WASHINGTON -Tổng thống Bush phát biểu trước nghiệp đoàn với bài Diễn văn ngày Lao động
Trong diễn văn của mình, tổng thống Bush vừa bảo vệ chính sách cắt giảm thuế, vừa đưa ra một đánh giá khả quan về nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ông cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trước và ngành công nghiệp đang nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn trước.
Nhưng ông cũng nói đến nhu cầu giải quyết nạn thất nghiệp. Cũng vào lúc này, một nhóm các kinh tế gia cảnh báo rằng có thể có một cuộc khủng hoảng tài chính vì số vay tín dụng tăng cao do toàn cầu hóa.
Tình hình kinh tế Hoa Kỳ là một trong những nhân tố chính tác động đến việc liệu tổng thống Bush có tái đắc kỷ nhiệm kỳ thứ nhì hay không.
Từ trước cho tới nay thì tình hình xem ra không giúp ông ta nhiều. Khi ông lên cầm quyền đầu năm 2001, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng trì trệ, tuy không kéo dài nhưng việc phục hồi không gây ấn tượng lắm.
Sự phục hồi tuy có nhưng không tạo được thêm việc làm. Nhưng những chỉ số kinh tế mới nhất có thể giúp ông Bush hy vọng tình hình sẽ tốt hơn.
Và nếu đà tăng trưởng này được duy trì thì có thể sẽ có thêm việc làm. Đa số các nhà phân tích tin rằng kinh tế Hoa Kỳ đang bắt lại một đà đi lên mới nhưng có những người lo ngại là xu hướng này không bền vững.
Bong bóng tín dụng
Trong khi đó, nhìn ra thế giới thì có người đang cảnh báo về một nguy cơ nổ bong bóng của việc vay tín dụng tới mức kỷ lục.
Tại Nhật Bản, số tiền cho vay nhiều gấp chín lần giá trị cu kinh tế nước này trong một năm. Trong bản báo cáo có tựa đề là The Real World Economic Outlook, tạm dịch là Thực trạng Kinh tế Thế giới, cơ quan mang tên Quỹ New Economics Foudation đóng tại Luân Đôn đã cảnh báo rằng giới trung lưu ở Hoa Kỳ và Anh Quốc có nhiều khả năng phải gánh chịu nguy cơ sụp đổ kinh tế.
Báo cáo này cho rằng các nước giàu trên thế giới đều có vấn đề nghiêm trọng về nợ nần, vì người tiêu dùng và các công ty ở các nước giàu đang ôm vào 90% số nợ toàn cầu.
Cơ quan này cho rằng kinh tế phát triển ở thời toàn cầu hóa chẳng qua là kết quả của việc vay nợ lẫn nhau và đến lúc nào đó thì trái bóng sẽ vỡ.(bbc)
Trong diễn văn của mình, tổng thống Bush vừa bảo vệ chính sách cắt giảm thuế, vừa đưa ra một đánh giá khả quan về nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ông cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trước và ngành công nghiệp đang nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn trước.
Nhưng ông cũng nói đến nhu cầu giải quyết nạn thất nghiệp. Cũng vào lúc này, một nhóm các kinh tế gia cảnh báo rằng có thể có một cuộc khủng hoảng tài chính vì số vay tín dụng tăng cao do toàn cầu hóa.
Tình hình kinh tế Hoa Kỳ là một trong những nhân tố chính tác động đến việc liệu tổng thống Bush có tái đắc kỷ nhiệm kỳ thứ nhì hay không.
Từ trước cho tới nay thì tình hình xem ra không giúp ông ta nhiều. Khi ông lên cầm quyền đầu năm 2001, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng trì trệ, tuy không kéo dài nhưng việc phục hồi không gây ấn tượng lắm.
Sự phục hồi tuy có nhưng không tạo được thêm việc làm. Nhưng những chỉ số kinh tế mới nhất có thể giúp ông Bush hy vọng tình hình sẽ tốt hơn.
Và nếu đà tăng trưởng này được duy trì thì có thể sẽ có thêm việc làm. Đa số các nhà phân tích tin rằng kinh tế Hoa Kỳ đang bắt lại một đà đi lên mới nhưng có những người lo ngại là xu hướng này không bền vững.
Bong bóng tín dụng
Trong khi đó, nhìn ra thế giới thì có người đang cảnh báo về một nguy cơ nổ bong bóng của việc vay tín dụng tới mức kỷ lục.
Tại Nhật Bản, số tiền cho vay nhiều gấp chín lần giá trị cu kinh tế nước này trong một năm. Trong bản báo cáo có tựa đề là The Real World Economic Outlook, tạm dịch là Thực trạng Kinh tế Thế giới, cơ quan mang tên Quỹ New Economics Foudation đóng tại Luân Đôn đã cảnh báo rằng giới trung lưu ở Hoa Kỳ và Anh Quốc có nhiều khả năng phải gánh chịu nguy cơ sụp đổ kinh tế.
Báo cáo này cho rằng các nước giàu trên thế giới đều có vấn đề nghiêm trọng về nợ nần, vì người tiêu dùng và các công ty ở các nước giàu đang ôm vào 90% số nợ toàn cầu.
Cơ quan này cho rằng kinh tế phát triển ở thời toàn cầu hóa chẳng qua là kết quả của việc vay nợ lẫn nhau và đến lúc nào đó thì trái bóng sẽ vỡ.(bbc)