Họp báo về vụ Vatileaks
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã mở cuộc họp báo để bác bỏ những tin thất thiệt của một số báo chí lớn ở Italia quanh vụ Vatileaks tức là vụ “rò rỉ” các tin tức tại Vatican.
Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11 tháng 6 nói rằng người quản gia của Đức Thánh Cha, ông Paolo Gabriele chỉ là một “con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi lấy cắp tài liệu, thư từ của Đức Thánh Cha.
Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp báo sáng ngày 11 tháng 6 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ ngày bị bắt hôm 23 tháng 5 đến nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, là giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.
Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành “chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Quốc Gia thành Vatican tiến hành. “Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.
Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy. Đức Thánh Cha muốn có một cuộc điều tra hữu ích như thế để có một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.
Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.
Các sai lầm phổ biến nhất về 'Vatileaks'
Tin tức về các tài liệu của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma bị rò rỉ đang là vấn đề thời sự được đăng tải mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, dòng chảy liên tục của thông tin xem ra không làm sáng tỏ vấn đề mà trái lại đang có xu hướng mang lại rất nhiều ngộ nhận và thậm chí cả những bóp méo sai thực tế rất xa. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất.
Sai lầm đầu tiên là quan điểm cho rằng khoảng 100 tài liệu bị rò rỉ là "các tài liệu đầy tai tiếng". Nội dung của các tài liệu này không có gì là tai tiếng hết cả. Trong các tài liệu này, đa số các tác giả viết thư cho Đức Giáo Hoàng để đề nghị các phương hướng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Giáo Hội.
Một số tài liệu và thư từ bao gồm các yêu cầu để được Đức Thánh Cha tiếp kiến, và các báo cáo liên quan đến các nhận định hay những quan điểm cá nhân của những vị có trách nhiệm trong Giáo Hội về những vấn đề thời sự trên thế giới, là những vấn đề đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Các tài liệu này khá trực tiếp và không luôn luôn theo các quy định lễ tiết nhất định nào, vì các tác giả của các tài liệu giả định rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng sẽ đọc các văn bản ấy.
Sai lầm thứ hai cho rằng các tài liệu bị rò rỉ đưa ra một hình ảnh tiêu cực về Đức Giáo Hoàng và đó là một cuộc tấn công chống lại Đức Thánh Cha. Thực tế, các tài liệu này đưa ra một hình ảnh tích cực về Đức Thánh Cha. Chúng cho thấy rằng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài luôn tham khảo các ý kiến sâu sắc của các cộng tác viên của mình.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng. Đây không phải chỉ là một sự xúc phạm đến sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền được hưởng nhưng còn là một sự chà đạp lương tâm của những người ngỏ lời với Đức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
Sai lầm thứ ba cho rằng "Vatican được chia thành hai nhóm tranh giành quyền lực với nhau." Các tài liệu bị rò rỉ thực sự liên quan đến các chủ đề rất đa dạng với các mức độ quan trọng rất khác biệt. Như trong các guồng máy hành chính khác, luôn có những ý kiến khác nhau. Nhưng điều này không nên nhầm lẫn với thái độ thù địch nội bộ.
Sai lầm thứ tư cho rằng ông Paolo Gabriele, là quản gia của Đức Giáo Hoàng, sẽ được xét xử bởi một tòa án của Giáo Hội. Điều này là không đúng, vì người quản gia này được xét xử bởi tòa án dân sự của Quốc Gia thành của Vatican. Các vị quan toà không phải là các linh mục hay là những vị trong hàng giáo sĩ, nhưng là các giáo dân là các chuyên gia pháp luật hay giáo sư của các trường Đại học Ý.
Sai lầm thứ năm cho rằng người quản gia sẽ được xử bí mật. Tại thời điểm này, một thẩm phán đã ra một “gag order”, tức là một án lệnh không công bố các chi tiết trong tiến trình điều tra. Nhưng nếu ông quyết định khởi tố người quản gia này trong một phiên tòa, thì phiên tòa đó chắc chắn phải diễn ra công khai trong đó người quản gia này sẽ được chọn hai luật sư bào chữa.
Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ ban hành một ân xá cho người quản gia. Tại thời điểm này, đây vẫn chỉ là một giả thuyết. Trước đây, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca là người đã bắn vào ngài. Mặc dù hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Không loại trừ khả năng Đức Giáo Hoàng có thể ân xá cho ông Paolo Gabriele. Nhưng cũng không thể khả định khả năng đó chắc chắn sẽ xảy đến.
Bưu thiếp ủng hộ Đức Thánh Cha
Trong khi cuộc điều tra về vụ Vatileak vẫn đang tiến hành, một nhóm anh chị em giáo dân tại Đức đã có sáng kiến ủng hộ Đức Giáo Hoàng với nhiều hơn là những lời cầu nguyện.
Nhóm anh chị em tín hữu Công Giáo Đức gọi là "Pro-Papa" đã quyết định gửi bưu thiếp đến Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Chúng con đồng hành với Đức Thánh Cha”
Nhóm này mời gọi tất cả mọi người hãy gởi các bưu thiếp trực tuyến trên trang web của mình tại địa chỉ http://www.d-pro-papa.de
Cho đến nay khoảng 1.000 tấm bưu thiếp này đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng trong khoảng chưa đầy một tuần.
Hôm Thứ Bảy, nhóm đang có kế hoạch gặp gỡ bào huynh của Giáo Hoàng là Đức Ông Georg Ratzinger, để chính thức giới thiệu dự án với ngài.
Đức Giáo Hoàng chủ sự cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa qua đường phố của Rome
Hôm thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô tại San Giovanni, Rôma. Đây là một trong bốn đại thánh đường của Rôma.
