Hai mươi lăm năm trước, thế giới có rất nhiều khác biệt. Bức tường Berlin đã chia cắt Âu Châu và số phận của chủ nghĩa cộng sản vẫn chưa chắc chắn. Ngày 01 tháng Mười Hai năm 1989, cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev của Cộng sản Liên Xô đã đến Vatican để hội kiến với Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng người Ba Lan đã có trải nghiệm trực tiếp về những ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Ông Alexander Avdeed, Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh cho biết: "Tổng thống Gorbachev đã rất vui mừng sau khi gặp Đức Gioan Phaolô II. Thực vậy, ông đã đánh giá rất cao về ngài. Sự hiểu biết của Đức Giáo Hoàng, đức độ của ngài cũng như lời khích lệ người dân Liên Xô đã để lại trong tổng thống những ấn tượng sâu xa."
Vài tháng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mikhail Gorbachev và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, Tòa Thánh và Liên Xô đã tái cam kết trao đổi quan hệ ngoại giao. Bức tường Berlin đã sụp đổ và Liên Xô đã sẵn sàng để mở toang cánh cửa.
Đại sứ Alexander Avdeed cho biết thêm: "Đối với chúng tôi, chuyến thăm này mang ý nghĩa đầy hứa hẹn về quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Vatican, trung tâm tâm linh và tôn giáo quan trọng nhất thế giới. Ngay từ đầu, quan hệ ngoại giao của chúng tôi và sự đối thoại giữa hai vị lãnh đạo đã mang đến cho chúng tôi niềm hy vọng. Có vẻ như chúng ta có thể giải quyết các vấn đề của thế giới bằng các cuộc đàm phán và tinh thần của Đức Gioan Phaolô II".
Vào năm 2009, Nga đã quyết định cải thiện quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican bằng một vị đại diện thường trực. Ông Alexander Avdeed, người từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nga, đã trở thành đại sứ đầu tiên của Nga cạnh Tòa Thánh.
Một biến cố then chốt khác đã xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Đại sứ Alexander Avdeed cho biết: "Tôi đã trò chuyện với Tổng thống sau cuộc hội kiến giữa hai vị và Tổng thống nói rằng ông hài lòng. Trí tuệ, kiến thức và sự minh bạch của Đức Giáo Hoàng và vai trò của ngài trong bối cảnh quốc tế để lại trong tổng thống những ấn tượng sâu xa. Tôi nghĩ chuyến thăm lần này đã củng cố các mối quan hệ chính trị và văn hóa giữa Nga và Vatican".
Có nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế kỷ qua. Giờ đây, vị Đại sứ nói rằng nước này sẵn sàng đón tiếp một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng và nhiều hơn thế nữa.
Mặc dù Tòa Thánh Vatican và chính phủ Nga giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, nhưng Giáo Hội Chính Thống Nga vẫn còn giữ thái độ xa cách với Tòa Thánh. Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Hiện nay, dân số nga Nga khoảng 146 triệu người, trong đó chỉ có một phần trăm là người Công Giáo.
Ông Alexander Avdeed, Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh cho biết: "Tổng thống Gorbachev đã rất vui mừng sau khi gặp Đức Gioan Phaolô II. Thực vậy, ông đã đánh giá rất cao về ngài. Sự hiểu biết của Đức Giáo Hoàng, đức độ của ngài cũng như lời khích lệ người dân Liên Xô đã để lại trong tổng thống những ấn tượng sâu xa."
Vài tháng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mikhail Gorbachev và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, Tòa Thánh và Liên Xô đã tái cam kết trao đổi quan hệ ngoại giao. Bức tường Berlin đã sụp đổ và Liên Xô đã sẵn sàng để mở toang cánh cửa.
Đại sứ Alexander Avdeed cho biết thêm: "Đối với chúng tôi, chuyến thăm này mang ý nghĩa đầy hứa hẹn về quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Vatican, trung tâm tâm linh và tôn giáo quan trọng nhất thế giới. Ngay từ đầu, quan hệ ngoại giao của chúng tôi và sự đối thoại giữa hai vị lãnh đạo đã mang đến cho chúng tôi niềm hy vọng. Có vẻ như chúng ta có thể giải quyết các vấn đề của thế giới bằng các cuộc đàm phán và tinh thần của Đức Gioan Phaolô II".
Vào năm 2009, Nga đã quyết định cải thiện quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican bằng một vị đại diện thường trực. Ông Alexander Avdeed, người từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nga, đã trở thành đại sứ đầu tiên của Nga cạnh Tòa Thánh.
Một biến cố then chốt khác đã xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Đại sứ Alexander Avdeed cho biết: "Tôi đã trò chuyện với Tổng thống sau cuộc hội kiến giữa hai vị và Tổng thống nói rằng ông hài lòng. Trí tuệ, kiến thức và sự minh bạch của Đức Giáo Hoàng và vai trò của ngài trong bối cảnh quốc tế để lại trong tổng thống những ấn tượng sâu xa. Tôi nghĩ chuyến thăm lần này đã củng cố các mối quan hệ chính trị và văn hóa giữa Nga và Vatican".
Có nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế kỷ qua. Giờ đây, vị Đại sứ nói rằng nước này sẵn sàng đón tiếp một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng và nhiều hơn thế nữa.
Mặc dù Tòa Thánh Vatican và chính phủ Nga giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, nhưng Giáo Hội Chính Thống Nga vẫn còn giữ thái độ xa cách với Tòa Thánh. Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Hiện nay, dân số nga Nga khoảng 146 triệu người, trong đó chỉ có một phần trăm là người Công Giáo.