Vatican, ngày 23 tháng 8 năm 2019 ( CNA ). - Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam, họp tại Vatican trong tuần qua, công bố đã đạt được thỏa thuận thành lập một đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam.
Một vị đại diện cho Đức Giáo Hoàng, cư ngụ thường trú, được coi là một bước trung gian trong quan hệ ngoại giao, trước khi có một vị Khâm Sứ chính thức.
Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Cuộc họp thượng đỉnh ngày 21-22 tháng 8 vừa qua là cuộc họp thứ tám của nhóm làm việc, trước đó đã họp tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2018.
Từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một vị đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam. Tại cuộc họp năm ngoái (2018) tại Hà Nội, các phái đoàn đã đồng ý sẽ nâng cấp đại diện này từ không thường trú thành thường trú.
Theo tuyên bố chung hôm nay (ngày 23 tháng 8,) nhóm làm việc Tòa Thánh-Việt Nam đã thảo luận về các quy định nhằm củng cố một thỏa thuận như vậy, và việc thành lập một văn phòng càng sớm càng hay.
Trong cuộc họp, Tòa Thánh cũng đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhà nước đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Như đã cam kết tiếp tục cải thiện một chính sách nhất quán về tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hai bên cũng cam kết tiếp tục đối thoại dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc đã được hai bên thống nhất về các mối quan hệ song phương. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hơn nữa các liên hệ, bao gồm cả các cấp độ cao, theo lời tuyên bố.
Phái đoàn Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin và Ngoại Trưởng cuả Toà Thánh Tổng Giám mục Paul Gallagher.
Cầm đầu phái đoàn Toà Thánh là Đức Ông. Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao cuả Vatican, và phiá Việt Nam là ông Tô Anh Dũng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam.
Hiện nay đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam đang được vị Khâm Sứ cuả Singapore đảm tránh, là Tổng giám mục Marek Zalewski.
Người Công Giáo chiếm khoảng 7% trong dân số 97 triệu ở Việt Nam. Tôn giáo chính là Đạo Ông Bà, theo sau là Phật giáo.
Luật tự do tôn giáo cuả Việt Nam đã được bàn thảo từ năm 2013, sau khi hiến pháp Việt Nam được sửa đổi. Luật pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng cho mọi người, và chính thức bảo đảm tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, các cộng đồng Công Giáo vẫn phải chịu đựng một số hạn chế dưới chế độ cộng sản.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, các điều kiện tự do tôn giáo ở nước này vào năm 2019 đã suy thoái so với năm 2018, và mặc dù có những cải thiện nhỏ, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo.
Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Cuộc họp thượng đỉnh ngày 21-22 tháng 8 vừa qua là cuộc họp thứ tám của nhóm làm việc, trước đó đã họp tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2018.
Từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một vị đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam. Tại cuộc họp năm ngoái (2018) tại Hà Nội, các phái đoàn đã đồng ý sẽ nâng cấp đại diện này từ không thường trú thành thường trú.
Theo tuyên bố chung hôm nay (ngày 23 tháng 8,) nhóm làm việc Tòa Thánh-Việt Nam đã thảo luận về các quy định nhằm củng cố một thỏa thuận như vậy, và việc thành lập một văn phòng càng sớm càng hay.
Trong cuộc họp, Tòa Thánh cũng đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhà nước đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Như đã cam kết tiếp tục cải thiện một chính sách nhất quán về tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hai bên cũng cam kết tiếp tục đối thoại dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc đã được hai bên thống nhất về các mối quan hệ song phương. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hơn nữa các liên hệ, bao gồm cả các cấp độ cao, theo lời tuyên bố.
Phái đoàn Việt Nam cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin và Ngoại Trưởng cuả Toà Thánh Tổng Giám mục Paul Gallagher.
Cầm đầu phái đoàn Toà Thánh là Đức Ông. Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao cuả Vatican, và phiá Việt Nam là ông Tô Anh Dũng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam.
Hiện nay đại diện tông toà không thường trú tại Việt Nam đang được vị Khâm Sứ cuả Singapore đảm tránh, là Tổng giám mục Marek Zalewski.
Người Công Giáo chiếm khoảng 7% trong dân số 97 triệu ở Việt Nam. Tôn giáo chính là Đạo Ông Bà, theo sau là Phật giáo.
Luật tự do tôn giáo cuả Việt Nam đã được bàn thảo từ năm 2013, sau khi hiến pháp Việt Nam được sửa đổi. Luật pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng cho mọi người, và chính thức bảo đảm tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, các cộng đồng Công Giáo vẫn phải chịu đựng một số hạn chế dưới chế độ cộng sản.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, các điều kiện tự do tôn giáo ở nước này vào năm 2019 đã suy thoái so với năm 2018, và mặc dù có những cải thiện nhỏ, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo.