Tại Ý đã có những phản ứng rất khác biệt về vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris diễn ra hôm thứ Tư 7 tháng Giêng.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã thách thức các nhà lãnh đạo Hồi giáo có trách nhiệm phải lên án tất cả các hình thái bạo lực chính trị, trong khi một nhà lãnh đạo chính trị dân sự có khuynh hướng bảo thủ đã cho rằng Vatican không nên tiếp tục đối thoại với Hồi giáo.
"Cộng đồng Hồi giáo ôn hòa thực sự phải tránh xa những hình thái bạo lực tàn bạo này," Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nói. Ngài cũng nói thêm rằng người dân châu Âu nói chung phải giữ bình tĩnh và nên "khắc phục các nguy cơ phản ứng dữ dội lại với những cuộc tấn công của một thiểu số Hồi Giáo quá khích.”
Trong khi đó, Mattw Salvini, người đứng đầu tổ chức Liên Minh Phương Bắc của Italia nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang "làm hại" Giáo Hội bằng cách cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại với Hồi giáo. "Hồi giáo là một vấn đề," Salvini nói. "Họ đang chém giết, đang cắt cổ họng người ta nhân danh Allah. Đức Giáo Hoàng nên thúc đẩy hòa bình, đúng thế, nhưng ngài cũng nên quan tâm đến những người đang bị sát tế trên toàn thế giới."
Thực ra, một trong những mục tiêu của Tòa Thánh trong các cuộc đối thoại với Hồi Giáo là cố gắng tách các thành phần cực đoan Hồi Giáo ra khỏi khối Hồi Giáo nói chung để cô lập, và do đó hạn chế những tác hại của trào lưu bạo lực Hồi Giáo.
Cộng đồng Hồi giáo trên thế giới đã có những phản ứng trái ngược về vụ thảm sát tại tòa báo Charlie Hebdo.
Tại Vatican, 4 vị giáo trưởng Hồi Giáo tại Pháp là Tareq Oubrou, Azzedine Cami, Mohammed Moussaoui, Djelloul Seddiki đang đi cùng Đức Giám Mục Michel Dubost, chủ tịch Ủy Ban Đối Thoại Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Pháp, và là Giám Mục giáo phận Evry-Corbeil et Essonnes dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha hôm 7 tháng Giêng đã lập tức ký vào một tuyên ngôn cùng với Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn cực lực lên án vụ thảm sát.
Trong khi đó, tại Úc Đại Lợi giáo trưởng Junaid Thorne thẳng thừng tuyên bố ủng hộ vụ thảm sát. Ông nói: “Nếu người ta chấp nhận tự do nói không có giới hạn, người ta cũng phải chấp nhận quyền phản ứng lại vô giới hạn”.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã thách thức các nhà lãnh đạo Hồi giáo có trách nhiệm phải lên án tất cả các hình thái bạo lực chính trị, trong khi một nhà lãnh đạo chính trị dân sự có khuynh hướng bảo thủ đã cho rằng Vatican không nên tiếp tục đối thoại với Hồi giáo.
"Cộng đồng Hồi giáo ôn hòa thực sự phải tránh xa những hình thái bạo lực tàn bạo này," Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nói. Ngài cũng nói thêm rằng người dân châu Âu nói chung phải giữ bình tĩnh và nên "khắc phục các nguy cơ phản ứng dữ dội lại với những cuộc tấn công của một thiểu số Hồi Giáo quá khích.”
Trong khi đó, Mattw Salvini, người đứng đầu tổ chức Liên Minh Phương Bắc của Italia nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang "làm hại" Giáo Hội bằng cách cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại với Hồi giáo. "Hồi giáo là một vấn đề," Salvini nói. "Họ đang chém giết, đang cắt cổ họng người ta nhân danh Allah. Đức Giáo Hoàng nên thúc đẩy hòa bình, đúng thế, nhưng ngài cũng nên quan tâm đến những người đang bị sát tế trên toàn thế giới."
Thực ra, một trong những mục tiêu của Tòa Thánh trong các cuộc đối thoại với Hồi Giáo là cố gắng tách các thành phần cực đoan Hồi Giáo ra khỏi khối Hồi Giáo nói chung để cô lập, và do đó hạn chế những tác hại của trào lưu bạo lực Hồi Giáo.
Cộng đồng Hồi giáo trên thế giới đã có những phản ứng trái ngược về vụ thảm sát tại tòa báo Charlie Hebdo.
Tại Vatican, 4 vị giáo trưởng Hồi Giáo tại Pháp là Tareq Oubrou, Azzedine Cami, Mohammed Moussaoui, Djelloul Seddiki đang đi cùng Đức Giám Mục Michel Dubost, chủ tịch Ủy Ban Đối Thoại Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Pháp, và là Giám Mục giáo phận Evry-Corbeil et Essonnes dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha hôm 7 tháng Giêng đã lập tức ký vào một tuyên ngôn cùng với Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn cực lực lên án vụ thảm sát.
Trong khi đó, tại Úc Đại Lợi giáo trưởng Junaid Thorne thẳng thừng tuyên bố ủng hộ vụ thảm sát. Ông nói: “Nếu người ta chấp nhận tự do nói không có giới hạn, người ta cũng phải chấp nhận quyền phản ứng lại vô giới hạn”.