Ngày 21 tháng 8, phóng viên của Đài số 7 Úc, tường trình từ Vatican, cho hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn im lặng về vụ tiếp tục kết án Đức Hồng Y Pell của hệ thống tư pháp Úc, nhưng cô thêm rằng đa số các giới chức Vatican vẫn tin Đức Hồng Y Pell vô tội. Đây cũng là nhận định của Ký Giả John Allen, chủ bút tập san Crux Now ( https://cruxnow.com/news-analysis/2019/08/21/ruling-cements-pells-profile-as-the-alfred-dreyfus-of-the-catholic-abuse-crisis). Ông so sánh vụ án Đức Hồng Y Pell và hai vụ án hoài thai công lý nổi danh trong lịch sử thế giới: vụ Dreyfus ở Pháp, thế kỷ 19, và vụ Hiss ở Hoa Kỳ, thế kỷ 20 để đi đến kết luận: đại đa số dư luận Công Giáo vẫn tin Đức Hồng Y Pell vô tội dù là sau phán quyết của Tòa phúc thẩm Victoria. Xin mời độc giả cùng đọc:
Mặc dù hôm thứ Tư, kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell, về việc bị kết án lạm dụng tình dục trẻ em, đã bị bác bỏ, phán quyết đó có thể không phải là kết thúc con đường pháp lý. Lúc viết bài này, các luật sư của Đức Hồng Y Pell vẫn đang cân nhắc xem có nên nộp đơn kháng cáo cuối cùng lên Tòa án Tối cao Úc hay không.
Các luật sư trên nói với các phóng viên rằng Đức Hồng Y Pell tiếp tục duy trì sự vô tội của mình, như ngài vốn nói kể từ khi các cáo buộc lần đầu tiên được công khai vào tháng 6 năm 2017.
Mặc dù cuộc hành trình tư pháp gian khổ của Đức Hồng Y Pell có thể chưa kết thúc, nhưng phán quyết hôm thứ Tư có thể đại diện cho lời cuối cùng về một khía cạnh khác của vụ án: George Pell hiện nay chính thức là Alfred Dreyfus của cuộc khủng hoảng lạm dụng Công Giáo, nghĩa là các ý kiến về tội lỗi hoặc sự vô tội của ngài ít nhất phản ảnh khá rõ các xác tín ý thức hệ của người ta về các bằng chứng thực sự trong vụ án.
Dreyfus, tất nhiên, là sĩ quan pháo binh người Pháp gốc Do Thái bị buộc tội phản quốc năm 1894 vì bị cáo buộc truyền bí mật quân sự cho người Đức, đã ngồi tù năm năm trên đảo Devil. Dreyfus cuối cùng đã được tha bổng và phục hồi địa vị trong quân đội của mình, nhưng trong hơn một thập niên, các ý kiến về tội lỗi hoặc vô tội của anh có chức năng như một tiếng nói dìu dắt mù quáng gây ra các căng thẳng chính trị và văn hóa rộng lớn hơn, đặt những người Công Giáo và duy truyền thống chống Cộng hòa và “chống Dreyfus” và những người cấp tiến chống giáo sĩ chống chọi nhau.
Nhân tiện, người ta cũng có thể dễ dàng so sánh Đức Hồng Y Pell với Alger Hiss, nhà ngoại giao tao nhã người Mỹ bị buộc tội năm 1948 làm điệp viên cho Liên Xô. Giống như Đức Hồng Y Pell, Hiss đã bị xét xử hai lần, với lần đầu kết thúc ở một bồi thẩm đoàn không ngã ngũ và lần thứ hai dẫn đến việc kết án. Trong trường hợp này cũng vậy, các ý kiến trong một thời gian dài đã nói nhiều về cuộc đụng độ giữa phái diều hâu và phái bồ câu trong Chiến tranh Lạnh hơn là về các sự kiện.
Tương tự như vậy, các ý kiến về Đức Hồng Y Pell ngày nay thường tiết lộ nhiều về các định kiến của người quan sát hơn là về thực tại thực sự của những gì đã xảy ra.
Những người bị xúc phạm nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ, nói chung, tin rằng Giáo hội thối nát và mong muốn thấy các quan chức cấp cao như Đức Hồng Y Pell phải chịu trách nhiệm, đã giả thiết tội lỗi của Đức Hồng Y Pell ngay từ đầu và đang ăn mừng kết quả vào hôm Thứ Tư.
