THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 9)
Cha Chevreuil và Hainques, hai thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đến Ðàng Trong
Ðến tiếp nối và tăng cường công việc truyền giáo của các cha dòng Tên ở Việt Nam, Các thừa sai hải ngoại Paris đã làm được gì cho giáo hội ở đây? Trả lời câu hỏi này, đức cha J. de GUÉBRIANT, Nguyên Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, Giám Quản Canton và Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1921-1935, đã xác nhận rằng các Ðức cha và các cha Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã đưa ra được một sáng kiến vĩ đại của việc tông đồ hiện đại, là đào tạo và phong chức linh mục cho những thanh niên Việt nam có khả năng và lòng đạo đức, để thành lập hàng giáo sĩ và giáo phẩm Việt Nam.
Không kể công việc căn bản và độc đáo này, các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris, cũng như các nhà truyền giáo khác của dòng Tên, dòng Ðaminh, dòng Phanxicô,.. đã làm một công việc truyền giáo thường nhật, là giảng đạo, loan báo Tin Mừng cho lương dân, làm phép rửa cho họ, mở đường dẫn họ vào Giáo Hội, nhập đoàn dân Chúa. Ngay từ 1664, các thừa sai đã lần lượt tìm cách tiến vào Việt Nam, khởi đầu đến Ðàng Trong với các cha Louis CHEVREUIL (1664), Antoine HAINQUES (1665), Pierre BRINDEAU (1669), Guillaume MAHOT, Claude GUYARD (1671), Bénigne VACHET (1673), Gabriel BOUCHARD, Jean de COURTAULIN DE MAGUELONNE (1674),….
1. 1664, thừa sai Louis Chevreuil đến Ðàng Trong
Theo sắc lệnh ngày 09.09.1659 của Ðức Thánh Cha Alexandre VII, Ðức cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành. Rời Paris, lên đường đi Viễn Ðông, ngài tới Xiêm năm 1662. Ðầu năm 1664, sau khi đã hội đàm với Ðức Cha Pallu vừa đến Xiêm, Ðức cha Lambert có ý tưởng dự tính đi Trung Hoa vào tháng bảy. Tin tức liên quan đến Trung Hoa rất hoang mang: trong những tháng cuối năm 1663, không có tin tức gì về 4 tầu rời Xiêm đi Trung Hoa. Ðức cha bèn đổi ý định, dự tính đi Ðàng Trong Việt Nam. Nhưng tin tức nhận được từ các cha dòng Tên từ cuối năm 1663 về Việt Nam cũng rất bất lợi. Theo các cha dòng Tên, Ðàng Trong đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn. Các ngài khuyên Ðức cha Lambert nên gửi người đến quan sát trước khi khởi sự việc rao giảng. Các thừa sai hải ngoại Paris khác, hiện đang ở với Ðức Cha cũng nghĩ như vậy. Ðức cha đã đề nghi với cha Louis Chevreuil, người già dặn nhất trong nhóm thừa sai và là người có nhiều cảm tình với các giáo sĩ dòng Tên, thay ngài, đi Ðàng Trong. Ðức cha biên một thơ trao cho cha Chevreuil, chứng nhận ngài là Tổng Quản của giáo phận Ðàng Trong. Ðức cha cũng trao cho cha chính Chevreuil một số tiền khá lớn để giúp các giáo dân đang bị bắt bớ cũng như các giáo sĩ dòng Tên. Ðồng thời ngài cũng khéo léo nhắc cha Chevreuil phải nhã nhặn với các cha dòng Tên và nên lưu lại tại cơ sở của họ, thay vì cư ngụ nơi khác để tỏ lòng tín nhiệm.
Cha Louis Chevreuil bỏ Xiêm ngày 17/06/1664, lên đường đi Ðàng Trong, trên một chiếc thuyền buồm trung Hoa. Sau hơn một tháng, ngày 26/07/1664, ngài tới được Hội An, cũng gọi là Hải Phố [1]. Dẵm theo vết chân cha Ðắc Lộ, vào Hội an, một cửa khẩu lớn nhất Nam Việt vào những thế kỷ 17, 18, nơi hiện có một nhà thờ công giáo, với khoảng 300 giáo dân, do hai cha dòng Tên coi sóc, cha Pedro Marquez tại Hội An và cha Ignace Baudet tại Cửa Hàn.
Tới Hội An, cha Chevreuil cùng với thông ngôn người Nhật đã được đón tiếp rất thân thiện, nhưng người ta cũng làm cho cha hiểu rằng người ta tiếp cha vì lòng bác ái, chứ còn nếu cha ở lại đây, đó lại là chuyện khác. Có cảm tưởng bất an, ngại rằng sẽ bị các giáo sĩ dòng Tên vận động, bắt xuống tầu chở về Macao, cha Chevreuil liền quyết định bỏ Hội An, đi Huế.
Ðến Huế, cha Chevreuil đến trọ trong nhà một người thợ đúc súng, tên là Jao Da Cruz (Jean de la Croix), đang làm việc cho triều đình và được Chúa Hiền Vương tin dùng. Ở đây, có một cha tuyên úy, tên là Fuciti, dòng Tên. Cha Chevreuil được cha Fuciti mời làm lễ và giảng lễ nhân dịp một lễ trọng. Trong bài giảng, cha Chevreuil tiết lộ vai trò « Cha Chính » của mình ở giáo phận Ðàng Trong. Cha Fuciti và ông Jao Da Cruz rất bỡ ngỡ và bất bình, tìm cách ngấm ngầm vận đông với triều đình trục xuất cha Chevreuil.
Thấy bầu khí không được vui lắm, cha Chevreuil liền thuê thuyền trở về Cửa Hàn. Trên chuyến hải trình này, cha đã thuyết phục được chủ thuyền, dậy đạo và rửa tội cho ông. Tới Cửa Hàn, cha đã được giáo sĩ dòng Tên Marquez đón tiếp. Ở đây cha Chevreuil đã rửa tội cho một số tân tòng đã được các thầy giảng dậy đạo, rồi về Hội An, nơi mà cha đã thuê một căn nhà riêng để ở.
Vài hôm sau, cha đến gặp hai cha dòng Tên, Ignace Baudet và Pedro Marquez, trao cho họ bức thư của Ðức cha Lambert de la Motte, chứng nhận cha là « Cha Chính » địa phận Ðàng Trong mà Ðức cha Lambert, Ðại Diện Tông Tòa, là giám quản. Cha Chevreuil hỏi hai cha có nhận quyền của Ðức cha Lambert de la Motte không. Bị ràng buộc với chế độ Bảo Hộ mà Bồ Ðào Nha được quyền giảng đạo và cai quản các giáo phận ở Á châu, Cha Marquez trả lời rằng việc đó còn tùy thuộc vào hoàng đế Bồ Ðào Nha. Cha cũng nói rằng mình không thể làm gì khi chưa có phép của bề trên ở Macao. Nhưng hai ngày sau, cha Marquez đền nhà cha Chevreuil và tỏ ý sẵn sàng phục quyền Ðức giám mục Lambert de la Motte. Cha Fuciti ở Huế cũng biên thơ cho cha Chevreuil và tỏ lòng tùng phục.
Tình hình Việt Nam tự nhiên căng thẳng vào tháng 12/1664. Cha Chevreuil cảm thấy như vậy. Thực ra từ khi lên kế vị Thượng Vương vào năm 1648, Hiền Vương đã có những cuộc bắt bớ đạo công giáo. Năm 1657 ông Phêrô NẾT, cựu quản gia của Minh Ðức Vương Thái Phi, đã bị tử đạo. Ngày 11/05/1663, bốn người khác là Gioan Vương, Tôma Nhuệ, Alexi Ðậu và Gioan Nghiêm bị xử trảm ở Quảng Nam, vì đã anh hùng xưng đạo.
Tháng 12/1664, một số tù nhân công giáo bị dẫn về triều đình. Ngày 22-12-1664 ông Phêrô Ðang bị tử đạo vào tuổi 40. Ngài là con của một vị quan ở Quảng Nghĩa, nhưng cha mẹ chết khi ngài còn nhỏ, sau được xung vào đội lính ngự lâm, được nghe nói về đạo và xin rửa tội. « Ngày 5-1-1665, có một cuộc bắt đạo dữ dội tại Hội An, khoảng 100 người bị bắt, nhưng hầu hết đã chối đạo, trừ bốn người là Michele Mien, Giuse, Inhaxiô Vang và Caio. Sau đó bà Maria vợ quan trấn cũ và Giovanna cũng bị bắt. Ngày 27-1 ông Phêrô Ki, làm ông Trùm của hai họ Dinh Cát và Quảng Bình, bị xử tử, xác bị băm nát và vất xuống sông. Cùng ngày đó, Inhaxiô Vang và Michele Mien là hai binh sĩ cũng bị xử ở chợ, xác bị đánh bằng roi rồi buông sông. Ngày 29-1, một số giáo dân tại Quảng Nam do ông trùm Michele đứng đầu cùng với ông Simêon, Vincenzô và Gioan bị chém đầu, bà Monica và Agatha bị voi giầy. Còn bà Maria, vợ quan trấn cũ của Phú Yên, bị kết án giam đói trong một nhà tối, nhưng đã không chịu nổi, bà xin chối đạo. Marta, Damasô và một người khác cũng đã bị xử tử.
Ngày 31-1, một nhóm 12 người bị xử tử tại Quảng Nam.
Ngày 3-2, tất cả các cha bị quản thúc trong nhà các cha Dòng Tên ở Hội An, gồm có: Cha Fuciti, Baudet, Marquez, Chevreuil và hai cha Dòng Phanxicô.
Ngày 4-2, bốn giáo dân Quảng Nghĩa bị dẫn về Hội An và giao cho quan trấn thủ Quảng Nam xử [2].
Ngày 9-2, các cha Dòng Tên bị trục xuất, hai cha Dòng Phanxicô và Cha Chevreuil nhờ mới đến triều đình chưa biết, nên được ở lại.
Cha Chevreuil và hai cha Dòng Phanxicô ở lại không được bao lâu cũng bị trục xuất ngày 7-3-1665 và về tới Ayuthia ngày 12/04/1665..
Cha Chevreuil về nước Xiêm, tới Ayuthia, mang theo bảo vật là chiếc đầu của chị Lucia, con một vị tử đạo và bản thân chị cũng là một tử đạo ngày 06/02/1665, tại Quảng Nam. Ðức cha Lambert de la Motte truyền đem để tại nhà thờ thánh Giuse tại Ayuthia.
2. 1665, thừa sai Antoine Hainques đến Ðàng Trong
Ðến Ðàng Trong ngày 26/07/1664, rồi bị trục xuất ngày 07/03/1665, cha Louis Chevreuil ở Nam Việt chưa đầy một năm. Nhưng tám tháng cũng đủ để cha trực diện được với thực tại truyền giáo ở đây và có được những ý kiến và xác tín cá biệt. Theo ngài hai sự thật sau đây là hiển nhiên. Thứ nhất, lý do khiến Chúa Nguyễn cấm đạo là lý do chính trị. Chúa Hiền Vương sợ rằng các cha Bồ Ðào Nha dùng tôn giáo để lấn chiếm quyền hành. Thứ hai, tại Hội An, trong cơn bách đạo, trong số 5000 giáo dân, có đến 4000 người đã bỏ đạo. Lý do khiến có nhiều người bỏ đạo như vậy, phần thì do sự huấn luyện quá sơ sài và phiến diện, phần thì do thiếu sự hiện diện và thiếu gương lành của các linh mục. Ðo đó, sự bách đạo ở Ðàng Trong chẳng những không làm sờn lòng mà còn tăng thêm chí truyền giáo của các thừa sai. Vừa bị trục xuất khỏi Nam Việt ngày 07/03/1665, thì ngày 11/08/1665, cha Chevreuil đã cùng với cha Antoine Hainques lấy tầu nhỏ mà các cha thừa sai mới mua và do thuỷ thủ đoàn việt nam đảm trách để đi Nam Việt. Vì gió ngược, hai tháng sau, ngày 12/10, tầu chỉ mới đến được ngoài khơi bờ biển tỉnh Bà Rịa. Các ngài đã nhờ được một thuyền buồm do người công giáo Nam Việt làm chủ chở vào đất liền. Sau hai tháng du hành mệt nhọc và khó khăn, cả hai cùng mệt mỏi và lâm bệnh. Cha Chevreuil phải nằm nghỉ lại ở Bà Rịa, rồi sau đó lấy thuyền đi Cao Mên và kẹt lại ở đây [3].
Cha Hainques, như lời kể của Ðức cha Lambert, « bận đồ như một người Nhật, đi chân trần, đeo bị,…không hầu cận, không biết gì về địa phương, hoàn toàn phó thác vào Chúa Quan Phòng,… », đi đến Huế. Trọ tại nhà ông thợ đúc Joa Da Cruz, cha ở đây hai tuần, rồi đi Hội An. Tình hình Việt Nam tương đối yên ổn hơn, cha đi dọc theo khắp các tỉnh duyên hải, Quảng Trị, Phú Yên,..giảng đạo, làm phép rửa cho nhiều tân tòng và giúp giáo dân hồi phục lại đời sống đức tin, tham dự bí tích.
Ở Hội An, đi lại lưu thông, chính yếu là bằng thuyền bè. Cha Hainques mua một chiếc thuyền và dùng nó như là một chủng viện. Cha chọn lựa và tụ tập được bốn người trẻ để đào tạo họ thành thầy giảng, và nếu được thì tiến xa hơn, thành linh mục. Trong 4 người này, cha thấy hai người xứng đáng làm linh mục. Cha đã gởi họ sang cho đức cha Lambert ỡ Ayuthia. Hai vị này đã được Ðức cha Lambert truyền chức vào năm 1668. Ðó là hai linh mục việt nam đấu tiên: cha Giuse TRANG và Luca BỀN.
Năm 1669, cha Hainques được thêm cha Pierre Brindeau đến tiếp sức. Hai cha đã thu thập tài liệu và làm tổng kết về tình hình công giáo Ðàng Trong vào lúc đó. Bốn mươi chín người Việt Nam bị tử đạo. Số giáo dân, không kể các tân tòng mà các cha dòng Tên đã rửa tội trong hai năm 1663-1664, đếm được 15 000 ngưới. Nếu tính thêm những người vì sợ sệt, vì biếng nhác hay vì hiềm tỵ mà không lui tới với các cha thừa sai, thì tất cả chỉ độ 20 000 giáo dân.
Ðầu năm 1671 hai cha Hainques và Brindeau bị đầu độc và từ trần. Riêng cha Hainques, ngài đã rửa tội cho 6000 tân tòng. Và phong trào trở lại đạo vẫn tiếp tục. Việc truyền giáo vẫn được tiếp nối với các cha thừa sai khác: Guillaume MAHOT, Claude GUYARD, Bénigne VACHET, Gabriel BOUCHARD, Jean de COURTAULIN DE MAGUELONNE,….
Paris, ngày 20 tháng 03 năm 2008
Chú thích
[1] Hội An nằm cách bờ biển Đông khoảng 5km, chếch về hướng Đông Nam thành phố Đà Nẵng khoảng 25km, thị xã Hội An ngày nay vốn là khu đô thị cổ hình thành từ thế kỷ 16, được gìn giữ gần như nguyên vẹn, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1999. Thế kỷ XVII - XVIII, Hội An là một thương cảng được Alexandre de Rhodes gọi là Haipho trong bản đồ Đại Việt mà sau đó các tài liệu phương Tây đọc thành Haifo hoặc Faipo.
[2] Vũ Thành, Dòng máu anh hùng, tập I: Thời kỳ Trịnh Nguyễn và Tây Sơn, http://www.dunglac.net/vuthanh/
[3] Cha Chevreuil ở lại Cao Mên truyền giáo, sống với cộng đoàn cộng giáo gồm người Bồ Ðào Nha, Trung Hoa và Việt Nam. Năm 1666, ngài được Ðức cha Lambert bổ làm cha chính ở Cao Mên. Năm 1670, ngài bị người Bồ Ðào Nha bắt giải về Macao. Năm 1672, trở về Xiêm, ngài được bổ nhiệm làm tổng quản lý ở Ayuthia. Ðức cha Pallu đã có ý định cho ngài làm giám mục vào năm 1673, nhưng lại thôi, vì thấy ngài bị sức khoẻ yếu kém. Ngài ở lại Ayuthia cho đến khi mất vào ngày 10/11/1693.
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 9)
Cha Chevreuil và Hainques, hai thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đến Ðàng Trong
Ðến tiếp nối và tăng cường công việc truyền giáo của các cha dòng Tên ở Việt Nam, Các thừa sai hải ngoại Paris đã làm được gì cho giáo hội ở đây? Trả lời câu hỏi này, đức cha J. de GUÉBRIANT, Nguyên Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, Giám Quản Canton và Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1921-1935, đã xác nhận rằng các Ðức cha và các cha Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã đưa ra được một sáng kiến vĩ đại của việc tông đồ hiện đại, là đào tạo và phong chức linh mục cho những thanh niên Việt nam có khả năng và lòng đạo đức, để thành lập hàng giáo sĩ và giáo phẩm Việt Nam.
Không kể công việc căn bản và độc đáo này, các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris, cũng như các nhà truyền giáo khác của dòng Tên, dòng Ðaminh, dòng Phanxicô,.. đã làm một công việc truyền giáo thường nhật, là giảng đạo, loan báo Tin Mừng cho lương dân, làm phép rửa cho họ, mở đường dẫn họ vào Giáo Hội, nhập đoàn dân Chúa. Ngay từ 1664, các thừa sai đã lần lượt tìm cách tiến vào Việt Nam, khởi đầu đến Ðàng Trong với các cha Louis CHEVREUIL (1664), Antoine HAINQUES (1665), Pierre BRINDEAU (1669), Guillaume MAHOT, Claude GUYARD (1671), Bénigne VACHET (1673), Gabriel BOUCHARD, Jean de COURTAULIN DE MAGUELONNE (1674),….
1. 1664, thừa sai Louis Chevreuil đến Ðàng Trong
Theo sắc lệnh ngày 09.09.1659 của Ðức Thánh Cha Alexandre VII, Ðức cha Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành. Rời Paris, lên đường đi Viễn Ðông, ngài tới Xiêm năm 1662. Ðầu năm 1664, sau khi đã hội đàm với Ðức Cha Pallu vừa đến Xiêm, Ðức cha Lambert có ý tưởng dự tính đi Trung Hoa vào tháng bảy. Tin tức liên quan đến Trung Hoa rất hoang mang: trong những tháng cuối năm 1663, không có tin tức gì về 4 tầu rời Xiêm đi Trung Hoa. Ðức cha bèn đổi ý định, dự tính đi Ðàng Trong Việt Nam. Nhưng tin tức nhận được từ các cha dòng Tên từ cuối năm 1663 về Việt Nam cũng rất bất lợi. Theo các cha dòng Tên, Ðàng Trong đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn. Các ngài khuyên Ðức cha Lambert nên gửi người đến quan sát trước khi khởi sự việc rao giảng. Các thừa sai hải ngoại Paris khác, hiện đang ở với Ðức Cha cũng nghĩ như vậy. Ðức cha đã đề nghi với cha Louis Chevreuil, người già dặn nhất trong nhóm thừa sai và là người có nhiều cảm tình với các giáo sĩ dòng Tên, thay ngài, đi Ðàng Trong. Ðức cha biên một thơ trao cho cha Chevreuil, chứng nhận ngài là Tổng Quản của giáo phận Ðàng Trong. Ðức cha cũng trao cho cha chính Chevreuil một số tiền khá lớn để giúp các giáo dân đang bị bắt bớ cũng như các giáo sĩ dòng Tên. Ðồng thời ngài cũng khéo léo nhắc cha Chevreuil phải nhã nhặn với các cha dòng Tên và nên lưu lại tại cơ sở của họ, thay vì cư ngụ nơi khác để tỏ lòng tín nhiệm.
Cha Louis Chevreuil bỏ Xiêm ngày 17/06/1664, lên đường đi Ðàng Trong, trên một chiếc thuyền buồm trung Hoa. Sau hơn một tháng, ngày 26/07/1664, ngài tới được Hội An, cũng gọi là Hải Phố [1]. Dẵm theo vết chân cha Ðắc Lộ, vào Hội an, một cửa khẩu lớn nhất Nam Việt vào những thế kỷ 17, 18, nơi hiện có một nhà thờ công giáo, với khoảng 300 giáo dân, do hai cha dòng Tên coi sóc, cha Pedro Marquez tại Hội An và cha Ignace Baudet tại Cửa Hàn.
Tới Hội An, cha Chevreuil cùng với thông ngôn người Nhật đã được đón tiếp rất thân thiện, nhưng người ta cũng làm cho cha hiểu rằng người ta tiếp cha vì lòng bác ái, chứ còn nếu cha ở lại đây, đó lại là chuyện khác. Có cảm tưởng bất an, ngại rằng sẽ bị các giáo sĩ dòng Tên vận động, bắt xuống tầu chở về Macao, cha Chevreuil liền quyết định bỏ Hội An, đi Huế.
Ðến Huế, cha Chevreuil đến trọ trong nhà một người thợ đúc súng, tên là Jao Da Cruz (Jean de la Croix), đang làm việc cho triều đình và được Chúa Hiền Vương tin dùng. Ở đây, có một cha tuyên úy, tên là Fuciti, dòng Tên. Cha Chevreuil được cha Fuciti mời làm lễ và giảng lễ nhân dịp một lễ trọng. Trong bài giảng, cha Chevreuil tiết lộ vai trò « Cha Chính » của mình ở giáo phận Ðàng Trong. Cha Fuciti và ông Jao Da Cruz rất bỡ ngỡ và bất bình, tìm cách ngấm ngầm vận đông với triều đình trục xuất cha Chevreuil.
Thấy bầu khí không được vui lắm, cha Chevreuil liền thuê thuyền trở về Cửa Hàn. Trên chuyến hải trình này, cha đã thuyết phục được chủ thuyền, dậy đạo và rửa tội cho ông. Tới Cửa Hàn, cha đã được giáo sĩ dòng Tên Marquez đón tiếp. Ở đây cha Chevreuil đã rửa tội cho một số tân tòng đã được các thầy giảng dậy đạo, rồi về Hội An, nơi mà cha đã thuê một căn nhà riêng để ở.
Vài hôm sau, cha đến gặp hai cha dòng Tên, Ignace Baudet và Pedro Marquez, trao cho họ bức thư của Ðức cha Lambert de la Motte, chứng nhận cha là « Cha Chính » địa phận Ðàng Trong mà Ðức cha Lambert, Ðại Diện Tông Tòa, là giám quản. Cha Chevreuil hỏi hai cha có nhận quyền của Ðức cha Lambert de la Motte không. Bị ràng buộc với chế độ Bảo Hộ mà Bồ Ðào Nha được quyền giảng đạo và cai quản các giáo phận ở Á châu, Cha Marquez trả lời rằng việc đó còn tùy thuộc vào hoàng đế Bồ Ðào Nha. Cha cũng nói rằng mình không thể làm gì khi chưa có phép của bề trên ở Macao. Nhưng hai ngày sau, cha Marquez đền nhà cha Chevreuil và tỏ ý sẵn sàng phục quyền Ðức giám mục Lambert de la Motte. Cha Fuciti ở Huế cũng biên thơ cho cha Chevreuil và tỏ lòng tùng phục.
Tình hình Việt Nam tự nhiên căng thẳng vào tháng 12/1664. Cha Chevreuil cảm thấy như vậy. Thực ra từ khi lên kế vị Thượng Vương vào năm 1648, Hiền Vương đã có những cuộc bắt bớ đạo công giáo. Năm 1657 ông Phêrô NẾT, cựu quản gia của Minh Ðức Vương Thái Phi, đã bị tử đạo. Ngày 11/05/1663, bốn người khác là Gioan Vương, Tôma Nhuệ, Alexi Ðậu và Gioan Nghiêm bị xử trảm ở Quảng Nam, vì đã anh hùng xưng đạo.
Tháng 12/1664, một số tù nhân công giáo bị dẫn về triều đình. Ngày 22-12-1664 ông Phêrô Ðang bị tử đạo vào tuổi 40. Ngài là con của một vị quan ở Quảng Nghĩa, nhưng cha mẹ chết khi ngài còn nhỏ, sau được xung vào đội lính ngự lâm, được nghe nói về đạo và xin rửa tội. « Ngày 5-1-1665, có một cuộc bắt đạo dữ dội tại Hội An, khoảng 100 người bị bắt, nhưng hầu hết đã chối đạo, trừ bốn người là Michele Mien, Giuse, Inhaxiô Vang và Caio. Sau đó bà Maria vợ quan trấn cũ và Giovanna cũng bị bắt. Ngày 27-1 ông Phêrô Ki, làm ông Trùm của hai họ Dinh Cát và Quảng Bình, bị xử tử, xác bị băm nát và vất xuống sông. Cùng ngày đó, Inhaxiô Vang và Michele Mien là hai binh sĩ cũng bị xử ở chợ, xác bị đánh bằng roi rồi buông sông. Ngày 29-1, một số giáo dân tại Quảng Nam do ông trùm Michele đứng đầu cùng với ông Simêon, Vincenzô và Gioan bị chém đầu, bà Monica và Agatha bị voi giầy. Còn bà Maria, vợ quan trấn cũ của Phú Yên, bị kết án giam đói trong một nhà tối, nhưng đã không chịu nổi, bà xin chối đạo. Marta, Damasô và một người khác cũng đã bị xử tử.
Ngày 31-1, một nhóm 12 người bị xử tử tại Quảng Nam.
Ngày 3-2, tất cả các cha bị quản thúc trong nhà các cha Dòng Tên ở Hội An, gồm có: Cha Fuciti, Baudet, Marquez, Chevreuil và hai cha Dòng Phanxicô.
Ngày 4-2, bốn giáo dân Quảng Nghĩa bị dẫn về Hội An và giao cho quan trấn thủ Quảng Nam xử [2].
Ngày 9-2, các cha Dòng Tên bị trục xuất, hai cha Dòng Phanxicô và Cha Chevreuil nhờ mới đến triều đình chưa biết, nên được ở lại.
Cha Chevreuil và hai cha Dòng Phanxicô ở lại không được bao lâu cũng bị trục xuất ngày 7-3-1665 và về tới Ayuthia ngày 12/04/1665..
Cha Chevreuil về nước Xiêm, tới Ayuthia, mang theo bảo vật là chiếc đầu của chị Lucia, con một vị tử đạo và bản thân chị cũng là một tử đạo ngày 06/02/1665, tại Quảng Nam. Ðức cha Lambert de la Motte truyền đem để tại nhà thờ thánh Giuse tại Ayuthia.
2. 1665, thừa sai Antoine Hainques đến Ðàng Trong
Ðến Ðàng Trong ngày 26/07/1664, rồi bị trục xuất ngày 07/03/1665, cha Louis Chevreuil ở Nam Việt chưa đầy một năm. Nhưng tám tháng cũng đủ để cha trực diện được với thực tại truyền giáo ở đây và có được những ý kiến và xác tín cá biệt. Theo ngài hai sự thật sau đây là hiển nhiên. Thứ nhất, lý do khiến Chúa Nguyễn cấm đạo là lý do chính trị. Chúa Hiền Vương sợ rằng các cha Bồ Ðào Nha dùng tôn giáo để lấn chiếm quyền hành. Thứ hai, tại Hội An, trong cơn bách đạo, trong số 5000 giáo dân, có đến 4000 người đã bỏ đạo. Lý do khiến có nhiều người bỏ đạo như vậy, phần thì do sự huấn luyện quá sơ sài và phiến diện, phần thì do thiếu sự hiện diện và thiếu gương lành của các linh mục. Ðo đó, sự bách đạo ở Ðàng Trong chẳng những không làm sờn lòng mà còn tăng thêm chí truyền giáo của các thừa sai. Vừa bị trục xuất khỏi Nam Việt ngày 07/03/1665, thì ngày 11/08/1665, cha Chevreuil đã cùng với cha Antoine Hainques lấy tầu nhỏ mà các cha thừa sai mới mua và do thuỷ thủ đoàn việt nam đảm trách để đi Nam Việt. Vì gió ngược, hai tháng sau, ngày 12/10, tầu chỉ mới đến được ngoài khơi bờ biển tỉnh Bà Rịa. Các ngài đã nhờ được một thuyền buồm do người công giáo Nam Việt làm chủ chở vào đất liền. Sau hai tháng du hành mệt nhọc và khó khăn, cả hai cùng mệt mỏi và lâm bệnh. Cha Chevreuil phải nằm nghỉ lại ở Bà Rịa, rồi sau đó lấy thuyền đi Cao Mên và kẹt lại ở đây [3].
Cha Hainques, như lời kể của Ðức cha Lambert, « bận đồ như một người Nhật, đi chân trần, đeo bị,…không hầu cận, không biết gì về địa phương, hoàn toàn phó thác vào Chúa Quan Phòng,… », đi đến Huế. Trọ tại nhà ông thợ đúc Joa Da Cruz, cha ở đây hai tuần, rồi đi Hội An. Tình hình Việt Nam tương đối yên ổn hơn, cha đi dọc theo khắp các tỉnh duyên hải, Quảng Trị, Phú Yên,..giảng đạo, làm phép rửa cho nhiều tân tòng và giúp giáo dân hồi phục lại đời sống đức tin, tham dự bí tích.
Ở Hội An, đi lại lưu thông, chính yếu là bằng thuyền bè. Cha Hainques mua một chiếc thuyền và dùng nó như là một chủng viện. Cha chọn lựa và tụ tập được bốn người trẻ để đào tạo họ thành thầy giảng, và nếu được thì tiến xa hơn, thành linh mục. Trong 4 người này, cha thấy hai người xứng đáng làm linh mục. Cha đã gởi họ sang cho đức cha Lambert ỡ Ayuthia. Hai vị này đã được Ðức cha Lambert truyền chức vào năm 1668. Ðó là hai linh mục việt nam đấu tiên: cha Giuse TRANG và Luca BỀN.
Năm 1669, cha Hainques được thêm cha Pierre Brindeau đến tiếp sức. Hai cha đã thu thập tài liệu và làm tổng kết về tình hình công giáo Ðàng Trong vào lúc đó. Bốn mươi chín người Việt Nam bị tử đạo. Số giáo dân, không kể các tân tòng mà các cha dòng Tên đã rửa tội trong hai năm 1663-1664, đếm được 15 000 ngưới. Nếu tính thêm những người vì sợ sệt, vì biếng nhác hay vì hiềm tỵ mà không lui tới với các cha thừa sai, thì tất cả chỉ độ 20 000 giáo dân.
Ðầu năm 1671 hai cha Hainques và Brindeau bị đầu độc và từ trần. Riêng cha Hainques, ngài đã rửa tội cho 6000 tân tòng. Và phong trào trở lại đạo vẫn tiếp tục. Việc truyền giáo vẫn được tiếp nối với các cha thừa sai khác: Guillaume MAHOT, Claude GUYARD, Bénigne VACHET, Gabriel BOUCHARD, Jean de COURTAULIN DE MAGUELONNE,….
Paris, ngày 20 tháng 03 năm 2008
Chú thích
[1] Hội An nằm cách bờ biển Đông khoảng 5km, chếch về hướng Đông Nam thành phố Đà Nẵng khoảng 25km, thị xã Hội An ngày nay vốn là khu đô thị cổ hình thành từ thế kỷ 16, được gìn giữ gần như nguyên vẹn, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1999. Thế kỷ XVII - XVIII, Hội An là một thương cảng được Alexandre de Rhodes gọi là Haipho trong bản đồ Đại Việt mà sau đó các tài liệu phương Tây đọc thành Haifo hoặc Faipo.
[2] Vũ Thành, Dòng máu anh hùng, tập I: Thời kỳ Trịnh Nguyễn và Tây Sơn, http://www.dunglac.net/vuthanh/
[3] Cha Chevreuil ở lại Cao Mên truyền giáo, sống với cộng đoàn cộng giáo gồm người Bồ Ðào Nha, Trung Hoa và Việt Nam. Năm 1666, ngài được Ðức cha Lambert bổ làm cha chính ở Cao Mên. Năm 1670, ngài bị người Bồ Ðào Nha bắt giải về Macao. Năm 1672, trở về Xiêm, ngài được bổ nhiệm làm tổng quản lý ở Ayuthia. Ðức cha Pallu đã có ý định cho ngài làm giám mục vào năm 1673, nhưng lại thôi, vì thấy ngài bị sức khoẻ yếu kém. Ngài ở lại Ayuthia cho đến khi mất vào ngày 10/11/1693.