Con đường „Via Dolorosa“ bên thành cổ Jerusalem, mà người Công Giáo hành hương đến đó đều đi đến từng chặng để kính viếng tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô.
Con đường này là con đường đau khổ, mà ngày xưa Chúa Giêsu, theo truyền thuật lại, đã vác thập gía từ dinh Philato trong nội thành đến đồi Golgotha bên ngoài thành Gierusalem. Và sau cùng bị đóng đinh chết trên đó.
Ngày nay nếp sống phụng vụ đức tin Công Giáo có lễ nghi vào ngày thứ Sáu tuần thánh tưởng nhớ Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã bị lên án, vác thập gía chịu chết để mang ơn cứu chuộc cho con người.
Khi tưởng nhớ đến biến cố đau thương đẫm máu này, hình ảnh sự cô đơn quằn quại bị đóng đinh treo trên thập gía của chúa Giêsu ẩn hiện trong tâm trí cùng với lời than kêu than của Chúa: „Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?“ ( Mt 27,46- Tv 22,2).
Mỗi khi kính viếng tưởng niệm Chúa Giêsu chết trên thập gía một hình ảnh về cung cách nếp sống Chúa Giêsu xuất hiện trước mắt và trongt âm trí, như lời Kinh Thánh viết lại: Chúa Giêsu tự hạ mình, vâng lời cho đến chết trên thập gía. Chính vì thế, Thiên Chúa đã vinh thăng Người.( Phil. 2,8)
Lời kinh thánh diễn tả về Chúa Giêsu trên nói gì về niềm tin ?
Nhìn thẳng lên Chúa Giêsu bị chết treo trên Thánh gía, thấy đầu Ngài gục xuống sang một bên. Hình ảnh này nói lên cung cách sống khiên hạ của Ngài đã qùy xuống trước các học trò môn đệ rửa chân cho họ.
Cung cách cúi đầu trước ai đó cũng mang đến ấn tượng: nhận mình là nhỏ bé tầm thường hơn người khác và nói lên lòng kính trọng họ.
Chúa Giêsu, Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian làm người. Ðó là con đường đi xuống. Bây giờ chết trên thánh gía được nâng lên cao cũng cúi gục đầu trước con người.
Tình yêu và lòng kính trọng của Chúa với con người, trải dọc suốt cuộc sống trần gian của Ngài từ khi sinh ra đến lúc chết trên thập gía.
Trên thập gía Chúa Giêsu dang đôi tay ra như muốn mời gọi mọi người: Xin hãy đến với Thầy. Nơi Thầy anh em tìm được tình yêu, lòng khoan dung nhân hậu và sự an bình cho tâm hồn.
Trái tim Ngài bị đâm thâu qua, nơi đó máu và nước chảy ra lênh láng. Ðó là chứng tích lòng yêu thương như Mẹ Thánh Terexa đã cảm nhận: Yêu thương cho đến bị hành hạ đau khổ!
Linh mục Daminh Nguyễn ngọc Long
Con đường này là con đường đau khổ, mà ngày xưa Chúa Giêsu, theo truyền thuật lại, đã vác thập gía từ dinh Philato trong nội thành đến đồi Golgotha bên ngoài thành Gierusalem. Và sau cùng bị đóng đinh chết trên đó.
Ngày nay nếp sống phụng vụ đức tin Công Giáo có lễ nghi vào ngày thứ Sáu tuần thánh tưởng nhớ Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã bị lên án, vác thập gía chịu chết để mang ơn cứu chuộc cho con người.
Khi tưởng nhớ đến biến cố đau thương đẫm máu này, hình ảnh sự cô đơn quằn quại bị đóng đinh treo trên thập gía của chúa Giêsu ẩn hiện trong tâm trí cùng với lời than kêu than của Chúa: „Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?“ ( Mt 27,46- Tv 22,2).
Mỗi khi kính viếng tưởng niệm Chúa Giêsu chết trên thập gía một hình ảnh về cung cách nếp sống Chúa Giêsu xuất hiện trước mắt và trongt âm trí, như lời Kinh Thánh viết lại: Chúa Giêsu tự hạ mình, vâng lời cho đến chết trên thập gía. Chính vì thế, Thiên Chúa đã vinh thăng Người.( Phil. 2,8)
Lời kinh thánh diễn tả về Chúa Giêsu trên nói gì về niềm tin ?
Nhìn thẳng lên Chúa Giêsu bị chết treo trên Thánh gía, thấy đầu Ngài gục xuống sang một bên. Hình ảnh này nói lên cung cách sống khiên hạ của Ngài đã qùy xuống trước các học trò môn đệ rửa chân cho họ.
Cung cách cúi đầu trước ai đó cũng mang đến ấn tượng: nhận mình là nhỏ bé tầm thường hơn người khác và nói lên lòng kính trọng họ.
Chúa Giêsu, Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian làm người. Ðó là con đường đi xuống. Bây giờ chết trên thánh gía được nâng lên cao cũng cúi gục đầu trước con người.
Tình yêu và lòng kính trọng của Chúa với con người, trải dọc suốt cuộc sống trần gian của Ngài từ khi sinh ra đến lúc chết trên thập gía.
Trên thập gía Chúa Giêsu dang đôi tay ra như muốn mời gọi mọi người: Xin hãy đến với Thầy. Nơi Thầy anh em tìm được tình yêu, lòng khoan dung nhân hậu và sự an bình cho tâm hồn.
Trái tim Ngài bị đâm thâu qua, nơi đó máu và nước chảy ra lênh láng. Ðó là chứng tích lòng yêu thương như Mẹ Thánh Terexa đã cảm nhận: Yêu thương cho đến bị hành hạ đau khổ!
Linh mục Daminh Nguyễn ngọc Long