McGlone
521 Một sự khác biệt đáng kể giữa các bằng chứng được đưa ra trong phiên xử đầu tiên, và điều này được diễn dịch trong diễn trình phiên xử thứ hai liên quan đến sự xuất hiện bất ngờ của một nhân chứng mới và gây ngạc nhiên, Daniel McGlone. Bên bào chữa coi bằng chứng của người này là quan trọng vì, theo một quan điểm, nó cung cấp một số hỗ trợ cho bằng chứng của Portelli và Potter về những gì có thể được mô tả như là ‘các bậc thềm chứng cớ ngoại phạm’ (steps alibi) [143].
522 McGlone là một người giúp lễ tại Nhà thờ Chính tòa Chính tòa vào năm 1996. Ông phục vụ hầu hết các Chúa Nhật. Ông nhớ một dịp đặc biệt, trong năm đó, khi ông tham gia một cuộc rước với tư cách là một người giúp lễ, ngay sau một Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật được đương đơn cử hành.
523 Bằng chứng của McGlone về dịp đặc biệt này như sau:
ÔNG GIBSON: Vào dịp ông nhớ cách đặc biệt khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, là một cuộc rước ở bên ngoài hay ở bên trong Nhà thờ Chính tòa?
McGLONE: Ở bên ngoài.
ÔNG GIBSON: Ông có đặc biệt nhớ cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa không?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, ông có một ký ức thực sự về cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa trong dịp đặc biệt này; có phải đó là những gì ông đã nói?
McGLONE: Vâng, tôi phải nói là đúng.
ÔNG GIBSON: Và tại sao ông lại có một ký ức như vậy?
McGLONE: Tôi có một chút tự hào như – như một người giúp lễ, và đã có - ông biết đấy, luôn có cảm giác phấn khích khi ông có Tổng Giám mục và cảm giác tự hào về những gì ông đang làm, và tôi sẽ - tôi có một kỷ niệm về lần đầu tiên George Pell là Tổng giám mục trong Nhà thờ Chính tòa và tôi nhớ rằng mình rất phấn khích vì điều đó.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông ấy trở thành Tổng giám mục?
McGLONE: Năm 1996.
ÔNG GIBSON: Và chuyên biệt là khi nào?
McGLONE: Tháng 8, tôi nghĩ vậy.
524 McGlone chấp nhận rằng ông không thể nhớ chính xác ngày của dịp mà ông mô tả. Ông chỉ có thể nói là nó xảy ra vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 năm 1996. Bằng chứng của ông tiếp tục:
ÔNG GIBSON: Quay trở lại dịp đặc biệt này tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, về điều ông nhớ lại, khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, sau khi rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa, ông có nhớ đặc biệt là rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa không, thưa ông McGlone?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Điều gì về cuộc rước đặc thù đó phân biệt nó với mọi cuộc rước khác mà ông có đối với các linh mục khác, bao gồm cả Tổng Giám mục?
McGLONE: Chỉ là chúng tôi có Pell với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Trước khi buổi lễ đó bắt đầu, ông có biết rằng Tổng Giám mục Pell, tức là vào những ngày trước đó, ông có biết Tổng Giám mục Pell sẽ cử hành nó không?
McGLone: Không.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông biết về điều đó?
McGLONE: Tôi nghĩ gần như ngay trước khi chúng tôi đi vào phòng áo.
ÔNG GIBSON: Và ông đã thấy đó là ai?
McGLONE: Ừ. Vâng.
ÔNG GIBSON: Đã rước ra phía trước Nhà thờ Chính tòa St Patrick, tức là cánh cửa phía tây, - - -?
McGLONE: Vâng.
525 Khi được hỏi thêm về dịp đó, McGlone nói rằng ông nhớ đã đi dọc hành lang phòng áo, sau Thánh lễ, và đi vào phòng áo của các linh mục. Ông nhớ lại rằng cánh cửa vào phòng áo đã được mở khóa. Đó là bởi vì người xông hương (thurifer) [144] đã đi vào và đi ra từ khu vực đó ngay sau khi Thánh lễ kết thúc.
526 Bản ghi chép tiếp tục ghi:
ÔNG GIBSON: Ông có nhớ những gì ông đã làm tiếp theo không?
McGLONE: Tôi nhớ mình đang ở trong phòng và rất tỉnh táo vì tôi biết rằng mẹ tôi ở trong - ở trong cộng đoàn, và tôi nhớ rằng mình đã cáo từ không thực sự đảm nhận bất cứ vai trò nào, và, ừm, rồi, - sau khi chúng tôi cúi đầu chào kính tượng chịu nạn - ừm, và sau đó có thể nói, nhanh chóng cáo từ và chạy đi khuất dạng, và tôi đi xuống – coi nào - nếu ông đi từ cửa phòng áo của các linh mục, vào lúc này, ông chỉ cần đi thẳng và sau đó ông rẽ trái sang lối chính dẫn vào Nhà thờ Chính tòa để đến phòng áo. Rồi, tôi đi xung quanh phía trước bàn thờ, bái gối và đi xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Như thế, ông nhớ việc bái gối, phải không?
McGLONE: Tôi luôn luôn bái gối.
ÔNG GIBSON: Ông McGlone, tôi đang hỏi ông liệu ông có một ký ức chuyên biệt nào không về việc - không phải thực hành của ông, điều mà ông luôn luôn làm, nhưng ông có một ký ức chuyên biệt nào về việc làm điều đó không?
McGLONE: Tôi biết nghe có vẻ hơi điên điên, nhưng tôi không bao giờ không làm.
ÔNG GIBSON: Nhưng ông có hiểu - - -?
