Súng đạn bom rơi, chết chóc, dẫy đầy tang thương thảm cảnh là những hình ảnh quen thuộc trong suốt 30 năm nội chiến 1954-1975 tại Việt Nam. Đó cũng là một trang bi hùng lịch sử của quê hương dân tộc Việt đã làm mủn lòng biết bao người trên thế giới! Trong niềm tin và trong sự hiệp thông huyền nhiệm của Giáo hội, chúng ta khám phá ra hình ảnh khổ nạn của Chúa Giêsu hiện diện với dân tộc Việt Nam và với những người đứng chung chiến tuyến cố ngăn chặn làn sóng Cộng sản trên quê hương đất nước Việt Nam. Trong số những người này có linh mục Tuyên úy Thủy quân lục chiến Hoa kỳ Vincent Capodanno. Dù thời gian phục vụ của Ngài thật ngắn ngủi vì cha đã sớm dâng hiến trọn vẹn tình yêu và mạng sống mình vì lý tưởng phục vụ đã viết lên một huyền thoại về của lễ dâng hiến vì lý tưởng trời cao...
Sống và đồng hành với những chàng lính thủy trẻ trung yêu đời hay đời lính thì những ngôn từ chửi bới, văng tục tĩu hẳn là không thiếu... Cho nên sự hiện diện của cha như một thiên thần thơ dại giữa bày lang sói, nếu không muốn nói là giữa những chàng thanh niên niên quỉ sứ sống triết thuyết hiện sinh, đang sống và hưởng thụ được ngày giờ nào thì sống, vì cái chết lúc nào cũng như đang cận kề rình rập quanh mình!
Thời thơ ấu: Vincent Capadano được sinh ra ở một hải đảo nhỏ Staten gần thành phố New York vào năm 1929, bé được chào đón vào đời trong vòng tay yêu thương của mẹ cha là những người di dân tới Hoa kỳ gốc Ý rất đạo hạnh. Chàng là người em út trong một gia đình mười anh chị em. Cha chàng làm hai nghề, hàng ngày ông phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để sửa soạn hàng cho cửa tiệm tạp hoá của gia đình trước khi ông tới làm việc tại một công ty đóng tàu. Ban ngày thì vợ của ông trông coi cửa hàng với sự trợ giúp của bày con.
Anh em của cha Capodanno là ông James nhớ lại: "Gia đình chúng tôi là một ‘thế giới thân thiện, gần gũi, và rất yêu thương đùm bọc lẫn nhau". Chúng tôi luôn làm việc chung với nhau. Bữa ăn tối là trọng tâm của cuộc sống gia đình. "Chúng tôi không bao giờ bắt đầu ăn cho đến khi mọi người ngồi vào bàn, ngay cả chú chó cũng quẩn quanh gần bàn!" Anh em chúng tôi người học đàn, người đọc sách báo giải trí, hay chơi với nhau ở sân sau nhà như chơi cầu tụt, nhảy giây, ném banh v.v...
Ông James nhớ em Vincent của mình là một trang thanh niên "rất bình dị và bình thường" nhưng em có một niềm tin vững mạnh và lòng đạo đức tốt lành. Dù Vincent không dành nhiều giờ cầu nguyện, nhưng giống như cha mẹ và 9 anh chị em, em luôn vui vẻ dấn thân, hăng say trong những sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ, nhiệt tâm trong các công tác đoàn thể. Em được săn sóc và bao bọc rất kỹ. Năm 1949, trong kỳ học đầu tiên tại Đại học Fordham, chàng sinh viên trẻ tâm sự với một người bạn thân rằng chàng muốn trở thành một linh mục chứ không mộng làm bác sĩ, như chàng nghĩ trước đây.
"Khát vọng được chia sẻ nỗi khổ đau của Chúa và tha nhân"
Cùng năm đó, Capodanno xin vào dòng Truyền giáo Maryknoll. Như nhiều thanh niên khác chàng bị thu hút vào đời sống tu trì qua các lời khấn và sứ mệnh truyền bá Tin mừng Phúc âm cho mọi người đặc biệt đến các vùng đất xa xôi...
Hai mẫu gương của người tu sĩ Maryknoll mà Capodanno cũng như các đồng bạn cùng lớp rất ngưỡng mộ là Đức Giám Mục Phanxicô Xavier Ford, người đã chết rũ tù Cộng sản tại Trung Hoa năm 1950 với khẩu hiệu cuộc đời của Ngài là "cùng chịu đau khổ với Chúa". Người thứ hai là Đức Giám Mục Patrick Byrne, người bị những người Cộng sản Bắc Triều Tiên bắt. Đức cha đã nói với các linh mục đồng bạn của Ngài rằng nếu Ngài bị hành quyết, Ngài sẽ vui chịu để thông hiệp với "những thương đau" của anh em mình.
