Ngày 20 tháng 7 năm nay thế giới kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ lên mặt trăng của các phi hành gia Hoa Kỳ trong chuyến bay Apollo 11.
Nhân dịp này Vatican News cho biết những diễn biến sau đã xảy ra đúng ngày này 50 năm trước tại Vatican.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dành thời gian dán mắt vào tivi để quan sát Neil Armstrong khi phi hành gia này trở thành người đầu tiên đáp xuống, và sau đó đi bộ trên mặt trăng
50 năm sau sự kiện lịch sử đó, các nhà khoa học đồng ý nhân loại sẽ phải tiến thêm một bước lớn để cố gắng đạt cho được thành tích và di sản mà Apollo 11 và phi hành đoàn của chuyến bay này đã từng đạt được.
Tầm quan trọng mạnh mẽ của sự kiện này đã lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của vị Giáo Hoàng Rôma là vị Giáo Hoàng đầu tiên gửi một thông điệp xuyên qua không gian, trong đó ngài ban phép lành cho ba phi hành gia vừa hạ cánh trên mặt trăng trước khi gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó, là Ông Richard Nixon.
Thông điệp sau đây, là lời nói của chính Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào lúc đó.
Ngài nói với các phi hành gia như sau:
“Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đang nói chuyện với các phi hành gia đây: Danh dự, lời chào và phước lành cho anh em, những người chinh phục mặt trăng.”
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ca ngợi các phi hành gia đã đặt chân được lên mặt trăng, là “ngọn đèn mờ thơ mộng trong đêm và trong những giấc mơ của chúng ta mong muốn mang đến tinh cầu này qua sự hiện diện sống động của anh em tiếng nói của Thần Khí Chúa”. Ngài cũng nói rằng nói rằng chuyến bay Apollo 11 là sự công nhận về sự vĩ đại trong kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa.
Trong khi nhiều người trên thế giới dán mắt nhìn vào màn hình tivi, lo lắng xem điều gì sẽ xảy ra, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã theo dõi cuộc đổ bộ từ nơi biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo, nơi đặt Đài thiên văn Vatican.
Và khi Neil Armstrong bước xuống bề mặt đầy bụi của mặt trăng, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vỗ tay hoan hô và nói: “Chúng tôi gần gũi với anh em qua những lời chúc tốt đẹp và với những lời cầu nguyện của chúng tôi, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Tháng 7 và tháng 8 là các tháng nóng bức tại Rôma, các vị Giáo Hoàng thường đến nghỉ tại biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thường nhân cơ hội này để ngắm phong cảnh mặt trăng qua kính viễn vọng tại Đài thiên văn Vatican. Ngài luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến không gian.
Trong bài phát biểu đầu tiên khi bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói rằng với sự chúc phúc của Thiên Chúa, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại, và trong một dịp sau đó, khi các phi hành gia Apollo 11 đến yết kiến Đức Thánh Cha và xin ngài ban phép lành cho họ trước khi lên đường, ngài đã trao cho họ một tấm bảng bằng đồng được khắc một câu trích từ Thánh Vịnh 8:2 “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”; và yêu cầu họ gắn tấm bảng đó trên mặt trăng.
Sau chuyến đổ bộ của Apollo 11, Hoa Kỳ đã trao tặng cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục những mẫu vật lấy từ mặt trăng, mà ngày nay vẫn được giữ tại Castel Gandolfo.
Source:Vatican News 20 July 1969: Pope Paul VI sends blessings to first men on the moon
Nhân dịp này Vatican News cho biết những diễn biến sau đã xảy ra đúng ngày này 50 năm trước tại Vatican.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dành thời gian dán mắt vào tivi để quan sát Neil Armstrong khi phi hành gia này trở thành người đầu tiên đáp xuống, và sau đó đi bộ trên mặt trăng
50 năm sau sự kiện lịch sử đó, các nhà khoa học đồng ý nhân loại sẽ phải tiến thêm một bước lớn để cố gắng đạt cho được thành tích và di sản mà Apollo 11 và phi hành đoàn của chuyến bay này đã từng đạt được.
Tầm quan trọng mạnh mẽ của sự kiện này đã lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của vị Giáo Hoàng Rôma là vị Giáo Hoàng đầu tiên gửi một thông điệp xuyên qua không gian, trong đó ngài ban phép lành cho ba phi hành gia vừa hạ cánh trên mặt trăng trước khi gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó, là Ông Richard Nixon.
Thông điệp sau đây, là lời nói của chính Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào lúc đó.
Ngài nói với các phi hành gia như sau:
“Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đang nói chuyện với các phi hành gia đây: Danh dự, lời chào và phước lành cho anh em, những người chinh phục mặt trăng.”
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ca ngợi các phi hành gia đã đặt chân được lên mặt trăng, là “ngọn đèn mờ thơ mộng trong đêm và trong những giấc mơ của chúng ta mong muốn mang đến tinh cầu này qua sự hiện diện sống động của anh em tiếng nói của Thần Khí Chúa”. Ngài cũng nói rằng nói rằng chuyến bay Apollo 11 là sự công nhận về sự vĩ đại trong kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa.
Trong khi nhiều người trên thế giới dán mắt nhìn vào màn hình tivi, lo lắng xem điều gì sẽ xảy ra, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã theo dõi cuộc đổ bộ từ nơi biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo, nơi đặt Đài thiên văn Vatican.
Và khi Neil Armstrong bước xuống bề mặt đầy bụi của mặt trăng, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vỗ tay hoan hô và nói: “Chúng tôi gần gũi với anh em qua những lời chúc tốt đẹp và với những lời cầu nguyện của chúng tôi, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Tháng 7 và tháng 8 là các tháng nóng bức tại Rôma, các vị Giáo Hoàng thường đến nghỉ tại biệt điện mùa hè ở Castel Gandolfo. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thường nhân cơ hội này để ngắm phong cảnh mặt trăng qua kính viễn vọng tại Đài thiên văn Vatican. Ngài luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến không gian.
Trong bài phát biểu đầu tiên khi bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói rằng với sự chúc phúc của Thiên Chúa, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại, và trong một dịp sau đó, khi các phi hành gia Apollo 11 đến yết kiến Đức Thánh Cha và xin ngài ban phép lành cho họ trước khi lên đường, ngài đã trao cho họ một tấm bảng bằng đồng được khắc một câu trích từ Thánh Vịnh 8:2 “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”; và yêu cầu họ gắn tấm bảng đó trên mặt trăng.
Sau chuyến đổ bộ của Apollo 11, Hoa Kỳ đã trao tặng cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục những mẫu vật lấy từ mặt trăng, mà ngày nay vẫn được giữ tại Castel Gandolfo.
Source:Vatican News