Suy Niệm Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN C
Bài Tin mừng hôm nay kể lại các dụ ngôn của Lòng Thương Xót: dụ ngôn con chiên lạc, đồng xu thất lạc và người cha với hai đứa con (x. Lc 15,1-32). Trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa luôn tràn ngập vui mừng, nhất là khi Ngài tha thứ. Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta thấy được điểm cốt lõi của Tin Mừng và của đức tin, vì lòng thương xót tỏ hiện như một sức mạnh vượt thắng tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu thương và mang lại an ủi bằng ơn tha thứ”(Số 9).
Thật vậy, vì thương xót, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho nhân loại như người cha đã tha thứ cho đứa con đi hoang trở về. Không những tha thứ mà người cha còn tìm mọi cách để trả lại cho đứa con của mình những chức phận làm con mà anh ta đã đánh mất. Ông nói với gia nhân: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu” (Lc 15, 22). Không những thế, ông còn cho giết bê béo để mở tiệc ăn mừng (x. Lc 15, 23).
Vì thương xót, Thiên Chúa luôn đi tìm kiếm con người khi con người xa đường lạc lối. Người đàn bà đi tìm đồng tiền bị đánh mất và người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, đó là hình ảnh của chính Ngài đi tìm kẻ tội lỗi. Hành động đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm được, hoặc hành động bỏ 99 con chiên còn lại để trèo đèo lội suối tìm kiếm cho bằng được con chiên lạc…nói lên sự hy sinh, sự quan tâm lo lắng của Ngài đối với người tội lỗi.
Vì thương xót, Thiên Chúa đã không dấu được sự vui mừng khi có người tội lỗi ăn năn hối cải. Đó là niềm vui của người chủ chiên khi tìm thấy con chiên lạc: ông vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!”(x. Lc 15,5-6). Đó là niềm vui của người đàn bà khi tìm thấy đồng tiền bị đánh mất. Bà mời bạn bè và những người láng giềng đến mà rằng: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất” (x. Lc 15, 9). Niềm vui đó được lan tỏa tới các thần thánh trên Thiên đàng. Chính Đức Giêsu khẳng định rằng: "Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”(Lc 15, 10).
Vì thương xót, Đức Giêsu đã bị những người luật sỹ và biệt phái khiển trách khi Ngài đón tiếp và ăn uống với người tội lỗi. Đó cũng chính là hình ảnh người cha bị người con cả giận hờn, xa lánh khi ông tha thứ tội lỗi cho đứa con thứ. Mặc dầu bị khiển trách, nhưng Ngài vẫn không thay đổi thái độ yêu thương, vì yêu thương là bản chất của Ngài. Ngài không những yêu thương kẻ tội lỗi, đứa con thứ mà Ngài còn yêu thương cả những người biệt phái, yêu thương người con cả. Ngài nói với đứa con cả rằng: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”(Lc 15, 31-32).
Bài đọc I hôm nay còn cho chúng ta biết, lòng thương xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc Ngài tha thứ cho dân Do Thái: khi được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi Ai-cập, dân Do thái phải có bổn phận trung thành với Ngài, tiếp tục thực hiện theo đường lối Ngài chỉ dạy…Đó là cách tốt nhất để đền đáp công ơn của Ngài. Nhưng họ không làm như vậy. Trái lại, họ còn phạm tội, bỏ đường lối của Ngài chỉ dạy, thay vì trung thành với Ngài thì họ lại đúc tượng một con bò và thờ lạy nó, dâng lên nó của lễ hiến tế. Chính vì thế, Thiên Chúa đã nổi giận và định hủy diệt họ. Nhưng nhờ lời cầu khẩn của ông Môsê, Thiên Chúa đã không hủy diệt họ.