Cha Capodanno đã ghi khắc những lời tâm huyết này trong tâm lòng cha, nên năm 1958 cha xin đi phục vụ những người Hakka ở Tây Đài Loan. Đối với một người rất tỉ mỉ tươm tất như cha thì bước khởi đầu cho đời sống truyền giáo với một chương trình thời khóa biểu lỏng lẻo, đời sống hoang sơ thiếu thốn thì thật là khó để mà thích ứng! Tuy nhiên, cha Capodanno đã hoàn tất vai trò trách nhiệm của mình một cách vui vẻ nhiệt tình. Linh mục Dan Dolan, người đã làm việc với cha trong sáu tháng nhận xét rằng cha hết sức quan tâm và nỗ lực trong mọi công việc như chuẩn bị và dâng lễ hàng ngày, sửa soạn các đại lễ như Tuần thánh và Giáng sinh, dạy giáo lý và tiếp xúc với các thành viên trong cộng đoàn địa phương.
Sau 7 năm làm việc ở Đài Loan, cha Capodanno được đổi về trường trung học ở Hồng Kông. Cha không vui lắm trước sự hoán chuyển này! Vì là một nhà truyền giáo Maryknoll bình thường , cha thích ở lại đất nước mà cha đã quen thuộc... Nhưng cha vẫn tín thác ra đi.
Vì không thể trở về Đài Loan nữa nên cha Capodanno được yêu cầu đi phục vụ như một Tuyên úy Hải quân cho Thủy quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam. Bài sai đó được ban hành vào tháng 8 năm 1965 và năm tháng sau, cha được biệt phái về đơn vị Hải quân ở Newport, tại đảo Rhode.
Bài sai gửi cha đi phục vụ cho quân đội dường như không phù hợp lắm với một cuộc sống thô bạo, nhan nhản những lời thô tục, những "tiếng chửi thề" của những người lính Thủy quân lục chiến… Nhưng cha hiểu rõ sứ vụ làm chứng tá Tin mừng yêu thương nâng đỡ các quân nhân Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Cha đã khám phá ra tiếng mời gọi của Thiên Chúa để ra đi trao hiến chính mình trọn vẹn hơn cho người khác và vì tha nhân. Những gì Ngài kinh nghiệm được ở Đài Loan chỉ là một sự khởi đầu cho sứ mệnh truyền giáo của cha.
Theo linh mục Dan người viết về tiểu sử của cha Capodanno cho hay có lẽ cha bị ảnh hưởng của cha Raoul Plus, một nhà truyền giáo sống vào thế kỷ Thế chiến thứ nhất, với nền tu đức mọi người theo Chúa Kitô “hãy trở thành một Chúa Kitô cho tha nhân, hiến tất cả thời giờ và nghị lực xác hồn cho Chúa và tha nhân - đó là phương châm sống cho người tông đồ."
Vị Linh Mục Dấn Thân
Cha Capodanno đã đến Việt Nam vào Tuần Thánh năm 1966. Ngài được gửi về Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 7, đóng ở phía Nam Đà Nẵng, một thành phố ở miền đông Nam Việt Nam. Ngài là một Tuyên úy Công Giáo duy nhất trong vùng, nên trách vụ của Ngài thật rộng lớn. Ngài đã muốn trở nên trống rỗng để mặc lấy hình ảnh của Chúa Kitô trong mọi sự ở mọi nơi.
Những người lính Thủy quân lục chiến nhanh chóng đặt cho cha Capodanno cái biệt danh là "kẻ phục dịch”, vì ngài chia sẻ mọi sự cho họ. Bất cứ khi nào họ cần tới cha, cha dường như đang ở đó - cầu nguyện với người bị thương, an ủi người đang hấp hối, và khuyến khích những người đi chiến đấu. Điều đáng trân quí nhất mà tất cả mọi người lính đều nhìn nhận cha Capodanno là một người trong số họ, cha không phải là kẻ xa lạ hay giai cấp mặc dầu cha không bao giờ mang vũ khí, ngoại trừ khi có nghĩa vụ phải làm như vậy! Vũ khí của cha là tình yêu và tinh thần.
