Lạy Chúa là Chúa cả trời đất …
Trong mỗi Thánh Lễ Misa tấm bánh và chén rượu nho là của lễ dâng lên Thiên Chúa với lời kinh nguyện.
Dâng cao tấm bánh lên linh mục cùng với toàn thể dân Chúa đọc „Lạy Chúa, là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người…“
Rồi nâng cao chén rượu nho và đọc: „ Lạy Chúa là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã ban cho chúng con rượu này là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người…“
Đâu là ý nghĩa của tấm bánh và chén rượu nho trong thánh lễ Misa?
Trong Kinh Lạy Cha chúng ta đọc với tâm tình cầu xin, như chính Chúa Giêsu dạy:“ Xin cho Cha ban chúng con lương thực hằng ngày“ . Con người chúng ta cần cơm bánh là lương thực căn bản hằng ngày cho đời sống.
Con người bên xã hội văn hóa Tây phương dùng bánh mì, khoai tây làm lương thực căn bản cho đời sống. Còn bên xã hội văn hóa Á Châu, hay Phi Châu dùng lúa gạo làm lương thực căn bản.
Tuy hai thứ loại có khác nhau, nhưng chúng là lương thực căn bản cần thiết cho sự sống con người.
Bánh mì, hay lúa gạo trước khi trở thành tấm bánh, thành cơm gạo trên bàn ăn, đã phải trải qua một con đường dài thành hình. Và sự cộng tác làm việc của chính con người không thể thiếu trong qúa trình này.
Trước hết người nông dân sửa soạn ruộng đất cày xới rồi gieo hạt lúa giống xuống đồng ruộng… Khi cây lúa đã mọc lên, đến ngày trổ hạt chín mùi. Con người phải cắt gặt hái, xay đập phân loại thành hạt đem về cất trong kho. Sau đó họ đem những hạt lúa đó xay thành gạo, thành bột. Và sau cùng nhào lộn với nước thiên nhiên nướng thành tấm bánh mì, nấu thành cơm.
Qúa trình thành hình này đòi hỏi nhiều khâu lao động làm việc của con người và thời gian. Một người không thể làm được hết tất cả. Để có lúa gạo, tấm bánh cho bữa ăn, con người cần những khâu lao động làm việc sản xuất của nhau. Họ lệ thuộc vào nhau.
Tấm bánh, lúa gạo là hoa trái mọc lên từ đất, mang mùi hương vị của đất, cùng ẩn chứa những cố gắng hy sinh mồ hôi việc làm của con người.
Không ai là con người tạo làm nên lúa gạo. Cây lúa phát triển mọc lên trong thiên nhiên từ dưới đất vươn lên trời cao. Chả thế mà dân gian có tâm niệm: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa!
Con người tiếp nhận lương thực là món qùa tặng của Đấng Tạo Họa ban cho.
Vì thế, chúng ta đem tấm bánh lương thực đời sống dâng lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nói lên tâm tình tạ ơn, làm của lễ.
Và chính Chúa Giêsu đã nói: „ Thầy là bánh sự sống“ ( Ga 6,48). Chúng ta có thể nói được rằng Giêsu là „ một con người như tấm bánh „. Ngài đã từ trời cao xuống trần gian làm người dâng hiến chính đời sống mình cho con người ơn cứu độ khỏi án phạt vì tội lỗi cho linh hồn con người. Sự hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu mang lại sự sống ơn cứu độ phần rỗi linh hồn cho con người.
Sự chết trên thập gía của Chúa Giêsu mang lại ơn tha thứ sự giao hòa của Thiên Chúa cho con người.
Trong gia đình, người cha, người mẹ dấn thân hy sinh làm việc kiếm cơm bánh cho con cái có được đời sống no đủ, là hình ảnh „ lương thực tấm bánh cơm gạo „ mang đến sự sống niềm vui hạnh phúc cho nhau.
Đó là mầu nhiệm ẩn chứa nơi „tấm bánh, cơm gạo „ lương thực căn bản của đời sống con người, là món qùa tặng của Thiên Chúa cho con người, cùng là của lễ con người muốn đem dâng lên Thiên Chúa.
Con người mang chén rượu nho là lễ vật thứ hai làm của lễ tạ ơn Thiên Chúa trong thánh lễ Misa.
Cũng như lúa gạo, cơm bánh, chén rượu nho cũng phải trải qua một qúa trình dài cùng công sức lao động của con người cộng tác vào để trở thành rượu uống cho con người.
Rượu không là lương thực hằng ngày như bánh, như cơm gạo. Rượu là nước uống khi có tiệc mừng dịp đặc biệt khác thường để mang đến niềm vui cho đời sống. Qua chén rượu con người cởi mở hơn và như thế mang lại bầu khí cho cuộc gặp gỡ mừng vui trở nên nhẹ nhàng thông thoáng dễ dàng.
Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly đã chia sẻ với các môn đệ chén rượu nho.Qua đó Ngài muốn nói với các Môn đệ mình: Thầy mang theo thân phận đời sống của anh em cùng với thân phận đời Thầy, trên con đường trải vượt qua sự chết và sự sống lại.!
Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu cầm chén rượu và nói: „ Đây là chén rượu giao ước mới trong máu của Thầy. ( 1 cor 11, 25).
Thời cựu ước xa xưa, máu của con vật hiến tế được Thầy cả thượng phẩm dùng làm lễ vật giao hòa xin ơn tha thứ tội lỗ cho dân chúng với Thiên Chúa.
Bên núi thánh Sinai, ông Mô-sê lấy máu con vật hiến tế rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này.“ ( Xh 24, 8).
Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết đổ máu ra để thiết lập gia ước mới. Ngài tự hiến dâng sự sống đời mình để con người được giao hòa với Thiên Chúa, và con người được thoát khỏi sự chết phần linh hồn.
Trong thánh kễ Misa bánh và rượu được dùng làm của lễ dâng tiến Thiên Chúa, nói lên chiều kích bánh sự sống , thân thể Mình Chúa biến đổi chúng ta thành con người mới, con người biết hy sinh cho nhau.
Chén rượu , máu Chúa Kitô đổ ra, thành chén cứu độ, chén chúc phúc lành. Chúa Giêsu qua sự chết đổ máu ra cùng chia sẻ thân phận con người. Con người cùng được đi con đường của Ngài kinh qua sự chết. Nhưng qua sự chết Chúa Giêsu đã sống lại và dẫn đưa con người đến sự sống vĩnh hằng bên Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong mỗi Thánh Lễ Misa tấm bánh và chén rượu nho là của lễ dâng lên Thiên Chúa với lời kinh nguyện.
Dâng cao tấm bánh lên linh mục cùng với toàn thể dân Chúa đọc „Lạy Chúa, là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người…“
Rồi nâng cao chén rượu nho và đọc: „ Lạy Chúa là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã ban cho chúng con rượu này là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người…“
Đâu là ý nghĩa của tấm bánh và chén rượu nho trong thánh lễ Misa?
Trong Kinh Lạy Cha chúng ta đọc với tâm tình cầu xin, như chính Chúa Giêsu dạy:“ Xin cho Cha ban chúng con lương thực hằng ngày“ . Con người chúng ta cần cơm bánh là lương thực căn bản hằng ngày cho đời sống.
Con người bên xã hội văn hóa Tây phương dùng bánh mì, khoai tây làm lương thực căn bản cho đời sống. Còn bên xã hội văn hóa Á Châu, hay Phi Châu dùng lúa gạo làm lương thực căn bản.
Tuy hai thứ loại có khác nhau, nhưng chúng là lương thực căn bản cần thiết cho sự sống con người.
Bánh mì, hay lúa gạo trước khi trở thành tấm bánh, thành cơm gạo trên bàn ăn, đã phải trải qua một con đường dài thành hình. Và sự cộng tác làm việc của chính con người không thể thiếu trong qúa trình này.
Trước hết người nông dân sửa soạn ruộng đất cày xới rồi gieo hạt lúa giống xuống đồng ruộng… Khi cây lúa đã mọc lên, đến ngày trổ hạt chín mùi. Con người phải cắt gặt hái, xay đập phân loại thành hạt đem về cất trong kho. Sau đó họ đem những hạt lúa đó xay thành gạo, thành bột. Và sau cùng nhào lộn với nước thiên nhiên nướng thành tấm bánh mì, nấu thành cơm.
Qúa trình thành hình này đòi hỏi nhiều khâu lao động làm việc của con người và thời gian. Một người không thể làm được hết tất cả. Để có lúa gạo, tấm bánh cho bữa ăn, con người cần những khâu lao động làm việc sản xuất của nhau. Họ lệ thuộc vào nhau.