Bài đọc II, Thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy vì tình thương mà Đức Giêsu đã tha thứ cho Thánh nhân. Thánh Nhân không ngần ngại kể lại rằng: trước đây, Thánh nhân là “kẻ nói phạm thượng, bắt đạo và kiêu căng,” nhưng vì lòng thương xót, Đức Giêsu đã đi tìm và biến đổi Thánh nhân thành người Kitô hữu, đặt Thánh nhân làm Tông đồ của dân ngoại.
Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thi thố lòng thương xót của Ngài trên nhân loại. Ngài vẫn đi tìm kẻ tội lỗi. Ngài vẫn tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn thống hối trở về. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn mở ra cho con người niềm hy vọng lớn lao. Ở đời, một người mất chức, mất quyền, một người giàu có bị tán gia bại sản, một người suy sụp về sức khỏe…thật khó để phục hồi lại như trước. Nhưng thật hạnh phúc cho chúng ta là người Kitô hữu, nếu lỡ may sa ngã phạm tội, đánh mất phẩm giá cao đẹp của mình. Chỉ cần chúng ta cố gắng quyết tâm ăn năn thống hối, chạy đến với Bí tích Giao hòa thì Thiên Chúa sẽ tức khắc trả lại phẩm giá cao quý cho chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi chính đứa con hoang đàng. Đó cũng chính là hình ảnh của biết bao nhiêu người có quá khứ tội lỗi, nhờ thống hối ăn năn họ đã được làm thánh. Chẳng hạn: Thánh Augustinô, thánh Mathêu, Thánh Maria Mađalêna…
Mới đây, trên trang wed phanxico.vn có đăng tải bài viết với chủ đề: “Sự trở lại lạ lùng của một người bị lên án tử hình qua một bản tin cáo phó.” Nội dung bài viết kể lại cuộc đời của tử tội Joshua Daniel Bishop, 41 tuổi, ở Mỹ. Ông can tội giết người và bị chích thuốc để chết. Một luật sư cũng là người bạn từ thời thơ ấu của tử tội kể lại từng giai đoạn trong cuộc đời của ông, từ tuổi thơ ấu bất hạnh cho đến những giây phút cuối cùng ở Texas. Ông nêu lên tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu, và những “sai lầm khủng khiếp” mà tử tội đã phạm. “Sự nghiện ngập này đã cướp đi đời sống của Joshua, nhưng Joshua mong các bạn trẻ đối diện với các trạng huống như anh đã đối diện học được bài học từ kinh nghiệm của anh”, bài báo viết.
Người bạn luật sư kể lại giai đoạn anh “sống dưới cầu Milledgeville” và thế nào mà khi ở tù anh đã quay về với Chúa Kitô và xin rửa tội theo đạo Công Giáo. Chính vì thế mà tử tội đã ý thức, “không một ai mà không được tha thứ.”
Sau đó, ông Joshua bắt đầu học vẽ và ông là một nghệ sĩ thực thụ. Điểm xúc động là vào giây phút cuối cùng, người tử tội được những người thương mình ở bên cạnh mình. “Cho đến giờ cuối, Joshua đã an ủi các bạn của mình. Anh cầu nguyện với chúng tôi, nhắc chúng tôi săn sóc nhau, rồi tất cả cùng hát bài “Amazing Grace.” Anh hy vọng cái chết của mình sẽ làm anh khỏi đau khổ và giúp anh có được bình an, sau tất cả những gì anh đã chịu đựng.”
Cho đến khi anh đi vào hành lang tử thần, anh luôn chú ý đến sự đau khổ của người khác, điều này chứng tỏ, đến điểm nào, “con quỷ” mà nhà nước muốn gạt hẳn ra trong con người của anh đã không còn. “Điều duy nhất thực sự khi anh rời thế gian này là một tâm hồn được cứu chuộc, dứt khoát muốn làm điều tốt...”
Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Cánh cửa tha thứ của Ngài luôn rộng mở. Chúng ta hãy mạnh dạn bước vào. Đồng thời, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tất cả những kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn trở về và đi qua cánh của của lòng thương xót Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Bài Tin mừng hôm nay kể lại các dụ ngôn của Lòng Thương Xót: dụ ngôn con chiên lạc, đồng xu thất lạc và người cha với hai đứa con (x. Lc 15,1-32). Trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa luôn tràn ngập vui mừng, nhất là khi Ngài tha thứ. Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta thấy được điểm cốt lõi của Tin Mừng và của đức tin, vì lòng thương xót tỏ hiện như một sức mạnh vượt thắng tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu thương và mang lại an ủi bằng ơn tha thứ”(Số 9).
Thật vậy, vì thương xót, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho nhân loại như người cha đã tha thứ cho đứa con đi hoang trở về. Không những tha thứ mà người cha còn tìm mọi cách để trả lại cho đứa con của mình những chức phận làm con mà anh ta đã đánh mất. Ông nói với gia nhân: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu” (Lc 15, 22). Không những thế, ông còn cho giết bê béo để mở tiệc ăn mừng (x. Lc 15, 23).
Vì thương xót, Thiên Chúa luôn đi tìm kiếm con người khi con người xa đường lạc lối. Người đàn bà đi tìm đồng tiền bị đánh mất và người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, đó là hình ảnh của chính Ngài đi tìm kẻ tội lỗi. Hành động đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm được, hoặc hành động bỏ 99 con chiên còn lại để trèo đèo lội suối tìm kiếm cho bằng được con chiên lạc…nói lên sự hy sinh, sự quan tâm lo lắng của Ngài đối với người tội lỗi.
Vì thương xót, Thiên Chúa đã không dấu được sự vui mừng khi có người tội lỗi ăn năn hối cải. Đó là niềm vui của người chủ chiên khi tìm thấy con chiên lạc: ông vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!”(x. Lc 15,5-6). Đó là niềm vui của người đàn bà khi tìm thấy đồng tiền bị đánh mất. Bà mời bạn bè và những người láng giềng đến mà rằng: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất” (x. Lc 15, 9). Niềm vui đó được lan tỏa tới các thần thánh trên Thiên đàng. Chính Đức Giêsu khẳng định rằng: "Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”(Lc 15, 10).
Vì thương xót, Đức Giêsu đã bị những người luật sỹ và biệt phái khiển trách khi Ngài đón tiếp và ăn uống với người tội lỗi. Đó cũng chính là hình ảnh người cha bị người con cả giận hờn, xa lánh khi ông tha thứ tội lỗi cho đứa con thứ. Mặc dầu bị khiển trách, nhưng Ngài vẫn không thay đổi thái độ yêu thương, vì yêu thương là bản chất của Ngài. Ngài không những yêu thương kẻ tội lỗi, đứa con thứ mà Ngài còn yêu thương cả những người biệt phái, yêu thương người con cả. Ngài nói với đứa con cả rằng: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”(Lc 15, 31-32).
Bài đọc I hôm nay còn cho chúng ta biết, lòng thương xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc Ngài tha thứ cho dân Do Thái: khi được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi Ai-cập, dân Do thái phải có bổn phận trung thành với Ngài, tiếp tục thực hiện theo đường lối Ngài chỉ dạy…Đó là cách tốt nhất để đền đáp công ơn của Ngài. Nhưng họ không làm như vậy. Trái lại, họ còn phạm tội, bỏ đường lối của Ngài chỉ dạy, thay vì trung thành với Ngài thì họ lại đúc tượng một con bò và thờ lạy nó, dâng lên nó của lễ hiến tế. Chính vì thế, Thiên Chúa đã nổi giận và định hủy diệt họ. Nhưng nhờ lời cầu khẩn của ông Môsê, Thiên Chúa đã không hủy diệt họ.