Anne Barrett Doyle của nhóm hoạt động BishopAccountability.org nói: “Quyết định hôm nay của Tòa án phúc thẩm Victoria là một biến cố đánh dấu một bước ngoặc, một dấu hiệu của sự tiến bộ sẽ mang lại hy vọng cho tất cả các nạn nhân”.
Barrett Doyle nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô “ngay bây giờ nên nhanh chóng hành động để lên án và trừng phạt Pell, loại ông ta ra khỏi Hồng Y đoàn và hồi tục ông ta”.
Tuy nhiên, có một phần đáng kể trong quan điểm Công Giáo, không chỉ giới hạn ở Vatican hay các giám mục Úc, nhưng hiện diện đáng kể ở cấp cơ sở trên toàn thế giới, họ xác tín như nhau ngay từ đầu rằng Đức Hồng Y Pell vô tội, và sẽ vẫn còn như thế cho đến ngày hôm nay.
Nhóm này tin rằng bằng chứng trong vụ án Đức Hồng Y Pell, về cơ bản, là không thể tin được. Họ thấy ý tưởng cho rằng một tổng giám mục trong Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật trong nhà thờ chính tòa của chính mình lại có thể tách ra khỏi đám rước, đi vào một phòng áo có rất nhiều người ra vào và lạm dụng hai thành viên thiếu niên của ca đoàn mà không bị ai nhìn thấy và mặc dù còn mặc nguyên lễ phục phụng vụ, một điều làm cho hành vi thể xác được đề cập gần như không thể có được, sau đó, tái xuất hiện và chào đón các người thờ phượng ở bên ngoài như thể không có gì xảy ra, thật khó tin đến mức gần như siêu thực.
Đối với nhóm đó, sự kiện Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc, huống hồ là bị xét xử và bị kết án, nói nhiều với ta về thái độ bề hội đồng (lynch-mob) ở Úc hơn là về độ tin cậy của lời cáo buộc.
Mới đây, một nghệ sĩ người Úc đã vẽ một bức tranh tường về Đức Hồng Y Pell bị còng tay với Satan ở đằng sau trên cầu vượt tại một con phố La Mã sầm uất gần Vatican. Khi nó xảy ra, bức tranh tường được đặt ngay bên kia đường với giáo xứ mà John Allen thỉnh thoảng tham dự thánh lễ Chúa Nhật, vì vậy ông đã hỏi một trong những linh mục ở đó xem ngài nghĩ gì về nó.
Vị tu sĩ Dòng Phanxicô nói với Allen “Thật đáng kinh tởm. Không thể tin được rằng hệ thống tư pháp Úc lại để sự việc đi quá xa như thế này... những cáo buộc này thậm chí không thể đưa ra xét xử ở bất cứ nơi nào khác, vì chúng hết sức lố bịch”.
Nhân tiện, vị linh mục này không có liên hệ gì với Vatican và chưa bao giờ gặp Đức Hồng Y George Pell. Ngài chỉ đơn giản là một linh mục giáo xứ, người biết rõ sự việc hoạt động ra sao trong một nhà thờ chính toà vào Chúa Nhật; ngài cho rằng các cáo buộc này đã không thể ngửi được.
Khó có thể biết được liệu một khai triển mới, hoặc một chút bằng chứng mới có thể lấp đầy được hố phân cách kia hay không. Từ đây trở đi, đối với một số người, Đức Hồng Y George Pell có lẽ là một biểu tượng của sự cao ngạo và tội lỗi giáo sĩ, và đối với một số người khác, ngài là một câu chuyện cảnh báo về sự cuồng loạn và các cáo buộc sai lầm.
Còn về số phận của Đức Hồng Y Pell với Giáo hội, điều chắc là sẽ không có quyết định cuối cùng nào về việc lấy đi chiếc mũ đỏ của Đức Hồng Y Pell, hoặc trục xuất ngài khỏi chức linh mục cho đến khi chúng ta biết liệu ngài có lên kế hoạch kháng cáo lên Tòa án Tối cao hay không. Nhân tiện, đó là những gì phân biệt trường hợp của Đức Hồng Y Pell, với trường hợp của cựu Hồng Y và cựu linh mục Theodore McCarrick, vì ít người Công Giáo lên tiếng nghi ngờ nhiều về tính chân thật trong các báo cáo về hành vi sai trái của McCarrick.
Sáng thứ Tư, người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni, đã lặp lại sự tôn trọng của Tòa Thánh đối với hệ thống tư pháp Úc, đồng thời nói thêm rằng Đức Hồng Y Pell đã luôn duy trì sự vô tội của mình trong suốt diễn trình xét xử và ngài có quyền kháng cáo lên Tòa án Tối cao”.
Điều mà tuyên bố trên không nói tới, nhưng là một phần rất lớn nội dung của bản văn phụ (subtext), là có những người quan trọng trong đội ngũ của Đức Giáo Hoàng, những người tuy có thể ít ủng hộ Đức Hồng Y George Pell về mặt chính trị hoặc bản thân, nhưng họ vẫn không tin rằng ngài có tội đối với những cáo buộc này.
Mặc dù hôm thứ Tư, kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell, về việc bị kết án lạm dụng tình dục trẻ em, đã bị bác bỏ, phán quyết đó có thể không phải là kết thúc con đường pháp lý. Lúc viết bài này, các luật sư của Đức Hồng Y Pell vẫn đang cân nhắc xem có nên nộp đơn kháng cáo cuối cùng lên Tòa án Tối cao Úc hay không.
Các luật sư trên nói với các phóng viên rằng Đức Hồng Y Pell tiếp tục duy trì sự vô tội của mình, như ngài vốn nói kể từ khi các cáo buộc lần đầu tiên được công khai vào tháng 6 năm 2017.
Mặc dù cuộc hành trình tư pháp gian khổ của Đức Hồng Y Pell có thể chưa kết thúc, nhưng phán quyết hôm thứ Tư có thể đại diện cho lời cuối cùng về một khía cạnh khác của vụ án: George Pell hiện nay chính thức là Alfred Dreyfus của cuộc khủng hoảng lạm dụng Công Giáo, nghĩa là các ý kiến về tội lỗi hoặc sự vô tội của ngài ít nhất phản ảnh khá rõ các xác tín ý thức hệ của người ta về các bằng chứng thực sự trong vụ án.
Dreyfus, tất nhiên, là sĩ quan pháo binh người Pháp gốc Do Thái bị buộc tội phản quốc năm 1894 vì bị cáo buộc truyền bí mật quân sự cho người Đức, đã ngồi tù năm năm trên đảo Devil. Dreyfus cuối cùng đã được tha bổng và phục hồi địa vị trong quân đội của mình, nhưng trong hơn một thập niên, các ý kiến về tội lỗi hoặc vô tội của anh có chức năng như một tiếng nói dìu dắt mù quáng gây ra các căng thẳng chính trị và văn hóa rộng lớn hơn, đặt những người Công Giáo và duy truyền thống chống Cộng hòa và “chống Dreyfus” và những người cấp tiến chống giáo sĩ chống chọi nhau.
Nhân tiện, người ta cũng có thể dễ dàng so sánh Đức Hồng Y Pell với Alger Hiss, nhà ngoại giao tao nhã người Mỹ bị buộc tội năm 1948 làm điệp viên cho Liên Xô. Giống như Đức Hồng Y Pell, Hiss đã bị xét xử hai lần, với lần đầu kết thúc ở một bồi thẩm đoàn không ngã ngũ và lần thứ hai dẫn đến việc kết án. Trong trường hợp này cũng vậy, các ý kiến trong một thời gian dài đã nói nhiều về cuộc đụng độ giữa phái diều hâu và phái bồ câu trong Chiến tranh Lạnh hơn là về các sự kiện.
Tương tự như vậy, các ý kiến về Đức Hồng Y Pell ngày nay thường tiết lộ nhiều về các định kiến của người quan sát hơn là về thực tại thực sự của những gì đã xảy ra.
Những người bị xúc phạm nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ, nói chung, tin rằng Giáo hội thối nát và mong muốn thấy các quan chức cấp cao như Đức Hồng Y Pell phải chịu trách nhiệm, đã giả thiết tội lỗi của Đức Hồng Y Pell ngay từ đầu và đang ăn mừng kết quả vào hôm Thứ Tư.
Anne Barrett Doyle của nhóm hoạt động BishopAccountability.org nói: “Quyết định hôm nay của Tòa án phúc thẩm Victoria là một biến cố đánh dấu một bước ngoặc, một dấu hiệu của sự tiến bộ sẽ mang lại hy vọng cho tất cả các nạn nhân”.
Barrett Doyle nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô “ngay bây giờ nên nhanh chóng hành động để lên án và trừng phạt Pell, loại ông ta ra khỏi Hồng Y đoàn và hồi tục ông ta”.
