Vị Giáo Hoàng Fatima (Phần 2)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Nhà Báo Renzo Allegri

ROME (Zenit.org).- Có một sự liên kết nhiệm màu giữa Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức Mẹ Fatima, đó là lời nhận xét của nhà báo Renzo Allegri.

Nhà báo Allegri cũng đồng ý rằng: có một sự khắng khít nào đó giữa việc thánh hiến Nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và sự sụp đổ của các chế độ Cộng Sản.

Nhà báo Allegri cũng là nhà viết văn, và lá tác giả của cuốn sách có nhan đề “Vị Giáo Hoàng Fatima” (Il Papa di Fatima) được xuất bản bởi nhà sách Mondadori thuộc Ý Quốc. Ông đã chia sẽ một vài suy nghĩ rất sâu sắc của Ông với hãng tin Zenit về sự kiện trên, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị bị ám sát, tượng của Đức Mẹ Fatima được rước qua Quãng Trường Thánh Phêrô, là nơi mà vị Giáo Hoàng Ba Lan bị đổ máu.

The Fatima Pope
Hỏi (H): Thưa Ông, vào lúc nào mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hiểu rằng Ngài chính là vị Giáo Hoàng của Fatima, và Ngài đã làm gì sau khi Ngài nhận biết được điều đó?

Nhà Báo Allegri (T): Thưa, như tôi đã trình bày, mọi người ai cũng biết rằng Đức Cố Giáo Hoàng Karol Wojtyla đã nhận biết được về vai trò của Ngài trong mối quan hệ với bức thông điệp của Fatima, sau khi vụ ám sát xảy ra, việc suy tưởng lại những gì đã xảy ra, sự tình cờ giữa vụ ám sát và ngày mà Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, và việc đọc bản văn bí mật của bức thông điệp.

Kề từ thời Ngài còn là thanh niên, lòng sùng kính về Đức Maria của Ngài lúc nào cũng vĩ đại cả. Qua những lần hiện thể sự sùng kính của Ngài, Ngài luôn dành ưu tiên để hướng về các Đài Đức Mẹ tại Ba Lan, bởi vì chính những Đài Đức Mẹ này là một phần trong truyền thống tôn giáo của Ngài, và cũng vì lẽ đó mà Ngài không thể nào muốn rời khỏi Ba Lan.

Thế nhưng Ngài biết rất rõ về lịch sử của Fatima và một phần của bí mật vốn đã được Nữ Tu Lucia tiết lộ cho Ngài, vốn nói về Nga Sô, Chủ Nghĩa Cộng Sản, và việc bách hại những người có niềm tin.

Vụ ám sát đã đặt Ngài vào “trúng tâm điểm” về sự chú ý của Ngài và về vai trò của riêng Ngài có liên hệ tới Fatima. Ngài rất là cảm động bởi sự trùng hợp của ngày mà Ngài bị ám sát, tức vào ngày 13 tháng 5 lúc 5:17 chiều giờ Rôma, cũng nhằm vào ngày ma Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, và tiết lộ điều bí mật cho ba trẻ.

Ngài đã yêu cầu rằng văn kiện có liên quan đến điều bí mất nổi tiếng đó được mang vào bệnh viện cho Ngài, và Ngài đã đọc qua nó, và liền khám phá ra những chi tiết có liên quan đến Ngài, vốn gây cho Ngài một ấn tượng rất sâu sắc đến độ mà Ngài nói về biến cố đó tới ba lần trong lời chứng thực của Ngài, dẫu rằng bản văn bí mật đó cho đến này vẫn chưa được xuất bản ra cho công chúng.

Và ngay tức khắc, với lòng nhiệt tâm hồ hởi, Ngài đã biến điều thiêng liêng đó tại Fatima được trở thành hiện thực.. Ngài đã nghiệm suy lại đòi hỏi của Đức Trinh Nữ để thánh hiến Nga Sô cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Và mặc cho những khó khăn khôn lường, Ngài đã làm được điều đó.

(H): Thưa Ông, trong quyển sách, Ông một mực cho rằng có một sự liên hệ trực tiếp giữa lời yêu cầu của Đức Trinh Nữ để thánh hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh. Tại sao vậy?

(T): Thưa, sự liên kết này là do bởi hai sự kiện và hai ngày xảy ra.

Vào năm 1917, Đức Trinh Nữ nói rằng nếu tất cả mọi sự không được diễn ra một cách suôn sẻ, Mẹ sẽ đưa ra yêu cầu thánh hiến Nước Nga. Mẹ đã đưa ra thỉnh nguyện này vào năm 1919, trong lần hiện ra với Nữ Tu Lucia, cụ thể yêu cầu thánh hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và việc thành hiến đó phải được “Giáo Hội” thực hiện, vốn cũng đồng nghĩa với việc phải do chính Đức Giáo Hoàng trong sự hiệp thông với tất cả các Đức Giám Mục thực hiện.