McGLONE: Tôi hiểu - - -
ÔNG GIBSON: - - - Tôi đang hướng câu hỏi của tôi đến trạng thái tâm trí của ông và liệu ông có trạng thái tâm trí tích cực trở lại năm 1996 về việc bái gối sau khi ông ra khỏi phòng áo của các linh mục trên đường đi gặp mẹ ông. Đó là câu hỏi của tôi?
McGLONE: Vâng, tôi có.
ÔNG GIBSON: Rất tốt. Tôi có thể hỏi có ai khác đã vào phòng áo của các linh mục với ông khi ông đi vào phòng đó sau khi cuộc rước đã kết thúc không?
McGLONE: À, đám rước – mọi người giúp lễ đều đi vào phòng áo của các linh mục và sau đó chúng tôi dàn hàng và chúng tôi cúi đầu trước tượng chịu nạn. Chúng tôi không hoàn tất cuộc rước cho đến khi điều đó xảy ra.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm đó có linh mục nào ở với ông không?
McGLONE: À, ừm, đôi khi có và - - -
ÔNG GIBSON: Không, tôi đang hỏi trong dịp này?
McGLone: Tôi không nhớ có bất kỳ linh mục nào ở với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Khi ông rời khỏi căn phòng đó, ông để cửa mở hay đóng?
McGLONE: Nó giống như căn phòng xanh trong một nhà hát lớn, nó mở cửa. Đó là nơi mà tất cả các chén dĩa thánh được đem vào. Vì vậy, để dọn dẹp khu cung thánh, các người giúp lễ di chuyển tới lui căn phòng đó.
ÔNG GIBSON: Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi của tôi?
McGLONE: À, tôi không có quyền khóa cửa.
ÔNG GIBSON: Vậy câu trả lời cho câu hỏi của tôi là cánh cửa để mở khi ông rời khỏi phòng đó?
McGLONE: Vâng.
ÔNG GIBSON: Có phải ông nói sau khi bái gối, ông tiến xuống phía gian giữa?
McGLONE: Đúng vậy, để cố gắng bắt kịp mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Ở giai đoạn nào ông đã tổ chức cho mẹ của ông có mặt trong cộng đoàn?
McGLONE: À, mẹ sẽ đến và gặp tôi sau Thánh lễ để ăn trưa vào dịp này, rất hiếm khi, và tôi không sắp xếp, chính mẹ làm điều này.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, hiếm khi bà cụ đến và ăn trưa với ông sau khi thánh lễ; đến tham dự thánh lễ và sau đó gặp ông sau đó để dùng bữa trưa, đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Điều đó xảy ra bao nhiêu lần?
McGLONE: Tôi nghĩ ba lần trong đời. Không bình thường để mẹ tôi ăn trưa với tôi.
ÔNG GIBSON: Bà cụ đã ở đâu - nghĩa là vị trí của bà cụ, bà cụ ở chỗ nào trong cộng đoàn khi ông gặp cụ?
McGLONE: À, bà không ở trong cộng đoàn, bà đã ra ngoài và tôi đã bắt kịp bà khoảng hai phần ba đường đi xuống.
ÔNG GIBSON: Tình trạng của cộng đoàn ra sao, nghĩa là Nhà thờ Chính tòa lúc đó đầy hay trống người?
McGLONE: À, tôi đã rời nhóm khá nhanh. Dường như với tôi, cộng đoàn còn đang ra về, có lẽ còn khoảng một phần ba.
ÔNG GIBSON: Thế có cho chơi bất cứ loại nhạc nào không?
McGLONE: Tôi không nhớ.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm mà ông bái gối, việc dọn dẹp cung thánh đã bắt đầu chưa?
McGLONE: Tôi không tin như vậy. Tôi là người đầu tiên ra ngoài.
ÔNG GIBSON: Các giáo dân có vẫn đang cầu nguyện, nghĩa là quỳ và trông như họ đang cầu nguyện vào thời điểm đó không?
McGLONE: Tôi tin - Tôi tin là như vậy, tôi đã không thực sự chú ý. Có những người ở xung quanh - vâng, có nhiều.
ÔNG GIBSON: Như vậy, có một giai đoạn đoan trang (decorum), ở đó, nơi mọi người vẫn còn tham gia vào những gì là nghi lễ?
McGLONE: Vâng, đúng.
ÔNG GIBSON: Tốt lắm. Ông nói mẹ ông đã ở đâu khi ông gặp bà?
McGLONE: Khoảng hai phần ba trên đường xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Ông nói rằng ông cáo từ bất cứ vai trò nào, nghĩa là vai trò phục vụ bàn thờ, để ông có thể đi ra ngoài gặp mẹ của ông, điều đó có đúng không?
McGLONE: Đáng lẽ tôi không nói mạnh như thế.
ÔNG GIBSON: Đó chính là lời nói của ông, ‘cáo từ bất cứ vai trò nào’?
McGLONE: À, có lẽ - - -
ÔNG GIBSON: Đó là lời của ông?
McGLONE: Có lẽ điều đó đã gây hiểu lầm. Tôi chỉ - mọi người sắp bắt đầu dọn dẹp và tôi cáo từ khỏi những gì hiển nhiên họ sắp sửa làm. Tôi không nói một cách chuyên biệt, ông biết đấy, tôi chỉ nói, ‘này, tôi phải đi rồi. Mẹ tôi chờ tôi ở phía trước’.
ÔNG GIBSON: Vậy trong bao nhiêu giây ông nói rằng ông đã gặp mẹ ông? Trong vòng bao nhiêu giây sau khi đến phòng áo của các Linh mục là lúc ông đã gặp mẹ của ông hai phần ba đường xuống gian giữa?
McGLONE: À, tôi không chạy. Tôi vẫn mặc áo chùng (soutane) và áo các phép (surplice) và tôi vẫn đang làm nhiệm vụ một cách nào đó, vì vậy mọi người sẽ nhìn thấy tôi, vì vậy tôi - tôi chỉ đi bộ nhanh từ khoảng cách đó đến trung tâm của gian giữa, bái gối rồi bước nhanh về phía mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Vậy ông có thể nói bao nhiêu giây không?
McGLONE: Không thể nói.
ÔNG GIBSON: Được rồi. Nhưng các nhiệm vụ dọn dẹp của việc phục vụ bàn thờ chưa bắt đầu và cung thánh chưa được vào để làm nhiệm vụ thu dọn. Có đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, chuyện gì đã xảy ra?
McGLONE: À, sau khi tôi gặp mẹ tôi, mẹ tôi vẫn tiếp tục bước. Bà hơi sốt ruột.
ÔNG GIBSON: Tôi có thể ngăn ông lại không. Ông đã gặp mẹ ông để dùng bữa trưa. Có đúng không?
McGLONE: Thành thật mà nói, tôi không thể nhớ tại sao tôi gặp bà.
ÔNG GIBSON: Ông sẽ không ăn trưa trong áo chùng và áo các phép chứ, phải không?
McGLONE: Không. Không, Chúa ơi, không. Chỉ là vì tôi đã không có thời gian để cởi chúng ra. Tôi đã phải cố gắng và làm vui lòng mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Nhưng thành thật mà nói, ông không thể nhớ tại sao ông gặp bà cụ sau thánh lễ. Có đúng không?
McGLONE: Bà có thể muốn kiểm tra tôi. Có thể là bất cứ điều gì.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, ông đã làm gì tiếp theo?
McGLONE: À, mẹ tôi là loại người, cần phải, có thể nói, được xoa dịu, vì vậy tôi đã gặp bà - - -
ÔNG GIBSON: Xin lỗi?
McGLONE: Xoa dịu.
ÔNG GIBSON: Mẹ của ông phải được xoa dịu?
McGLONE: Bà có một tính khí nóng nẩy, và - - -
HẠNH PHÚC: Nói gì, xin lỗi?
McGLONE: Bà cụ có một chút nóng nảy. Bà hơi nóng ruột và lo lắng, nên tôi đã nói chuyện với bà. Chúng tôi đi bộ - chúng tôi tiếp tục đi bộ cùng với nhau cho đến khi chúng tôi đi ra phía trước. Tôi không chắc chắn làm thế nào chúng tô đi đến - ra phía trước, bằng cách nào, liệu cánh cửa, cánh cửa chính có vẫn mở hay không, và rồi cuối cùng chúng tôi dừng lại - ở đấy có một hàng hiên nhỏ bên trong Nhà thờ Chính tòa khi ông ở bên ngoài và ở bước dừng [nguyên văn] và chúng tôi dừng lại ở đó, ông biết đấy, nếu ông nhìn ra ngoài các cánh cửa bên tay phải, và tôi bắt đầu nói chuyện với bà, còn George Pell thì ở - bên tay trái, và ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi. Tôi nói chuyện với mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Xin lỗi, khi ông nói ông ấy đang gặp gỡ và chào hỏi, như tôi đã hiểu, đây là lần đầu tiên ông Phục vụ ông ấy?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Vâng, tiếp tục đi?
McGLONE: Nhưng để giải thích sau đó, - - -
ÔNG GIBSON: Ý ông muốn nói gì khi nói ông ấy đang thực hiện?
McGLONE: Frank Little không bao giờ bước ra và nói chuyện với người ta, và ngài là, tôi không biết tại sao ngài không nghĩ vậy - ngài đã không làm điều đó, nhưng đó là điều George Pell đã làm trong dịp này và tôi nhớ ngài đã làm sau đó, khi ngài thực sự sẽ nói chuyện với người ta sau thánh lễ.
ÔNG GIBSON: Chắc chắn rồi. Tôi chỉ hỏi ông, ngay cả khi Frank Little không làm điều đó và khiến ông nói rằng đây là lần đầu tiên ông phục vụ ông ấy, tại sao ông không nói, 'và ngài đang gặp gỡ và chào hỏi mọi người', thay vì nói, 'ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi’?
McGLONE: À, có một điều ông thấy rất nhiều trong các Nhà thờ Anh giáo, với cha xứ ở cuối nhà thờ, và điều đó - trong các giới Giáo hội, không phải là một hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường tại Nhà thờ Chính tòa.
ÔNG GIBSON: Vâng, xin vui lòng tiếp tục?
McGLONE: Vì vậy, ngài - George Pell đã làm điều đó. Tôi đã nói chuyện với mẹ tôi. Bà đã bình tĩnh trở lại một chút, nhưng trong nỗ lực để làm bà sao lãng, tôi hỏi bà có muốn gặp Đức Tổng Giám Mục không, và trước khi bà thực sự trả lời, tôi đơn giản đưa bà đến và nói: 'Thưa Đức cha, đây là mẹ của con', và ngài nói theo cách thông thường của ngài, cách ngài nói, 'Bà hẳn phải rất tự hào về con trai của bà'. Tôi - tôi cho rằng đó là vì tôi vẫn mặc áo chùng và áo các phép của mình, và mẹ trả lời bằng cách nói, 'con không biết điều đó', một điều gây bối rối, tất nhiên, và sau đó ông biết đấy, tôi phải đối phó với mẹ, kiềm chế bà và sau đó chúng tôi - tôi nói với mẹ, ‘mẹ ạ, con thực sự xin lỗi, con phải quay lại để giúp dọn dẹp Nhà thờ Chính tòa và - nhưng con sẽ không lâu đâu'.
527 Rõ ràng, bằng chứng của McGlone về các di chuyển của chính ông ngay sau Thánh lễ trong dịp này đã hoàn toàn mâu thuẫn với trình thuật của người khiếu nại (ít nhất trong chừng mực nó đề cập đến một trong hai ngày duy nhất được đưa ra trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra).
528 Bằng chứng của McGlone, là ông ta đã ở trong phòng áo của các Linh mục, cùng với những người giúp lễ khác, ít lâu sau khi Thánh lễ kết thúc, vào ngày đang bàn. Ông nói rằng có rất nhiều người lui tới tại và quanh khu vực đó. Mô tả đó khó có thể hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc anh ta và cậu bé kia đã tìm đường vào phòng áo lễ của các linh mục mà không có ai ở đó.
529 Ngoài ra, McGlone khá chuyên biệt về thói quen đương đơn gặp gỡ giáo dân tại các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng ông đã đích thân chứng kiến đương đơn làm như vậy, một cách thường xuyên, ngay từ lần đầu tiên ông ta cử hành thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
530 Trong đối chất, bằng chứng McGlone như sau:
ÔNG RICHTER: Ông đã nói về thói quen mới của Đức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm, và theo như ông biết, bất cứ khi nào ngài cử hành Thánh lễ, ngài đều ở bên ngoài và nói chuyện với cộng đoàn?
McGLONE: Vâng, tôi đã thấy nó lần đầu tiên và sau đó ngài tiếp tục từ đó.
ÔNG RICHTER: Ngài đã tạo ra một truyền thống, trái ngược với người tiền nhiệm của mình?
McGLONE: Ấn tượng rất nhiều là đây là một sự tương phản có chủ ý với giáo quyền trước đây.
531 Điều khá rõ ràng là bằng chứng của McGlone về lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật có thể, như một vấn đề thực tại thực tế, chỉ liên quan đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Đúng là bằng chứng của ông, trong ngôn từ, không loại trừ khả thể biến cố đầu tiên (nếu nó thực sự xảy ra) không xảy ra vào ngày đó, nhưng vào Chúa Nhật sau, ngày 22 tháng 12 năm 1996. Đây là một điểm mà ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình. Theo chiều hướng này, ông ta lập luận rằng ‘chứng cớ ngoại phạm’, cùng lắm, chỉ là một chứng cứ ngoại phạm một phần mà thôi.
532 Tuy nhiên, nếu trình thuật của McGlone được chấp nhận, hoặc thậm chí được coi như một phiên bản ‘khả hữu một cách hợp lý' về sự kiện, thì nó sẽ phá hủy đáng kể một đệ trình đặc thù được ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình, và dựa vào đó để mời gọi bồi thẩm đoàn hành động. Đệ trình đó đề cập đến 'thói quen bất biến' của đương đơn khi đứng trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ, như một thói quen có thể không khai triển cho đến cuối tháng 12 năm 1996. Để hỗ trợ lập luận đó, ông Gibson đã rất chú ý đến bằng chứng của Potter cho thấy đã có "một giai đoạn điều chỉnh", sau cuộc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục.
533 Nếu, như McGlone khẳng định, đương đơn vẫn tiếp tục đứng trên các bậc thềm nói chuyện với giáo dân (và đặc biệt, với mẹ của McGlone) trong một thời gian dài vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, điều này có xác suất là ông sẽ áp dụng thói quen này sau đó. Nó chắc chắn sẽ làm suy yếu lập luận của ông Gibson, rằng thói quen này không bắt đầu cho đến năm 1997.
534 McGlone đến gặp ban bào chữa sau phiên xử đầu tiên. Ông cho biết ông làm thế, vì ông nhận ra rằng mình có thể có bằng chứng quan trọng để đưa ra liên quan đến vấn đề đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ. McGlone hiện là thành viên thực tập của Luật sư đoàn (bar) Victoria. Ông chắc chắn đã theo dõi các thủ tục tố tụng trong phiên xử đầu tiên một cách đầy quan tâm.
535 Bên bào chữa thừa nhận rằng McGlone không hề là một nhân chứng hoàn hảo. Tại một thời điểm trong bằng chứng của mình, ông ta phủ nhận đã tham dự Thánh lễ tối thứ Bảy mà đương đơn đã tiến hành vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ông nói thêm rằng ông không tin vàoThánh Lễ vọng loại đó. Tuy nhiên, một bức ảnh chụp trong Thánh lễ đó đã cho thấy một cách thuyết phục rằng ông ta sai lầm trong phương diện này. Trên thực tế, ông ta đã có mặt trong dịp đó và xuất hiện trong bức hình đó.
536 Tuy nhiên, ông Richter đã đệ trình rằng bằng chứng của McGlone, liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, ở các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính tòa, nghe có một sự thật mạnh mẽ về điều đó. Ông đệ trình rằng đó là loại biến cố sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong ký ức McGlone. Nó liên quan đến lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Nó liên quan đến một dịp hiếm hoi trong đó, mẹ của McGlone đã đến Nhà thờ Chính tòa, để ăn trưa với ông. Sau khi bị bối rối một cách thích đáng vì những gì mẹ ông nói với Đức Tổng Giám Mục, nhân dịp đầy tín hiệu đó, đã có đệ trình cho rằng McGlone có thể đã nhớ đúng nó.
