Ký giả Tom Metcalfe của tờ Live Science, ngày 4 tháng 6 qua, cho hay: xác một người đàn ông ở Bắc Ý cách nay 2000 năm cho thấy các dấu hiệu ông này chết sau khi bị đóng đinh vào một thập giá bằng gỗ, vốn là phương pháp hành quyết Chúa Giêsu như được mô tả trong Thánh Kinh Kitô Giáo.
Dù việc đóng đinh là hình thức thông thường của án tử hình đối với các phạm nhân và nô lệ thời Rôma cổ đại, việc khám phá mới này chỉ là lần thứ hai tìm ra chứng cớ khảo cổ học trực tiếp về nó.
Cuộc nghiên cứu mới đối với hài cốt người đàn ông, được tìm thấy gần Venice năm 2007, cho thấy vết thương và vết nứt không lành tại các xương gót chân; điều này gợi ý: bàn chân ông ta bị đóng đinh vào một thập giá.
Các nhà nghiên cứu tại hai đại học Ferrara và Florence ở Ý cho biết: các khám phá này không chung cuộc vì điều kiện không mấy tốt của các xương và vì thiếu một xương gót chân khác.
Họ cũng không tìm được chứng cớ cho thấy thân thể này bị đóng đinh vào cổ tay, là phương pháp thông thường của người cổ Rôma như đã được ghi lại trong Thánh Kinh về vụ hành quyết Chúa Giêsu.
Việc chôn cất cổ xưa
Các nhà nghiên cứu viết trong bài khảo cứu của họ, được đăng trực tuyến ngày 12 tháng 4 vừa qua, trên tạp chí Archaeological and Anthropological Sciences: Xương cốt còn lại được tìm thấy tại Gavello, cách tây nam Venice chừng 25 dặm (40 Km), trong các cuộc khai quật khảo cổ học để chuẩn bị cho việc đặt một đường cống.
Họ cho rằng: Thông thường, trong một cuộc mai táng thời Rôma, xác được chôn trực tiếp xuống đất, thay vì đặt trong một ngôi mộ, và không có món đồ chôn cất nào cả.
Các nhà nghiên cứu trên đã làm các cuộc thử nghiệm di truyền học và sinh học trên hài cốt; dựa vào đó, họ thấy rằng các hài cốt này là của một người đàn ông với chiều cao trung bình và dáng người mảnh khảnh, khi chết, khoảng 30 tới 34 tuổi.
Họ cho rằng: Việc thiếu các đồ vật chôn cất và thân người nhỏ của người đã khuất cho thấy ông ta có thể là một nô lệ thiếu ăn, được chôn cất không có nghi lễ chôn cất thường lệ của người Rôma.
Vết nứt không lành nơi gót chân cho thấy đinh bằng kim khí đã được đóng qua đó, từ trong ra ngoài của bàn chân phải, hoặc trực tiếp đóng vào gỗ thập giá hay vào chiếc đặt chân bằng gỗ gắn liền vào thập giá.
Tác giả bài khảo cứu, Emmanuela Gualdi, một nhà nhân học y khoa của Đại Học Ferrara cho biết: “Chúng tôi tìm thấy một vết thương đặc biệt ở xương của gót chân phải, chạy dọc suốt toàn bộ khúc xương”.
Hình phạt tàn nhẫn
Trong bài nghiên cứu của họ, Gualdi và các đồng nghiệp của cô nhận định rằng người Rôma học cách đóng đinh từ người Carthage và sử dụng nó làm một hình thức án tử hành cả gần một ngàn năm cho tới lúc Hoàng Đế Constantinô hủy bỏ nó ở thế kỷ thứ 4 công nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, các vụ đóng đinh của người Rôma nhằm mục đích gây đau đớn tối đa trong một thời gian kéo dài: bàn chân và cổ tay nạn nhân thường bị đóng đinh vào một cây thập tự bằng gỗ; cây này giữ họ thẳng đứng trong khi họ chịu cái chết từ từ và đau đớn kinh hoàng, đôi khi kéo dài cả mấy ngày.
Họ cho biết: Vì thế, nó thường chỉ được dùng để hành quyết các nô lệ trong xã hội Rôma; xác họ thường để mục rữa trên thập giá hay để thú vật ăn thịt, nhưng trong một số trường hợp, họ được tháo xuống và chôn cất.
Liên quan đến di hài tìm thấy ở Gavello, Gualdi cho hay: không có dấu hiệu nào là người này bị đóng đinh ở cổ tay; thay vào đó, cánh tay ông ta có thể bị cột vào cây thập giá bằng dây thừng, một điều thời ấy cũng hay được thực hiện.
Các vụ đóng đinh thường được mô tả trong các trước tác lịch sử thời Rôma cổ đại, cả thời gian binh lính Rôma hành quyết 6,000 nô lệ bắt được sau vụ nổi loạn của người đấu kiếm Spartacus, thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.
Bằng chứng hiếm có
Chắc chắn, vụ đóng đinh tai tiếng nhất là vụ đóng đinh Chúa Giêsu được Thánh Kinh Kitô Giáo mô tả diễn ra tại Giêrusalem thời Rôma thống trị vào đầu thời đại Kitô Giáo (giữa năm 30 và 36 công nguyên).
Không chứng cớ khảo cổ học nào về biến cố ấy đã được tìm thấy. Nhưng các trình thuật Thánh Kinh về cuộc đóng đinh Chúa Giêsu là niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo, và thập giá vốn là biểu tượng của Kitô Giáo suốt trong lịch sử.
Lần duy nhất khác tìm thấy di hài một nạn nhân bị đóng đinh là năm 1968, trong một cuộc khai quật các ngôi mộ thời Rôma ở Giêrusalem. Trong cuộc khai quật ấy, nhà khảo cổ học người Hy Lạp Vassilios Tzaferis tìm thấy một chiếc đinh dài 18 centimét đâm thủng chiếc xương gót chân một người đàn ông tìm thấy trong một ngôi mộ.
Chiếc đinh trên được tìm thấy ở một chỗ bên trong khúc xương, dính vào một khúc gỗ của cây ôliu, một phần của cây thập giá bằng gỗ trên đó nạn nhân đã bị treo cho đến chết.
Các nhà khoa học nghiên cứu di hài tại Gavello cho biết: các nạn nhân bị đóng đinh thời Rôma khó có thể nhận diện vì trạng thái của bộ xương lâu đời và các khó khăn trong việc đưa ra các giải thích khoa học về các vết thương.
Gualdi nói với tờ Live Science rằng các xương với loại vết thương này rất dễ bể, khó duy trì và khó nhận diện. Ngoài ra, các đinh kim loại dùng để đóng đinh thường bị lấy khỏi xác sau khi chết.
Dù việc đóng đinh là hình thức thông thường của án tử hình đối với các phạm nhân và nô lệ thời Rôma cổ đại, việc khám phá mới này chỉ là lần thứ hai tìm ra chứng cớ khảo cổ học trực tiếp về nó.
Cuộc nghiên cứu mới đối với hài cốt người đàn ông, được tìm thấy gần Venice năm 2007, cho thấy vết thương và vết nứt không lành tại các xương gót chân; điều này gợi ý: bàn chân ông ta bị đóng đinh vào một thập giá.
Các nhà nghiên cứu tại hai đại học Ferrara và Florence ở Ý cho biết: các khám phá này không chung cuộc vì điều kiện không mấy tốt của các xương và vì thiếu một xương gót chân khác.
Họ cũng không tìm được chứng cớ cho thấy thân thể này bị đóng đinh vào cổ tay, là phương pháp thông thường của người cổ Rôma như đã được ghi lại trong Thánh Kinh về vụ hành quyết Chúa Giêsu.
Việc chôn cất cổ xưa
Các nhà nghiên cứu viết trong bài khảo cứu của họ, được đăng trực tuyến ngày 12 tháng 4 vừa qua, trên tạp chí Archaeological and Anthropological Sciences: Xương cốt còn lại được tìm thấy tại Gavello, cách tây nam Venice chừng 25 dặm (40 Km), trong các cuộc khai quật khảo cổ học để chuẩn bị cho việc đặt một đường cống.
Họ cho rằng: Thông thường, trong một cuộc mai táng thời Rôma, xác được chôn trực tiếp xuống đất, thay vì đặt trong một ngôi mộ, và không có món đồ chôn cất nào cả.
Các nhà nghiên cứu trên đã làm các cuộc thử nghiệm di truyền học và sinh học trên hài cốt; dựa vào đó, họ thấy rằng các hài cốt này là của một người đàn ông với chiều cao trung bình và dáng người mảnh khảnh, khi chết, khoảng 30 tới 34 tuổi.
Họ cho rằng: Việc thiếu các đồ vật chôn cất và thân người nhỏ của người đã khuất cho thấy ông ta có thể là một nô lệ thiếu ăn, được chôn cất không có nghi lễ chôn cất thường lệ của người Rôma.
Vết nứt không lành nơi gót chân cho thấy đinh bằng kim khí đã được đóng qua đó, từ trong ra ngoài của bàn chân phải, hoặc trực tiếp đóng vào gỗ thập giá hay vào chiếc đặt chân bằng gỗ gắn liền vào thập giá.
Tác giả bài khảo cứu, Emmanuela Gualdi, một nhà nhân học y khoa của Đại Học Ferrara cho biết: “Chúng tôi tìm thấy một vết thương đặc biệt ở xương của gót chân phải, chạy dọc suốt toàn bộ khúc xương”.
Hình phạt tàn nhẫn
Trong bài nghiên cứu của họ, Gualdi và các đồng nghiệp của cô nhận định rằng người Rôma học cách đóng đinh từ người Carthage và sử dụng nó làm một hình thức án tử hành cả gần một ngàn năm cho tới lúc Hoàng Đế Constantinô hủy bỏ nó ở thế kỷ thứ 4 công nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, các vụ đóng đinh của người Rôma nhằm mục đích gây đau đớn tối đa trong một thời gian kéo dài: bàn chân và cổ tay nạn nhân thường bị đóng đinh vào một cây thập tự bằng gỗ; cây này giữ họ thẳng đứng trong khi họ chịu cái chết từ từ và đau đớn kinh hoàng, đôi khi kéo dài cả mấy ngày.
Họ cho biết: Vì thế, nó thường chỉ được dùng để hành quyết các nô lệ trong xã hội Rôma; xác họ thường để mục rữa trên thập giá hay để thú vật ăn thịt, nhưng trong một số trường hợp, họ được tháo xuống và chôn cất.
Liên quan đến di hài tìm thấy ở Gavello, Gualdi cho hay: không có dấu hiệu nào là người này bị đóng đinh ở cổ tay; thay vào đó, cánh tay ông ta có thể bị cột vào cây thập giá bằng dây thừng, một điều thời ấy cũng hay được thực hiện.
Các vụ đóng đinh thường được mô tả trong các trước tác lịch sử thời Rôma cổ đại, cả thời gian binh lính Rôma hành quyết 6,000 nô lệ bắt được sau vụ nổi loạn của người đấu kiếm Spartacus, thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.
Bằng chứng hiếm có
Chắc chắn, vụ đóng đinh tai tiếng nhất là vụ đóng đinh Chúa Giêsu được Thánh Kinh Kitô Giáo mô tả diễn ra tại Giêrusalem thời Rôma thống trị vào đầu thời đại Kitô Giáo (giữa năm 30 và 36 công nguyên).
Không chứng cớ khảo cổ học nào về biến cố ấy đã được tìm thấy. Nhưng các trình thuật Thánh Kinh về cuộc đóng đinh Chúa Giêsu là niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo, và thập giá vốn là biểu tượng của Kitô Giáo suốt trong lịch sử.
Lần duy nhất khác tìm thấy di hài một nạn nhân bị đóng đinh là năm 1968, trong một cuộc khai quật các ngôi mộ thời Rôma ở Giêrusalem. Trong cuộc khai quật ấy, nhà khảo cổ học người Hy Lạp Vassilios Tzaferis tìm thấy một chiếc đinh dài 18 centimét đâm thủng chiếc xương gót chân một người đàn ông tìm thấy trong một ngôi mộ.
Chiếc đinh trên được tìm thấy ở một chỗ bên trong khúc xương, dính vào một khúc gỗ của cây ôliu, một phần của cây thập giá bằng gỗ trên đó nạn nhân đã bị treo cho đến chết.
Các nhà khoa học nghiên cứu di hài tại Gavello cho biết: các nạn nhân bị đóng đinh thời Rôma khó có thể nhận diện vì trạng thái của bộ xương lâu đời và các khó khăn trong việc đưa ra các giải thích khoa học về các vết thương.
Gualdi nói với tờ Live Science rằng các xương với loại vết thương này rất dễ bể, khó duy trì và khó nhận diện. Ngoài ra, các đinh kim loại dùng để đóng đinh thường bị lấy khỏi xác sau khi chết.