Cha Capodanno đồng hành với trung đoàn trên mọi chiến trường, liều mạng vì quân binh của mình. Một lần, trong một cuộc bị tấn công bằng lựu đạn, cha cầm đèn pin cho một quân nhân săn sóc người bị thương. Vào một dịp khác, cha chạy qua một rặng thông bảy mươi lăm cây đang bừng bừng cháy để tới một người lính Thủy quân lục chiến bị thương và cõng anh về chốt an toàn. Trong các trận địa, cha làm người tải thương, cha cầu nguyện chúc lành xức dầu cho các tử sĩ... Cha chẳng màng tới sự an vi của mình, mặc dù cha đã từng tự thú cha cũng biết sợ "như mọi người."
Cha Capodanno làm việc không ngừng nghỉ, mỗi ngày cha dâng lễ, ngồi tòa giải tội và luôn sẵn sàng để hướng dẫn tâm linh cho binh lính. Lúc rảnh rỗi cha thường đi bộ và lắng nghe những người lính tâm sự. Cha làm việc rất khuya, sống theo lý tưởng mà cha mô tả trong bài giảng của cha: "Niềm tin vào Chúa Kitô mang lại cho cha một ý nghĩa sâu xa và mời gọi cha cách khẩn cấp, không phải quá khứ hay tương lai mà là giây phút hiện tại ngay bây giờ! Mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa ban cho nhiều tài khéo và năng khiếu. Chúng ta hãy tự hỏi mình đã và xử dụng chúng ra sao? Nếu chúng ta không xử dụng bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ xử dụng chúng vì lúc nào chúng ta cũng có cớ để bào chữa."
Thiếu tá Ray Harton nhớ lại một trong những cuộc chạm trán đầu tiên của ông với cha Capadanno khi ông đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công địch. Cha ấy chỉ đi lướt qua và dừng lại một thoáng, nhưng ánh mắt của Ngài như có một thần lực thu hút tôi... làm cho tâm hồn tôi dâng trào thổn thức!
Ngoài Trận địa.
Thế rồi Thiếu tá Harton gặp lại cha trong giữa mặt trận. Sáng ngày 4 tháng 9 năm 1967, cha Capodanno tình nguyện đi tác chiến với các đơn vị Thủy quân lục chiến đang không vận để giải cứu một đơn vị trong khu vực tranh chấp ở Quế Sơn. Biết rằng đây là cuộc chiến đầy khốc nghiệt, Ngài đã dành nhiều giờ trong đêm để cầu nguyện cho những người lính đã hy sinh và đang nguy tử.
Không bao lâu sau máy bay chở cha Capadanno hạ cánh, đơn vị của cha bị một lực lượng gần hai ngàn binh lính Bắc Việt bao vây. Khi đội quân Thủy lục chiến của cha vượt qua đỉnh đồi, thì bị trọng pháo bắn và đại liên bắn liên hồi... Người lính truyền tin vừa điện cho hay "Quân binh của chúng ta đang bị càn quét!". Và rồi một tin nhắn khác "Có nhiều người bị thương và hấp hối..."
Nghe tin ấy cha Vincent quyết tâm đến với anh em binh lính của cha. Cha đã chạy tới chạy lui, đưa người bị thương và ban bí tích cuối cùng cho những người hấp hối. Mặc dù bị bắn hai lần - một lần vào mặt và một lần vào tay phải - cha vẫn tiếp tục tìm kiếm người bị thương, nói với họ, "Chúa Giêsu nói con hãy vững tin. Chúa là sự thật và là sự sống”.
Một trong những người lính mà cha cứu giúp là Thiếu tá Ray Harton, ông bị thương và mất nhiều máu, ông sắp chết… Nhìn lên và thấy cha Capodanno, ông tự thú: "Tôi không thể giải thích được, khi cha ấy chạm vào tôi và tôi nghe thấy giọng của cha, tôi cảm nhận được một sự bình an mà tôi chưa bao giờ có trước đây cũng như sau này."
Cha Capodanno trấn an Thiếu tá Harton rằng "Chúa ở với chúng ta mọi nơi mọi lúc" và chúc lành cho ông bằng bàn tay trái còn nguyên vẹn của cha. Sau đó, một quân nhân bị thương khác la lên đau đớn, và cha Capodanno chạy ùa đến giúp đỡ anh ta. Khi cha vừa quỳ xuống, một loạt liên thanh nổ rền giết chết cả hai người ngay lập tức. Vài giờ sau, một trong những người lính lấy xác cha Capodanno cho hay tên khắp thân thể cha bị nát bấy với 27 mũi đạn nhưng gương mặt "Cha như đang mỉm cười, và mắt cha khép lại như đang ngủ hoặc đang cầu nguyện."
Cha Vincent Capodanno đã được trao tặng Huân chương danh dự cao quí nhất của Quốc hội vì lòng dũng cảm của cha.
Nhà truyền giáo không bao giờ ngừng nghỉ
Tin tức về cái chết của cha Capodanno làm rung động toàn thể Thủy quân Lục Chiến trên khắp miền Nam Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cha đã gây nhiều âm hưởng cho cuộc sống của anh em binh lính một cách sâu xa. Một năm sau, nhiều anh em Thủy quân lục chiến đã thốt lên "Cha Capadanno đã dâng hiến mạng sống của cha, không ai trên trần thế này có thể làm được gì nữa ngoại trừ Đức Kitô... Nhiều anh em Thủy quân lục chiến và binh lính đã trở lại đạo Công Giáo nhờ tấm gương hy sinh của cha. Họ nói “đối với tôi, cha ấy là một vị thánh."
Nhưng câu chuyện thực sự đã không kết thúc với cái chết của cha vì cha Capodanno la một nhà truyền giáo, Ngài sẽ không ngừng làm việc, ngay cả sau khi cha đã qua đời." Nhờ vào những trang sử của tác giả Mode viết về cha Capadanno làm cho nhiều người xúc động trước tấm gương hy sinh xả thân của cha mà chạy tới cầu nguyện với cha.
Cha Capodanno đã sống và chết như một vị tử đạo phục vụ những người phục vụ cho một cuộc chiến chính nghĩa. Qua cái chết, Cha Capodanno đã truyền cảm hứng của lòng quả đảm và hy vọng cho tha nhân, nhiều người đã chạy tới kêu cầu khấn xin Ngài cho những nhu cầu của cuộc sống. Một số người đã nhận được những ơn chữa lành qua việc cầu thay nguyện giúp của cha. Gồm một nữ tu Việt Nam được chữa lành khỏi bệnh ung thư.
Một trường hợp khác là ông Ernest, một bác sĩ thú y Việt Nam đang thất vọng và muốn tự vẫn, tình cờ ông ta mở chiếc ví ra thấy một tờ giấy của mẹ ông viết lại lời cầu nguyện với cha Capadanno. Ông đã đọc những lời nguyện ấy và nhờ lời cầu nguyện của cha Capodanno, Ernest đã vượt qua được giờ phút khủng khoảng. Ông Ernest vẫn còn sống cho tới ngày nay.
Một sự kiện khác liên quan đến một người đàn ông tên là Vincent, người có con trai cũng được gọi là Vincent đang hấp hối vì một căn bệnh về máu. Người cha đưa con đến mộ của cha Capodanno trên đảo Staten, ông đặt cậu con lên đó và cầu nguyện… Cậu bé đã được chữa lành đến nỡi các bác sĩ phải công nhận cậu bé được chữa lành cách lạ lùng.
Tất cả những ơn lạ do cha phù trợ được sưu tập lại và gửi về cho Bộ phong Thánh tại Vatican để học hỏi và điều tra theo dõi. Khi nào Giáo hội công nhận là phép lạ thì cha Capodanno sẽ được nâng lên hàng Chân phước và cuối cùng là Hiển thánh.
Ngày 21 tháng 5 năm 2006, cha Capodanno đã được tuyên phong là “Đấy Tớ Chúa Chúa”. Các nguyên nhân và tiến trình phong thánh cho cha còn đang được tiến hành. Là con dân Việt Nam chúng ta hãy chạy tới khẩn cầu ngài thương đến quê hương đất nước chúng ta có được tự do nhân quyền và dân chúng được thừa hưởng quyền sống nhân bản tự do hạnh phúc.
Những Lời cầu nguyện cùng cha Vincent Capadanno:
Lời nguyện do ĐGM Timothy P. Broglio soạn:
Lạy Thiên Chúa toàn năng và từ ái, Chúa hằng thương nhìn đến những ai chạy đến kêu cầu lòng thương xót của Chúa qua lời chuyển cầu của Tôi tớ Chúa là linh mục Vinh-Sơn-Tê Capodanno, vị thừa sai và là Tuyên úy Thủy Lục quân, con nguyện xin Ngài cầu xin cùng Chúa cho con ơn ………… (liệt kê ra). Chớ gì sự hy sinh quả cảm của cha năm xưa đã mang lại ơn cứu rỗi và ủi an cho những người lính thủy mà Cha phục vụ trên bãi chiến trường, thì nay xin cha thương nhận lời con cầu xin. Con cầu xin cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Lời nguyện do Đức Hồng Y Edwin F. O’Brien soạn:
Lạy Thiên Chúa Đấng chữa lành và ban sức mạnh cho người thế qua bàn tay của Con Cha là Đức Giêsu Kitô, xin nhận lời chúng con tha thiết cầu xin qua lời chuyển cầu của linh mục Chúa là cha Vinh-Sơn-Tê Capodanno, vị thừa sai và là Tuyên úy năm xưa đã xoa dịu các vết thương và ủi an nâng đỡ các binh sĩ tử thương nơi tiền tuyến. Nay xin thương nhận lời con cầu nguyện giữa cuộc chiến tâm linh đời con mà ban cho con ơn …….. (liệt kê ra). Con nguyện xin cùng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thưở muôn đời. Amen.
Sống và đồng hành với những chàng lính thủy trẻ trung yêu đời hay đời lính thì những ngôn từ chửi bới, văng tục tĩu hẳn là không thiếu... Cho nên sự hiện diện của cha như một thiên thần thơ dại giữa bày lang sói, nếu không muốn nói là giữa những chàng thanh niên niên quỉ sứ sống triết thuyết hiện sinh, đang sống và hưởng thụ được ngày giờ nào thì sống, vì cái chết lúc nào cũng như đang cận kề rình rập quanh mình!
Thời thơ ấu: Vincent Capadano được sinh ra ở một hải đảo nhỏ Staten gần thành phố New York vào năm 1929, bé được chào đón vào đời trong vòng tay yêu thương của mẹ cha là những người di dân tới Hoa kỳ gốc Ý rất đạo hạnh. Chàng là người em út trong một gia đình mười anh chị em. Cha chàng làm hai nghề, hàng ngày ông phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để sửa soạn hàng cho cửa tiệm tạp hoá của gia đình trước khi ông tới làm việc tại một công ty đóng tàu. Ban ngày thì vợ của ông trông coi cửa hàng với sự trợ giúp của bày con.
Anh em của cha Capodanno là ông James nhớ lại: "Gia đình chúng tôi là một ‘thế giới thân thiện, gần gũi, và rất yêu thương đùm bọc lẫn nhau". Chúng tôi luôn làm việc chung với nhau. Bữa ăn tối là trọng tâm của cuộc sống gia đình. "Chúng tôi không bao giờ bắt đầu ăn cho đến khi mọi người ngồi vào bàn, ngay cả chú chó cũng quẩn quanh gần bàn!" Anh em chúng tôi người học đàn, người đọc sách báo giải trí, hay chơi với nhau ở sân sau nhà như chơi cầu tụt, nhảy giây, ném banh v.v...
Ông James nhớ em Vincent của mình là một trang thanh niên "rất bình dị và bình thường" nhưng em có một niềm tin vững mạnh và lòng đạo đức tốt lành. Dù Vincent không dành nhiều giờ cầu nguyện, nhưng giống như cha mẹ và 9 anh chị em, em luôn vui vẻ dấn thân, hăng say trong những sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ, nhiệt tâm trong các công tác đoàn thể. Em được săn sóc và bao bọc rất kỹ. Năm 1949, trong kỳ học đầu tiên tại Đại học Fordham, chàng sinh viên trẻ tâm sự với một người bạn thân rằng chàng muốn trở thành một linh mục chứ không mộng làm bác sĩ, như chàng nghĩ trước đây.
"Khát vọng được chia sẻ nỗi khổ đau của Chúa và tha nhân"
Cùng năm đó, Capodanno xin vào dòng Truyền giáo Maryknoll. Như nhiều thanh niên khác chàng bị thu hút vào đời sống tu trì qua các lời khấn và sứ mệnh truyền bá Tin mừng Phúc âm cho mọi người đặc biệt đến các vùng đất xa xôi...
Hai mẫu gương của người tu sĩ Maryknoll mà Capodanno cũng như các đồng bạn cùng lớp rất ngưỡng mộ là Đức Giám Mục Phanxicô Xavier Ford, người đã chết rũ tù Cộng sản tại Trung Hoa năm 1950 với khẩu hiệu cuộc đời của Ngài là "cùng chịu đau khổ với Chúa". Người thứ hai là Đức Giám Mục Patrick Byrne, người bị những người Cộng sản Bắc Triều Tiên bắt. Đức cha đã nói với các linh mục đồng bạn của Ngài rằng nếu Ngài bị hành quyết, Ngài sẽ vui chịu để thông hiệp với "những thương đau" của anh em mình.
