vào ngày 24 tháng Năm, là một "sự an ủi" đối với các cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc vẫn còn bị bách hại bởi một chế độ muốn thống trị họ. Ngày này cũng biểu hiện sự chăm sóc của Đức Thánh Cha và "sự quan tâm" dành cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Đây là giải thích của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục danh dự của Hồng Kông về giá trị của ngày này được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề nghị, kết hợp với Lễ Đức Mẹ Xà Sơn, một nơi thánh của Trung Quốc, cách Thượng Hải một vài km. Đức Hồng Y Giuse Trần hiện đang ở Pháp để tham dự "Đêm của các nhân chứng", được chuẩn bị bởi hội nghị của tổ chức "Trợ giúp các Giáo Hội khó khăn". Trong cuộc phỏng vấn, được công bố trên trang web của Eglises d'Asie, ngài cũng bình luận về một số kết luận liên quan đến công tác của Ủy ban Vatican về Giáo Hội tại Trung Quốc và tình hình Giáo Hội Trung Quốc, được đánh dấu bởi "sự hỗn loạn" do Bắc Kinh tạo ra, nhất là qua việc tấn phong bất hợp thức các giám mục. Dưới đây là các đoạn trích của cuộc phỏng vấn:
Hỏi: Ngày 24 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kêu gọi người Công giáo trên thế giới hiệp nhất lời cầu nguyện của mình với tất cả người Công Giáo ở Trung Quốc. Xin Đức Hồng Y có thể nói cho chúng con biết về ý nghĩa tâm linh, giáo hội và chính trị của lời kêu gọi này?
Đáp: Đức Thánh Cha tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của lời cầu nguyện. Mới đây, ngày 18 tháng Tư, trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói về lời cầu nguyện, đề cập đến Giáo Hội sơ khai. Ngài trích dẫn từ sách Công Vụ các Tông Đồ, đoạn Thánh Phêrô và Thánh Gioan bị bắt vì đã thực hiện một phép lạ và sau đó đã được phóng thích. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng các thành viên của Giáo Hội sơ khai đã tập hợp với nhau để thảo luận về những gì nên thực hiện, những hành động nên được thực hiện hoặc làm thế nào để phản ứng với những gì chúng ta xác định là bách hại, thay vào đó họ tập hợp lại với nhau để cầu nguyện cho sức mạnh và ân sủng để có thể làm chứng cho sự thật. Họ cầu nguyện cho sự can đảm để nói lên sự thật và làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Đề cập đến sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha cho biết nơi ngài đưa ra lời cầu nguyện và mời gọi chúng ta làm như vậy.
Đề cập đến Giáo Hội sơ khai bị bách hại này có thể nào được áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc ngày nay?
Chắc chắn, điều đó là quá rõ ràng. Thật vậy, cuộc bách hại ngày càng trở nên thực tế và cụ thể. Về điểm này không có cải thiện từ chính quyền. Họ sử dụng các phương pháp ngày càng nguy hiểm và khéo léo, bởi vì họ không chỉ dừng lại ở chỗ đe dọa người dân, thay vào đó họ đang dẫn người dân vào sự cám dỗ. Họ không muốn tạo ra các vị tử vì đạo, họ muốn khuyến khích những kẻ phản đạo. Đối với Giáo Hội điều này là tồi tệ hơn nhiều. Họ có phương tiện để kiểm tra người dân, tốt, yếu hoặc nhút nhát, và làm suy yếu để nghe lời. Công cụ của họ không chỉ là tiền, mà còn là uy tín, danh dự, địa vị trong xã hội. Đối mặt với điều này, Đức Thánh Cha thiết lập Ngày Cầu Nguyện 24 tháng Năm: Đây là một cái gì đó hoàn toàn mới, độc đáo và là một dấu hiệu rất hùng hồn cho thấy Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI quan tâm đến Giáo Hội tại Trung Quốc như thế nào.... Đức Thánh Cha bày tỏ quan ngại về Giáo Hội tại Trung Quốc, trong đó ngài được thông báo rất chi tiết...
Từ một quan điểm chính trị, ý nghĩa thực sự của Ngày Cầu Nguyện vào ngày 24 Tháng Năm là gì?
Thật vô cùng quan trọng để các Kitô hữu biết rằng Giáo Hội phổ quát cầu nguyện cho họ. Đó là một nguồn sức mạnh mạnh mẽ. Ngoài ra, ngày 24 tháng Năm là ngày khi chúng ta cử hành tưởng niệm Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ các Kitô hữu. Ở Trung Quốc có một số đền Đức Mẹ, nhưng nổi tiếng nhất là ở Xà Sơn gần Thượng Hải. Tại Thượng Hải, có một cảm giác tự do hơn so với phần còn lại của Trung Quốc. Thượng Hải có một vị trí đặc biệt trong lịch sử của Giáo Hội Trung Quốc. Đây là nơi mà các thượng hội đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Trung Quốc được tổ chức, năm 1924, và ở Xà Sơn, Sứ thần Tòa Thánh khi ấy là Đức Cha Costantini, đã dẫn đầu các giám mục để thánh hiến người Công Giáo Trung Quốc cho Đức Trinh Nữ Maria Phù Hộ các Kitô hữu. Nơi đây, chúng ta tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, đấng bảo vệ những người Công Giáo và Đức Giáo Hoàng khỏi những nguy hiểm. Đức Trinh Nữ đã được khẩn cầu tại Lepanto, và Vienna, bị bao vây bởi những người Hồi giáo. Đức Trinh Nữ đã được khẩn cầu khi Napoleon đưa Đức Giáo Hoàng vào tù. Và Đức Trinh Nữ của Xà Sơn được khẩn cầu để bảo vệ các Kitô hữu.
Vào năm 2007, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố bức thư gửi người Công Giáo tại Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc phản ứng rất tiêu cực. Bắc Kinh không muốn Tòa Thánh ám chỉ rằng Giáo Hội Trung Quốc bị bách hại bởi chính quyền dân sự. Chẳng hạn, sau khi công bố bức thư của Đức Giáo Hoàng, tại Hồng Kông, chúng tôi muốn tổ chức một cuộc hành hương đến Thượng Hải. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã không cho phép chúng tôi làm như thế. Kể từ đó, trong suốt tháng Năm, tất cả các cuộc hành hương đến Xà Sơn đều bị cấm đối với các nhóm không đến từ Thượng Hải. Điều này có nghĩa là chính quyền là rất không hài lòng khi người dân nói rằng Giáo Hội bị bách hại tại Trung Quốc.