PHẦN THỨ HAI: CHỨNG TỪ CỦA CÁC TRƯỚC TÁC KINH THÁNH VỀ SỰ THẬT CỦA CHÍNH CHÚNG
62. Trong phần thứ hai của tài liệu này, chúng ta xem xét cách các trước tác Kinh Thánh làm chứng cho sự thật trong sứ điệp của chính chúng. Sau khi giới thiệu chủ đề này, chúng ta sẽ trình bày trong tiết đầu về cách các bản văn Cựu Ước, khi chuẩn bị mặc khải tin mừng (xem Dei Verbum {DV}, 3), trình bày ra sao sự thật được Thiên Chúa mặc khải; trong tiết hai, chúng ta sẽ trình bày cách các bản văn được chọn trong Tân Ước đề cập đến vấn đề sự thật được Chúa Giêsu Kitô mặc khải, Đấng dẫn dắt sự mặc khải thần thiêng đến chỗ nên trọn của nó (xem DV, 4).
1. Dẫn nhập
Khi đề cập đến chủ đề của phần thứ hai này, trước tiên chúng ta hãy xem xét cách Dei Verbum hiểu khái niệm sự thật Kinh Thánh, trước khi xác định sự nhấn mạnh theo chủ đề nào sẽ được dành ưu thế lúc khảo sát các bản văn Kinh thánh.
1.1 Sự thật Kinh Thánh theo Dei Verbum
63. Trong Kinh Thánh, sự thật của Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với sự linh hứng của chúng: Thiên Chúa, Đấng lên tiếng, không thể lừa dối chính Người. Nhưng bất chấp việc tuyên bố về nguyên tắc này, nhiều cách diễn đạt các bản văn Kinh thánh quả tạo ra khó khăn. Các Giáo phụ đã ý thức được điều này, và ngay cả ngày nay, các vấn đề này vẫn tồn tại, như các cuộc thảo luận trong Công đồng Vatican II đã cho thấy. Các yếu tố sau đây có mục đích trình bày ý nghĩa của khái niệm "sự thật", như Công đồng đã hiểu nó.
Các nhà thần học đã áp dụng vào Kinh Thánh khái niệm "không sai lầm" (inerrance). Nếu được hiểu theo nghĩa tuyệt đối của nó, thuật ngữ này có nghĩa: không thể có bất cứ sai lầm nào trong Kinh thánh. Nhưng với những khám phá đã dần dần được thực hiện trong lĩnh vực lịch sử, triết học và khoa học tự nhiên, và vì sự kiện áp dụng phương pháp phê bình lịch sử vào nghiên cứu Kinh thánh, các nhà chú giải đã phải công nhận rằng toàn bộ các bản văn tạo nên Kinh thánh không được phát biểu theo cách phù hợp với các đòi hỏi của khoa học đương thời, bởi vì các nhà soạn tác Kinh thánh tự phát biểu theo các giới hạn trong kiến thức bản thân, và hơn thế nữa, trong kiến thức của thời đại và nền văn hóa của họ. Công đồng Vatican II đã phải đối diện với vấn đề này lúc soạn thảo Hiến chế tín lý Dei Verbum.
Ở số 11 của Dei Verbum, chúng ta tìm thấy học thuyết truyền thống: "Giáo Hội, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước với tất cả các phần đoạn đều là Sách Thánh và được ghi vào quy điển Kinh Thánh, vì được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần (xem Ga 20: 31; 2 Tm 3:16; 2 Pr 1: 19-21; 3: 15-16), chúng có Thiên Chúa là tác giả". Hiến chế không đi sâu vào chi tiết các phương thức của linh hứng (xem Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII Providentissimus Deus), nhưng trong cùng số 11 này, Hiến chế nói: " Vì mọi lời các tác giả được linh hứng, cũng gọi là thánh sử, đã viết ra là những điều được xác quyết bởi Chúa Thánh Thần, nên phải tuyên nhận rằng Kinh Thánh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm về chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta. Bởi vậy ‘toàn bộ Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và hữu dụng trong việc giảng giải, biện bác, sửa dạy, giáo dục để nên công chính: giúp cho người của Thiên Chúa trở nên toàn hảo và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” (2 Tm 3:16-17: bản Hy Lạp).
