Đức Hồng Y Gracias: lên án Ủy ban kêu gọi cấm Xưng tội (Hòa giải) như là việc chống lại tự do tôn giáo
Sau một vụ bê bối về tình dục xảy ra trong Giáo hội Chính thống, Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia đề nghị chính phủ Ấn Độ cấm việc cử hành Bí tích Xưng tội trong tất cả các Giáo hội Kitô giáo.
Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) của chính phủ đã kêu gọi bãi bỏ việc cử hành Bí tích Giải tội, Giáo hội cho rằng việc này nói lên việc can dự quá đáng vào lãnh vực thiêng liêng của đời sống Kitô giáo.
Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia (NCW) yêu cầu chính phủ Ấn sau vụ bê bối xảy ra vào tháng trước ở tiểu bang Kerala, miền nam Ấn Độ liên quan đến 4 linh mục trong Giáo hội chính thống Malankara Syria, bị cáo buộc là đã lợi dụng lời thú tội của một phụ nữ đã lập gia đình qua tòa giải tội để tống tiền và lạm dụng tình dục cô ấy.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) đã công bố một thông cáo báo chí ngày 27 tháng 7 cho rằng yêu cầu của ủy ban là vô lý.
Sự thánh thiện của Bí tích
Theo đài Vatican hôm thứ Hai ngày 30/7, Đức Hồng Y Gracias cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI), bao gồm các Giám mục Ấn thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh cũng như Chính thống và Chủ tịch Liên đoàn các Giám mục Châu Á (FABC), cùng tuyên bố rằng "yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) là một sai lầm, thiếu sự hiểu biết về bản chất, ý nghĩa, sự thiêng liêng và tầm quan trọng của Bí tích này đối với các tín hữu."
Vi phạm quyền tự do tôn giáo
Đức Hồng Y Gracias nói Giáo Hội Công Giáo rất ư là "cẩn thận và có luật lệ rất nghiêm ngặt để ngăn chặn bất kỳ một vi phạm nào liên quan tới bí tích này." Một lệnh cấm như vậy, ngài nói, sẽ là một sự vi phạm trực tiếp về quyền tự do tôn giáo được hiến pháp bảo đảm. "Tôi cảm thấy đây là một hành vi xâm phạm nhân quyền của dân chúng."
Theo ngài: “hàng triệu người trên khắp thế giới, qua nhiều thế kỷ, đã làm chứng cho những lợi ích thiêng liêng họ cảm nghiệm được sau mỗi lần lãnh nhận Bí tích này qua đó ân sủng, sự tha thứ và bình an mà họ đã trải qua như là kết quả của việc xưng tội.
Giáo hội và quyền lợi của nữ giới
Đức Hồng Y Gracias nói việc cấm cản trên là một "đòi hỏi vô lý", Ngài hy vọng chính phủ chắc chắn sẽ phủ quyết nó!
Vị Hồng Y 73 tuổi này lưu ý rằng lời mời gọi và đề nghị của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) dựa trên một vài sự cố trong Giáo hội Chính thống Malankara, và nhiều vấn đề khác liên quan đến phụ nữ trong nước mà Giáo hội đang làm việc và mong giải quyết các vấn đề như phụ nữ bị bạo hành, sự an nguy của phụ nữ, việc phòng ngừa bạo lực gia đình, xây dựng năng lực và hệ thống cứu hộ cho phụ nữ bị đánh đập.
Lạc quan
Mặc dù bà Sharma không ngưng lời để nghị, Đức Hồng Y Gracias vẫn lạc quan cho rằng “không khí bây giờ tốt hơn nhiều”, tuy vị chủ tịch của ủy ban đã không lặp lại lệnh cấm mà vẫn khăng khăng giữ lệnh cấm. "Ngay cả một bộ trưởng trong chính phủ đã tiết lộ rằng ông không đồng ý với yêu cầu này".
Phong trào phản đối
Một phong trào tập chung nhiều tiếng nói khác nhau để bênh vực ý kiến của Đức Hồng Y Gracias, phản đối luật cấm việc cử hành Bí tích này!
Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Đức Tổng Giám Mục Trivandrum, nói không ai có thể nghi ngờ các quyền hiến pháp của các sắc tộc thiểu số đang làm xáo trộn các phong tục tập quán tôn giáo.
Đức Hồng Y Cleemis, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankara phát biểu: “Ta không thể khái quát một điều gì đó được rút tỉa từ một vài sự cố. Nếu có tội, thì luật lãnh thổ phải xử cho biết phải trái. Ta không thể đổ lỗi cho việc thực hành tôn giáo gây ra.” Đức Hồng Y muốn biết chính phủ Liên minh nói gì về quan điểm của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW).
Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala (KCBC) cũng cho biết yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) đã làm tổn thương tình thông cảm tôn giáo với các nhóm thiểu số Kitô giáo của quốc gia.
Phát ngôn viên của KCBC là linh mục Varghese Vallikkatt cho hay: Chúng tôi mạnh mẽ lên án khuyến nghị này là không chính đáng và vi phạm danh dự và sự tín nhiệm của cộng đồng Kitô hữu”.
Đức Tổng Giám Mục Soosai Pakiam của Trivandrum cho biết “Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) không nên ra luật lệ phải bãi bỏ điều này điều kia trong tôn giáo (như bỏ việc thực hành Bí tích Giải tội)”.
Bà Sharma, ở Kerala tuần trước đã gặp gỡ các nạn nhân của cuộc lạm dụng tình dục của các linh mục, cho biết nhiều người nói với cô rằng những lời thú tội trong việc xưng tội hay bị một số linh mục lợi dụng để khai thác các tín hữu của mình, đặc biệt là phụ nữ.
Đức Tổng Giám Mục Leo Cornelio của Bhopal nói rằng ủy ban không có lý do gì để kêu gọi “việc bãi bỏ một điều gì đó mà Giáo hội coi là thiêng liêng, chỉ vì có ai đó đã làm gì sai lầm”.
George Kurian, Phó Chủ tịch Ủy ban Sắc tộc của Chính phủ cũng chỉ trích yêu cầu của của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) trong một cuộc thảo luận trên truyền hình về Hiến pháp Ấn có viết "bảo đảm một số quyền lợi đối với những người thiểu số." Những tuyên cáo đó có thể tạo ra “sự hiểu lầm giữa các cộng đồng thiểu số”! Phát ngôn viên của Syro-Malabar, ông Fritz Poochakat, đã chỉ trích bà Sharma, khi đặt câu hỏi về việc nếu mỗi người lấy tư cách hiến pháp có thể đưa ra những điều lệ này nọ thì xã hội sẽ ra sao! “Cô ấy không thể làm tổn thương tình cảm của một cộng đồng như thế này. Hy vọng chính phủ sẽ phủ quyết đề nghị của cô một cách mạnh mẽ và minh chính.
Sau một vụ bê bối về tình dục xảy ra trong Giáo hội Chính thống, Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia đề nghị chính phủ Ấn Độ cấm việc cử hành Bí tích Xưng tội trong tất cả các Giáo hội Kitô giáo.
Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) của chính phủ đã kêu gọi bãi bỏ việc cử hành Bí tích Giải tội, Giáo hội cho rằng việc này nói lên việc can dự quá đáng vào lãnh vực thiêng liêng của đời sống Kitô giáo.
Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia (NCW) yêu cầu chính phủ Ấn sau vụ bê bối xảy ra vào tháng trước ở tiểu bang Kerala, miền nam Ấn Độ liên quan đến 4 linh mục trong Giáo hội chính thống Malankara Syria, bị cáo buộc là đã lợi dụng lời thú tội của một phụ nữ đã lập gia đình qua tòa giải tội để tống tiền và lạm dụng tình dục cô ấy.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) đã công bố một thông cáo báo chí ngày 27 tháng 7 cho rằng yêu cầu của ủy ban là vô lý.
Sự thánh thiện của Bí tích
Theo đài Vatican hôm thứ Hai ngày 30/7, Đức Hồng Y Gracias cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI), bao gồm các Giám mục Ấn thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh cũng như Chính thống và Chủ tịch Liên đoàn các Giám mục Châu Á (FABC), cùng tuyên bố rằng "yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) là một sai lầm, thiếu sự hiểu biết về bản chất, ý nghĩa, sự thiêng liêng và tầm quan trọng của Bí tích này đối với các tín hữu."
Vi phạm quyền tự do tôn giáo
Đức Hồng Y Gracias nói Giáo Hội Công Giáo rất ư là "cẩn thận và có luật lệ rất nghiêm ngặt để ngăn chặn bất kỳ một vi phạm nào liên quan tới bí tích này." Một lệnh cấm như vậy, ngài nói, sẽ là một sự vi phạm trực tiếp về quyền tự do tôn giáo được hiến pháp bảo đảm. "Tôi cảm thấy đây là một hành vi xâm phạm nhân quyền của dân chúng."
Theo ngài: “hàng triệu người trên khắp thế giới, qua nhiều thế kỷ, đã làm chứng cho những lợi ích thiêng liêng họ cảm nghiệm được sau mỗi lần lãnh nhận Bí tích này qua đó ân sủng, sự tha thứ và bình an mà họ đã trải qua như là kết quả của việc xưng tội.
Giáo hội và quyền lợi của nữ giới
Đức Hồng Y Gracias nói việc cấm cản trên là một "đòi hỏi vô lý", Ngài hy vọng chính phủ chắc chắn sẽ phủ quyết nó!
Vị Hồng Y 73 tuổi này lưu ý rằng lời mời gọi và đề nghị của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) dựa trên một vài sự cố trong Giáo hội Chính thống Malankara, và nhiều vấn đề khác liên quan đến phụ nữ trong nước mà Giáo hội đang làm việc và mong giải quyết các vấn đề như phụ nữ bị bạo hành, sự an nguy của phụ nữ, việc phòng ngừa bạo lực gia đình, xây dựng năng lực và hệ thống cứu hộ cho phụ nữ bị đánh đập.
Lạc quan
Mặc dù bà Sharma không ngưng lời để nghị, Đức Hồng Y Gracias vẫn lạc quan cho rằng “không khí bây giờ tốt hơn nhiều”, tuy vị chủ tịch của ủy ban đã không lặp lại lệnh cấm mà vẫn khăng khăng giữ lệnh cấm. "Ngay cả một bộ trưởng trong chính phủ đã tiết lộ rằng ông không đồng ý với yêu cầu này".
Phong trào phản đối
Một phong trào tập chung nhiều tiếng nói khác nhau để bênh vực ý kiến của Đức Hồng Y Gracias, phản đối luật cấm việc cử hành Bí tích này!
Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Đức Tổng Giám Mục Trivandrum, nói không ai có thể nghi ngờ các quyền hiến pháp của các sắc tộc thiểu số đang làm xáo trộn các phong tục tập quán tôn giáo.
Đức Hồng Y Cleemis, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankara phát biểu: “Ta không thể khái quát một điều gì đó được rút tỉa từ một vài sự cố. Nếu có tội, thì luật lãnh thổ phải xử cho biết phải trái. Ta không thể đổ lỗi cho việc thực hành tôn giáo gây ra.” Đức Hồng Y muốn biết chính phủ Liên minh nói gì về quan điểm của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW).
Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala (KCBC) cũng cho biết yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) đã làm tổn thương tình thông cảm tôn giáo với các nhóm thiểu số Kitô giáo của quốc gia.
Phát ngôn viên của KCBC là linh mục Varghese Vallikkatt cho hay: Chúng tôi mạnh mẽ lên án khuyến nghị này là không chính đáng và vi phạm danh dự và sự tín nhiệm của cộng đồng Kitô hữu”.
Đức Tổng Giám Mục Soosai Pakiam của Trivandrum cho biết “Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) không nên ra luật lệ phải bãi bỏ điều này điều kia trong tôn giáo (như bỏ việc thực hành Bí tích Giải tội)”.
Bà Sharma, ở Kerala tuần trước đã gặp gỡ các nạn nhân của cuộc lạm dụng tình dục của các linh mục, cho biết nhiều người nói với cô rằng những lời thú tội trong việc xưng tội hay bị một số linh mục lợi dụng để khai thác các tín hữu của mình, đặc biệt là phụ nữ.
Đức Tổng Giám Mục Leo Cornelio của Bhopal nói rằng ủy ban không có lý do gì để kêu gọi “việc bãi bỏ một điều gì đó mà Giáo hội coi là thiêng liêng, chỉ vì có ai đó đã làm gì sai lầm”.
George Kurian, Phó Chủ tịch Ủy ban Sắc tộc của Chính phủ cũng chỉ trích yêu cầu của của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) trong một cuộc thảo luận trên truyền hình về Hiến pháp Ấn có viết "bảo đảm một số quyền lợi đối với những người thiểu số." Những tuyên cáo đó có thể tạo ra “sự hiểu lầm giữa các cộng đồng thiểu số”! Phát ngôn viên của Syro-Malabar, ông Fritz Poochakat, đã chỉ trích bà Sharma, khi đặt câu hỏi về việc nếu mỗi người lấy tư cách hiến pháp có thể đưa ra những điều lệ này nọ thì xã hội sẽ ra sao! “Cô ấy không thể làm tổn thương tình cảm của một cộng đồng như thế này. Hy vọng chính phủ sẽ phủ quyết đề nghị của cô một cách mạnh mẽ và minh chính.