Tấm bánh, lúa gạo là hoa trái mọc lên từ đất, mang mùi hương vị của đất, cùng ẩn chứa những cố gắng hy sinh mồ hôi việc làm của con người.
Không ai là con người tạo làm nên lúa gạo. Cây lúa phát triển mọc lên trong thiên nhiên từ dưới đất vươn lên trời cao. Chả thế mà dân gian có tâm niệm: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa!
Con người tiếp nhận lương thực là món qùa tặng của Đấng Tạo Họa ban cho.
Vì thế, chúng ta đem tấm bánh lương thực đời sống dâng lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nói lên tâm tình tạ ơn, làm của lễ.
Và chính Chúa Giêsu đã nói: „ Thầy là bánh sự sống“ ( Ga 6,48). Chúng ta có thể nói được rằng Giêsu là „ một con người như tấm bánh „. Ngài đã từ trời cao xuống trần gian làm người dâng hiến chính đời sống mình cho con người ơn cứu độ khỏi án phạt vì tội lỗi cho linh hồn con người. Sự hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu mang lại sự sống ơn cứu độ phần rỗi linh hồn cho con người.
Sự chết trên thập gía của Chúa Giêsu mang lại ơn tha thứ sự giao hòa của Thiên Chúa cho con người.
Trong gia đình, người cha, người mẹ dấn thân hy sinh làm việc kiếm cơm bánh cho con cái có được đời sống no đủ, là hình ảnh „ lương thực tấm bánh cơm gạo „ mang đến sự sống niềm vui hạnh phúc cho nhau.
Đó là mầu nhiệm ẩn chứa nơi „tấm bánh, cơm gạo „ lương thực căn bản của đời sống con người, là món qùa tặng của Thiên Chúa cho con người, cùng là của lễ con người muốn đem dâng lên Thiên Chúa.
Con người mang chén rượu nho là lễ vật thứ hai làm của lễ tạ ơn Thiên Chúa trong thánh lễ Misa.
Cũng như lúa gạo, cơm bánh, chén rượu nho cũng phải trải qua một qúa trình dài cùng công sức lao động của con người cộng tác vào để trở thành rượu uống cho con người.
Rượu không là lương thực hằng ngày như bánh, như cơm gạo. Rượu là nước uống khi có tiệc mừng dịp đặc biệt khác thường để mang đến niềm vui cho đời sống. Qua chén rượu con người cởi mở hơn và như thế mang lại bầu khí cho cuộc gặp gỡ mừng vui trở nên nhẹ nhàng thông thoáng dễ dàng.
Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly đã chia sẻ với các môn đệ chén rượu nho.Qua đó Ngài muốn nói với các Môn đệ mình: Thầy mang theo thân phận đời sống của anh em cùng với thân phận đời Thầy, trên con đường trải vượt qua sự chết và sự sống lại.!
Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu cầm chén rượu và nói: „ Đây là chén rượu giao ước mới trong máu của Thầy. ( 1 cor 11, 25).
Thời cựu ước xa xưa, máu của con vật hiến tế được Thầy cả thượng phẩm dùng làm lễ vật giao hòa xin ơn tha thứ tội lỗ cho dân chúng với Thiên Chúa.
Bên núi thánh Sinai, ông Mô-sê lấy máu con vật hiến tế rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này.“ ( Xh 24, 8).
Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết đổ máu ra để thiết lập gia ước mới. Ngài tự hiến dâng sự sống đời mình để con người được giao hòa với Thiên Chúa, và con người được thoát khỏi sự chết phần linh hồn.
Trong thánh kễ Misa bánh và rượu được dùng làm của lễ dâng tiến Thiên Chúa, nói lên chiều kích bánh sự sống , thân thể Mình Chúa biến đổi chúng ta thành con người mới, con người biết hy sinh cho nhau.
Chén rượu , máu Chúa Kitô đổ ra, thành chén cứu độ, chén chúc phúc lành. Chúa Giêsu qua sự chết đổ máu ra cùng chia sẻ thân phận con người. Con người cùng được đi con đường của Ngài kinh qua sự chết. Nhưng qua sự chết Chúa Giêsu đã sống lại và dẫn đưa con người đến sự sống vĩnh hằng bên Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long