Thế nhưng 14 năm sau trước khi lời thỉnh nguyện của Đức Trinh Nữ đến, Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã cá nhân thực hiện việc thánh hóa này đến hai lần, nêu đích danh Nước Nga. Thế nhưng, đó chỉ là một sáng kiến cá nhân của riêng Ngài và không có sự hiệp thông với tất cả các Đức Giám Mục.

Để cả Giáo Hội hoàn vũ dự phần vào sự thánh hiến này, qua việc nêu đích danh một quốc gia cụ thể trong trường hợp này là Nga Sô, tức ám chỉ đến tên của quốc gia này với biết bao nhiêu khó khăn về mặt chính trị lẫn về mặt ý thức hệ, mà rất nhiều vị Giám Mục không muốn đề cập tới. Đúng ra, tất cả các Đức Cố Giáo Hoàng như: Đức Piô XII, Đức Gioan 23, và thậm chí ngay cả Đức Phaolô Đệ Lục, không có vị nào có thể thực hiện việc thánh hóa này theo đúng với cách mà Đức Mẹ yêu cầu cả.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị diện đối với trở ngại này. Thế nhưng Ngài bị buộc phải lấy hết can đảm và trông cậy vào sự giúp đỡ của Đức Mẹ để tìm ra những mưu mẹo một cách gián tiếp và hết sức phức tạp này để có thể nêu đích danh Nước Nga Sô. Ngài đã gởi một lá thư đến cho tất cả các vị Giám Mục của cả Giáo Hội hoàn vũ, mời gọi họ hãy tham gia cùng với Ngài để long trọng thánh hiến cả thế giới, vốn sẽ được diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 1984.

Trong lá thư Ngài không nêu đích danh Nước Nga thế nhưng Ngài trích dẫn ra công thức thánh hiến mà Ngài sẽ đọc, dựa trên điều đã được công bố bởi Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1952, vốn đích danh nêu tên Nước Nga. Sau khi đọc bức thư và công thức thánh hiến, các Đức Giám Mục hiểu ra rằng sự thánh hiến đó là trùng hợp với điều mà Đức Trinh Nữ yêu cầu Nữ Tu Lucia, và do đó, phải đích danh cụ thể nêu ra Nước Nga.

Thánh Lễ thánh hiến được diễn ra. Và không khác gì một phép nhiệm mầu, chỉ trong vòng sáu năm thôi, đã có một sự thay đổi đáng kinh ngạc trên cả thế giới, với sự kết thúc của Chiến Tranh Lạnh, sự sụp đổ của rất nhiều chế độ Cộng Sản Chủ Nghĩa, sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh, sự giải tán của đế chế Sô Viết, và việc trả lại sự tự do tôn giáo tại Nga Sô và tại tất cả các nước cựu Cộng Sản khác.

Tất cả đều đồng loạt xảy ra mà không phải vấy máu, không những chỉ có thế, mà còn có thêm rất nhiều những chi tiết, và những dấu chỉ rất lạ kỳ và bí ẩn, khó hiểu (enigmatic).

Bằng việc quan sát những ngày của những sự kiện quan trọng nhất về sự thay đổi vĩ đại này, ai nấy cũng đều thấy rằng những sự kiện này đều xảy ra vào những ngày lễ trọng của Công Giáo. Lấy ví dụ như, Liên Bang Sô Viết chấm dứt tồn tại, khi mà vào cuối buổi họp, các vị chủ tịch của Nga Sô, Ukraine và Byelorussia công bố chính thức giải tán.

Sự kiện này xảy ra vào ngày 8 tháng 12 năm 1991, tức vào Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do đó, chẳng khó khăn gì cho lắm mà không nhận ra có một sự liên kết giữa việc thánh hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ.

Dấu chỉ mang tính khẳng định, quả quyết nhất chính là việc ám chỉ đến sự thất bại, cùng đường, và tan rã của Chế Độ Cộng Sản Sô Viết đã xảy ra vào ngày mà lá cờ đỏ được hạ xuống, vốn được dăng lên trong nhiều thế kỷ qua tại điện Kremlin, và tại vị trí của riêng nó là nơi mà cờ chính thức của quốc gia Nga Sô được giơ cao.

Điều này đã xảy ra vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, một trong những ngày lễ tôn giáo quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo, tức Ngày Chúa Giêsu Hài Nhi Ra Đời.

Phải chăng đó chính là những sự trùng hợp? Dĩ nhiên rồi, chúng không những là những sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà chúng còn là những dấu chỉ rõ ràng nào đó.

Quý Vị muốn mua cuốn sách trên “Il Papa di Fatima” (The Fatima Pope), xin vào trang web sau:

http://www.internetbookshop.it/ser/serdsp.asp?feature=cover&isbn=8804552905

Sách được bán với giá $19.95.


(Hết).