Đôla Mỹ lại sụt giá tiếp so với các đồng tiền khác, giập tắt hi vọng rằng cuộc họp của các nước công nghiệp hàng đầu thế giới, G7, tại Florida sẽ giúp giảm đi xu hướng này.
Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính từ nhóm bảy nước giàu nhất thế giới đã lên án "sự dao động quá đáng" của tỉ giá hối đoái.
Những khuyến cáo này là một cú thúc nhằm vào cách thức mà giới chức Mỹ gần đây khuyến khích việc đồng đôla sụt giá.
Ban đầu, có vẻ đồng đôla gượng lại chút ít. Thế nhưng ngay sau đó, nó lại tiếp tục trượt giá, ở mức thấp nhất trong hai tuần nay.
Vào 7hGMT ngày thứ Hai, tại châu Á, một euro có thể mua được 1.276 đôla. Một đôla trị giá 105.68 yên Nhật, tức là giảm 0.36 so với tỉ giá hôm thứ Sáu tuần trước.
Xu hướng giảm
Đồng đôla giảm mạnh so với yên Nhật, bảng Anh và euro trong những tháng gần đây, khi rõ ràng phía Mỹ ngầm bỏ mặc đồng tiền của họ xuống giá.
Một lời kêu gọi trong tuyên bố của G7 hồi tháng Chín năm ngoái, đòi phải có "linh hoạt hơn" trong tỉ giá hối đoái, đã khuyến khích thêm xu hướng yếu đi của đồng đôla.
Sức nặng của thâm hụt mậu dịch và thâm hụt chính phủ khổng lồ của Mỹ cũng làm gia tăng thêm xu hướng sụt giá của đồng đôla, cộng thêm chuyện Mỹ tiếp tục giữ tỉ lệ lãi suất cực thấp.
Xu hướng này khiến các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nơi lo ngại. Họ sợ rằng sự phục hồi kinh tế còn mong manh của họ sẽ bị thiệt hại nếu xuất khẩu của họ không thu được lời từ chuyện định giá đồng đôla ở thị trường Mỹ, vốn là thị trường béo bở lâu nay.
Giới quan sát cho rằng tuyên bố hôm cuối tuần còn nhằm vào Trung Quốc nữa. Mỹ luôn đổ lỗi cho Trung Quốc giữ tỉ giá hối đoái của họ ở mức thấp một cách giả tạo, mà như thế, gây thiệt hại cho xuất khẩu của Mỹ.
Một tờ báo của Trung Quốc dự đoán chính phủ Bắc Kinh sẽ định giá lại đồng nhân dân tệ trong năm nay, thế nhưng chính phủ thì nói tường thuật của tờ báo này là không đúng. (BBC)
Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính từ nhóm bảy nước giàu nhất thế giới đã lên án "sự dao động quá đáng" của tỉ giá hối đoái.
Những khuyến cáo này là một cú thúc nhằm vào cách thức mà giới chức Mỹ gần đây khuyến khích việc đồng đôla sụt giá.
Ban đầu, có vẻ đồng đôla gượng lại chút ít. Thế nhưng ngay sau đó, nó lại tiếp tục trượt giá, ở mức thấp nhất trong hai tuần nay.
Vào 7hGMT ngày thứ Hai, tại châu Á, một euro có thể mua được 1.276 đôla. Một đôla trị giá 105.68 yên Nhật, tức là giảm 0.36 so với tỉ giá hôm thứ Sáu tuần trước.
Xu hướng giảm
Đồng đôla giảm mạnh so với yên Nhật, bảng Anh và euro trong những tháng gần đây, khi rõ ràng phía Mỹ ngầm bỏ mặc đồng tiền của họ xuống giá.
Một lời kêu gọi trong tuyên bố của G7 hồi tháng Chín năm ngoái, đòi phải có "linh hoạt hơn" trong tỉ giá hối đoái, đã khuyến khích thêm xu hướng yếu đi của đồng đôla.
Sức nặng của thâm hụt mậu dịch và thâm hụt chính phủ khổng lồ của Mỹ cũng làm gia tăng thêm xu hướng sụt giá của đồng đôla, cộng thêm chuyện Mỹ tiếp tục giữ tỉ lệ lãi suất cực thấp.
Xu hướng này khiến các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nơi lo ngại. Họ sợ rằng sự phục hồi kinh tế còn mong manh của họ sẽ bị thiệt hại nếu xuất khẩu của họ không thu được lời từ chuyện định giá đồng đôla ở thị trường Mỹ, vốn là thị trường béo bở lâu nay.
Giới quan sát cho rằng tuyên bố hôm cuối tuần còn nhằm vào Trung Quốc nữa. Mỹ luôn đổ lỗi cho Trung Quốc giữ tỉ giá hối đoái của họ ở mức thấp một cách giả tạo, mà như thế, gây thiệt hại cho xuất khẩu của Mỹ.
Một tờ báo của Trung Quốc dự đoán chính phủ Bắc Kinh sẽ định giá lại đồng nhân dân tệ trong năm nay, thế nhưng chính phủ thì nói tường thuật của tờ báo này là không đúng. (BBC)