Tổng thống bị lật đổ Jean-Bertrand Aristide sáng nay đã tới Cộng hòa Trung Phi, sau khi chạy khỏi Haiti. Theo một quan chức nước sở tại, ông sẽ ở đây vài ngày, trước khi tới Nam Phi xin tị nạn.
Tuy nhiên, các quan chức Nam Phi khẳng định họ không hay biết về kế hoạch xin tị nạn của ông Aristide. Jean-Bertrand Aristide rời khỏi Haiti hôm chủ nhật. Tổng thống Panama Mireya Moscoso tuyên bố đã chấp nhận yêu cầu của Mỹ, cho cựu tổng thống hưởng quy chế tị nạn chính trị. Nhưng Costa Rica, nước cũng ngỏ ý cho Aristide tị nạn, nói rằng ông đã quyết định đi châu Phi.
Hôm chủ nhật, tất cả 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đều ủng hộ nghị quyết khẩn cấp, cho phép triển khai ngay lập tức lực lượng đa quốc gia trong vòng 3 tháng để khôi phục an ninh và ổn định ở Haiti. Nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đã tới Haiti, một lực lượng lớn hơn sẽ tới tiếp ứng họ, bao gồm cả binh lính Pháp và Canada.
Tổng thư ký LHQ Kofi Annan khẳng định thế giới không quên nhân dân Haiti: “Chúng ta hiểu họ cần những gì và chúng ta sát cánh bên họ vào giờ phút cam go”.
Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng ở thủ đô Port-au-Prince. Thành phố buổi đêm khá yên tĩnh, sau một ngày hỗn loạn, bạo lực và cướp phá.
Lãnh đạo phiến quân Guy Philippe hoan nghênh sự can thiệp của quốc tế và tuyên bố thời gian giành cho chiến tranh đã chấm dứt: “Chúng tôi chỉ muốn hòa bình”. Ông tiết lộ mình đang trên đường tới Port-au-Prince, và khẳng định “tạm thời” không có tham vọng chính trị. (theo BBC)
Tuy nhiên, các quan chức Nam Phi khẳng định họ không hay biết về kế hoạch xin tị nạn của ông Aristide. Jean-Bertrand Aristide rời khỏi Haiti hôm chủ nhật. Tổng thống Panama Mireya Moscoso tuyên bố đã chấp nhận yêu cầu của Mỹ, cho cựu tổng thống hưởng quy chế tị nạn chính trị. Nhưng Costa Rica, nước cũng ngỏ ý cho Aristide tị nạn, nói rằng ông đã quyết định đi châu Phi.
Hôm chủ nhật, tất cả 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đều ủng hộ nghị quyết khẩn cấp, cho phép triển khai ngay lập tức lực lượng đa quốc gia trong vòng 3 tháng để khôi phục an ninh và ổn định ở Haiti. Nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đã tới Haiti, một lực lượng lớn hơn sẽ tới tiếp ứng họ, bao gồm cả binh lính Pháp và Canada.
Tổng thư ký LHQ Kofi Annan khẳng định thế giới không quên nhân dân Haiti: “Chúng ta hiểu họ cần những gì và chúng ta sát cánh bên họ vào giờ phút cam go”.
Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng ở thủ đô Port-au-Prince. Thành phố buổi đêm khá yên tĩnh, sau một ngày hỗn loạn, bạo lực và cướp phá.
Lãnh đạo phiến quân Guy Philippe hoan nghênh sự can thiệp của quốc tế và tuyên bố thời gian giành cho chiến tranh đã chấm dứt: “Chúng tôi chỉ muốn hòa bình”. Ông tiết lộ mình đang trên đường tới Port-au-Prince, và khẳng định “tạm thời” không có tham vọng chính trị. (theo BBC)