Ai là người thân cận của tôi ?
Câu hỏi này có lẽ không mấy khi được đặt ra trong đời sống nhiều cho lắm, ngoại trừ trong lãnh vực triết lý, đạo đức luân lý, hay trong lãnh vực pháp luật chính trị, lúc tranh luận đặt vấn đề tìm hiểu.
Dẫu vậy, câu thắc mắc này cũng nhiều khi gây suy nghĩ, khi ta đọc được hay nghe được.
Câu trả lời cho thắc mắc này trên mặt thực tế của đời sống không có gì là khó khăn phải suy nghĩ nhiều.
Người thân cận tôi là người thân trong gia đình, là người tôi yêu mến và yêu mến tôi, là người cùng chung con đường đời sống, cùng nghề nghiệp, cùng tôn gíao, cùng chung sống trong khu xóm một xã hội đất nước...
Nhưng còn có khía cạnh nào khác hơn nói về người thân cận là ai nữa không ?
Ngày xưa người ta cũng đã đặt câu hỏi này hỏi Chúa Giêsu. Người ta đặt câu hỏi này ra để thách thức xem Chúa Giêsu, một người không có học luật lệ gì, nói thế nào.
Đoạn Kinh Thánh theo Thánh Luca 10, 25 - 37 trình bày dụ ngôn Chúa Giêsu nói về người Samarita nhân lành như câu trả lời cho thắc mắc, mà những người thông luật đặt ra cho chúa Giêsu Ai là người thân cận của tôi.
Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. đã trình bày lịch sử cùng chi tiết ý nghĩa dụ ngôn của Chúa Giêsu về người Samarita đã có suy luận, đã đọc ý nghĩa dụ ngôn trong đời sống thế giới ngày hôm nay:
„ Tính cách thời sự của dụ ngôn ở ngay ngày hôm nay. Khi chúng ta nhìn trên bình diện xã hội thế giới, chúng ta nhìn ra, chúng ta đã đối xử thế nào với các dân tộc Phi Châu bị bóc lột, bị xâm chiếm cướp bóc. Chúng ta nhìn thấy thế nào là người thân cận của chúng ta. Chúng ta xây dựng nếp sống cùng lịch sử của chúng ta, đang khi bóc lột họ. Nhất là làm tổn thương đời sống tinh thần tâm hồn họ.
Thay vì đem Chúa đến cho họ, Chúa Giêsu Kito , Đấng gần gũi con người và là gía trị cao qúi nhất cho con người , chúng ta lại mang cho họ đến sự phẫn nộ của một thế giới không có Thiên Chúa, trong đó chỉ toàn là quyền uy sức mạnh và nghề nghiệp chuyên nghiệp, nền luân lý bị phá hủy tan vỡ, đến nỗi đưa đến sự tàn nhẫn vô lương tâm để phục vụ cho quyền lực áp chế như là điều hiển nhiên. Vâng, điều này không chỉ xảy ra ở bên vùng trời Phi Châu.
Chúng ta cho đi sự trợ giúp vật chất, và chúng ta phải xét lại cung cách sống của mình. Chúng ta luôn luôn cho đi qúa ít, khi chỉ cho vật chất. Phải chăng chúng ta cũng không nhìn ra chung quanh mình những người bị bóc lột, bị đánh đập sao ? Phải chăng những nạn nhân thuốc phiện ma túy, hình thức du lịch tình dục, bao gồm cả những người bị vùi dập, là những người sống trong trống rỗng nghèo nàn khổ cực giữa sự giầu sang vật chất sao ?
Tất cả những điều đó liên quan tới chúng ta và kêu gọi chúng ta, phải hướng mắt nhìn và có trái tim lòng từ tâm với người thân cận, cùng can đảm tiến tới bước yêu thương người thân cận mình.