Ủy ban Thần học đã loại bỏ biểu thức "sự thật cứu rỗi", bằng cách du nhập một công thức dài hơn: "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta " (veritatem quam Deus nostrae salutis causa Litteris Sacris consignari voluit).Vì cùng Ủy ban Thần học này đã giải thích rằng câu chêm vào "để cứu độ" chúng ta có ý nói đến "sự thật", điều này có nghĩa là: khi nói đến vấn đề "sự thật của Kinh thánh", là có ý nói đến sự thật được sắp đặt để cứu rỗi chúng ta. Nhưng điều này không được diễn giải theo nghĩa một sự thật của Kinh thánh chỉ liên quan đến các phần Sách Thánh cần thiết cho đức tin và luân lý, loại bỏ các phần khác (một cách chính xác, biểu thức veritas salutaris của sơ đồ thứ tư không được duy trì để tránh cách giải thích như vậy). Biểu thức "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta" đúng hơn có nghĩa là: các sách Kinh thánh, với tất cả các phần của chúng, bao lâu chúng được Chúa Thánh Thần linh hứng và có Thiên Chúa là tác giả, đều tìm cách truyền đạt sự thật bao lâu nó liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta, một điều, trong thực tế, vốn là mục đích Thiên Chúa tự mặc khải chính Người.
Để xác nhận luận điểm này, Dei Verbum trích dẫn, tại số 11, không những 2 Tm 3:16-17, mà còn, trong ghi chú 21, De Genesi ad litteram 2.9.20 và Epistula 82, 3 của Thánh Augustinô, các bản văn trong đó tác giả này loại bỏ khỏi giáo huấn Kinh thánh tất cả những gì không hữu ích cho sự cứu rỗi của chúng ta. Thánh Tôma, dựa trên trích dẫn thứ nhất của Thánh Augustinô, tuyên bố trong De Veritate q. 12, a. 2: Illa vero, quae ad salutem pertinere non possunt, sunt extranea a materia prophetae ("Tuy nhiên, những điều không liên quan đến sự cứu rỗi không thuộc về bản thể của lời tiên tri").
64. Do đó, ở đây có ý nói đến việc hiểu biểu thức "sự thật cho sự cứu rỗi của chúng ta", trong bối cảnh của Dei verbum. Chỉ hiểu thuật ngữ "sự thật" theo nghĩa phổ biến của nó là điều không đủ: khi nói đến sự thật Kitô giáo, ý niệm này được phong phú hóa bằng ý nghĩa Kinh thánh về sự thật, và hơn thế nữa bằng cách sử dụng nó của Công đồng trong các văn kiện khác. Trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa là chân lý cao nhất, bởi tính không thay đổi trong các lựa chọn, các lời hứa và các hồng phúc của Người; các lời Người nói đều đúng sự thật, và đòi hỏi một sự không thay đổi giống hệt nhau trong việc tiếp nhận và đáp trả của con người, một đáp trả của trái tim cũng như một đáp trả của hành động (xem, thí dụ 2 Sm 7:28, Tv 3 &, 6). Sự thật là nền tảng của giao ước. Trong Tân Ước, chính Chúa Kitô là sự thật, vì Người là Amen nhập thể của mọi lời hứa của Thiên Chúa (xem 2 Cr 1:19-20), và vì Người là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14: 6), mặc khải Chúa Cha (xem Ga 1:18) và cho ta đường dẫn tới Người (x. Ga 14:6), Đấng là nguồn tối hậu của sự sống (x. Ga 5:26; 6:57). Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô ban là Thần chân lý (x. Ga 14:17; 15:24; 16:13), Đấng sẽ nâng đỡ chứng từ của các Tông Đồ (x. Ga 15:26-27) và sự vững vàng trong đáp trả đức tin của chúng ta. Do đó, sự thật có một chiều kích Ba Ngôi, nhưng chủ yếu là Kitô học, và Giáo hội, người công bố nó, là "trụ cột và chống đỡ sự thật" (1 Tm 3:15). Do đó, Chúa Kitô là Đấng mặc khải và là đối tượng của sự thật để cứu rỗi chúng ta, được Cựu Ước công bố: sự thật được tỏ hiện trong Tân Ước trong con người của Người, và trong Vương quốc, cả hiện tại lẫn cánh chung, mà Người đã công bố và khai mở. Do đó, khái niệm sự thật, theo cách hiểu của Công đồng Vatican II, có thể được giải thích trong bối cảnh Ba Ngôi, Kitô học và giáo hội này (xem Dei Verbum, các số 2, 7, 8, 19, 24; Gaudium et Spes số 3, Dignitatis humanae số 11): Người Con đích thân mặc khải Chúa Cha, và sự mặc khải của Người được Chúa Thánh Thần thông đạt và xác nhận và được truyền đạt cho Giáo hội.
