Niên giám Dòng Tên 2013: những nỗ lực nhằm giúp đỡ gần 24,000 bạn trẻ Phi Châu được học hành
Đối với nhiều người, thật khó để có thể tìm thấy nước Kyrgyzstan trên bản đồ thế giới, nhưng với các tu sĩ Dòng Tên thì không như vậy. Họ đã hiện diện tại quốc gia Châu Á nhỏ bé với đa số dân theo Hồi Giáo này từ những năm 1980
Xem video
Thông tin này được đăng trên niêm giám 2013 của Dòng với trang bìa là hình của một người đàn ông đến từ quốc gia này. Cuốn niên giám giới thiệu các sứ vụ của hơn 17,200 tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ khắp thế giới. Điểm nhấn của niêm giám năm nay là các sứ vụ tại Á Châu, Phi Châu và công cuộc đại kết.
loyola-university-new-orleans-jsri-jrs-ApaKhm_029slChẳng hạn, họ đã hiện diện ở Phi Châu hơn 400 năm. Có khoảng 1,500 Giê-su hữu dạy học cho hơn 24, 000 bạn trẻ khắp châu lục này tại các trung tâm giáo dục của Dòng. Có nhiều dự án tương lai đang được tiến hành trong đó có việc xây dựng các trường đại học và thiết lập trường trung học Loyola ở Malawi, nơi cứ 10 thanh niên thì chỉ có 3 người tiếp cận được giáo dục trung học.
Tổ chức Phục vụ người tị nạn Dòng Tên (Jesuit Refugee Service) tiếp tục mang lại hy vọng cho những người đã bị mất tất cả tại các quốc gia như Sudan, Ethiopia, Malawi, Cộng hòa Trung Phi và Chad. Mạng lưới phòng chống AIDS của Dòng Tên tại Phi Châu, mới kỷ niệm 10 năm thành lập, cung cấp những dịch vụ quan trọng để giúp đỡ những người bị nhiễm virút này.
Cuốn niêm giám cũng mô tả sứ vụ của các tu sĩ Dòng Tên trong lĩnh vực đối thoại liên tôn và đại kết. Họ đã tích cực tham gia Viện Đại Kết ở Geveva, được thành lập hơn 50 năm nay, cùng với 1,600 thành viên khác. Họ tăng cường đối thoại với người Do-thái, người Hồi Giáo ở Indonesia, người Ấn Giáo ở Ấn Độ và các Phật tử ở Trung Quốc.
Các tu sĩ Dòng Tên hoàn tất cuốn niên giám của họ vào tháng 9 năm 2012. Rất ít người có thể ngờ rằng chỉ nửa năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một vị Giáo Hoàng Dòng Tên.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Đối với nhiều người, thật khó để có thể tìm thấy nước Kyrgyzstan trên bản đồ thế giới, nhưng với các tu sĩ Dòng Tên thì không như vậy. Họ đã hiện diện tại quốc gia Châu Á nhỏ bé với đa số dân theo Hồi Giáo này từ những năm 1980
Xem video
Thông tin này được đăng trên niêm giám 2013 của Dòng với trang bìa là hình của một người đàn ông đến từ quốc gia này. Cuốn niên giám giới thiệu các sứ vụ của hơn 17,200 tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ khắp thế giới. Điểm nhấn của niêm giám năm nay là các sứ vụ tại Á Châu, Phi Châu và công cuộc đại kết.
loyola-university-new-orleans-jsri-jrs-ApaKhm_029slChẳng hạn, họ đã hiện diện ở Phi Châu hơn 400 năm. Có khoảng 1,500 Giê-su hữu dạy học cho hơn 24, 000 bạn trẻ khắp châu lục này tại các trung tâm giáo dục của Dòng. Có nhiều dự án tương lai đang được tiến hành trong đó có việc xây dựng các trường đại học và thiết lập trường trung học Loyola ở Malawi, nơi cứ 10 thanh niên thì chỉ có 3 người tiếp cận được giáo dục trung học.
Tổ chức Phục vụ người tị nạn Dòng Tên (Jesuit Refugee Service) tiếp tục mang lại hy vọng cho những người đã bị mất tất cả tại các quốc gia như Sudan, Ethiopia, Malawi, Cộng hòa Trung Phi và Chad. Mạng lưới phòng chống AIDS của Dòng Tên tại Phi Châu, mới kỷ niệm 10 năm thành lập, cung cấp những dịch vụ quan trọng để giúp đỡ những người bị nhiễm virút này.
Cuốn niêm giám cũng mô tả sứ vụ của các tu sĩ Dòng Tên trong lĩnh vực đối thoại liên tôn và đại kết. Họ đã tích cực tham gia Viện Đại Kết ở Geveva, được thành lập hơn 50 năm nay, cùng với 1,600 thành viên khác. Họ tăng cường đối thoại với người Do-thái, người Hồi Giáo ở Indonesia, người Ấn Giáo ở Ấn Độ và các Phật tử ở Trung Quốc.
Các tu sĩ Dòng Tên hoàn tất cuốn niên giám của họ vào tháng 9 năm 2012. Rất ít người có thể ngờ rằng chỉ nửa năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một vị Giáo Hoàng Dòng Tên.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.