THÀNH PHỐ QUEZON, Philippines (UCAN) -- Mô hình Thiên Chúa Ba Ngôi, tôn trọng tính đa dạng và vai trò của đối thoại liên tôn được nhấn mạnh tại một cuộc họp gần đây nhằm phát triển một khuôn khổ thần học mục vụ cho người di cư.
Hội nghị về Đức tin đang di chuyển: Hướng đến một nền thần học di cư ở châu Á quy tụ khoảng 100 người, gồm một giám mục, các linh mục, nữ tu, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, viện sĩ, thừa sai và sinh viên. Hội nghị diễn ra từ ngày 14-15/7 tại Trường Thần học Maryhill của các linh mục dòng Khiết Tâm Đức Mẹ (CICM), ở thành phố Quezon, đông bắc Manila.
Trong số các tham dự viên còn có những người chăm sóc một số trong hàng triệu người châu Á làm việc ở hải ngoại. Năm 2004, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có 25 triệu người lao động di cư trong các nền kinh tế của châu Á, chiếm khoảng 29% trong tổng số 86 triệu người trên khắp thế giới.
Sư huynh dòng La San là Anthony Rogers, cố vấn Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di dân và Người Bất định cư, đã nói về Coi sóc Mục vụ Người di cư. Vị tu sĩ người Malaysia còn là thư ký điều hành Văn phòng Phát triển Con người của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, nói rằng coi sóc mục vụ người di cư cần "nhuệ khí mới, phương pháp mới và cam kết mới".
Nhiều diễn giả đề xuất khái niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi như là điều hướng dẫn về mục vụ người di cư. Linh mục William LaRousse dòng Maryknoll lưu ý trong bài nói chuyện của mình "Hãy đi và làm môn đệ của mọi quốc gia: di cư và truyền giáo" rằng sự di cư thách thức Giáo hội "chứng minh việc Giáo hội tham gia sứ mệnh của Thiên Chúa Ba Ngôi kêu gọi trở thành một gia đình, một cộng đồng nhân loại, cả nhân loại sống tốt đẹp trong đa dạng nhưng hiệp nhất trong đa dạng này".
Emmanuel de Guzman, thần học gia giáo dân và là giáo sư thần học tín lý cơ bản tại Trường Thần học Thánh Vinh Sơn ở thành phố Quezon, tập trung vào tính đa dạng. Ông nói, tôn trọng tính đa dạng là quan trọng bởi vì Giáo hội trong trường hợp của người di cư gồm "các cộng đồng được cho là nằm trong các nhóm người bị phân biệt đối xử". Ông hỏi các tham dự viên: "Là Giáo hội giữa những người di cư đang tìm kiếm những nơi hiếu khách trong các xã hội có tình cảm không rõ ràng trước sự hiện diện của các tổ chức và nhóm xã hội khác nhau có nghĩa là gì?"
Cha James Kroeger dòng Maryknoll, một thừa sai lâu năm ở Philippines, nói về Di cư và Đối thoại Liên tôn, và có lời khuyên thực tế về cách thực hành đức tin ở ngoại quốc. Ngài khuyên người di cư và những người làm việc với họ "chú ý đến kinh nghiệm mới mà các bạn đang bắt gặp", chẳng hạn có thể thay đổi từ tôn giáo đa số sang một tôn giáo thiểu số.
Ngài còn thúc giục người Công giáo nhận thức rằng Giáo hội thúc đẩy đối thoại liên tôn như là một phần "quan trọng" trong sứ mệnh truyền giáo. Trong phần trình bày về Thập giới Đối thoại, cha Kroeger đề nghị: "Giữ thái độ tích cực với các tôn giáo khác và đối xử tốt với tín đồ của họ".
Ngài kêu gọi người di cư xem xét lại những nỗi sợ hãi, xu hướng và thành kiến của chính mình về các tôn giáo khác, và nhận ra rằng mọi người đều luôn có thể bắt đầu thúc đẩy cuộc "đối thoại sự sống" bằng những cách đơn giản. Cha Kroeger cho biết, điều này nói lên rằng những người theo các tôn giáo khác đang sống hòa hợp và cộng tác với nhau mà không hề suy nghĩ về cải đạo.
Ngài đề nghị: "Hãy hỏi làm thế nào bạn có thể cộng tác với những người theo các tôn giáo khác để phục vụ người túng thiếu và nghèo khổ ở giữa các bạn". Ngài còn mời gọi người di cư Công giáo khám phá tính thánh thiện, đạo lý, kinh nguyện, đời sống đạo đức và "các điểm chung" khác của những người theo các tôn giáo khác, và nhấn mạnh cần cầu xin ơn Chúa giúp thực hành đối thoại và sống liên tôn, mà ngài mô tả là "những nỗ lực vất vả và là một cam kết đầy thử thách".
Trong phần suy nghĩ về Kinh Thánh và Di cư, cha Giovanni Zevola, một thừa sai Scalabrini ở Hàn Quốc, nói về câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ và cùng đi với hai môn đệ trên đường Emmaus sau khi Ngài sống lại. Trong bối cảnh di cư, ngài so sánh chuyến đi của Chúa Giêsu và hai môn đệ này với việc một người thay đổi "từ lòng căm thù thành hiếu khách đối với người ngoại quốc" trong môi trường xung quanh mình.
Đức cha Luis Antonio Tagle của Imus, Philippines, chia sẻ với hội nghị những suy nghĩ của ngài về Kitô học và Di cư. Ngài liên hệ đến các câu chuyện trong Tân Ước kể Chúa Giêsu vào "rất nhiều" nhà người khác, cùng ăn uống với những người bị xã hội ruồng bỏ và thỉnh thoảng còn sống như một "người bất đồng quan điểm vô gia cư".
Cha Anselm Min của Hàn Quốc lưu ý trong phần suy nghĩ về cánh chung học, một lĩnh vực thần học về tận thế, và di cư rằng di cư mang lại hy vọng cho người Kitô hữu. Ngài viện dẫn giáo huấn của Giáo hội, "Điều mà chúng ta làm cho người hèn mọn nhất trong anh em chúng ta", như là tiêu chuẩn cho sự cứu rỗi đời đời, và khẳng định người lao động không được cung cấp tài liệu ngày nay tiêu biểu cho "người hèn mọn nhất trong anh em chúng ta".
Cha Min nói: "Lý tưởng cánh chung về nhân loại được hòa giải là một trời mới và đất mới nơi Chúa Thánh Thần đang kêu gọi chúng ta đến hôm nay". Ngài còn cho biết, lý tưởng này mang lại hy vọng "đấu tranh đoàn kết với người nghèo vượt qua nhiều biên giới của sự xa lánh".
Chủng viện Maryhill tài trợ sự kiện này, cùng với Ủy ban Giám mục Coi sóc Mục vụ Di dân và Người Bất định cư (ECMI) của Philippines và Trung tâm Di cư Scalabrini, cũng ở thành phố Quezon.
Hội nghị về Đức tin đang di chuyển: Hướng đến một nền thần học di cư ở châu Á quy tụ khoảng 100 người, gồm một giám mục, các linh mục, nữ tu, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, viện sĩ, thừa sai và sinh viên. Hội nghị diễn ra từ ngày 14-15/7 tại Trường Thần học Maryhill của các linh mục dòng Khiết Tâm Đức Mẹ (CICM), ở thành phố Quezon, đông bắc Manila.
Trong số các tham dự viên còn có những người chăm sóc một số trong hàng triệu người châu Á làm việc ở hải ngoại. Năm 2004, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có 25 triệu người lao động di cư trong các nền kinh tế của châu Á, chiếm khoảng 29% trong tổng số 86 triệu người trên khắp thế giới.
Sư huynh dòng La San là Anthony Rogers, cố vấn Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di dân và Người Bất định cư, đã nói về Coi sóc Mục vụ Người di cư. Vị tu sĩ người Malaysia còn là thư ký điều hành Văn phòng Phát triển Con người của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, nói rằng coi sóc mục vụ người di cư cần "nhuệ khí mới, phương pháp mới và cam kết mới".
Nhiều diễn giả đề xuất khái niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi như là điều hướng dẫn về mục vụ người di cư. Linh mục William LaRousse dòng Maryknoll lưu ý trong bài nói chuyện của mình "Hãy đi và làm môn đệ của mọi quốc gia: di cư và truyền giáo" rằng sự di cư thách thức Giáo hội "chứng minh việc Giáo hội tham gia sứ mệnh của Thiên Chúa Ba Ngôi kêu gọi trở thành một gia đình, một cộng đồng nhân loại, cả nhân loại sống tốt đẹp trong đa dạng nhưng hiệp nhất trong đa dạng này".
Emmanuel de Guzman, thần học gia giáo dân và là giáo sư thần học tín lý cơ bản tại Trường Thần học Thánh Vinh Sơn ở thành phố Quezon, tập trung vào tính đa dạng. Ông nói, tôn trọng tính đa dạng là quan trọng bởi vì Giáo hội trong trường hợp của người di cư gồm "các cộng đồng được cho là nằm trong các nhóm người bị phân biệt đối xử". Ông hỏi các tham dự viên: "Là Giáo hội giữa những người di cư đang tìm kiếm những nơi hiếu khách trong các xã hội có tình cảm không rõ ràng trước sự hiện diện của các tổ chức và nhóm xã hội khác nhau có nghĩa là gì?"
Cha James Kroeger dòng Maryknoll, một thừa sai lâu năm ở Philippines, nói về Di cư và Đối thoại Liên tôn, và có lời khuyên thực tế về cách thực hành đức tin ở ngoại quốc. Ngài khuyên người di cư và những người làm việc với họ "chú ý đến kinh nghiệm mới mà các bạn đang bắt gặp", chẳng hạn có thể thay đổi từ tôn giáo đa số sang một tôn giáo thiểu số.
Ngài còn thúc giục người Công giáo nhận thức rằng Giáo hội thúc đẩy đối thoại liên tôn như là một phần "quan trọng" trong sứ mệnh truyền giáo. Trong phần trình bày về Thập giới Đối thoại, cha Kroeger đề nghị: "Giữ thái độ tích cực với các tôn giáo khác và đối xử tốt với tín đồ của họ".
Ngài kêu gọi người di cư xem xét lại những nỗi sợ hãi, xu hướng và thành kiến của chính mình về các tôn giáo khác, và nhận ra rằng mọi người đều luôn có thể bắt đầu thúc đẩy cuộc "đối thoại sự sống" bằng những cách đơn giản. Cha Kroeger cho biết, điều này nói lên rằng những người theo các tôn giáo khác đang sống hòa hợp và cộng tác với nhau mà không hề suy nghĩ về cải đạo.
Ngài đề nghị: "Hãy hỏi làm thế nào bạn có thể cộng tác với những người theo các tôn giáo khác để phục vụ người túng thiếu và nghèo khổ ở giữa các bạn". Ngài còn mời gọi người di cư Công giáo khám phá tính thánh thiện, đạo lý, kinh nguyện, đời sống đạo đức và "các điểm chung" khác của những người theo các tôn giáo khác, và nhấn mạnh cần cầu xin ơn Chúa giúp thực hành đối thoại và sống liên tôn, mà ngài mô tả là "những nỗ lực vất vả và là một cam kết đầy thử thách".
Trong phần suy nghĩ về Kinh Thánh và Di cư, cha Giovanni Zevola, một thừa sai Scalabrini ở Hàn Quốc, nói về câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ và cùng đi với hai môn đệ trên đường Emmaus sau khi Ngài sống lại. Trong bối cảnh di cư, ngài so sánh chuyến đi của Chúa Giêsu và hai môn đệ này với việc một người thay đổi "từ lòng căm thù thành hiếu khách đối với người ngoại quốc" trong môi trường xung quanh mình.
Đức cha Luis Antonio Tagle của Imus, Philippines, chia sẻ với hội nghị những suy nghĩ của ngài về Kitô học và Di cư. Ngài liên hệ đến các câu chuyện trong Tân Ước kể Chúa Giêsu vào "rất nhiều" nhà người khác, cùng ăn uống với những người bị xã hội ruồng bỏ và thỉnh thoảng còn sống như một "người bất đồng quan điểm vô gia cư".
Cha Anselm Min của Hàn Quốc lưu ý trong phần suy nghĩ về cánh chung học, một lĩnh vực thần học về tận thế, và di cư rằng di cư mang lại hy vọng cho người Kitô hữu. Ngài viện dẫn giáo huấn của Giáo hội, "Điều mà chúng ta làm cho người hèn mọn nhất trong anh em chúng ta", như là tiêu chuẩn cho sự cứu rỗi đời đời, và khẳng định người lao động không được cung cấp tài liệu ngày nay tiêu biểu cho "người hèn mọn nhất trong anh em chúng ta".
Cha Min nói: "Lý tưởng cánh chung về nhân loại được hòa giải là một trời mới và đất mới nơi Chúa Thánh Thần đang kêu gọi chúng ta đến hôm nay". Ngài còn cho biết, lý tưởng này mang lại hy vọng "đấu tranh đoàn kết với người nghèo vượt qua nhiều biên giới của sự xa lánh".
Chủng viện Maryhill tài trợ sự kiện này, cùng với Ủy ban Giám mục Coi sóc Mục vụ Di dân và Người Bất định cư (ECMI) của Philippines và Trung tâm Di cư Scalabrini, cũng ở thành phố Quezon.