Cha Capodanno đã ghi khắc những lời tâm huyết này trong tâm lòng cha, nên năm 1958 cha xin đi phục vụ những người Hakka ở Tây Đài Loan. Đối với một người rất tỉ mỉ tươm tất như cha thì bước khởi đầu cho đời sống truyền giáo với một chương trình thời khóa biểu lỏng lẻo, đời sống hoang sơ thiếu thốn thì thật là khó để mà thích ứng! Tuy nhiên, cha Capodanno đã hoàn tất vai trò trách nhiệm của mình một cách vui vẻ nhiệt tình. Linh mục Dan Dolan, người đã làm việc với cha trong sáu tháng nhận xét rằng cha hết sức quan tâm và nỗ lực trong mọi công việc như chuẩn bị và dâng lễ hàng ngày, sửa soạn các đại lễ như Tuần thánh và Giáng sinh, dạy giáo lý và tiếp xúc với các thành viên trong cộng đoàn địa phương.
Sau 7 năm làm việc ở Đài Loan, cha Capodanno được đổi về trường trung học ở Hồng Kông. Cha không vui lắm trước sự hoán chuyển này! Vì là một nhà truyền giáo Maryknoll bình thường , cha thích ở lại đất nước mà cha đã quen thuộc... Nhưng cha vẫn tín thác ra đi.
Vì không thể trở về Đài Loan nữa nên cha Capodanno được yêu cầu đi phục vụ như một Tuyên úy Hải quân cho Thủy quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam. Bài sai đó được ban hành vào tháng 8 năm 1965 và năm tháng sau, cha được biệt phái về đơn vị Hải quân ở Newport, tại đảo Rhode.
Bài sai gửi cha đi phục vụ cho quân đội dường như không phù hợp lắm với một cuộc sống thô bạo, nhan nhản những lời thô tục, những "tiếng chửi thề" của những người lính Thủy quân lục chiến… Nhưng cha hiểu rõ sứ vụ làm chứng tá Tin mừng yêu thương nâng đỡ các quân nhân Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Cha đã khám phá ra tiếng mời gọi của Thiên Chúa để ra đi trao hiến chính mình trọn vẹn hơn cho người khác và vì tha nhân. Những gì Ngài kinh nghiệm được ở Đài Loan chỉ là một sự khởi đầu cho sứ mệnh truyền giáo của cha.
Theo linh mục Dan người viết về tiểu sử của cha Capodanno cho hay có lẽ cha bị ảnh hưởng của cha Raoul Plus, một nhà truyền giáo sống vào thế kỷ Thế chiến thứ nhất, với nền tu đức mọi người theo Chúa Kitô “hãy trở thành một Chúa Kitô cho tha nhân, hiến tất cả thời giờ và nghị lực xác hồn cho Chúa và tha nhân - đó là phương châm sống cho người tông đồ."
Vị Linh Mục Dấn Thân
Cha Capodanno đã đến Việt Nam vào Tuần Thánh năm 1966. Ngài được gửi về Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 7, đóng ở phía Nam Đà Nẵng, một thành phố ở miền đông Nam Việt Nam. Ngài là một Tuyên úy Công Giáo duy nhất trong vùng, nên trách vụ của Ngài thật rộng lớn. Ngài đã muốn trở nên trống rỗng để mặc lấy hình ảnh của Chúa Kitô trong mọi sự ở mọi nơi.
Những người lính Thủy quân lục chiến nhanh chóng đặt cho cha Capodanno cái biệt danh là "kẻ phục dịch”, vì ngài chia sẻ mọi sự cho họ. Bất cứ khi nào họ cần tới cha, cha dường như đang ở đó - cầu nguyện với người bị thương, an ủi người đang hấp hối, và khuyến khích những người đi chiến đấu. Điều đáng trân quí nhất mà tất cả mọi người lính đều nhìn nhận cha Capodanno là một người trong số họ, cha không phải là kẻ xa lạ hay giai cấp mặc dầu cha không bao giờ mang vũ khí, ngoại trừ khi có nghĩa vụ phải làm như vậy! Vũ khí của cha là tình yêu và tinh thần.
Cha Capodanno đồng hành với trung đoàn trên mọi chiến trường, liều mạng vì quân binh của mình. Một lần, trong một cuộc bị tấn công bằng lựu đạn, cha cầm đèn pin cho một quân nhân săn sóc người bị thương. Vào một dịp khác, cha chạy qua một rặng thông bảy mươi lăm cây đang bừng bừng cháy để tới một người lính Thủy quân lục chiến bị thương và cõng anh về chốt an toàn. Trong các trận địa, cha làm người tải thương, cha cầu nguyện chúc lành xức dầu cho các tử sĩ... Cha chẳng màng tới sự an vi của mình, mặc dù cha đã từng tự thú cha cũng biết sợ "như mọi người."
