Hơn ba mươi Kitô hữu, là các thành viên của các Giáo hội Tin Lành Ngũ Tuần, đã bị lực lượng an ninh bắt giữ trong những ngày gần đây. Cảnh sát bắt giữ họ khi họ đang tập trung cầu nguyện ở ba nơi khác nhau ở thủ đô Asmara.
Trên giấy tờ, chính phủ Eritrea công nhận tự do tôn giáo. Nhưng trên thực tế, chính quyền chỉ công nhận bốn tôn giáo: Chính Thống Giáo, Công Giáo và Tin Lành Luther Eritrea. Tín hữu của ba hệ phái Kitô này chiếm 50% dân số. 48% dân số Eritrea theo Hồi giáo Sunni. Các nhóm tôn giáo khác được coi là “bất hợp pháp” vì chính phủ coi họ là các công cụ của ngoại bang.
Các nhân viên cảnh sát đã thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào nhà riêng nơi các tín đồ của các tôn giáo không được công nhận, đặc biệt là các Kitô hữu Tin Lành Ngũ Tuần, gặp nhau để cầu nguyện. Họ chỉ được thả ra khi ký giấy cam kết chối bỏ đức tin của mình.
Chính quyền ở Asmara cũng có những thái độ cứng rắn ngay cả với những tôn giáo được công nhận. Giáo hội Chính thống phải chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền. Năm 2007, Thượng phụ Antonios, người chỉ trích Tổng thống Isayas Afeworki, đã bị chính phủ phế truất vào năm 2007 và bị quản thúc tại gia kể từ đó. Sau đó, chính phủ áp đặt Abuna Dioskoros lên làm Thượng Phụ. Vị này đã chết vào năm 2015 khiến cho Chính Thống Giáo Eritrea bị trống tòa từ đó đến nay.
Giáo Hội Công Giáo Eritrea cũng sống trong một điều kiện khó khăn. Trên thực tế, chính quyền yêu cầu toàn quyền kiểm soát tất cả các tổ chức có nguồn gốc tôn giáo, như các trường tư thục, các phòng khám y tế và các trại trẻ mồ côi, là các tổ chức đang hỗ trợ một cách không thể phủ nhận được cho người dân Eritrea đang bị giam cầm trong nghèo đói. Các công việc bác ái là một lĩnh vực trong đó Giáo Hội Công Giáo đóng góp rất mạnh, nhưng đó cũng là một lĩnh vực phải trải qua sự kiểm soát liên tục và gắt gao của nhà cầm quyền.
Các tổ chức Hồi giáo có phần dễ thở hơn, nhưng cũng chịu những áp lực nhất định. Năm 2017, đề xuất đóng cửa một trường đại học Hồi giáo đã gây ra một cuộc biểu tình gay gắt. Các sinh viên đã xuống đường biểu tình và các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp rất dã man.
Ngoài các cuộc đàn áp tôn giáo, theo các tổ chức phi chính phủ lo lắng việc bảo vệ nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, nhà cầm quyền Eritrea là một nhà nước thực hiện những chính sách đàn áp các nhóm chính trị và xã hội đối lập một cách có hệ thống. Xã hội Eritrea vẫn còn trong tình trạng quân sự hóa cao, ngay cả khi không có bất kỳ lo ngại chiến tranh với các quốc gia láng giềng.
Source:FidesAFRICA/ERITREA - Pentecostal Christians gathered in prayer
Trên giấy tờ, chính phủ Eritrea công nhận tự do tôn giáo. Nhưng trên thực tế, chính quyền chỉ công nhận bốn tôn giáo: Chính Thống Giáo, Công Giáo và Tin Lành Luther Eritrea. Tín hữu của ba hệ phái Kitô này chiếm 50% dân số. 48% dân số Eritrea theo Hồi giáo Sunni. Các nhóm tôn giáo khác được coi là “bất hợp pháp” vì chính phủ coi họ là các công cụ của ngoại bang.
Các nhân viên cảnh sát đã thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào nhà riêng nơi các tín đồ của các tôn giáo không được công nhận, đặc biệt là các Kitô hữu Tin Lành Ngũ Tuần, gặp nhau để cầu nguyện. Họ chỉ được thả ra khi ký giấy cam kết chối bỏ đức tin của mình.
Chính quyền ở Asmara cũng có những thái độ cứng rắn ngay cả với những tôn giáo được công nhận. Giáo hội Chính thống phải chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền. Năm 2007, Thượng phụ Antonios, người chỉ trích Tổng thống Isayas Afeworki, đã bị chính phủ phế truất vào năm 2007 và bị quản thúc tại gia kể từ đó. Sau đó, chính phủ áp đặt Abuna Dioskoros lên làm Thượng Phụ. Vị này đã chết vào năm 2015 khiến cho Chính Thống Giáo Eritrea bị trống tòa từ đó đến nay.
Giáo Hội Công Giáo Eritrea cũng sống trong một điều kiện khó khăn. Trên thực tế, chính quyền yêu cầu toàn quyền kiểm soát tất cả các tổ chức có nguồn gốc tôn giáo, như các trường tư thục, các phòng khám y tế và các trại trẻ mồ côi, là các tổ chức đang hỗ trợ một cách không thể phủ nhận được cho người dân Eritrea đang bị giam cầm trong nghèo đói. Các công việc bác ái là một lĩnh vực trong đó Giáo Hội Công Giáo đóng góp rất mạnh, nhưng đó cũng là một lĩnh vực phải trải qua sự kiểm soát liên tục và gắt gao của nhà cầm quyền.
Các tổ chức Hồi giáo có phần dễ thở hơn, nhưng cũng chịu những áp lực nhất định. Năm 2017, đề xuất đóng cửa một trường đại học Hồi giáo đã gây ra một cuộc biểu tình gay gắt. Các sinh viên đã xuống đường biểu tình và các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp rất dã man.
Ngoài các cuộc đàn áp tôn giáo, theo các tổ chức phi chính phủ lo lắng việc bảo vệ nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, nhà cầm quyền Eritrea là một nhà nước thực hiện những chính sách đàn áp các nhóm chính trị và xã hội đối lập một cách có hệ thống. Xã hội Eritrea vẫn còn trong tình trạng quân sự hóa cao, ngay cả khi không có bất kỳ lo ngại chiến tranh với các quốc gia láng giềng.
Source:Fides