Kỳ tới: bằng chứng bố con ông Dearing, các cựu ca viên
521 Một sự khác biệt đáng kể giữa các bằng chứng được đưa ra trong phiên xử đầu tiên, và điều này được diễn dịch trong diễn trình phiên xử thứ hai liên quan đến sự xuất hiện bất ngờ của một nhân chứng mới và gây ngạc nhiên, Daniel McGlone. Bên bào chữa coi bằng chứng của người này là quan trọng vì, theo một quan điểm, nó cung cấp một số hỗ trợ cho bằng chứng của Portelli và Potter về những gì có thể được mô tả như là ‘các bậc thềm chứng cớ ngoại phạm’ (steps alibi) [143].
522 McGlone là một người giúp lễ tại Nhà thờ Chính tòa Chính tòa vào năm 1996. Ông phục vụ hầu hết các Chúa Nhật. Ông nhớ một dịp đặc biệt, trong năm đó, khi ông tham gia một cuộc rước với tư cách là một người giúp lễ, ngay sau một Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật được đương đơn cử hành.
523 Bằng chứng của McGlone về dịp đặc biệt này như sau:
ÔNG GIBSON: Vào dịp ông nhớ cách đặc biệt khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, là một cuộc rước ở bên ngoài hay ở bên trong Nhà thờ Chính tòa?
McGLONE: Ở bên ngoài.
ÔNG GIBSON: Ông có đặc biệt nhớ cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa không?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, ông có một ký ức thực sự về cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa trong dịp đặc biệt này; có phải đó là những gì ông đã nói?
McGLONE: Vâng, tôi phải nói là đúng.
ÔNG GIBSON: Và tại sao ông lại có một ký ức như vậy?
McGLONE: Tôi có một chút tự hào như – như một người giúp lễ, và đã có - ông biết đấy, luôn có cảm giác phấn khích khi ông có Tổng Giám mục và cảm giác tự hào về những gì ông đang làm, và tôi sẽ - tôi có một kỷ niệm về lần đầu tiên George Pell là Tổng giám mục trong Nhà thờ Chính tòa và tôi nhớ rằng mình rất phấn khích vì điều đó.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông ấy trở thành Tổng giám mục?
McGLONE: Năm 1996.
ÔNG GIBSON: Và chuyên biệt là khi nào?
McGLONE: Tháng 8, tôi nghĩ vậy.
524 McGlone chấp nhận rằng ông không thể nhớ chính xác ngày của dịp mà ông mô tả. Ông chỉ có thể nói là nó xảy ra vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 năm 1996. Bằng chứng của ông tiếp tục:
ÔNG GIBSON: Quay trở lại dịp đặc biệt này tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, về điều ông nhớ lại, khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, sau khi rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa, ông có nhớ đặc biệt là rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa không, thưa ông McGlone?
McGLONE: Tôi tin là như vậy.
ÔNG GIBSON: Điều gì về cuộc rước đặc thù đó phân biệt nó với mọi cuộc rước khác mà ông có đối với các linh mục khác, bao gồm cả Tổng Giám mục?
McGLONE: Chỉ là chúng tôi có Pell với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Trước khi buổi lễ đó bắt đầu, ông có biết rằng Tổng Giám mục Pell, tức là vào những ngày trước đó, ông có biết Tổng Giám mục Pell sẽ cử hành nó không?
McGLone: Không.
ÔNG GIBSON: Khi nào ông biết về điều đó?
McGLONE: Tôi nghĩ gần như ngay trước khi chúng tôi đi vào phòng áo.
ÔNG GIBSON: Và ông đã thấy đó là ai?
McGLONE: Ừ. Vâng.
ÔNG GIBSON: Đã rước ra phía trước Nhà thờ Chính tòa St Patrick, tức là cánh cửa phía tây, - - -?
McGLONE: Vâng.
525 Khi được hỏi thêm về dịp đó, McGlone nói rằng ông nhớ đã đi dọc hành lang phòng áo, sau Thánh lễ, và đi vào phòng áo của các linh mục. Ông nhớ lại rằng cánh cửa vào phòng áo đã được mở khóa. Đó là bởi vì người xông hương (thurifer) [144] đã đi vào và đi ra từ khu vực đó ngay sau khi Thánh lễ kết thúc.
526 Bản ghi chép tiếp tục ghi:
ÔNG GIBSON: Ông có nhớ những gì ông đã làm tiếp theo không?
McGLONE: Tôi nhớ mình đang ở trong phòng và rất tỉnh táo vì tôi biết rằng mẹ tôi ở trong - ở trong cộng đoàn, và tôi nhớ rằng mình đã cáo từ không thực sự đảm nhận bất cứ vai trò nào, và, ừm, rồi, - sau khi chúng tôi cúi đầu chào kính tượng chịu nạn - ừm, và sau đó có thể nói, nhanh chóng cáo từ và chạy đi khuất dạng, và tôi đi xuống – coi nào - nếu ông đi từ cửa phòng áo của các linh mục, vào lúc này, ông chỉ cần đi thẳng và sau đó ông rẽ trái sang lối chính dẫn vào Nhà thờ Chính tòa để đến phòng áo. Rồi, tôi đi xung quanh phía trước bàn thờ, bái gối và đi xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Như thế, ông nhớ việc bái gối, phải không?
McGLONE: Tôi luôn luôn bái gối.
ÔNG GIBSON: Ông McGlone, tôi đang hỏi ông liệu ông có một ký ức chuyên biệt nào không về việc - không phải thực hành của ông, điều mà ông luôn luôn làm, nhưng ông có một ký ức chuyên biệt nào về việc làm điều đó không?
McGLONE: Tôi biết nghe có vẻ hơi điên điên, nhưng tôi không bao giờ không làm.
ÔNG GIBSON: Nhưng ông có hiểu - - -?
