Ngoại trưởng Pháp, Dominique de Villepin, đang họp tại Paris với phái đoàn chính phủ Haiti. Phe nổi dậy ở Haiti đang kiểm soát một nửa đất nước và phong tỏa thủ đô Port-au-Prince.
Pháp đang hối thúc tổng thống Jean-Bertrand Aristide từ chức để tránh gây thêm đổ máu.
Phái đoàn Haiti, do ngoại trưởng Joseph Philippe Antonio dẫn đầu, có thể sẽ gặp thông điệp cứng rắn từ ông de Villepin, người bày tỏ ý muốn của Pháp được thấy tổng thống Aristide ra đi.
Ngoại trưởng Pháp sẽ nói đã quá muộn để cứu vãn tương lai chính trị của tổng thống và cái cần được thảo luận bây giờ là một kế hoạch hòa bình cho phép việc chuyển giao quyền lực diễn ra êm thắm.
Hôm nay tại Paris lẽ ra cũng có các cuộc họp riêng rẽ với một nhóm thuộc đảng đối lập tại Haiti, nhưng có vẻ họ không tìm được cách bay ra khỏi đất nước.
Pháp đã chủ động tìm cách đóng vai trò ngoại giao chính trong cuộc khủng hoảng Haiti, nhất là khi Washington không nhiệt tình trong việc đưa quân Mỹ tham gia một sứ mạng mới ra nước ngoài.
Các nước vùng Caribê muốn một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế gửi đến Haiti. Nhưng Hoa Kỳ thì muốn thấy một nhượng bộ chính trị tại đây trước. Đại sứ Mỹ, John Negroponte, nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc:
"Nếu đạt được một thỏa thuận chính trị đầy đủ ở Haiti, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các nỗ lực điều động lực lượng quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện. Một giải pháp như thế phải có được nhanh chóng, trước khi khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng xảy ra."
Ngoại trưởng Mỹ, Colin Powell, đã công khai đặt câu hỏi liệu tổng thống Haiti, Jean-Bertrand Aristide, có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước hay không. Ông Powell phát biểu vào cuối phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc:
"Tôi hi vọng các đảng phái ở Haiti sẽ xem xét quan điểm của họ kỹ càng. Tôi hi vọng tổng thống Aristide cũng sẽ xem xét vị trí của ông, và đưa ra các đánh giá tốt nhất cho người dân Haiti và thời điểm khó khăn này."
Lời kêu gọi từ chức của ngoại trưởng Pháp cũng được ngoại trưởng Mỹ Colin Powell nhắc lại, một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ hài lòng để Pháp nắm thế chủ động.
Các quan chức ở Paris nói Haiti có thể là cơ hội cho Pháp và Mỹ cải thiện quan hệ song phương mà hiện còn rất khó khăn của họ.(BBC)
Pháp đang hối thúc tổng thống Jean-Bertrand Aristide từ chức để tránh gây thêm đổ máu.
Phái đoàn Haiti, do ngoại trưởng Joseph Philippe Antonio dẫn đầu, có thể sẽ gặp thông điệp cứng rắn từ ông de Villepin, người bày tỏ ý muốn của Pháp được thấy tổng thống Aristide ra đi.
Ngoại trưởng Pháp sẽ nói đã quá muộn để cứu vãn tương lai chính trị của tổng thống và cái cần được thảo luận bây giờ là một kế hoạch hòa bình cho phép việc chuyển giao quyền lực diễn ra êm thắm.
Hôm nay tại Paris lẽ ra cũng có các cuộc họp riêng rẽ với một nhóm thuộc đảng đối lập tại Haiti, nhưng có vẻ họ không tìm được cách bay ra khỏi đất nước.
Pháp đã chủ động tìm cách đóng vai trò ngoại giao chính trong cuộc khủng hoảng Haiti, nhất là khi Washington không nhiệt tình trong việc đưa quân Mỹ tham gia một sứ mạng mới ra nước ngoài.
Các nước vùng Caribê muốn một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế gửi đến Haiti. Nhưng Hoa Kỳ thì muốn thấy một nhượng bộ chính trị tại đây trước. Đại sứ Mỹ, John Negroponte, nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc:
"Nếu đạt được một thỏa thuận chính trị đầy đủ ở Haiti, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các nỗ lực điều động lực lượng quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện. Một giải pháp như thế phải có được nhanh chóng, trước khi khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng xảy ra."
Ngoại trưởng Mỹ, Colin Powell, đã công khai đặt câu hỏi liệu tổng thống Haiti, Jean-Bertrand Aristide, có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước hay không. Ông Powell phát biểu vào cuối phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc:
"Tôi hi vọng các đảng phái ở Haiti sẽ xem xét quan điểm của họ kỹ càng. Tôi hi vọng tổng thống Aristide cũng sẽ xem xét vị trí của ông, và đưa ra các đánh giá tốt nhất cho người dân Haiti và thời điểm khó khăn này."
Lời kêu gọi từ chức của ngoại trưởng Pháp cũng được ngoại trưởng Mỹ Colin Powell nhắc lại, một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ hài lòng để Pháp nắm thế chủ động.
Các quan chức ở Paris nói Haiti có thể là cơ hội cho Pháp và Mỹ cải thiện quan hệ song phương mà hiện còn rất khó khăn của họ.(BBC)