Bài đọc II, Thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy vì tình thương mà Đức Giêsu đã tha thứ cho Thánh nhân. Thánh Nhân không ngần ngại kể lại rằng: trước đây, Thánh nhân là “kẻ nói phạm thượng, bắt đạo và kiêu căng,” nhưng vì lòng thương xót, Đức Giêsu đã đi tìm và biến đổi Thánh nhân thành người Kitô hữu, đặt Thánh nhân làm Tông đồ của dân ngoại.
Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thi thố lòng thương xót của Ngài trên nhân loại. Ngài vẫn đi tìm kẻ tội lỗi. Ngài vẫn tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn thống hối trở về. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn mở ra cho con người niềm hy vọng lớn lao. Ở đời, một người mất chức, mất quyền, một người giàu có bị tán gia bại sản, một người suy sụp về sức khỏe…thật khó để phục hồi lại như trước. Nhưng thật hạnh phúc cho chúng ta là người Kitô hữu, nếu lỡ may sa ngã phạm tội, đánh mất phẩm giá cao đẹp của mình. Chỉ cần chúng ta cố gắng quyết tâm ăn năn thống hối, chạy đến với Bí tích Giao hòa thì Thiên Chúa sẽ tức khắc trả lại phẩm giá cao quý cho chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi chính đứa con hoang đàng. Đó cũng chính là hình ảnh của biết bao nhiêu người có quá khứ tội lỗi, nhờ thống hối ăn năn họ đã được làm thánh. Chẳng hạn: Thánh Augustinô, thánh Mathêu, Thánh Maria Mađalêna…
Mới đây, trên trang wed phanxico.vn có đăng tải bài viết với chủ đề: “Sự trở lại lạ lùng của một người bị lên án tử hình qua một bản tin cáo phó.” Nội dung bài viết kể lại cuộc đời của tử tội Joshua Daniel Bishop, 41 tuổi, ở Mỹ. Ông can tội giết người và bị chích thuốc để chết. Một luật sư cũng là người bạn từ thời thơ ấu của tử tội kể lại từng giai đoạn trong cuộc đời của ông, từ tuổi thơ ấu bất hạnh cho đến những giây phút cuối cùng ở Texas. Ông nêu lên tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu, và những “sai lầm khủng khiếp” mà tử tội đã phạm. “Sự nghiện ngập này đã cướp đi đời sống của Joshua, nhưng Joshua mong các bạn trẻ đối diện với các trạng huống như anh đã đối diện học được bài học từ kinh nghiệm của anh”, bài báo viết.
Người bạn luật sư kể lại giai đoạn anh “sống dưới cầu Milledgeville” và thế nào mà khi ở tù anh đã quay về với Chúa Kitô và xin rửa tội theo đạo Công Giáo. Chính vì thế mà tử tội đã ý thức, “không một ai mà không được tha thứ.”
Sau đó, ông Joshua bắt đầu học vẽ và ông là một nghệ sĩ thực thụ. Điểm xúc động là vào giây phút cuối cùng, người tử tội được những người thương mình ở bên cạnh mình. “Cho đến giờ cuối, Joshua đã an ủi các bạn của mình. Anh cầu nguyện với chúng tôi, nhắc chúng tôi săn sóc nhau, rồi tất cả cùng hát bài “Amazing Grace.” Anh hy vọng cái chết của mình sẽ làm anh khỏi đau khổ và giúp anh có được bình an, sau tất cả những gì anh đã chịu đựng.”
Cho đến khi anh đi vào hành lang tử thần, anh luôn chú ý đến sự đau khổ của người khác, điều này chứng tỏ, đến điểm nào, “con quỷ” mà nhà nước muốn gạt hẳn ra trong con người của anh đã không còn. “Điều duy nhất thực sự khi anh rời thế gian này là một tâm hồn được cứu chuộc, dứt khoát muốn làm điều tốt...”
Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Cánh cửa tha thứ của Ngài luôn rộng mở. Chúng ta hãy mạnh dạn bước vào. Đồng thời, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tất cả những kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn trở về và đi qua cánh của của lòng thương xót Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành