Đúng một năm sau cuộc động đất ngày 12 tháng 1 năm 2010 tại Haiti, một triệu dân nghèo của thủ đô Port-au-Prince vẩn sống trong các lều tạm trong một bối cảnh chính trị bất ổn và nguy cơ dịch tả lan rộng.
Bình luận nhân dịp truy điệu 250 ngàn nạn nhân của cuộc động đất với cường độ 7.0 này, nhiều nhà quan sát đã kết luận là những chính phủ nước ngòai và những tổ chức phi chính phủ đã không làm đủ bổn phận quốc tế đối với Haiti, một số người khác thì đổ lỗi cho chính quyền và người dân địa phương đã tiến bộ chậm chạp trong việc tái thiết, và bất lực trong việc ngăn chận sự lây lan của dịch tả.
Có người đã giơ tay lên trời than rằng trường hợp đảo quốc này là một thí dụ điển hình của 'một tình trạng phi chính phủ' với các cơ quan thiếu phối hợp và hòan tòan thất bại trong việc giúp đỡ người dân Haiti tìm ra một giải pháp lâu dài.
Tuy nhiên trong buổi xế chiều của lòng kiên nhẫn này, cơ quan Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) vẫn cam kết ở lại với người dân Haiti dưới bất kỳ trạng huống nào, và quan trọng hơn, vẫn nhìn thấy những tia sáng ở cuối đường hầm.
Ông Tom Price, giám đốc truyền thông cùa Catholic Relief Services cho rằng hòan cảnh cực đoan của Haiti trước và sau cuộc động đất, cộng thêm những thảm họa tiếp theo, đã gây ra tình trạng bế tắc cho việc phục hồi.
Thủ đô của đảo quốc, ông giải thích, có thể không nên được khôi phục lại tình trạng giống như trước đây, vì chính tình trạng đó đã là một mớ bòng bong với những kiểu kiến trúc lộn xộn trên sườn đồi bên cạnh các khu ổ chuột chật chội.
Thành phố trước khi động đất đã bị so sánh như là một trại tị nạn đầy mầu sắc mà dân cư là những người chạy trốn cảnh nghèo túng cùng cực ở nông thôn, họ tới đây đặt hy vọng vào một thành phố mà chính nó cũng chưa bao giờ có sự ổn định.
Ông giải thích rằng Port-au-Prince đã "được xây dựng với ý tưởng của một thành phố chỉ có 200.000 người dân, và bây giờ phải chứa tới gần hai triệu người." Mặc dù có một triệu người đang lang thang vô gia cư, nhưng rõ ràng không có cách nào mà thành phố này có thể chứa thêm một cách vĩnh viễn và có thể chấp nhận được.
Khi xảy ra động đất, chính phủ cũng sụp đổ theo. Một phần ba số công chức đã tử nạn, làm tê liệt số lượng nhân viên có khả năng để tái phối trí sau này. Giáo hội Công Giáo Haiti, từng là nơi trú ẩn cho người nghèo tuyệt vọng, bị mất tổng giám mục và các nhà thờ.
Khác với những người bi quan, ông Price lên tiếng bảo vệ thành quả của các cơ quan đang hoạt động tại Haiti. Công việc của họ, ông nói, "đã có tác động rất lớn."
"Ít ra là những nhu cầu căn bản đã được cung cấp đủ cho những người ở trong trại. Giáo hội Công giáo và các cơ quan phi chính phủ đã giải quyết bệnh tả cách nhanh chóng. Khi cơn bão Tomas đến, chúng ta đã vận chuyển phẩm vật nhanh chóng trên tòan quốc. Nhắc lại cơn bão nhiệt đới Tomas đã tràn tới Haiti vào ngày 5 Tháng 11 Năm 2010 và gây lũ lụt tại một trại tị nạn ở Port-au-Prince.
Ông Price giải thích rằng nhiều tổ chức phi chính phủ đã bị chỉ định đến các khu vực mà họ không thể đến được vì các tuyến đường giao thông, dù trong lúc bình thường thì cũng đã không được xây dựng cho các phương tiện hiện đại, đã bị tắc nghẽn với những đống đổ nát. Ông nghĩ rằng sự hào phóng của các nhà hảo tâm và của các chính phủ đã không thể phát huy vì những thách thức về hậu cần.
"Tôi không nghĩ rằng các tổ chức phi chính phủ nói chung đã thiếu xót," ông Price tỏ ra hài lòng với những đối tác của Catholic Relief Services "đã vượt qua nhiều hoàn cảnh gần như tuyệt vọng để cung cấp viện trợ." Tương tự như vậy, ông nói, "Tôi sẽ ngần ngại chỉ trích một chính phủ đã mất một phần ba số công chức và một nửa các cơ sở của mình."
"Chắc chắn là đã không có tiến bộ đủ," ông thừa nhận. "Việc một triệu người còn ở trong lều là không thể chấp nhận được."
"Nhưng với mức độ tàn phá, và sự thiếu khả năng lãnh đạo, vì những gì đã xảy ra với chính phủ Haiti, và tranh chấp bầu cử, thì những điều xảy ra là có thể hiểu được, mặc dù chúng ta không thể chấp nhận chúng."
Một cách lạc quan hơn, ông Price nêu lên những tiến bộ mà Giáo hội Công Giáo Haiti đã thực hiện trong 12 tháng - từ vị thế cần được trợ giúp, để trở thành một trụ cột của xã hội có khả năng dẫn đầu nỗ lực cứu trợ.
"Chúng tôi đã phải làm việc với giáo hội địa phương để vực họ dậy," ông Price kể lại. "Nhưng vào thời điểm dịch tả bắt đầu, thì họ đã đi tiên phong." Các cơ quan Công giáo trên khắp Haiti đã tự động lập ra các phòng khám bệnh và đảm bảo rằng các tài nguyên quốc tế được phân phối tới nơi cần thiết.
Ông cho rằng chỉ "ít hơn chín tháng sau trận động đất" thì những thay đổi hoàn toàn như thế là "rất đáng khích lệ."
"Ngày kỷ niệm trận động đất", theo lời ông Price, "không chỉ là một cơ hội để kiểm điểm thành quả hoàn toàn vật chất." Ông nói thêm "Đó là một ngày để đứng lên với người Haiti - và cầu nguyện."
Bình luận nhân dịp truy điệu 250 ngàn nạn nhân của cuộc động đất với cường độ 7.0 này, nhiều nhà quan sát đã kết luận là những chính phủ nước ngòai và những tổ chức phi chính phủ đã không làm đủ bổn phận quốc tế đối với Haiti, một số người khác thì đổ lỗi cho chính quyền và người dân địa phương đã tiến bộ chậm chạp trong việc tái thiết, và bất lực trong việc ngăn chận sự lây lan của dịch tả.
Có người đã giơ tay lên trời than rằng trường hợp đảo quốc này là một thí dụ điển hình của 'một tình trạng phi chính phủ' với các cơ quan thiếu phối hợp và hòan tòan thất bại trong việc giúp đỡ người dân Haiti tìm ra một giải pháp lâu dài.
Tuy nhiên trong buổi xế chiều của lòng kiên nhẫn này, cơ quan Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) vẫn cam kết ở lại với người dân Haiti dưới bất kỳ trạng huống nào, và quan trọng hơn, vẫn nhìn thấy những tia sáng ở cuối đường hầm.
Ông Tom Price, giám đốc truyền thông cùa Catholic Relief Services cho rằng hòan cảnh cực đoan của Haiti trước và sau cuộc động đất, cộng thêm những thảm họa tiếp theo, đã gây ra tình trạng bế tắc cho việc phục hồi.
Thủ đô của đảo quốc, ông giải thích, có thể không nên được khôi phục lại tình trạng giống như trước đây, vì chính tình trạng đó đã là một mớ bòng bong với những kiểu kiến trúc lộn xộn trên sườn đồi bên cạnh các khu ổ chuột chật chội.
Thành phố trước khi động đất đã bị so sánh như là một trại tị nạn đầy mầu sắc mà dân cư là những người chạy trốn cảnh nghèo túng cùng cực ở nông thôn, họ tới đây đặt hy vọng vào một thành phố mà chính nó cũng chưa bao giờ có sự ổn định.
Ông giải thích rằng Port-au-Prince đã "được xây dựng với ý tưởng của một thành phố chỉ có 200.000 người dân, và bây giờ phải chứa tới gần hai triệu người." Mặc dù có một triệu người đang lang thang vô gia cư, nhưng rõ ràng không có cách nào mà thành phố này có thể chứa thêm một cách vĩnh viễn và có thể chấp nhận được.
Khi xảy ra động đất, chính phủ cũng sụp đổ theo. Một phần ba số công chức đã tử nạn, làm tê liệt số lượng nhân viên có khả năng để tái phối trí sau này. Giáo hội Công Giáo Haiti, từng là nơi trú ẩn cho người nghèo tuyệt vọng, bị mất tổng giám mục và các nhà thờ.
Khác với những người bi quan, ông Price lên tiếng bảo vệ thành quả của các cơ quan đang hoạt động tại Haiti. Công việc của họ, ông nói, "đã có tác động rất lớn."
"Ít ra là những nhu cầu căn bản đã được cung cấp đủ cho những người ở trong trại. Giáo hội Công giáo và các cơ quan phi chính phủ đã giải quyết bệnh tả cách nhanh chóng. Khi cơn bão Tomas đến, chúng ta đã vận chuyển phẩm vật nhanh chóng trên tòan quốc. Nhắc lại cơn bão nhiệt đới Tomas đã tràn tới Haiti vào ngày 5 Tháng 11 Năm 2010 và gây lũ lụt tại một trại tị nạn ở Port-au-Prince.
Ông Price giải thích rằng nhiều tổ chức phi chính phủ đã bị chỉ định đến các khu vực mà họ không thể đến được vì các tuyến đường giao thông, dù trong lúc bình thường thì cũng đã không được xây dựng cho các phương tiện hiện đại, đã bị tắc nghẽn với những đống đổ nát. Ông nghĩ rằng sự hào phóng của các nhà hảo tâm và của các chính phủ đã không thể phát huy vì những thách thức về hậu cần.
"Tôi không nghĩ rằng các tổ chức phi chính phủ nói chung đã thiếu xót," ông Price tỏ ra hài lòng với những đối tác của Catholic Relief Services "đã vượt qua nhiều hoàn cảnh gần như tuyệt vọng để cung cấp viện trợ." Tương tự như vậy, ông nói, "Tôi sẽ ngần ngại chỉ trích một chính phủ đã mất một phần ba số công chức và một nửa các cơ sở của mình."
"Chắc chắn là đã không có tiến bộ đủ," ông thừa nhận. "Việc một triệu người còn ở trong lều là không thể chấp nhận được."
"Nhưng với mức độ tàn phá, và sự thiếu khả năng lãnh đạo, vì những gì đã xảy ra với chính phủ Haiti, và tranh chấp bầu cử, thì những điều xảy ra là có thể hiểu được, mặc dù chúng ta không thể chấp nhận chúng."
Một cách lạc quan hơn, ông Price nêu lên những tiến bộ mà Giáo hội Công Giáo Haiti đã thực hiện trong 12 tháng - từ vị thế cần được trợ giúp, để trở thành một trụ cột của xã hội có khả năng dẫn đầu nỗ lực cứu trợ.
"Chúng tôi đã phải làm việc với giáo hội địa phương để vực họ dậy," ông Price kể lại. "Nhưng vào thời điểm dịch tả bắt đầu, thì họ đã đi tiên phong." Các cơ quan Công giáo trên khắp Haiti đã tự động lập ra các phòng khám bệnh và đảm bảo rằng các tài nguyên quốc tế được phân phối tới nơi cần thiết.
Ông cho rằng chỉ "ít hơn chín tháng sau trận động đất" thì những thay đổi hoàn toàn như thế là "rất đáng khích lệ."
"Ngày kỷ niệm trận động đất", theo lời ông Price, "không chỉ là một cơ hội để kiểm điểm thành quả hoàn toàn vật chất." Ông nói thêm "Đó là một ngày để đứng lên với người Haiti - và cầu nguyện."