Kỳ tới: 1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh
62. Trong phần thứ hai của tài liệu này, chúng ta xem xét cách các trước tác Kinh Thánh làm chứng cho sự thật trong sứ điệp của chính chúng. Sau khi giới thiệu chủ đề này, chúng ta sẽ trình bày trong tiết đầu về cách các bản văn Cựu Ước, khi chuẩn bị mặc khải tin mừng (xem Dei Verbum {DV}, 3), trình bày ra sao sự thật được Thiên Chúa mặc khải; trong tiết hai, chúng ta sẽ trình bày cách các bản văn được chọn trong Tân Ước đề cập đến vấn đề sự thật được Chúa Giêsu Kitô mặc khải, Đấng dẫn dắt sự mặc khải thần thiêng đến chỗ nên trọn của nó (xem DV, 4).
1. Dẫn nhập
Khi đề cập đến chủ đề của phần thứ hai này, trước tiên chúng ta hãy xem xét cách Dei Verbum hiểu khái niệm sự thật Kinh Thánh, trước khi xác định sự nhấn mạnh theo chủ đề nào sẽ được dành ưu thế lúc khảo sát các bản văn Kinh thánh.
1.1 Sự thật Kinh Thánh theo Dei Verbum
63. Trong Kinh Thánh, sự thật của Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với sự linh hứng của chúng: Thiên Chúa, Đấng lên tiếng, không thể lừa dối chính Người. Nhưng bất chấp việc tuyên bố về nguyên tắc này, nhiều cách diễn đạt các bản văn Kinh thánh quả tạo ra khó khăn. Các Giáo phụ đã ý thức được điều này, và ngay cả ngày nay, các vấn đề này vẫn tồn tại, như các cuộc thảo luận trong Công đồng Vatican II đã cho thấy. Các yếu tố sau đây có mục đích trình bày ý nghĩa của khái niệm "sự thật", như Công đồng đã hiểu nó.
Các nhà thần học đã áp dụng vào Kinh Thánh khái niệm "không sai lầm" (inerrance). Nếu được hiểu theo nghĩa tuyệt đối của nó, thuật ngữ này có nghĩa: không thể có bất cứ sai lầm nào trong Kinh thánh. Nhưng với những khám phá đã dần dần được thực hiện trong lĩnh vực lịch sử, triết học và khoa học tự nhiên, và vì sự kiện áp dụng phương pháp phê bình lịch sử vào nghiên cứu Kinh thánh, các nhà chú giải đã phải công nhận rằng toàn bộ các bản văn tạo nên Kinh thánh không được phát biểu theo cách phù hợp với các đòi hỏi của khoa học đương thời, bởi vì các nhà soạn tác Kinh thánh tự phát biểu theo các giới hạn trong kiến thức bản thân, và hơn thế nữa, trong kiến thức của thời đại và nền văn hóa của họ. Công đồng Vatican II đã phải đối diện với vấn đề này lúc soạn thảo Hiến chế tín lý Dei Verbum.
Ở số 11 của Dei Verbum, chúng ta tìm thấy học thuyết truyền thống: "Giáo Hội, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước với tất cả các phần đoạn đều là Sách Thánh và được ghi vào quy điển Kinh Thánh, vì được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần (xem Ga 20: 31; 2 Tm 3:16; 2 Pr 1: 19-21; 3: 15-16), chúng có Thiên Chúa là tác giả". Hiến chế không đi sâu vào chi tiết các phương thức của linh hứng (xem Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII Providentissimus Deus), nhưng trong cùng số 11 này, Hiến chế nói: " Vì mọi lời các tác giả được linh hứng, cũng gọi là thánh sử, đã viết ra là những điều được xác quyết bởi Chúa Thánh Thần, nên phải tuyên nhận rằng Kinh Thánh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm về chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta. Bởi vậy ‘toàn bộ Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và hữu dụng trong việc giảng giải, biện bác, sửa dạy, giáo dục để nên công chính: giúp cho người của Thiên Chúa trở nên toàn hảo và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” (2 Tm 3:16-17: bản Hy Lạp).
Ủy ban Thần học đã loại bỏ biểu thức "sự thật cứu rỗi", bằng cách du nhập một công thức dài hơn: "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta " (veritatem quam Deus nostrae salutis causa Litteris Sacris consignari voluit).Vì cùng Ủy ban Thần học này đã giải thích rằng câu chêm vào "để cứu độ" chúng ta có ý nói đến "sự thật", điều này có nghĩa là: khi nói đến vấn đề "sự thật của Kinh thánh", là có ý nói đến sự thật được sắp đặt để cứu rỗi chúng ta. Nhưng điều này không được diễn giải theo nghĩa một sự thật của Kinh thánh chỉ liên quan đến các phần Sách Thánh cần thiết cho đức tin và luân lý, loại bỏ các phần khác (một cách chính xác, biểu thức veritas salutaris của sơ đồ thứ tư không được duy trì để tránh cách giải thích như vậy). Biểu thức "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta" đúng hơn có nghĩa là: các sách Kinh thánh, với tất cả các phần của chúng, bao lâu chúng được Chúa Thánh Thần linh hứng và có Thiên Chúa là tác giả, đều tìm cách truyền đạt sự thật bao lâu nó liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta, một điều, trong thực tế, vốn là mục đích Thiên Chúa tự mặc khải chính Người.
Để xác nhận luận điểm này, Dei Verbum trích dẫn, tại số 11, không những 2 Tm 3:16-17, mà còn, trong ghi chú 21, De Genesi ad litteram 2.9.20 và Epistula 82, 3 của Thánh Augustinô, các bản văn trong đó tác giả này loại bỏ khỏi giáo huấn Kinh thánh tất cả những gì không hữu ích cho sự cứu rỗi của chúng ta. Thánh Tôma, dựa trên trích dẫn thứ nhất của Thánh Augustinô, tuyên bố trong De Veritate q. 12, a. 2: Illa vero, quae ad salutem pertinere non possunt, sunt extranea a materia prophetae ("Tuy nhiên, những điều không liên quan đến sự cứu rỗi không thuộc về bản thể của lời tiên tri").
64. Do đó, ở đây có ý nói đến việc hiểu biểu thức "sự thật cho sự cứu rỗi của chúng ta", trong bối cảnh của Dei verbum. Chỉ hiểu thuật ngữ "sự thật" theo nghĩa phổ biến của nó là điều không đủ: khi nói đến sự thật Kitô giáo, ý niệm này được phong phú hóa bằng ý nghĩa Kinh thánh về sự thật, và hơn thế nữa bằng cách sử dụng nó của Công đồng trong các văn kiện khác. Trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa là chân lý cao nhất, bởi tính không thay đổi trong các lựa chọn, các lời hứa và các hồng phúc của Người; các lời Người nói đều đúng sự thật, và đòi hỏi một sự không thay đổi giống hệt nhau trong việc tiếp nhận và đáp trả của con người, một đáp trả của trái tim cũng như một đáp trả của hành động (xem, thí dụ 2 Sm 7:28, Tv 3 &, 6). Sự thật là nền tảng của giao ước. Trong Tân Ước, chính Chúa Kitô là sự thật, vì Người là Amen nhập thể của mọi lời hứa của Thiên Chúa (xem 2 Cr 1:19-20), và vì Người là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14: 6), mặc khải Chúa Cha (xem Ga 1:18) và cho ta đường dẫn tới Người (x. Ga 14:6), Đấng là nguồn tối hậu của sự sống (x. Ga 5:26; 6:57). Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô ban là Thần chân lý (x. Ga 14:17; 15:24; 16:13), Đấng sẽ nâng đỡ chứng từ của các Tông Đồ (x. Ga 15:26-27) và sự vững vàng trong đáp trả đức tin của chúng ta. Do đó, sự thật có một chiều kích Ba Ngôi, nhưng chủ yếu là Kitô học, và Giáo hội, người công bố nó, là "trụ cột và chống đỡ sự thật" (1 Tm 3:15). Do đó, Chúa Kitô là Đấng mặc khải và là đối tượng của sự thật để cứu rỗi chúng ta, được Cựu Ước công bố: sự thật được tỏ hiện trong Tân Ước trong con người của Người, và trong Vương quốc, cả hiện tại lẫn cánh chung, mà Người đã công bố và khai mở. Do đó, khái niệm sự thật, theo cách hiểu của Công đồng Vatican II, có thể được giải thích trong bối cảnh Ba Ngôi, Kitô học và giáo hội này (xem Dei Verbum, các số 2, 7, 8, 19, 24; Gaudium et Spes số 3, Dignitatis humanae số 11): Người Con đích thân mặc khải Chúa Cha, và sự mặc khải của Người được Chúa Thánh Thần thông đạt và xác nhận và được truyền đạt cho Giáo hội.
Kỳ tới: 1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh