THIÊN CHÚA KHÔNG CHỐNG LẠI NGƯỜI GIÀU



ROME - Bản dịch bai giải thích của cha giảng Phủ Giáo Hoàng, Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, về các bài đọc Chúa Nhật 28 mùa thường niên.

Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (Mark 10:17-30)

Một quan sát mở đầu là cần thiết để làm sáng tỏ bất cứ những sự mơ hồ nào có thể khi đọc điều mà Tin Mừng Chúa Nhật này nói về của cải.

Chúa Giêsu không bao giờ lên án sự giàu có hay những của cải trần thế tự nó. Giữa những bạn hữu của Người cũng có, Joseph xứ Arimathea, “một người giàu có”; Zaccheus được công bố “được cứu độ,” dầu ông giữ lại nữa phần của cải cho chính mình, phần đó phải đáng kể, vì ông là người thu thuế.

Điều Chúa Giêsu lên án là sự dính líu thái quá với tiền của và tài sản; là làm cho sự sống của mình tùy thuộc vào những sự này và tích trữ những của cải chỉ cho mình mà thôi (Luke 12: 13-21)

Từ ngữ mà Thiên Chúa sử dụng chỉ sự dính bén thái quá đến tiền của là “sự thờ ngẫu tượng” (Colossians 3:5; Ephesians 5:5). Tiền của không phải là một trong nhiều ngẫu tượng; chính nó là ngẫu tượng chính yếu, theo nghĩa đen, “những tượng thần đúc” (Xh 34:17).

Nó là sự nghịch-Thiên Chúa bởi vì nó tạo ra một thứ thế giới khác, nó thay đổi đối tượng của các nhân đức thần học. Đức tin, đức cậy và đức mến không còn đặt trong Thiên Chúa nữa, nhưng trong tiền tài. Dó là một sự đảo ngược tai hại của tất cà giá trị.

“Không gì không thể đối với Thiên Chúa,” Kinh Thánh nói, và cũng có lời: “Mọi sự đều có thể đối với kẻ tin.” Nhưng thế giới nói: “Mọi sự đều có thể đối với kẻ có tiền.”

Tính hà tiện, cọng thêm sự thờ ngãu tượng, cũng là nguồn mạch của sự bất hạnh. Người hà tiện là một người vô phúc Vì không tin tưởng mọi người, họ tự cô lập. Họ không có cảm giác yêu, dầu đối với những kẻ cùng xương thịt với mình, là những kẻ mà họ luôn luôn thấy có phần hơn và là kẻ, lần lượt, thật sự nuôi dưỡng một ý muốn liên quan với họ: Mong nó chết sớm để mình hưởng gia tài.

Căng thẳng tới mức tuyệt giao để giữ tiền, họ nhịn mọi sự trong đời sống và như vậy họ không hương thụ thế giới này cũng không hưởng thụ Thiên Chúa, vì sự chối bỏ mình không phải cho Thiên Chúạ.

Thay vì có được sự an toàn và sự yên tĩnh, họ là một con tin muôn đời của tiền của. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không để ai mất niềm hy vọng cứu độ, kể cả người giàu có. Vấn đề không phải “người giàu có được cứu độ không” (điều này không bao giờ được bàn cãi trong truyền thống Kitô hữu), nhưng “người giàu nào được cứu độ?”

Chúa Giêsu chỉ cho người giàu một con đường thoát khỏi tình huống nguy hiểm của họ: “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát” (Matthew 6:20); “hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, hầu khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi vĩnh cửu (Luke 16:9).

Có thể nói rằng Chúa Giêsu khuyên người giàu chuyển vốn liếng của mình ra nuớc ngoài! Nhưng không phải tới Switzerland—tới thiên đàng!, Thánh Augisutin nói, nhiều người nỗ lực giấu tiền của dưới đất, không để cho mình có cái sướng thấy nó, có khi suốt cả dời, chỉ vì muốn chắc nó được an toàn

Tại sao không để tiền của không ít hơn trên thiên đàng, nơi nó sẽ được an toàn hơn, và là nơi một ngày kia sẽ được gặp lại mãi mãi? Và làm vậy bằng cách nào? Đơn giản, thánh Augustine nói tiếp: Thiên Chúa cống hiến anh em những túi đựng trong những kẻ nghèo. Họ đang đi tới chỗ mà anh hy vọng sẽ tới một ngày kia. Sự cần của Thiên Chúa la ỏ đây, trong những kẻ nghèo, và Chúa sẽ trả lại cho anh khi anh đi tới đó.

Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngày nay sự bố thí và đức bác ái không còn là phương cách sử dụng của cải cho công ích, hay là có lẽ đáng theo nhất.

Cũng có sự lương thiện trong việc trả những tiền thuế của mình, tạo ra những việc làm mới, trả lương rộng rải hơn cho những lao công khi tình huống cho phép, khởi xướng những doanh nghiệp địa phương trong việc phát triển xứ sở.

Nói tóm lại, khi người ta làm cho đồng tiền sinh lợi, làm cho tiền cuả tuôn chảy , thì họ là những kênh cho nước lưu thông, chớ không phải là những cái hồ nhân tạo giũ nước cho chính mình.