Trong bài giảng lễ, Đức Giáo Hoàng đã nói về Thánh Thể như là một bí tích tình yêu. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã dẫn đầu cuộc rước trên Via Merulana. Đây là con đường nối liền đền thờ Thánh Gioan Latêranô và đền thờ Đức Bà Cả.
Chúa Giêsu ở với chúng ta mọi lúc trong bí tích Thánh Thể
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là cử chỉ tôn thờ và biết ơn Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể để ở với chúng ta mọi giờ, mọi ngày.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với gần 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật Mùng 10 tháng 6 nhân dịp mừng lễ “Corpus Domini” nghĩa là Mình Máu Thánh Chúa. Tại nhiều nước trên thế giới, người Công Giáo vẫn giữ truyền thống tốt đẹp là tổ chức các cuộc rước trọng thể với Bí tích Rất Thánh qua các đường phố và quảng trường. Tại Roma cuộc rước kiệu ấy đã diễn ra ngày thứ năm vừa qua, là chính ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Ngày lễ này hàng năm canh tân nơi các tín hữu niềm vui và lòng biết ơn đối với sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong Bữa Tiệc Ly, vào đêm trước cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể như là Bí Tích của giao ước mới tồn tại muôn đời giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
Từ ý tưởng liên quan tới Nhà Tạm, nơi cất giữ Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ, Đức Thánh Cha liên tưởng đến sự kiện Mình Thánh Chúa đang nằm dưới các đống đá gạch của các nhà thờ bị sập trong trận động đất tại miềm Trung và Bắc Italia những ngày vừa qua. Ngài nói:
“Tôi không thể không cảm động khi nghĩ tới nhiều nhà thờ đã bị hư hại nặng nề vì trận động đất mới đây trong vùng Emilia Romagna, tới sự kiện cả Mình Thánh Chúa Kitô, trong nhà tạm, trong một vài trường hợp cũng nằm dưới các đổ nát.”
Sau Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết rằng ngày thứ năm tới đây 14-6 là Ngày quốc tế hiến máu, do Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới phát động. Đức Thánh Cha đánh giá cao sáng kiến này và khích lệ tất cả mọi người thực thi hình thức liên đới này là điều cần thiết đối với sự sống của biết bao bệnh nhân.
Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến sự cầu nguyện trong chiêm niệm và trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa khi đối mặt với những khó khăn. Ngài kêu gọi mọi người dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài suy niệm của chúng ta về các lời cầu nguyện trong những thư của Thánh Phaolô, giờ đây chúng ta xem xét chứng tá của vị Tông Đồ về kinh nghiệm riêng của ngài trong chiêm niệm. Trong khi bênh vực chứng tá của các tông đồ liên quan đến sự gần gũi sâu sắc của các ngài với Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, được ghi dấu bằng những khoảnh khắc xuất thần, những thị kiến và mạc khải; thánh Tông Đồ cũng đề cập đến những thử thách mà Thiên Chúa gởi đến cho ngài để ngài không sinh ra kiêu ngạo: thân xác ngài như bị một cái dằm đâm vào. Thánh Tông Đồ, do đó, sẵn sàng tự hào về sự yếu đuối của mình, để sức mạnh của Chúa Kitô ở mãi trong ngài.
Thông qua kinh nghiệm về mầu nhiệm của lời cầu nguyện, Thánh Phaolô nhận ra rằng Vương quốc của Thiên Chúa trị đến không phải do những nỗ lực của riêng chúng ta, nhưng bởi sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa rạng ngời trên các mạch đất nghèo nàn của chúng ta.
Chúng ta thấy rằng việc cầu nguyện chiêm niệm vừa nâng chúng ta lên vừa làm cho chúng ta băn khoăn, vì chúng ta vừa kinh nghiệm cả vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa lẫn sự yếu đuối của chúng ta. Thánh Phaolô dạy chúng ta sự cần thiết phải bền đỗ trong lời cầu nguyện hàng ngày, thậm chí tại những thời điểm khô khan và khó khăn, vì chính vào những lúc như vậy chúng ta trải nghiệm sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa trong việc thay đổi cuộc sống.
Tôi rất vui mừng chào đón những người tham gia trong Đại hội Thế giới Intercoiffure lần thứ 20. Tôi cũng chào đón du khách đến từ giáo phận Anh giáo Southwark. Lời chào thân ái cũng được gởi đến những người hành hương từ Tu Hội Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tôi cảm ơn ca đoàn Minores của Phần Lan và các ca đoàn khác đã dâng lời khen ngợi Thiên Chúa qua các bài hát.
Tại thời điểm này, tư tưởng và lời cầu nguyện của chúng ta hướng đến tất cả những tham dự viên trong Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin, Ireland. Tôi mời gọi tất cả anh chị em cùng tham gia với tôi trong lời cầu nguyện xin cho Đại Hội sinh hoa kết quả thiêng liêng trong niềm tri ân ơn sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta là chính Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Xin cho chúng ta có một tình yêu sâu sắc hơn với mầu nhiệm Giáo Hội. Giáo Hội đem chúng ta đến với sự hiệp thông với Chúa trọn vẹn hơn thông qua việc cử hành hàng ngày hy tế Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh gia tăng lòng trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương mà họ được gửi đến để phục vụ.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.
Đức Thánh Cha nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. “Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín.
Từ viễn tượng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy liên kết với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. Đức Thánh Cha nói: “Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi linh mục. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với Đức Giáo Hoàng, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.
Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện Đức Thánh Cha, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội địa phương. Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộng những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha đầu buổi tiếp kiến, Đức Tổng Giám Mục Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 linh mục sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 linh mục khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây.
Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Sri Lanka
Khoảng ba năm trước đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng bày tỏ sự buồn phiền của ngài khi 100.000 thường dân đã chết trong cuộc nội chiến Sri Lanka. Hầu hết trong số họ thuộc nhóm dân tộc thiểu số Tamil. Hôm thứ Sáu mùng 8 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp tổng thống Sri Lanka tại Vatican trong một bầu không khí lạc quan hơn. Trong cuộc họp, ngài đã thúc giục tổng thống Sri Lanka nhanh chóng đạt đến một thỏa thuận với phiến quân Tamil để thúc đẩy tiến trình hòa giải.
Đây là lần thứ hai Tổng thống Mahinda Rajapaksa viếng thăm Vatican, nhưng đó là chuyến thăm đầu tiên của mình sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài từ 1983 đến 2009.
Tổng thống Mahinda đã giải thích một số các biện pháp được thực hiện nhằm phát triển xã hội và hòa giải trong nước.
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông giải quyết nguyện vọng chính đáng của tất cả các bên
Tổng thống Rajapaksa đến thăm Vatican đi cùng với người vợ Công giáo của ông. Ông đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình gồm các loại gia vị từ Sri Lanka, và một bình hoa làm bằng bạc.
Toà Thánh xác nhận Đức Thánh Cha sẽ thăm Li Băng
Hôm thứ Tư 13 tháng Sáu, Tòa Thánh xác nhận rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến thăm Beirut từ ngày 14 đến 16 tháng Chín. Tòa Thánh xác nhận chuyến đi sau khi có những yếu tố khả dĩ có thể trấn an Tòa Thánh rằng bạo lực ở nước láng giềng Syria có thể sẽ không lây lan sang Lebanon. Đó sẽ là một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, động chạm đến các vấn đề của cuộc nổi dậy Ả Rập và sẽ có sự tham dự của đại diện các Hội Đồng Giám Mục từ khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các giám mục từ các nước trong khu vực và tại đó ngài sẽ ký văn bản chính thức đầu tiên của mình đề cập đến tình hình của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Trong bối cảnh các tín hữu Kitô đang phải di tản ra khỏi khu vực, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp quan trọng với giới trí thức từ các quốc gia khác nhau, cũng như cuộc gặp gỡ với những người trẻ.
Li-băng là quốc gia duy nhất ở Trung Đông trong đó Kitô hữu chiếm đa số. Li-băng được coi là một phần của Thánh Địa với các thành phố Tyre và Sidon, là những nơi mà Chúa Giêsu đã rảo bước qua. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm đất nước này vào năm 1997.
Rockville Centre, New York có hai tân Giám Mục
Hôm thứ Sáu mùng 08 tháng 6, Đức Thánh Cha đã công bố việc bổ nhiệm hai tân giám mục phụ tá ở Rockville Centre. Đầu tiên là Cha Nelson Perez từ tổng giáo phận Philadelphia. Đức cha Perez sinh năm 1961 là người gốc Cuba, nguyên quán tại Miami, Florida. Ngài được thụ phong linh mục năm 1989 tại Philadelphia. Kể từ đó ngài đã làm việc ở Pennsylvania trong tư cách một linh mục chính xứ, và là giám đốc của Viện Truyền Giáo của tổng giáo phận.
Vị giám mục thứ hai là Đức Cha Robert Brennan hiện đang phục vụ tại giáo phận Long Beach, New York. Ngài sẽ trở về Rockville Centre là nơi ngài được thụ phong linh mục vào năm 1989.
Đại sứ Colombia cạnh Tòa Thánh tặng sách về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Năm 1986, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đi thăm 11 thành phố của Colmobia trong 7 ngày mặc dù tình trạng an ninh của Colômbia lúc ấy rất tồi tệ. Thật ra, bây giờ cũng không khá hơn bao nhiều. Đã 26 năm kể từ đó, nhưng những người đã có mặt trong chuyến tông du này vẫn còn nhớ như in như thể chuyến tông du ấy mới xảy ra ngày hôm qua.
César Mauricio Velasquez, Đại sứ Colombia tại Vatican đã biên soạn một số những kỷ niệm của mình trong chuyến đi đó trong cuốn sách mới vừa xuất bản có tựa đề "Đức Gioan Phaolô II, trong trái tim của Colombia".
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez nói:
"Ngài gặp gỡ với trẻ em, người trẻ, người bản địa, giới doanh nhân, trí thức, tất cả mọi người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau ở Colombia. Đức Gioan Phaolô II để lại dấu ấn sâu sắc đối với đất nước chúng tôi bởi vì ngài tôn trọng tự do ngôn luận. Bởi vì ngài tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người và bởi vì ngài bảo vệ các giá trị mà chúng tôi đề cao. "
Đức Hồng Y Dario Castrillón Hoyos nói:
"Đó là một cuốn sách rất đơn giản, rất dễ dàng để đọc và ghi nhớ những điểm chính của sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng trong suốt bảy ngày khi có một lệnh ngừng bắn tạm ngưng bạo lực tại Colombia, đó là một kỷ niệm không thể nào quên cho ký ức tập thể của người dân Colombia."
Cuốn sách nêu bật đóng góp của Đức Gioan Phaolô II đối với hòa bình ở Colombia, khi các nhóm phiến quân cộng sản FARC đã đồng ý ngừng bắn trong chuyến viếng thăm này. Cuốn sách này cũng có một chút ngạc nhiên.
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez cho biết thêm:
"Hãy nhìn vào những hình ảnh một cách chi tiết bởi vì đa số các bức ảnh này chưa hề được công bố từ các kho lưu trữ của các tờ Quan Sát Viên Rôma. Hầu hết các bức ảnh chưa bao giờ được xuất bản. Đó là những hình ảnh trong chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II đến 11 thành phố khác nhau của chúng tôi".