Cha Capodanno làm việc không ngừng nghỉ, mỗi ngày cha dâng lễ, ngồi tòa giải tội và luôn sẵn sàng để hướng dẫn tâm linh cho binh lính. Lúc rảnh rỗi cha thường đi bộ và lắng nghe những người lính tâm sự. Cha làm việc rất khuya, sống theo lý tưởng mà cha mô tả trong bài giảng của cha: "Niềm tin vào Chúa Kitô mang lại cho cha một ý nghĩa sâu xa và mời gọi cha cách khẩn cấp, không phải quá khứ hay tương lai mà là giây phút hiện tại ngay bây giờ! Mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa ban cho nhiều tài khéo và năng khiếu. Chúng ta hãy tự hỏi mình đã và xử dụng chúng ra sao? Nếu chúng ta không xử dụng bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ xử dụng chúng vì lúc nào chúng ta cũng có cớ để bào chữa."
Thiếu tá Ray Harton nhớ lại một trong những cuộc chạm trán đầu tiên của ông với cha Capadanno khi ông đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công địch. Cha ấy chỉ đi lướt qua và dừng lại một thoáng, nhưng ánh mắt của Ngài như có một thần lực thu hút tôi... làm cho tâm hồn tôi dâng trào thổn thức!
Ngoài Trận địa.
Thế rồi Thiếu tá Harton gặp lại cha trong giữa mặt trận. Sáng ngày 4 tháng 9 năm 1967, cha Capodanno tình nguyện đi tác chiến với các đơn vị Thủy quân lục chiến đang không vận để giải cứu một đơn vị trong khu vực tranh chấp ở Quế Sơn. Biết rằng đây là cuộc chiến đầy khốc nghiệt, Ngài đã dành nhiều giờ trong đêm để cầu nguyện cho những người lính đã hy sinh và đang nguy tử.
Không bao lâu sau máy bay chở cha Capadanno hạ cánh, đơn vị của cha bị một lực lượng gần hai ngàn binh lính Bắc Việt bao vây. Khi đội quân Thủy lục chiến của cha vượt qua đỉnh đồi, thì bị trọng pháo bắn và đại liên bắn liên hồi... Người lính truyền tin vừa điện cho hay "Quân binh của chúng ta đang bị càn quét!". Và rồi một tin nhắn khác "Có nhiều người bị thương và hấp hối..."
Nghe tin ấy cha Vincent quyết tâm đến với anh em binh lính của cha. Cha đã chạy tới chạy lui, đưa người bị thương và ban bí tích cuối cùng cho những người hấp hối. Mặc dù bị bắn hai lần - một lần vào mặt và một lần vào tay phải - cha vẫn tiếp tục tìm kiếm người bị thương, nói với họ, "Chúa Giêsu nói con hãy vững tin. Chúa là sự thật và là sự sống”.
Một trong những người lính mà cha cứu giúp là Thiếu tá Ray Harton, ông bị thương và mất nhiều máu, ông sắp chết… Nhìn lên và thấy cha Capodanno, ông tự thú: "Tôi không thể giải thích được, khi cha ấy chạm vào tôi và tôi nghe thấy giọng của cha, tôi cảm nhận được một sự bình an mà tôi chưa bao giờ có trước đây cũng như sau này."
Cha Capodanno trấn an Thiếu tá Harton rằng "Chúa ở với chúng ta mọi nơi mọi lúc" và chúc lành cho ông bằng bàn tay trái còn nguyên vẹn của cha. Sau đó, một quân nhân bị thương khác la lên đau đớn, và cha Capodanno chạy ùa đến giúp đỡ anh ta. Khi cha vừa quỳ xuống, một loạt liên thanh nổ rền giết chết cả hai người ngay lập tức. Vài giờ sau, một trong những người lính lấy xác cha Capodanno cho hay tên khắp thân thể cha bị nát bấy với 27 mũi đạn nhưng gương mặt "Cha như đang mỉm cười, và mắt cha khép lại như đang ngủ hoặc đang cầu nguyện."
Cha Vincent Capodanno đã được trao tặng Huân chương danh dự cao quí nhất của Quốc hội vì lòng dũng cảm của cha.
Nhà truyền giáo không bao giờ ngừng nghỉ
Tin tức về cái chết của cha Capodanno làm rung động toàn thể Thủy quân Lục Chiến trên khắp miền Nam Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cha đã gây nhiều âm hưởng cho cuộc sống của anh em binh lính một cách sâu xa. Một năm sau, nhiều anh em Thủy quân lục chiến đã thốt lên "Cha Capadanno đã dâng hiến mạng sống của cha, không ai trên trần thế này có thể làm được gì nữa ngoại trừ Đức Kitô... Nhiều anh em Thủy quân lục chiến và binh lính đã trở lại đạo Công Giáo nhờ tấm gương hy sinh của cha. Họ nói “đối với tôi, cha ấy là một vị thánh."
Nhưng câu chuyện thực sự đã không kết thúc với cái chết của cha vì cha Capodanno la một nhà truyền giáo, Ngài sẽ không ngừng làm việc, ngay cả sau khi cha đã qua đời." Nhờ vào những trang sử của tác giả Mode viết về cha Capadanno làm cho nhiều người xúc động trước tấm gương hy sinh xả thân của cha mà chạy tới cầu nguyện với cha.
Cha Capodanno đã sống và chết như một vị tử đạo phục vụ những người phục vụ cho một cuộc chiến chính nghĩa. Qua cái chết, Cha Capodanno đã truyền cảm hứng của lòng quả đảm và hy vọng cho tha nhân, nhiều người đã chạy tới kêu cầu khấn xin Ngài cho những nhu cầu của cuộc sống. Một số người đã nhận được những ơn chữa lành qua việc cầu thay nguyện giúp của cha. Gồm một nữ tu Việt Nam được chữa lành khỏi bệnh ung thư.
Một trường hợp khác là ông Ernest, một bác sĩ thú y Việt Nam đang thất vọng và muốn tự vẫn, tình cờ ông ta mở chiếc ví ra thấy một tờ giấy của mẹ ông viết lại lời cầu nguyện với cha Capadanno. Ông đã đọc những lời nguyện ấy và nhờ lời cầu nguyện của cha Capodanno, Ernest đã vượt qua được giờ phút khủng khoảng. Ông Ernest vẫn còn sống cho tới ngày nay.
Một sự kiện khác liên quan đến một người đàn ông tên là Vincent, người có con trai cũng được gọi là Vincent đang hấp hối vì một căn bệnh về máu. Người cha đưa con đến mộ của cha Capodanno trên đảo Staten, ông đặt cậu con lên đó và cầu nguyện… Cậu bé đã được chữa lành đến nỡi các bác sĩ phải công nhận cậu bé được chữa lành cách lạ lùng.
Tất cả những ơn lạ do cha phù trợ được sưu tập lại và gửi về cho Bộ phong Thánh tại Vatican để học hỏi và điều tra theo dõi. Khi nào Giáo hội công nhận là phép lạ thì cha Capodanno sẽ được nâng lên hàng Chân phước và cuối cùng là Hiển thánh.
Ngày 21 tháng 5 năm 2006, cha Capodanno đã được tuyên phong là “Đấy Tớ Chúa Chúa”. Các nguyên nhân và tiến trình phong thánh cho cha còn đang được tiến hành. Là con dân Việt Nam chúng ta hãy chạy tới khẩn cầu ngài thương đến quê hương đất nước chúng ta có được tự do nhân quyền và dân chúng được thừa hưởng quyền sống nhân bản tự do hạnh phúc.
Những Lời cầu nguyện cùng cha Vincent Capadanno:
Lời nguyện do ĐGM Timothy P. Broglio soạn:
Lạy Thiên Chúa toàn năng và từ ái, Chúa hằng thương nhìn đến những ai chạy đến kêu cầu lòng thương xót của Chúa qua lời chuyển cầu của Tôi tớ Chúa là linh mục Vinh-Sơn-Tê Capodanno, vị thừa sai và là Tuyên úy Thủy Lục quân, con nguyện xin Ngài cầu xin cùng Chúa cho con ơn ………… (liệt kê ra). Chớ gì sự hy sinh quả cảm của cha năm xưa đã mang lại ơn cứu rỗi và ủi an cho những người lính thủy mà Cha phục vụ trên bãi chiến trường, thì nay xin cha thương nhận lời con cầu xin. Con cầu xin cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Lời nguyện do Đức Hồng Y Edwin F. O’Brien soạn:
Lạy Thiên Chúa Đấng chữa lành và ban sức mạnh cho người thế qua bàn tay của Con Cha là Đức Giêsu Kitô, xin nhận lời chúng con tha thiết cầu xin qua lời chuyển cầu của linh mục Chúa là cha Vinh-Sơn-Tê Capodanno, vị thừa sai và là Tuyên úy năm xưa đã xoa dịu các vết thương và ủi an nâng đỡ các binh sĩ tử thương nơi tiền tuyến. Nay xin thương nhận lời con cầu nguyện giữa cuộc chiến tâm linh đời con mà ban cho con ơn …….. (liệt kê ra). Con nguyện xin cùng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thưở muôn đời. Amen.