Tuy nhiên, có một phần đáng kể trong quan điểm Công Giáo, không chỉ giới hạn ở Vatican hay các giám mục Úc, nhưng hiện diện đáng kể ở cấp cơ sở trên toàn thế giới, họ xác tín như nhau ngay từ đầu rằng Đức Hồng Y Pell vô tội, và sẽ vẫn còn như thế cho đến ngày hôm nay.
Nhóm này tin rằng bằng chứng trong vụ án Đức Hồng Y Pell, về cơ bản, là không thể tin được. Họ thấy ý tưởng cho rằng một tổng giám mục trong Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật trong nhà thờ chính tòa của chính mình lại có thể tách ra khỏi đám rước, đi vào một phòng áo có rất nhiều người ra vào và lạm dụng hai thành viên thiếu niên của ca đoàn mà không bị ai nhìn thấy và mặc dù còn mặc nguyên lễ phục phụng vụ, một điều làm cho hành vi thể xác được đề cập gần như không thể có được, sau đó, tái xuất hiện và chào đón các người thờ phượng ở bên ngoài như thể không có gì xảy ra, thật khó tin đến mức gần như siêu thực.
Đối với nhóm đó, sự kiện Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc, huống hồ là bị xét xử và bị kết án, nói nhiều với ta về thái độ bề hội đồng (lynch-mob) ở Úc hơn là về độ tin cậy của lời cáo buộc.
Mới đây, một nghệ sĩ người Úc đã vẽ một bức tranh tường về Đức Hồng Y Pell bị còng tay với Satan ở đằng sau trên cầu vượt tại một con phố La Mã sầm uất gần Vatican. Khi nó xảy ra, bức tranh tường được đặt ngay bên kia đường với giáo xứ mà John Allen thỉnh thoảng tham dự thánh lễ Chúa Nhật, vì vậy ông đã hỏi một trong những linh mục ở đó xem ngài nghĩ gì về nó.
Vị tu sĩ Dòng Phanxicô nói với Allen “Thật đáng kinh tởm. Không thể tin được rằng hệ thống tư pháp Úc lại để sự việc đi quá xa như thế này... những cáo buộc này thậm chí không thể đưa ra xét xử ở bất cứ nơi nào khác, vì chúng hết sức lố bịch”.
Nhân tiện, vị linh mục này không có liên hệ gì với Vatican và chưa bao giờ gặp Đức Hồng Y George Pell. Ngài chỉ đơn giản là một linh mục giáo xứ, người biết rõ sự việc hoạt động ra sao trong một nhà thờ chính toà vào Chúa Nhật; ngài cho rằng các cáo buộc này đã không thể ngửi được.
Khó có thể biết được liệu một khai triển mới, hoặc một chút bằng chứng mới có thể lấp đầy được hố phân cách kia hay không. Từ đây trở đi, đối với một số người, Đức Hồng Y George Pell có lẽ là một biểu tượng của sự cao ngạo và tội lỗi giáo sĩ, và đối với một số người khác, ngài là một câu chuyện cảnh báo về sự cuồng loạn và các cáo buộc sai lầm.
Còn về số phận của Đức Hồng Y Pell với Giáo hội, điều chắc là sẽ không có quyết định cuối cùng nào về việc lấy đi chiếc mũ đỏ của Đức Hồng Y Pell, hoặc trục xuất ngài khỏi chức linh mục cho đến khi chúng ta biết liệu ngài có lên kế hoạch kháng cáo lên Tòa án Tối cao hay không. Nhân tiện, đó là những gì phân biệt trường hợp của Đức Hồng Y Pell, với trường hợp của cựu Hồng Y và cựu linh mục Theodore McCarrick, vì ít người Công Giáo lên tiếng nghi ngờ nhiều về tính chân thật trong các báo cáo về hành vi sai trái của McCarrick.
Sáng thứ Tư, người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni, đã lặp lại sự tôn trọng của Tòa Thánh đối với hệ thống tư pháp Úc, đồng thời nói thêm rằng Đức Hồng Y Pell đã luôn duy trì sự vô tội của mình trong suốt diễn trình xét xử và ngài có quyền kháng cáo lên Tòa án Tối cao”.
Điều mà tuyên bố trên không nói tới, nhưng là một phần rất lớn nội dung của bản văn phụ (subtext), là có những người quan trọng trong đội ngũ của Đức Giáo Hoàng, những người tuy có thể ít ủng hộ Đức Hồng Y George Pell về mặt chính trị hoặc bản thân, nhưng họ vẫn không tin rằng ngài có tội đối với những cáo buộc này.