Đó là một cuộc hành trình mà Đại sứ Velasquez muốn lưu lại trong ký ức của tất cả người dân Colombia. Ông cũng có kế hoạch để mời Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến thăm đất nước của mình trong chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Brazil vào tháng Bảy năm 2013 nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp ảnh là ai?
Ngày nay việc một vị Giáo Hoàng được bao quanh bởi các máy quay phim và các nhiếp ảnh gia là bình thường. Từng cử chỉ của ngài được theo dõi liên tục. Nhưng những năm trước đây, những hình ảnh như thế rất hạn chế và vì vậy mỗi một tấm hình có một giá trị rất đặc biệt. Chính vì thế, Thư viện Tông Tòa của Vatican đã bắt đầu thu thập những hình ảnh trong một kho lưu trữ.
Ông Ambrogio Piazzoni, quản thủ Thư viện Tông Tòa của Vatican cho biết
"Chúng tôi chỉ mới quan tâm đến bộ sưu tập này gần đây, nhưng đã thu thập được hơn 100.000 bức ảnh từ những năm 1800 và 1900. "
Gần đây, Vatican đã xuất bản hai cuốn sách, bao gồm hình ảnh từ bộ sưu tập này. Một trong những cuốn sách có tiêu đề "100 hình ảnh của thế kỷ 19." Một cuốn khác là "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng."
Hai cuốn sách trên bao gồm các hình ảnh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia của Vatican, và các hình ảnh và bưu thiếp mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới gửi cho Đức Giáo Hoàng.
Sandra Phillips, một trong các tác giả cuốn sách "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng" cho biết:
Trước đây, Đức Giáo Hoàng ở tại Vatican và ngài không thể tông du các nơi. Thậm chí nếu có thể, cũng rất khó khăn cho ngài chứ không phải như ngày nay, vì vậy các bức ảnh là những tiếp xúc cụ thể duy nhất với các tín hữu trên thế giới. "
Sandra Phillips cho biết thêm:
"Điều thú vị là mọi chuyện đã thay đổi trong thời gian cầm quyền của Mussolini khi nhà độc tài này đã dàn xếp với nhà nước Ý để mở cửa Vatican ra với thế giới. "
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp hình là Đức Giáo Hoàng Piô IX, vào năm 1845.
Tu viện và các cửa hàng trực tuyến trên mạng
Hầu hết thời gian trong cuộc sống tại tu viện diễn ra trong thinh lặng và cầu nguyện. Tuy nhiên, các tu viện cũng có một phần thời gian dành ra để tìm kiếm các thu nhập qua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Những mặt hàng này thường được bán cho các khách thăm viếng tu viện. Tuy nhiên, với mạng lưới điện toán toàn cầu, tình hình đã có những đổi thay khi nhiều người có thể thăm viếng ảo các tu viện này qua computer của họ.
Tại Mỹ, các tu sĩ dòng Xitô trong tu viện Thánh Giá có cửa hàng trực tuyến để bán bánh ngọt trái cây, mật ong, và sô cô la.
Trong khi đó, tu viện Le Barroux ở miền nam nước Pháp, bán hàng thủ công mỹ nghệ. Những nữ tu dòng Biển Đức này cũng sản xuất các loại kẹo nougats, bánh hạnh nhân, rượu và dầu.
Nhiều cộng đoàn cũng đã gia nhập chung một Web site để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Tí dụ, Web site Monastery Greetings bán các sản phẩm từ tu viện của Tây Ban Nha, Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp, Đức hoặc Áo như cà phê, kẹo, mứt, sô cô la và thậm chí các loại bia lên men.
DeClausura.com là trang web tiếng Tây Ban Nha bán các sản phẩm được thực hiện bởi các nữ tu từ 31 tu viện khác nhau ở Tây Ban Nha.
Những tu viện thời “kỹ thuật số” không chỉ bán thực phẩm. Nhiều Web sites bán các loại dĩa CD, xà phòng, quần áo, nước hoa, và sách báo. Và họ cũng dâng những lời cầu nguyện cho những người thăm viếng. Đó là một nét độc đáo trong cuộc sống tu viện thời đại "dot com".
Tờ Quan Sát Viên Rôma dự đoán nước nào sẽ giành chiến thắng trong giải vô địch túc cầu châu Âu
Ở châu Âu, túc cầu không chỉ là một trò chơi, nhưng hơn thế, đó là một niềm đam mê. Cả công báo của Vatican, là tờ Quan Sát Viên Rôma cũng tham gia giải vô địch túc cầu Euro 2012 bằng cách dự đoán ai sẽ giành chiến thắng trong giải này.
Tờ báo dự đoán đội vô địch là đội tuyển quốc gia Đức. Hai đội giành huy chương Bạc và huy chương đồng là Tây Ban Nha và Hà Lan.
Mặc dù cả ba đều là các đội bóng xuất sắc, tờ báo cho rằng đội Tây Ban Nha mệt mỏi một cách nhanh chóng, trong khi Hà Lan có nhiều cầu thủ lớn tuổi không thể theo kịp đối phương về mặt thể lực.
Đức Giáo Hoàng nói về giải vô địch túc cầu châu Âu: " Thể thao là một trường học để giáo dục ý thức tôn trọng người khác "
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhân dịp giải vô địch túc cầu tại Ba Lan và Ucraine khai diễn từ 8-6 đến 1-7.
Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, lòng can đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, kích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng các loại thể thao có tính đồng đội, như túc cầu, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn đội, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ”
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã mở cuộc họp báo để bác bỏ những tin thất thiệt của một số báo chí lớn ở Italia quanh vụ Vatileaks tức là vụ “rò rỉ” các tin tức tại Vatican.
Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11 tháng 6 nói rằng người quản gia của Đức Thánh Cha, ông Paolo Gabriele chỉ là một “con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi lấy cắp tài liệu, thư từ của Đức Thánh Cha.
Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp báo sáng ngày 11 tháng 6 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ ngày bị bắt hôm 23 tháng 5 đến nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, là giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.
Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành “chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Quốc Gia thành Vatican tiến hành. “Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.
Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy. Đức Thánh Cha muốn có một cuộc điều tra hữu ích như thế để có một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.
Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.
Các sai lầm phổ biến nhất về 'Vatileaks'
Tin tức về các tài liệu của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma bị rò rỉ đang là vấn đề thời sự được đăng tải mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, dòng chảy liên tục của thông tin xem ra không làm sáng tỏ vấn đề mà trái lại đang có xu hướng mang lại rất nhiều ngộ nhận và thậm chí cả những bóp méo sai thực tế rất xa. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất.
Sai lầm đầu tiên là quan điểm cho rằng khoảng 100 tài liệu bị rò rỉ là "các tài liệu đầy tai tiếng". Nội dung của các tài liệu này không có gì là tai tiếng hết cả. Trong các tài liệu này, đa số các tác giả viết thư cho Đức Giáo Hoàng để đề nghị các phương hướng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Giáo Hội.
Một số tài liệu và thư từ bao gồm các yêu cầu để được Đức Thánh Cha tiếp kiến, và các báo cáo liên quan đến các nhận định hay những quan điểm cá nhân của những vị có trách nhiệm trong Giáo Hội về những vấn đề thời sự trên thế giới, là những vấn đề đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Các tài liệu này khá trực tiếp và không luôn luôn theo các quy định lễ tiết nhất định nào, vì các tác giả của các tài liệu giả định rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng sẽ đọc các văn bản ấy.
Sai lầm thứ hai cho rằng các tài liệu bị rò rỉ đưa ra một hình ảnh tiêu cực về Đức Giáo Hoàng và đó là một cuộc tấn công chống lại Đức Thánh Cha. Thực tế, các tài liệu này đưa ra một hình ảnh tích cực về Đức Thánh Cha. Chúng cho thấy rằng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài luôn tham khảo các ý kiến sâu sắc của các cộng tác viên của mình.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng hành vi đánh cắp và xuất bản các văn bản đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng. Đây không phải chỉ là một sự xúc phạm đến sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền được hưởng nhưng còn là một sự chà đạp lương tâm của những người ngỏ lời với Đức Thánh Cha trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô.
Sai lầm thứ ba cho rằng "Vatican được chia thành hai nhóm tranh giành quyền lực với nhau." Các tài liệu bị rò rỉ thực sự liên quan đến các chủ đề rất đa dạng với các mức độ quan trọng rất khác biệt. Như trong các guồng máy hành chính khác, luôn có những ý kiến khác nhau. Nhưng điều này không nên nhầm lẫn với thái độ thù địch nội bộ.
Sai lầm thứ tư cho rằng ông Paolo Gabriele, là quản gia của Đức Giáo Hoàng, sẽ được xét xử bởi một tòa án của Giáo Hội. Điều này là không đúng, vì người quản gia này được xét xử bởi tòa án dân sự của Quốc Gia thành của Vatican. Các vị quan toà không phải là các linh mục hay là những vị trong hàng giáo sĩ, nhưng là các giáo dân là các chuyên gia pháp luật hay giáo sư của các trường Đại học Ý.
Sai lầm thứ năm cho rằng người quản gia sẽ được xử bí mật. Tại thời điểm này, một thẩm phán đã ra một “gag order”, tức là một án lệnh không công bố các chi tiết trong tiến trình điều tra. Nhưng nếu ông quyết định khởi tố người quản gia này trong một phiên tòa, thì phiên tòa đó chắc chắn phải diễn ra công khai trong đó người quản gia này sẽ được chọn hai luật sư bào chữa.
Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ ban hành một ân xá cho người quản gia. Tại thời điểm này, đây vẫn chỉ là một giả thuyết. Trước đây, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca là người đã bắn vào ngài. Mặc dù hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Không loại trừ khả năng Đức Giáo Hoàng có thể ân xá cho ông Paolo Gabriele. Nhưng cũng không thể khả định khả năng đó chắc chắn sẽ xảy đến.
Bưu thiếp ủng hộ Đức Thánh Cha
Trong khi cuộc điều tra về vụ Vatileak vẫn đang tiến hành, một nhóm anh chị em giáo dân tại Đức đã có sáng kiến ủng hộ Đức Giáo Hoàng với nhiều hơn là những lời cầu nguyện.
Nhóm anh chị em tín hữu Công Giáo Đức gọi là "Pro-Papa" đã quyết định gửi bưu thiếp đến Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Chúng con đồng hành với Đức Thánh Cha”
Nhóm này mời gọi tất cả mọi người hãy gởi các bưu thiếp trực tuyến trên trang web của mình tại địa chỉ http://www.d-pro-papa.de
Cho đến nay khoảng 1.000 tấm bưu thiếp này đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng trong khoảng chưa đầy một tuần.
Hôm Thứ Bảy, nhóm đang có kế hoạch gặp gỡ bào huynh của Giáo Hoàng là Đức Ông Georg Ratzinger, để chính thức giới thiệu dự án với ngài.
Đức Giáo Hoàng chủ sự cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa qua đường phố của Rome
Hôm thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô tại San Giovanni, Rôma. Đây là một trong bốn đại thánh đường của Rôma.