McGLONE: Tôi hiểu - - -
ÔNG GIBSON: - - - Tôi đang hướng câu hỏi của tôi đến trạng thái tâm trí của ông và liệu ông có trạng thái tâm trí tích cực trở lại năm 1996 về việc bái gối sau khi ông ra khỏi phòng áo của các linh mục trên đường đi gặp mẹ ông. Đó là câu hỏi của tôi?
McGLONE: Vâng, tôi có.
ÔNG GIBSON: Rất tốt. Tôi có thể hỏi có ai khác đã vào phòng áo của các linh mục với ông khi ông đi vào phòng đó sau khi cuộc rước đã kết thúc không?
McGLONE: À, đám rước – mọi người giúp lễ đều đi vào phòng áo của các linh mục và sau đó chúng tôi dàn hàng và chúng tôi cúi đầu trước tượng chịu nạn. Chúng tôi không hoàn tất cuộc rước cho đến khi điều đó xảy ra.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm đó có linh mục nào ở với ông không?
McGLONE: À, ừm, đôi khi có và - - -
ÔNG GIBSON: Không, tôi đang hỏi trong dịp này?
McGLone: Tôi không nhớ có bất kỳ linh mục nào ở với chúng tôi.
ÔNG GIBSON: Khi ông rời khỏi căn phòng đó, ông để cửa mở hay đóng?
McGLONE: Nó giống như căn phòng xanh trong một nhà hát lớn, nó mở cửa. Đó là nơi mà tất cả các chén dĩa thánh được đem vào. Vì vậy, để dọn dẹp khu cung thánh, các người giúp lễ di chuyển tới lui căn phòng đó.
ÔNG GIBSON: Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi của tôi?
McGLONE: À, tôi không có quyền khóa cửa.
ÔNG GIBSON: Vậy câu trả lời cho câu hỏi của tôi là cánh cửa để mở khi ông rời khỏi phòng đó?
McGLONE: Vâng.
ÔNG GIBSON: Có phải ông nói sau khi bái gối, ông tiến xuống phía gian giữa?
McGLONE: Đúng vậy, để cố gắng bắt kịp mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Ở giai đoạn nào ông đã tổ chức cho mẹ của ông có mặt trong cộng đoàn?
McGLONE: À, mẹ sẽ đến và gặp tôi sau Thánh lễ để ăn trưa vào dịp này, rất hiếm khi, và tôi không sắp xếp, chính mẹ làm điều này.
ÔNG GIBSON: Vì vậy, hiếm khi bà cụ đến và ăn trưa với ông sau khi thánh lễ; đến tham dự thánh lễ và sau đó gặp ông sau đó để dùng bữa trưa, đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Điều đó xảy ra bao nhiêu lần?
McGLONE: Tôi nghĩ ba lần trong đời. Không bình thường để mẹ tôi ăn trưa với tôi.
ÔNG GIBSON: Bà cụ đã ở đâu - nghĩa là vị trí của bà cụ, bà cụ ở chỗ nào trong cộng đoàn khi ông gặp cụ?
McGLONE: À, bà không ở trong cộng đoàn, bà đã ra ngoài và tôi đã bắt kịp bà khoảng hai phần ba đường đi xuống.
ÔNG GIBSON: Tình trạng của cộng đoàn ra sao, nghĩa là Nhà thờ Chính tòa lúc đó đầy hay trống người?
McGLONE: À, tôi đã rời nhóm khá nhanh. Dường như với tôi, cộng đoàn còn đang ra về, có lẽ còn khoảng một phần ba.
ÔNG GIBSON: Thế có cho chơi bất cứ loại nhạc nào không?
McGLONE: Tôi không nhớ.
ÔNG GIBSON: Tại thời điểm mà ông bái gối, việc dọn dẹp cung thánh đã bắt đầu chưa?
McGLONE: Tôi không tin như vậy. Tôi là người đầu tiên ra ngoài.
ÔNG GIBSON: Các giáo dân có vẫn đang cầu nguyện, nghĩa là quỳ và trông như họ đang cầu nguyện vào thời điểm đó không?
McGLONE: Tôi tin - Tôi tin là như vậy, tôi đã không thực sự chú ý. Có những người ở xung quanh - vâng, có nhiều.
ÔNG GIBSON: Như vậy, có một giai đoạn đoan trang (decorum), ở đó, nơi mọi người vẫn còn tham gia vào những gì là nghi lễ?
McGLONE: Vâng, đúng.
ÔNG GIBSON: Tốt lắm. Ông nói mẹ ông đã ở đâu khi ông gặp bà?
McGLONE: Khoảng hai phần ba trên đường xuống gian giữa.
ÔNG GIBSON: Ông nói rằng ông cáo từ bất cứ vai trò nào, nghĩa là vai trò phục vụ bàn thờ, để ông có thể đi ra ngoài gặp mẹ của ông, điều đó có đúng không?
McGLONE: Đáng lẽ tôi không nói mạnh như thế.
ÔNG GIBSON: Đó chính là lời nói của ông, ‘cáo từ bất cứ vai trò nào’?
McGLONE: À, có lẽ - - -
ÔNG GIBSON: Đó là lời của ông?
McGLONE: Có lẽ điều đó đã gây hiểu lầm. Tôi chỉ - mọi người sắp bắt đầu dọn dẹp và tôi cáo từ khỏi những gì hiển nhiên họ sắp sửa làm. Tôi không nói một cách chuyên biệt, ông biết đấy, tôi chỉ nói, ‘này, tôi phải đi rồi. Mẹ tôi chờ tôi ở phía trước’.
ÔNG GIBSON: Vậy trong bao nhiêu giây ông nói rằng ông đã gặp mẹ ông? Trong vòng bao nhiêu giây sau khi đến phòng áo của các Linh mục là lúc ông đã gặp mẹ của ông hai phần ba đường xuống gian giữa?
McGLONE: À, tôi không chạy. Tôi vẫn mặc áo chùng (soutane) và áo các phép (surplice) và tôi vẫn đang làm nhiệm vụ một cách nào đó, vì vậy mọi người sẽ nhìn thấy tôi, vì vậy tôi - tôi chỉ đi bộ nhanh từ khoảng cách đó đến trung tâm của gian giữa, bái gối rồi bước nhanh về phía mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Vậy ông có thể nói bao nhiêu giây không?
McGLONE: Không thể nói.
ÔNG GIBSON: Được rồi. Nhưng các nhiệm vụ dọn dẹp của việc phục vụ bàn thờ chưa bắt đầu và cung thánh chưa được vào để làm nhiệm vụ thu dọn. Có đúng không?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, chuyện gì đã xảy ra?
McGLONE: À, sau khi tôi gặp mẹ tôi, mẹ tôi vẫn tiếp tục bước. Bà hơi sốt ruột.
ÔNG GIBSON: Tôi có thể ngăn ông lại không. Ông đã gặp mẹ ông để dùng bữa trưa. Có đúng không?
McGLONE: Thành thật mà nói, tôi không thể nhớ tại sao tôi gặp bà.
ÔNG GIBSON: Ông sẽ không ăn trưa trong áo chùng và áo các phép chứ, phải không?
McGLONE: Không. Không, Chúa ơi, không. Chỉ là vì tôi đã không có thời gian để cởi chúng ra. Tôi đã phải cố gắng và làm vui lòng mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Nhưng thành thật mà nói, ông không thể nhớ tại sao ông gặp bà cụ sau thánh lễ. Có đúng không?
McGLONE: Bà có thể muốn kiểm tra tôi. Có thể là bất cứ điều gì.
ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, ông đã làm gì tiếp theo?
McGLONE: À, mẹ tôi là loại người, cần phải, có thể nói, được xoa dịu, vì vậy tôi đã gặp bà - - -
ÔNG GIBSON: Xin lỗi?
McGLONE: Xoa dịu.
ÔNG GIBSON: Mẹ của ông phải được xoa dịu?
McGLONE: Bà có một tính khí nóng nẩy, và - - -
HẠNH PHÚC: Nói gì, xin lỗi?
McGLONE: Bà cụ có một chút nóng nảy. Bà hơi nóng ruột và lo lắng, nên tôi đã nói chuyện với bà. Chúng tôi đi bộ - chúng tôi tiếp tục đi bộ cùng với nhau cho đến khi chúng tôi đi ra phía trước. Tôi không chắc chắn làm thế nào chúng tô đi đến - ra phía trước, bằng cách nào, liệu cánh cửa, cánh cửa chính có vẫn mở hay không, và rồi cuối cùng chúng tôi dừng lại - ở đấy có một hàng hiên nhỏ bên trong Nhà thờ Chính tòa khi ông ở bên ngoài và ở bước dừng [nguyên văn] và chúng tôi dừng lại ở đó, ông biết đấy, nếu ông nhìn ra ngoài các cánh cửa bên tay phải, và tôi bắt đầu nói chuyện với bà, còn George Pell thì ở - bên tay trái, và ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi. Tôi nói chuyện với mẹ tôi.
ÔNG GIBSON: Xin lỗi, khi ông nói ông ấy đang gặp gỡ và chào hỏi, như tôi đã hiểu, đây là lần đầu tiên ông Phục vụ ông ấy?
McGLONE: Đúng.
ÔNG GIBSON: Vâng, tiếp tục đi?
McGLONE: Nhưng để giải thích sau đó, - - -
ÔNG GIBSON: Ý ông muốn nói gì khi nói ông ấy đang thực hiện?
McGLONE: Frank Little không bao giờ bước ra và nói chuyện với người ta, và ngài là, tôi không biết tại sao ngài không nghĩ vậy - ngài đã không làm điều đó, nhưng đó là điều George Pell đã làm trong dịp này và tôi nhớ ngài đã làm sau đó, khi ngài thực sự sẽ nói chuyện với người ta sau thánh lễ.
ÔNG GIBSON: Chắc chắn rồi. Tôi chỉ hỏi ông, ngay cả khi Frank Little không làm điều đó và khiến ông nói rằng đây là lần đầu tiên ông phục vụ ông ấy, tại sao ông không nói, 'và ngài đang gặp gỡ và chào hỏi mọi người', thay vì nói, 'ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi’?
McGLONE: À, có một điều ông thấy rất nhiều trong các Nhà thờ Anh giáo, với cha xứ ở cuối nhà thờ, và điều đó - trong các giới Giáo hội, không phải là một hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường tại Nhà thờ Chính tòa.
ÔNG GIBSON: Vâng, xin vui lòng tiếp tục?
McGLONE: Vì vậy, ngài - George Pell đã làm điều đó. Tôi đã nói chuyện với mẹ tôi. Bà đã bình tĩnh trở lại một chút, nhưng trong nỗ lực để làm bà sao lãng, tôi hỏi bà có muốn gặp Đức Tổng Giám Mục không, và trước khi bà thực sự trả lời, tôi đơn giản đưa bà đến và nói: 'Thưa Đức cha, đây là mẹ của con', và ngài nói theo cách thông thường của ngài, cách ngài nói, 'Bà hẳn phải rất tự hào về con trai của bà'. Tôi - tôi cho rằng đó là vì tôi vẫn mặc áo chùng và áo các phép của mình, và mẹ trả lời bằng cách nói, 'con không biết điều đó', một điều gây bối rối, tất nhiên, và sau đó ông biết đấy, tôi phải đối phó với mẹ, kiềm chế bà và sau đó chúng tôi - tôi nói với mẹ, ‘mẹ ạ, con thực sự xin lỗi, con phải quay lại để giúp dọn dẹp Nhà thờ Chính tòa và - nhưng con sẽ không lâu đâu'.
527 Rõ ràng, bằng chứng của McGlone về các di chuyển của chính ông ngay sau Thánh lễ trong dịp này đã hoàn toàn mâu thuẫn với trình thuật của người khiếu nại (ít nhất trong chừng mực nó đề cập đến một trong hai ngày duy nhất được đưa ra trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra).
528 Bằng chứng của McGlone, là ông ta đã ở trong phòng áo của các Linh mục, cùng với những người giúp lễ khác, ít lâu sau khi Thánh lễ kết thúc, vào ngày đang bàn. Ông nói rằng có rất nhiều người lui tới tại và quanh khu vực đó. Mô tả đó khó có thể hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc anh ta và cậu bé kia đã tìm đường vào phòng áo lễ của các linh mục mà không có ai ở đó.
529 Ngoài ra, McGlone khá chuyên biệt về thói quen đương đơn gặp gỡ giáo dân tại các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng ông đã đích thân chứng kiến đương đơn làm như vậy, một cách thường xuyên, ngay từ lần đầu tiên ông ta cử hành thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
530 Trong đối chất, bằng chứng McGlone như sau:
ÔNG RICHTER: Ông đã nói về thói quen mới của Đức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm, và theo như ông biết, bất cứ khi nào ngài cử hành Thánh lễ, ngài đều ở bên ngoài và nói chuyện với cộng đoàn?
McGLONE: Vâng, tôi đã thấy nó lần đầu tiên và sau đó ngài tiếp tục từ đó.
ÔNG RICHTER: Ngài đã tạo ra một truyền thống, trái ngược với người tiền nhiệm của mình?
McGLONE: Ấn tượng rất nhiều là đây là một sự tương phản có chủ ý với giáo quyền trước đây.
531 Điều khá rõ ràng là bằng chứng của McGlone về lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật có thể, như một vấn đề thực tại thực tế, chỉ liên quan đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Đúng là bằng chứng của ông, trong ngôn từ, không loại trừ khả thể biến cố đầu tiên (nếu nó thực sự xảy ra) không xảy ra vào ngày đó, nhưng vào Chúa Nhật sau, ngày 22 tháng 12 năm 1996. Đây là một điểm mà ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình. Theo chiều hướng này, ông ta lập luận rằng ‘chứng cớ ngoại phạm’, cùng lắm, chỉ là một chứng cứ ngoại phạm một phần mà thôi.
532 Tuy nhiên, nếu trình thuật của McGlone được chấp nhận, hoặc thậm chí được coi như một phiên bản ‘khả hữu một cách hợp lý' về sự kiện, thì nó sẽ phá hủy đáng kể một đệ trình đặc thù được ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình, và dựa vào đó để mời gọi bồi thẩm đoàn hành động. Đệ trình đó đề cập đến 'thói quen bất biến' của đương đơn khi đứng trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ, như một thói quen có thể không khai triển cho đến cuối tháng 12 năm 1996. Để hỗ trợ lập luận đó, ông Gibson đã rất chú ý đến bằng chứng của Potter cho thấy đã có "một giai đoạn điều chỉnh", sau cuộc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục.
533 Nếu, như McGlone khẳng định, đương đơn vẫn tiếp tục đứng trên các bậc thềm nói chuyện với giáo dân (và đặc biệt, với mẹ của McGlone) trong một thời gian dài vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, điều này có xác suất là ông sẽ áp dụng thói quen này sau đó. Nó chắc chắn sẽ làm suy yếu lập luận của ông Gibson, rằng thói quen này không bắt đầu cho đến năm 1997.
534 McGlone đến gặp ban bào chữa sau phiên xử đầu tiên. Ông cho biết ông làm thế, vì ông nhận ra rằng mình có thể có bằng chứng quan trọng để đưa ra liên quan đến vấn đề đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ. McGlone hiện là thành viên thực tập của Luật sư đoàn (bar) Victoria. Ông chắc chắn đã theo dõi các thủ tục tố tụng trong phiên xử đầu tiên một cách đầy quan tâm.
535 Bên bào chữa thừa nhận rằng McGlone không hề là một nhân chứng hoàn hảo. Tại một thời điểm trong bằng chứng của mình, ông ta phủ nhận đã tham dự Thánh lễ tối thứ Bảy mà đương đơn đã tiến hành vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ông nói thêm rằng ông không tin vàoThánh Lễ vọng loại đó. Tuy nhiên, một bức ảnh chụp trong Thánh lễ đó đã cho thấy một cách thuyết phục rằng ông ta sai lầm trong phương diện này. Trên thực tế, ông ta đã có mặt trong dịp đó và xuất hiện trong bức hình đó.
536 Tuy nhiên, ông Richter đã đệ trình rằng bằng chứng của McGlone, liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, ở các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính tòa, nghe có một sự thật mạnh mẽ về điều đó. Ông đệ trình rằng đó là loại biến cố sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong ký ức McGlone. Nó liên quan đến lần đầu tiên Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Nó liên quan đến một dịp hiếm hoi trong đó, mẹ của McGlone đã đến Nhà thờ Chính tòa, để ăn trưa với ông. Sau khi bị bối rối một cách thích đáng vì những gì mẹ ông nói với Đức Tổng Giám Mục, nhân dịp đầy tín hiệu đó, đã có đệ trình cho rằng McGlone có thể đã nhớ đúng nó.
Kỳ tới: bằng chứng bố con ông Dearing, các cựu ca viên