Sau đây là toàn văn thư luân lưu của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit gửi Cha Giám Đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang.


Paris, ngày 20/05/2019

Sở dĩ tôi lên tiếng về sự việc đang xẩy ra với anh Vincent Lambert, vì trường hợp này đặc trưng cho xã hội mà chúng ta đang sống.

Trước hết, tôi cầu nguyện cho đương sự hiện chịu nhiều áp lực, cuộc sống tùy thuộc các quyết định ngoài khả năng của chính mình. Cách nay mấy năm, anh đã phải chịu việc ngưng ăn uống nhưng lạ thay vẫn sống. Người đàn ông 42 tuổi, bị chấn thương não vì tai nạn lưu thông hiện bị tàn tật năng nề, tứ chi bị liệt (tétraplégique), hiện điều trị tại bệnh viện Reims. Tình trạng này gần giống với trường hợp Michaël Schumacher, chấn thương não, ở trong tình trạng giảm thiểu trí năng (pauci relationnel). Ông là vô địch vòng đua Formule 1, báo chí không xâm phạm đến vấn đề y khoa, đương sự vẫn được hưởng trị liệu chuyên môn tăng cường trong một bệnh viện tư. Trong trường hợp anh Vincent Lambert, theo ghi nhận y học, hai mắt vẫn còn mở, hít thở bình thường, tình trạng ổn định, hoàn toàn không phải là giai đoạn cuối đời. Đương sự chỉ cần một y tá và y công chăm sóc, thay đổi vị trí chỗ nằm, một chuyên viên trị liệu vật lý để tránh tế bào khỏi bị chết (escarres). Việc nuôi dưỡng và hydrat hóa được thực hiện thông qua ống dẫn qua mũi.

Quyết định chấm dứt việc trị liệu và kết thúc nuôi dưỡng một bệnh nhân tàn phế đi ngược lại đạo luật Léonetti. Anh Lambert không chịu sự đau đớn cần có thuốc giảm đau, trừ trường hợp bác sĩ thấy có triệu chứng biến đổi chất hydrat khiến bệnh nhân đau đớn. Đây không phải là trường hợp cưỡng chống trị liệu (obstination thérapeutique) đối với các căn bệnh vô phương cứu chữa, nhưng chỉ là trị liệu cơ năng dinh dưỡng đối với những bậc cao niên không còn khả năng tự lo lấy, bị bán thân bất toại (hémiplégique).

Có thể dẫn chứng trường hợp các nước ít quan tâm đến đạo đức sinh học như Bỉ hoặc Hòa Lan, họ thực hiện việc gây mê hoàn toàn ý thức, con cái yêu cầu trợ tử cha mẹ, coi đó như sự việc thông thường. Một vị bộ trưởng Bỉ, ngồi trước mặt tôi nhân gặp tổng thống Pháp, tỏ ra hãnh diện vì nước ông đi đầu trong lãnh vực này. Tại sao ta không nói đến các nước có truyền thống đạo đức sinh học như Đức hoặc nước Ý ? Vấn đến là sự lựa chọn mô hình văn minh :
- hoặc ta coi con người chỉ là người máy robot có thể loại bỏ, coi như phế liệu khi không còn sử dụng được nữa ;
- hoặc xét đến đặc tính của nhân loại không phải dựa trên lợi ích, nhưng là phẩm chất tình yêu của mối liên hệ giữa con người với nhau. Ta nghĩ sao khi người mẹ chăm sóc con cái lâm trọng bệnh hoặc quá yếu đuối ?

Chúa Kitô đã mạc khải phương cách để nhân loại trưởng thành : Các con hãy yêu nhau như Thầy yêu mến các con.’’ Đó là phương cách duy nhất biểu hiện tình yêu : ‘‘Không có gì cao trọng hơn là hiến mạng sống cho người mình yêu’’.

Một lần nữa, chúng ta phải đương đầu với sự lựa chọn một sống một còn : văn minh phế liệu hay văn mình tình yêu ?

U Michel Aupetit
Tổng Giám Mục Paris
---
(bản dịch : Lê Đình Thông)