Trong bài giảng lễ, Đức Giáo Hoàng đã nói về Thánh Thể như là một bí tích tình yêu. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã dẫn đầu cuộc rước trên Via Merulana. Đây là con đường nối liền đền thờ Thánh Gioan Latêranô và đền thờ Đức Bà Cả.
Chúa Giêsu ở với chúng ta mọi lúc trong bí tích Thánh Thể
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là cử chỉ tôn thờ và biết ơn Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể để ở với chúng ta mọi giờ, mọi ngày.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với gần 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật Mùng 10 tháng 6 nhân dịp mừng lễ “Corpus Domini” nghĩa là Mình Máu Thánh Chúa. Tại nhiều nước trên thế giới, người Công Giáo vẫn giữ truyền thống tốt đẹp là tổ chức các cuộc rước trọng thể với Bí tích Rất Thánh qua các đường phố và quảng trường. Tại Roma cuộc rước kiệu ấy đã diễn ra ngày thứ năm vừa qua, là chính ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Ngày lễ này hàng năm canh tân nơi các tín hữu niềm vui và lòng biết ơn đối với sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong Bữa Tiệc Ly, vào đêm trước cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể như là Bí Tích của giao ước mới tồn tại muôn đời giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
Từ ý tưởng liên quan tới Nhà Tạm, nơi cất giữ Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ, Đức Thánh Cha liên tưởng đến sự kiện Mình Thánh Chúa đang nằm dưới các đống đá gạch của các nhà thờ bị sập trong trận động đất tại miềm Trung và Bắc Italia những ngày vừa qua. Ngài nói:
“Tôi không thể không cảm động khi nghĩ tới nhiều nhà thờ đã bị hư hại nặng nề vì trận động đất mới đây trong vùng Emilia Romagna, tới sự kiện cả Mình Thánh Chúa Kitô, trong nhà tạm, trong một vài trường hợp cũng nằm dưới các đổ nát.”
Sau Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết rằng ngày thứ năm tới đây 14-6 là Ngày quốc tế hiến máu, do Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới phát động. Đức Thánh Cha đánh giá cao sáng kiến này và khích lệ tất cả mọi người thực thi hình thức liên đới này là điều cần thiết đối với sự sống của biết bao bệnh nhân.
Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 13 Tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến sự cầu nguyện trong chiêm niệm và trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa khi đối mặt với những khó khăn. Ngài kêu gọi mọi người dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài suy niệm của chúng ta về các lời cầu nguyện trong những thư của Thánh Phaolô, giờ đây chúng ta xem xét chứng tá của vị Tông Đồ về kinh nghiệm riêng của ngài trong chiêm niệm. Trong khi bênh vực chứng tá của các tông đồ liên quan đến sự gần gũi sâu sắc của các ngài với Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, được ghi dấu bằng những khoảnh khắc xuất thần, những thị kiến và mạc khải; thánh Tông Đồ cũng đề cập đến những thử thách mà Thiên Chúa gởi đến cho ngài để ngài không sinh ra kiêu ngạo: thân xác ngài như bị một cái dằm đâm vào. Thánh Tông Đồ, do đó, sẵn sàng tự hào về sự yếu đuối của mình, để sức mạnh của Chúa Kitô ở mãi trong ngài.
Thông qua kinh nghiệm về mầu nhiệm của lời cầu nguyện, Thánh Phaolô nhận ra rằng Vương quốc của Thiên Chúa trị đến không phải do những nỗ lực của riêng chúng ta, nhưng bởi sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa rạng ngời trên các mạch đất nghèo nàn của chúng ta.
Chúng ta thấy rằng việc cầu nguyện chiêm niệm vừa nâng chúng ta lên vừa làm cho chúng ta băn khoăn, vì chúng ta vừa kinh nghiệm cả vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa lẫn sự yếu đuối của chúng ta. Thánh Phaolô dạy chúng ta sự cần thiết phải bền đỗ trong lời cầu nguyện hàng ngày, thậm chí tại những thời điểm khô khan và khó khăn, vì chính vào những lúc như vậy chúng ta trải nghiệm sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa trong việc thay đổi cuộc sống.
Tôi rất vui mừng chào đón những người tham gia trong Đại hội Thế giới Intercoiffure lần thứ 20. Tôi cũng chào đón du khách đến từ giáo phận Anh giáo Southwark. Lời chào thân ái cũng được gởi đến những người hành hương từ Tu Hội Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tôi cảm ơn ca đoàn Minores của Phần Lan và các ca đoàn khác đã dâng lời khen ngợi Thiên Chúa qua các bài hát.
Tại thời điểm này, tư tưởng và lời cầu nguyện của chúng ta hướng đến tất cả những tham dự viên trong Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin, Ireland. Tôi mời gọi tất cả anh chị em cùng tham gia với tôi trong lời cầu nguyện xin cho Đại Hội sinh hoa kết quả thiêng liêng trong niềm tri ân ơn sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta là chính Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Xin cho chúng ta có một tình yêu sâu sắc hơn với mầu nhiệm Giáo Hội. Giáo Hội đem chúng ta đến với sự hiệp thông với Chúa trọn vẹn hơn thông qua việc cử hành hàng ngày hy tế Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
Hôm thứ Hai 11 tháng 6, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh gia tăng lòng trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương mà họ được gửi đến để phục vụ.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.
Đức Thánh Cha nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. “Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín.
Từ viễn tượng trên đây, Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy liên kết với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. Đức Thánh Cha nói: “Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi linh mục. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với Đức Giáo Hoàng, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.
Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện Đức Thánh Cha, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội địa phương. Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộng những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha đầu buổi tiếp kiến, Đức Tổng Giám Mục Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 linh mục sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 linh mục khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây.
Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Sri Lanka
Khoảng ba năm trước đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng bày tỏ sự buồn phiền của ngài khi 100.000 thường dân đã chết trong cuộc nội chiến Sri Lanka. Hầu hết trong số họ thuộc nhóm dân tộc thiểu số Tamil. Hôm thứ Sáu mùng 8 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp tổng thống Sri Lanka tại Vatican trong một bầu không khí lạc quan hơn. Trong cuộc họp, ngài đã thúc giục tổng thống Sri Lanka nhanh chóng đạt đến một thỏa thuận với phiến quân Tamil để thúc đẩy tiến trình hòa giải.
Đây là lần thứ hai Tổng thống Mahinda Rajapaksa viếng thăm Vatican, nhưng đó là chuyến thăm đầu tiên của mình sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài từ 1983 đến 2009.
Tổng thống Mahinda đã giải thích một số các biện pháp được thực hiện nhằm phát triển xã hội và hòa giải trong nước.
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông giải quyết nguyện vọng chính đáng của tất cả các bên
Tổng thống Rajapaksa đến thăm Vatican đi cùng với người vợ Công giáo của ông. Ông đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình gồm các loại gia vị từ Sri Lanka, và một bình hoa làm bằng bạc.
Toà Thánh xác nhận Đức Thánh Cha sẽ thăm Li Băng
Hôm thứ Tư 13 tháng Sáu, Tòa Thánh xác nhận rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ đến thăm Beirut từ ngày 14 đến 16 tháng Chín. Tòa Thánh xác nhận chuyến đi sau khi có những yếu tố khả dĩ có thể trấn an Tòa Thánh rằng bạo lực ở nước láng giềng Syria có thể sẽ không lây lan sang Lebanon. Đó sẽ là một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, động chạm đến các vấn đề của cuộc nổi dậy Ả Rập và sẽ có sự tham dự của đại diện các Hội Đồng Giám Mục từ khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các giám mục từ các nước trong khu vực và tại đó ngài sẽ ký văn bản chính thức đầu tiên của mình đề cập đến tình hình của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Trong bối cảnh các tín hữu Kitô đang phải di tản ra khỏi khu vực, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp quan trọng với giới trí thức từ các quốc gia khác nhau, cũng như cuộc gặp gỡ với những người trẻ.
Li-băng là quốc gia duy nhất ở Trung Đông trong đó Kitô hữu chiếm đa số. Li-băng được coi là một phần của Thánh Địa với các thành phố Tyre và Sidon, là những nơi mà Chúa Giêsu đã rảo bước qua. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm đất nước này vào năm 1997.
Rockville Centre, New York có hai tân Giám Mục
Hôm thứ Sáu mùng 08 tháng 6, Đức Thánh Cha đã công bố việc bổ nhiệm hai tân giám mục phụ tá ở Rockville Centre. Đầu tiên là Cha Nelson Perez từ tổng giáo phận Philadelphia. Đức cha Perez sinh năm 1961 là người gốc Cuba, nguyên quán tại Miami, Florida. Ngài được thụ phong linh mục năm 1989 tại Philadelphia. Kể từ đó ngài đã làm việc ở Pennsylvania trong tư cách một linh mục chính xứ, và là giám đốc của Viện Truyền Giáo của tổng giáo phận.
Vị giám mục thứ hai là Đức Cha Robert Brennan hiện đang phục vụ tại giáo phận Long Beach, New York. Ngài sẽ trở về Rockville Centre là nơi ngài được thụ phong linh mục vào năm 1989.
Đại sứ Colombia cạnh Tòa Thánh tặng sách về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Năm 1986, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đi thăm 11 thành phố của Colmobia trong 7 ngày mặc dù tình trạng an ninh của Colômbia lúc ấy rất tồi tệ. Thật ra, bây giờ cũng không khá hơn bao nhiều. Đã 26 năm kể từ đó, nhưng những người đã có mặt trong chuyến tông du này vẫn còn nhớ như in như thể chuyến tông du ấy mới xảy ra ngày hôm qua.
César Mauricio Velasquez, Đại sứ Colombia tại Vatican đã biên soạn một số những kỷ niệm của mình trong chuyến đi đó trong cuốn sách mới vừa xuất bản có tựa đề "Đức Gioan Phaolô II, trong trái tim của Colombia".
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez nói:
"Ngài gặp gỡ với trẻ em, người trẻ, người bản địa, giới doanh nhân, trí thức, tất cả mọi người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau ở Colombia. Đức Gioan Phaolô II để lại dấu ấn sâu sắc đối với đất nước chúng tôi bởi vì ngài tôn trọng tự do ngôn luận. Bởi vì ngài tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người và bởi vì ngài bảo vệ các giá trị mà chúng tôi đề cao. "
Đức Hồng Y Dario Castrillón Hoyos nói:
"Đó là một cuốn sách rất đơn giản, rất dễ dàng để đọc và ghi nhớ những điểm chính của sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng trong suốt bảy ngày khi có một lệnh ngừng bắn tạm ngưng bạo lực tại Colombia, đó là một kỷ niệm không thể nào quên cho ký ức tập thể của người dân Colombia."
Cuốn sách nêu bật đóng góp của Đức Gioan Phaolô II đối với hòa bình ở Colombia, khi các nhóm phiến quân cộng sản FARC đã đồng ý ngừng bắn trong chuyến viếng thăm này. Cuốn sách này cũng có một chút ngạc nhiên.
Đại sứ Colombia Cesar Mauricio Velasquez cho biết thêm:
"Hãy nhìn vào những hình ảnh một cách chi tiết bởi vì đa số các bức ảnh này chưa hề được công bố từ các kho lưu trữ của các tờ Quan Sát Viên Rôma. Hầu hết các bức ảnh chưa bao giờ được xuất bản. Đó là những hình ảnh trong chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II đến 11 thành phố khác nhau của chúng tôi".
Đó là một cuộc hành trình mà Đại sứ Velasquez muốn lưu lại trong ký ức của tất cả người dân Colombia. Ông cũng có kế hoạch để mời Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến thăm đất nước của mình trong chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Brazil vào tháng Bảy năm 2013 nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp ảnh là ai?
Ngày nay việc một vị Giáo Hoàng được bao quanh bởi các máy quay phim và các nhiếp ảnh gia là bình thường. Từng cử chỉ của ngài được theo dõi liên tục. Nhưng những năm trước đây, những hình ảnh như thế rất hạn chế và vì vậy mỗi một tấm hình có một giá trị rất đặc biệt. Chính vì thế, Thư viện Tông Tòa của Vatican đã bắt đầu thu thập những hình ảnh trong một kho lưu trữ.
Ông Ambrogio Piazzoni, quản thủ Thư viện Tông Tòa của Vatican cho biết
"Chúng tôi chỉ mới quan tâm đến bộ sưu tập này gần đây, nhưng đã thu thập được hơn 100.000 bức ảnh từ những năm 1800 và 1900. "
Gần đây, Vatican đã xuất bản hai cuốn sách, bao gồm hình ảnh từ bộ sưu tập này. Một trong những cuốn sách có tiêu đề "100 hình ảnh của thế kỷ 19." Một cuốn khác là "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng."
Hai cuốn sách trên bao gồm các hình ảnh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia của Vatican, và các hình ảnh và bưu thiếp mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới gửi cho Đức Giáo Hoàng.
Sandra Phillips, một trong các tác giả cuốn sách "Bộ sưu tập ảnh của các vị Giáo Hoàng" cho biết:
Trước đây, Đức Giáo Hoàng ở tại Vatican và ngài không thể tông du các nơi. Thậm chí nếu có thể, cũng rất khó khăn cho ngài chứ không phải như ngày nay, vì vậy các bức ảnh là những tiếp xúc cụ thể duy nhất với các tín hữu trên thế giới. "
Sandra Phillips cho biết thêm:
"Điều thú vị là mọi chuyện đã thay đổi trong thời gian cầm quyền của Mussolini khi nhà độc tài này đã dàn xếp với nhà nước Ý để mở cửa Vatican ra với thế giới. "
Đức Giáo Hoàng đầu tiên được chụp hình là Đức Giáo Hoàng Piô IX, vào năm 1845.
Tu viện và các cửa hàng trực tuyến trên mạng
Hầu hết thời gian trong cuộc sống tại tu viện diễn ra trong thinh lặng và cầu nguyện. Tuy nhiên, các tu viện cũng có một phần thời gian dành ra để tìm kiếm các thu nhập qua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Những mặt hàng này thường được bán cho các khách thăm viếng tu viện. Tuy nhiên, với mạng lưới điện toán toàn cầu, tình hình đã có những đổi thay khi nhiều người có thể thăm viếng ảo các tu viện này qua computer của họ.
Tại Mỹ, các tu sĩ dòng Xitô trong tu viện Thánh Giá có cửa hàng trực tuyến để bán bánh ngọt trái cây, mật ong, và sô cô la.
Trong khi đó, tu viện Le Barroux ở miền nam nước Pháp, bán hàng thủ công mỹ nghệ. Những nữ tu dòng Biển Đức này cũng sản xuất các loại kẹo nougats, bánh hạnh nhân, rượu và dầu.
Nhiều cộng đoàn cũng đã gia nhập chung một Web site để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Tí dụ, Web site Monastery Greetings bán các sản phẩm từ tu viện của Tây Ban Nha, Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp, Đức hoặc Áo như cà phê, kẹo, mứt, sô cô la và thậm chí các loại bia lên men.
DeClausura.com là trang web tiếng Tây Ban Nha bán các sản phẩm được thực hiện bởi các nữ tu từ 31 tu viện khác nhau ở Tây Ban Nha.
Những tu viện thời “kỹ thuật số” không chỉ bán thực phẩm. Nhiều Web sites bán các loại dĩa CD, xà phòng, quần áo, nước hoa, và sách báo. Và họ cũng dâng những lời cầu nguyện cho những người thăm viếng. Đó là một nét độc đáo trong cuộc sống tu viện thời đại "dot com".
Tờ Quan Sát Viên Rôma dự đoán nước nào sẽ giành chiến thắng trong giải vô địch túc cầu châu Âu
Ở châu Âu, túc cầu không chỉ là một trò chơi, nhưng hơn thế, đó là một niềm đam mê. Cả công báo của Vatican, là tờ Quan Sát Viên Rôma cũng tham gia giải vô địch túc cầu Euro 2012 bằng cách dự đoán ai sẽ giành chiến thắng trong giải này.
Tờ báo dự đoán đội vô địch là đội tuyển quốc gia Đức. Hai đội giành huy chương Bạc và huy chương đồng là Tây Ban Nha và Hà Lan.
Mặc dù cả ba đều là các đội bóng xuất sắc, tờ báo cho rằng đội Tây Ban Nha mệt mỏi một cách nhanh chóng, trong khi Hà Lan có nhiều cầu thủ lớn tuổi không thể theo kịp đối phương về mặt thể lực.
Đức Giáo Hoàng nói về giải vô địch túc cầu châu Âu: " Thể thao là một trường học để giáo dục ý thức tôn trọng người khác "
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhân dịp giải vô địch túc cầu tại Ba Lan và Ucraine khai diễn từ 8-6 đến 1-7.
Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, lòng can đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, kích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng các loại thể thao có tính đồng đội, như túc cầu, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn đội, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ”