Sau khi sống lại, Chúa Giê-su hiện ra, chúc bình an cho các Tông Đồ, sai các ông đi loan báo Tin Mừng và ban Thần Khí cho các ông, đang lúc các ông đóng kín cửa, vì sợ người Do Thái (Ga,19- 22). Lời đầu tiên của Người lúc gặp các ông sau khi sống lại, là lời chúc bình an. Không chỉ có thế thôi mà Người còn cho các các ông xem các dấu đinh nơi thân thể trong cuộc Thọ hình Người mới trải qua, để củng cố lòng tin cho các ông (Ga, 20,27).
Thấy Chúa, các ông rất vui mừng. Kèm theo niềm vui này là mối phúc được Chúa thổi hơi để ban cho các ông Thần Khí. Thần Khí ấy làm cho các ông mạnh sức, không còn sợ hãi, để tuân lệnh Người mà đi khắp nơi, thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng, như các ông đã được kêu gọi Ngoài ra, Chúa lại còn ban cho các ông quyền đươc cầm buộc và tháo cởi, nghĩa là thay Chúa tha tôi cho người ta (Ga 20, 28) . Ôi! quyền hành cao trọng và lớn lao!
Nhưng phúc bình an mà Chúa ban, cần phải đi đôi với lòng tin, Có tin mới được bình an vì tin là hoàn toàn phó thác cho tình thương và sự quan phòng của Chúa. Đã tin thì không sợ, vì có Chúa là thuẫn đỡ khiên che cho mình. Các Tông Đồ đi với Chúa trên thuyền. Lúc Chúa đang ngủ thì sóng to gió lớn nổi lên, nước tràn vào thuyền, khiến thuyền sắp chìm. Các ông hốt hoảng kêu Chúa cứu. Người tỉnh dậy trách các ông kém tin rồi giơ tay truyền cho sóng yên biển lặng “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin!”, Rồi Ngưởi trỗi dậy, ngăm đe gió và biển, biển liền lặng như tờ.” (Mt 8, 25)
Hôm Chúa hiện đến, ông Tô-ma đi vắng. Khi ông về, các Tông Đồ nói cho ông biết là Chúa đã hiện đến. Ông Tô-ma cứng lòng tin, nói rằng bao lâu ông chưa xỏ tay vào các dấu đinh của Người thì ông không tin. Tám ngày sau, Chúa lại đến và lời đầu tiên của Người cũng là lời chúc bình an : “Bình an cho anh em”. (Ga 20, 26) Người bảo ông Tô-ma xỏ tay vào các dâu đinh của Người và đừng cứng lòng tin nữa, vì không thấy mà tin thì có phúc hơn. Vậy, phải có lòng tin và sự bình an trong tâm hồn mới dễ kết hợp với Chúa và yên tâm sống được. Bởi thế, thánh Âu-tinh mới định nghĩa bình an là sự yên hàn trong trật tự (tranquillitas ordinis). Có trật tự thì mới yên : trật tự đối với Chúa, trật tự đối với mình và trật tự đối với tha nhân. Thế là thế nào?
Thưa trật tự đối với Chúa là biết rằng mình là thọ tạo, được Chúa dựng nên, do đó phải thờ phượng và mến yêu Người như con thảo đối với cha mẹ. Biểu hiện của tình yêu là giữ các điều răn, sống trong vòng ân tình với Người và tránh xa tội lỗi. Trật tự đối với bản thân là lo giữ gìn sức khỏe, trau dồi nhân cách, tìm kiếm công ăn việc làm để có những điều kiện xứng với phẩm giá con người ; còn trật tự đối với tha nhân là tôn trọng quyền lợi và danh dự của người ta, không chuốc thù gây oán làm tổn thương đến ai cả.
Dù vậy, vẫn chưa hoàn toàn được bình an vì còn phải lo đối phó với tai ương hoạn nạn và những kẻ thù. Kẻ thù lớn nhất là ma quỉ, thứ đến là những kẻ không ưa mình. Vì thế, ngoài các thứ tự nói trên, hàng ngày còn phải cầu xin Chúa ban ơn để đối phó với các nghịch cảnh.
Cùng với ơn bình an ra là ơn đức tin. Chúa nói không thấy mà tin thì có phúc hơn. Chúng ta ta đã đón nhận đức tin khi là Ki-tô hữu. Nhưng đức tin này còn cần phải được gìn giữ và nuôi dưỡng bằng việc học hỏi và nhất là cầu nguyện. Các Tông Đồ sống cạnh Chúa mà còn phải xin Người tăng thêm đức tin cho các ông, thì huống hồ là chúng ta. Vì thế, cần phải xin Chúa tăng thêm đức tin cho chúng ta mỗi ngày, đồng thời săn sóc đến đời sống đức tin của mình bằng sự canh chừng cho đức tin khỏi sa sút hay mai một, do sự biếng nhác không đọc kinh, không đi hay ít đi nhà thờ, không đọc và nghe lời Chúa hoặc lơ là việc lãnh nhận các bí tích.