Như trong dụ ngôn, Thầy cả và thầy Levi bỏ đi qua có lẽ vì sợ, cho đó là bình thường. Sự liều lĩnh dấn thân của lòng từ tâm phát xuất từ tâm hồn phải học hỏi mới lại.“ ( Joseph Ratzinger, Papst Benedickt XVI. Jesus von Nazareth, I., Kapitel 7. Die Botschaft der Gleichnisse, Herder 2007, Tr. 238-239)
Đức đương kim giáo Hoàng Phanxico hôm 8.7.2013 đã đến thăm những người Phi Châu tỵ nạn bằng tầu thuyền vượt biển ở đảo Lampedusa. Trong thánh lễ tưởng niệm những nạn nhân bị bỏ rơi, bị bóc lột và những người chết chìm nơi biển cả trên đường vượt biên, ngài đã trình bày hình ảnh người thân cận của tôi qua ý nghĩa dụ ngôn người Samarita nhân lành:
„Ngày nay không ai cảm thấy mình trách nhiệm về điều ấy; chúng ta đã mất ý thức trách nhiệm huynh đệ chúng ta rơi vào thái độ giả hình của vị tư tế và người phục vụ tại bàn thờ, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành: chúng ta nhìn người anh em giở sống giở chết bên vệ đường, có lẽ chúng ta nghĩ: tôi nghiệp hắn, và chúng ta tiếp tục đi, chúng ta nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình; và chúng ta cảm thấy mình hợp luật rồi.
Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù dù, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân, đúng hơn nó đưa tới sự hoàn cầu hóa thái độ dựng dưng. Chúng ta trở nên quen thuộc với đau khổ của người khác, coi đó là điều chẳng liên hệ đến chúng ta, không làm chúng ta quan tâm, đó chẳng phải là việc của chúng ta! „ (Bài giảng ở Lampedusa ngày 8.7. 2013).
Người Samarita trong dụ ngôn, bị cho là người ngoại đạo đối với người Do Thái thời Chúa Giêsu, đã hành xử khác với vị Thầy cả và Thầy tư tế Levi dửng dưng bỏ đi qua. Người Samarita đó đã có lòng từ tâm thương xót người bị bóc lột đánh đập. Ông đã theo lương tâm mình sống giới răn yêu thương người và có lòng thương người săn sóc thuốn men lo cho người bị thương bị bỏ mặc giữa đường . Lòng thương xót theo tiếng Do Thái mang ý nghĩa là cung lòng người mẹ.
Qua đó người Samarita nhân lành đã đón nhận người xa lạ là người thân cận của mình.
Và thế nào là hình ảnh Thiên Chúa mà người Samarita nhân lành đã vẽ trình bày làm nổi bật sáng tỏ giữa lòng thế giới?
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Câu hỏi này có lẽ không mấy khi được đặt ra trong đời sống nhiều cho lắm, ngoại trừ trong lãnh vực triết lý, đạo đức luân lý, hay trong lãnh vực pháp luật chính trị, lúc tranh luận đặt vấn đề tìm hiểu.
Dẫu vậy, câu thắc mắc này cũng nhiều khi gây suy nghĩ, khi ta đọc được hay nghe được.
Câu trả lời cho thắc mắc này trên mặt thực tế của đời sống không có gì là khó khăn phải suy nghĩ nhiều.
Người thân cận tôi là người thân trong gia đình, là người tôi yêu mến và yêu mến tôi, là người cùng chung con đường đời sống, cùng nghề nghiệp, cùng tôn gíao, cùng chung sống trong khu xóm một xã hội đất nước...
Nhưng còn có khía cạnh nào khác hơn nói về người thân cận là ai nữa không ?
Ngày xưa người ta cũng đã đặt câu hỏi này hỏi Chúa Giêsu. Người ta đặt câu hỏi này ra để thách thức xem Chúa Giêsu, một người không có học luật lệ gì, nói thế nào.
Đoạn Kinh Thánh theo Thánh Luca 10, 25 - 37 trình bày dụ ngôn Chúa Giêsu nói về người Samarita nhân lành như câu trả lời cho thắc mắc, mà những người thông luật đặt ra cho chúa Giêsu Ai là người thân cận của tôi.
Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. đã trình bày lịch sử cùng chi tiết ý nghĩa dụ ngôn của Chúa Giêsu về người Samarita đã có suy luận, đã đọc ý nghĩa dụ ngôn trong đời sống thế giới ngày hôm nay:
„ Tính cách thời sự của dụ ngôn ở ngay ngày hôm nay. Khi chúng ta nhìn trên bình diện xã hội thế giới, chúng ta nhìn ra, chúng ta đã đối xử thế nào với các dân tộc Phi Châu bị bóc lột, bị xâm chiếm cướp bóc. Chúng ta nhìn thấy thế nào là người thân cận của chúng ta. Chúng ta xây dựng nếp sống cùng lịch sử của chúng ta, đang khi bóc lột họ. Nhất là làm tổn thương đời sống tinh thần tâm hồn họ.
Thay vì đem Chúa đến cho họ, Chúa Giêsu Kito , Đấng gần gũi con người và là gía trị cao qúi nhất cho con người , chúng ta lại mang cho họ đến sự phẫn nộ của một thế giới không có Thiên Chúa, trong đó chỉ toàn là quyền uy sức mạnh và nghề nghiệp chuyên nghiệp, nền luân lý bị phá hủy tan vỡ, đến nỗi đưa đến sự tàn nhẫn vô lương tâm để phục vụ cho quyền lực áp chế như là điều hiển nhiên. Vâng, điều này không chỉ xảy ra ở bên vùng trời Phi Châu.
Chúng ta cho đi sự trợ giúp vật chất, và chúng ta phải xét lại cung cách sống của mình. Chúng ta luôn luôn cho đi qúa ít, khi chỉ cho vật chất. Phải chăng chúng ta cũng không nhìn ra chung quanh mình những người bị bóc lột, bị đánh đập sao ? Phải chăng những nạn nhân thuốc phiện ma túy, hình thức du lịch tình dục, bao gồm cả những người bị vùi dập, là những người sống trong trống rỗng nghèo nàn khổ cực giữa sự giầu sang vật chất sao ?
Tất cả những điều đó liên quan tới chúng ta và kêu gọi chúng ta, phải hướng mắt nhìn và có trái tim lòng từ tâm với người thân cận, cùng can đảm tiến tới bước yêu thương người thân cận mình.
Như trong dụ ngôn, Thầy cả và thầy Levi bỏ đi qua có lẽ vì sợ, cho đó là bình thường. Sự liều lĩnh dấn thân của lòng từ tâm phát xuất từ tâm hồn phải học hỏi mới lại.“ ( Joseph Ratzinger, Papst Benedickt XVI. Jesus von Nazareth, I., Kapitel 7. Die Botschaft der Gleichnisse, Herder 2007, Tr. 238-239)
Đức đương kim giáo Hoàng Phanxico hôm 8.7.2013 đã đến thăm những người Phi Châu tỵ nạn bằng tầu thuyền vượt biển ở đảo Lampedusa. Trong thánh lễ tưởng niệm những nạn nhân bị bỏ rơi, bị bóc lột và những người chết chìm nơi biển cả trên đường vượt biên, ngài đã trình bày hình ảnh người thân cận của tôi qua ý nghĩa dụ ngôn người Samarita nhân lành:
„Ngày nay không ai cảm thấy mình trách nhiệm về điều ấy; chúng ta đã mất ý thức trách nhiệm huynh đệ chúng ta rơi vào thái độ giả hình của vị tư tế và người phục vụ tại bàn thờ, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành: chúng ta nhìn người anh em giở sống giở chết bên vệ đường, có lẽ chúng ta nghĩ: tôi nghiệp hắn, và chúng ta tiếp tục đi, chúng ta nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình; và chúng ta cảm thấy mình hợp luật rồi.
Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù dù, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân, đúng hơn nó đưa tới sự hoàn cầu hóa thái độ dựng dưng. Chúng ta trở nên quen thuộc với đau khổ của người khác, coi đó là điều chẳng liên hệ đến chúng ta, không làm chúng ta quan tâm, đó chẳng phải là việc của chúng ta! „ (Bài giảng ở Lampedusa ngày 8.7. 2013).
Người Samarita trong dụ ngôn, bị cho là người ngoại đạo đối với người Do Thái thời Chúa Giêsu, đã hành xử khác với vị Thầy cả và Thầy tư tế Levi dửng dưng bỏ đi qua. Người Samarita đó đã có lòng từ tâm thương xót người bị bóc lột đánh đập. Ông đã theo lương tâm mình sống giới răn yêu thương người và có lòng thương người săn sóc thuốn men lo cho người bị thương bị bỏ mặc giữa đường . Lòng thương xót theo tiếng Do Thái mang ý nghĩa là cung lòng người mẹ.
Qua đó người Samarita nhân lành đã đón nhận người xa lạ là người thân cận của mình.
Và thế nào là hình ảnh Thiên Chúa mà người Samarita nhân lành đã vẽ trình bày làm nổi bật sáng tỏ giữa lòng thế giới?
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long