Đảo Hawai sẽ có thêm một vị thánh: Mẹ Marianne Cope, người cộng sự viên với cha Damien, Tông đồ người phong cùi.
KALAUPAPA, Hawaii, ngày 30/10/2003 Mẹ Marianne Cope, vị nữ tu truyền giáo dòng thánh Phan Sinh, đồng cộng tác với Á Thánh Đamien, vị tông đồ người phong cùi đã được Giáo Hội chấp nhận hồ sơ phong thánh.
Ngày 31/10 Mẹ Bề trên miền của dòng Phan Sinh là sơ William Marie Eleniki cho hay “Hồ sơ phong chân phước và phong thánh cho Mẹ Marianne Cope đã được ủy ban phong thánh chấp thuận”.
Tiến trình được bắt đầu bằng việc tuyên dương Mẹ là Đấng Đáng Kính, một bước tiến trên đường phong chân phước và phong thánh.
Theo tờ Honolulu Advertiser thì Mẹ Marianne và Á thánh Đamien de Veuster là hai nhân vật có liên hệ với đảo Hawaii là những duy nhất cho tới giờ sẽ được phong thánh trong tương lai.
Mẹ Marianne Cope được chào đời tại Đức năm 1838, nhưng lớn lên ở vùng Utica thuộc New York. Mẹ đến Hawaii vào năm 1883, thể theo lời mời của Vua Đavid Kalakaua, xin Mẹ gửi nữ tu dòng tới giúp các em mắc chứng phong cùi.
Lúc đó việc giúp bệnh nhân phong cùi ở quần đảo Hawaii là một vấn đề bị nhiều phản kháng. Mẹ Marianne, lúc đó đang là bề trên của tu viện dòng Phan Sinh ở Syracuse, New York; Mẹ đã đáp lại tiếng gọi và đưa 6 sơ cùng với Mẹ tới đảo làm việc. Mẹ đã ở lại cùng dân đảo cho tới khi Mẹ qua đời vào năm 1918 hưởng thọ 80 tuổi.
Mẹ Marianne làm việc ở Kalaupapa, trong đảo Molokai, cùng với cha Đamien, người Bỉ và là Tông đồ của người phong cùi ở đây. Mẹ đã làm việc với cha trong năm tháng cuối đời của cha Đamien. Cha đã được phong Chân phước vào năm 1995.
Là một tu sĩ dòng Thánh Tâm, cha Đamien de Veuster đã đặt chân lên đảo Molokai lúc mới 33 tuổi, để phục vụ những người phong cùi bị lưu đầy ra đây. Cha đã mắc chứng phong và chết như người phong cùi năm 1889.
Mẹ Marianne đã thừa kế công việc của cha lo cho những người phong cùi ở Kalaupapa và Oahu.
Mẹ đã cương quyết đấu tranh với chính quyền và kiên trì với giáo quyền để lo cho những người xấu số phong cùi. Mẹ đã xây dựng bệnh viện đầu tiên mang tên là Maui Memorial cho hòn đảo. Hình ảnh, tư tưởng và đức hạnh của Mẹ đã đi vào sử sách, truyền thống và văn hóa của hải đảo này.
KALAUPAPA, Hawaii, ngày 30/10/2003 Mẹ Marianne Cope, vị nữ tu truyền giáo dòng thánh Phan Sinh, đồng cộng tác với Á Thánh Đamien, vị tông đồ người phong cùi đã được Giáo Hội chấp nhận hồ sơ phong thánh.
Ngày 31/10 Mẹ Bề trên miền của dòng Phan Sinh là sơ William Marie Eleniki cho hay “Hồ sơ phong chân phước và phong thánh cho Mẹ Marianne Cope đã được ủy ban phong thánh chấp thuận”.
Tiến trình được bắt đầu bằng việc tuyên dương Mẹ là Đấng Đáng Kính, một bước tiến trên đường phong chân phước và phong thánh.
Theo tờ Honolulu Advertiser thì Mẹ Marianne và Á thánh Đamien de Veuster là hai nhân vật có liên hệ với đảo Hawaii là những duy nhất cho tới giờ sẽ được phong thánh trong tương lai.
Mẹ Marianne Cope được chào đời tại Đức năm 1838, nhưng lớn lên ở vùng Utica thuộc New York. Mẹ đến Hawaii vào năm 1883, thể theo lời mời của Vua Đavid Kalakaua, xin Mẹ gửi nữ tu dòng tới giúp các em mắc chứng phong cùi.
Lúc đó việc giúp bệnh nhân phong cùi ở quần đảo Hawaii là một vấn đề bị nhiều phản kháng. Mẹ Marianne, lúc đó đang là bề trên của tu viện dòng Phan Sinh ở Syracuse, New York; Mẹ đã đáp lại tiếng gọi và đưa 6 sơ cùng với Mẹ tới đảo làm việc. Mẹ đã ở lại cùng dân đảo cho tới khi Mẹ qua đời vào năm 1918 hưởng thọ 80 tuổi.
Mẹ Marianne làm việc ở Kalaupapa, trong đảo Molokai, cùng với cha Đamien, người Bỉ và là Tông đồ của người phong cùi ở đây. Mẹ đã làm việc với cha trong năm tháng cuối đời của cha Đamien. Cha đã được phong Chân phước vào năm 1995.
Là một tu sĩ dòng Thánh Tâm, cha Đamien de Veuster đã đặt chân lên đảo Molokai lúc mới 33 tuổi, để phục vụ những người phong cùi bị lưu đầy ra đây. Cha đã mắc chứng phong và chết như người phong cùi năm 1889.
Mẹ Marianne đã thừa kế công việc của cha lo cho những người phong cùi ở Kalaupapa và Oahu.
Mẹ đã cương quyết đấu tranh với chính quyền và kiên trì với giáo quyền để lo cho những người xấu số phong cùi. Mẹ đã xây dựng bệnh viện đầu tiên mang tên là Maui Memorial cho hòn đảo. Hình ảnh, tư tưởng và đức hạnh của Mẹ đã đi vào sử sách, truyền thống và văn hóa của hải đảo này.