Lòng tin thác và sự bình an là ân huệ Chúa ban. Chúng ta hãy mở lòng ra để đón nhận hai ân huệ này. Chúa luôn có đó để nâng đỡ và kêu gọi chúng ta; chúng ta hãy đáp lại lời kêu gọi của Người.
Thấy Chúa, các ông rất vui mừng. Kèm theo niềm vui này là mối phúc được Chúa thổi hơi để ban cho các ông Thần Khí. Thần Khí ấy làm cho các ông mạnh sức, không còn sợ hãi, để tuân lệnh Người mà đi khắp nơi, thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng, như các ông đã được kêu gọi Ngoài ra, Chúa lại còn ban cho các ông quyền đươc cầm buộc và tháo cởi, nghĩa là thay Chúa tha tôi cho người ta (Ga 20, 28) . Ôi! quyền hành cao trọng và lớn lao!
Nhưng phúc bình an mà Chúa ban, cần phải đi đôi với lòng tin, Có tin mới được bình an vì tin là hoàn toàn phó thác cho tình thương và sự quan phòng của Chúa. Đã tin thì không sợ, vì có Chúa là thuẫn đỡ khiên che cho mình. Các Tông Đồ đi với Chúa trên thuyền. Lúc Chúa đang ngủ thì sóng to gió lớn nổi lên, nước tràn vào thuyền, khiến thuyền sắp chìm. Các ông hốt hoảng kêu Chúa cứu. Người tỉnh dậy trách các ông kém tin rồi giơ tay truyền cho sóng yên biển lặng “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin!”, Rồi Ngưởi trỗi dậy, ngăm đe gió và biển, biển liền lặng như tờ.” (Mt 8, 25)
Hôm Chúa hiện đến, ông Tô-ma đi vắng. Khi ông về, các Tông Đồ nói cho ông biết là Chúa đã hiện đến. Ông Tô-ma cứng lòng tin, nói rằng bao lâu ông chưa xỏ tay vào các dấu đinh của Người thì ông không tin. Tám ngày sau, Chúa lại đến và lời đầu tiên của Người cũng là lời chúc bình an : “Bình an cho anh em”. (Ga 20, 26) Người bảo ông Tô-ma xỏ tay vào các dâu đinh của Người và đừng cứng lòng tin nữa, vì không thấy mà tin thì có phúc hơn. Vậy, phải có lòng tin và sự bình an trong tâm hồn mới dễ kết hợp với Chúa và yên tâm sống được. Bởi thế, thánh Âu-tinh mới định nghĩa bình an là sự yên hàn trong trật tự (tranquillitas ordinis). Có trật tự thì mới yên : trật tự đối với Chúa, trật tự đối với mình và trật tự đối với tha nhân. Thế là thế nào?
Thưa trật tự đối với Chúa là biết rằng mình là thọ tạo, được Chúa dựng nên, do đó phải thờ phượng và mến yêu Người như con thảo đối với cha mẹ. Biểu hiện của tình yêu là giữ các điều răn, sống trong vòng ân tình với Người và tránh xa tội lỗi. Trật tự đối với bản thân là lo giữ gìn sức khỏe, trau dồi nhân cách, tìm kiếm công ăn việc làm để có những điều kiện xứng với phẩm giá con người ; còn trật tự đối với tha nhân là tôn trọng quyền lợi và danh dự của người ta, không chuốc thù gây oán làm tổn thương đến ai cả.
Dù vậy, vẫn chưa hoàn toàn được bình an vì còn phải lo đối phó với tai ương hoạn nạn và những kẻ thù. Kẻ thù lớn nhất là ma quỉ, thứ đến là những kẻ không ưa mình. Vì thế, ngoài các thứ tự nói trên, hàng ngày còn phải cầu xin Chúa ban ơn để đối phó với các nghịch cảnh.
Cùng với ơn bình an ra là ơn đức tin. Chúa nói không thấy mà tin thì có phúc hơn. Chúng ta ta đã đón nhận đức tin khi là Ki-tô hữu. Nhưng đức tin này còn cần phải được gìn giữ và nuôi dưỡng bằng việc học hỏi và nhất là cầu nguyện. Các Tông Đồ sống cạnh Chúa mà còn phải xin Người tăng thêm đức tin cho các ông, thì huống hồ là chúng ta. Vì thế, cần phải xin Chúa tăng thêm đức tin cho chúng ta mỗi ngày, đồng thời săn sóc đến đời sống đức tin của mình bằng sự canh chừng cho đức tin khỏi sa sút hay mai một, do sự biếng nhác không đọc kinh, không đi hay ít đi nhà thờ, không đọc và nghe lời Chúa hoặc lơ là việc lãnh nhận các bí tích.
Lòng tin thác và sự bình an là ân huệ Chúa ban. Chúng ta hãy mở lòng ra để đón nhận hai ân huệ này. Chúa luôn có đó để nâng đỡ và kêu gọi chúng ta; chúng ta hãy đáp lại lời kêu gọi của Người.