XÂY TRƯỜNG CÓ PHẢI LÀ GIẢI PHÁP THUYẾT PHỤC CÁC NỮ TỬ BÁC ÁI ?
Từ lâu, khi Ban Quản lý đường sắt còn tự tin thuê 4 bảo vệ canh giữ vũ trường, mong một ngày đẹp trời đặt văn phòng và khách sạn tại 32 bis Nguyễn Thị Diệu, và quan sát cuộc đòi nhà của các nữ tu, tôi đã nghĩ đến chiêu cuối cùng mà chính quyền dùng đến là mở trường Mầm Non. Vâng, tôi không nghĩ Ban Quản lý đường sắt dầu là một ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hay Phòng Giáo dục quận 3 lại có thể đập phá, sửa chữa cơ sở này mà không có sự đồng thuận của các nữ tu. Bằng chứng là Ban Quản lý đường sắt đã thối lui khi 2 lần bị cản trở thi công. Ban Quản lý đường sắt đã được Thành phố cho chuyển về đường Lê Quý Đôn. Bây giờ thì đến lượt Quận 3 giăng biểu ngữ oai hùng, lớn gấp 100 lần bảng hiệu đường sắt. Họ nghĩ rằng, các nữ tu sẽ bỏ cuộc khi ta giăng băng rôn xây trường ? Các nữ tu thừa biết rằng, Thành phố đang có chủ trương cổ phần hóa các Trường mầm non, tiến tới tự thu, tự chi. Theo đó, cơ sở được bán cho nhiều người, với cách này, Chính quyền vẫn tiếp tục chia chác tài sản của tôn giáo. Lúc đó biết đâu trường mầm non Quốc tế nào đó sẽ thay trường mầm non Quận 3 ! Giáo dục phải ngang tầm Thế giới ! Bạn đọc không thấy các trường đang rục rịch làm sổ đỏ trên các cơ sở tôn giáo cho Sở giáo dục thành phố mượn sao? Không tin bạn đọc lên sở tài nguyên môi trường thì thấy khối hồ Sơ đang nằm ở đó.
Tôi nghĩ các nữ tu có những lý do chính đáng và thuyết phục để kiên quyết buộc chính quyền trao trả lại cơ sở này để làm việc từ thiện, xã hội:
1.Thực tế, đến thời điểm 5/2005 khi Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn có đơn khiếu nại đòi nhà thì chưa hề có “văn bản quản lý” nào theo điều 3 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11. Chỉ tồn tại duy nhất Quyết định 75083/QĐ-UB, ngày 23/01/1997, về việc xác lập sở hữu Nhà nước với lý do cơ sở thuộc diện “nhà vắng chủ”, đây là căn cứ duy nhất biến tài sản của các nữ tu thành tài sản nhà nước, nó chắc chắn phải bị hủy bỏ vì chính quyền đã “nhầm lẫn” trường học là nhà vắng chủ. Vì thế có thể khẳng định tài sản này vẫn thuộc sở hữu của các Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Các nữ tu đã khiếu kiện quyết định hành chính này.
2. Về đạo lý làm người, một khi mượn tài sản người khác mà không còn sử dụng đúng mục đích khi mượn, thì bên mượn phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu chủ sở hữu yêu cầu. Bộ luật dân sự nước ta cũng quy định như thế. Hơn thế nữa, khi Chính quyền đã làm một việc “vô đạo đức” buộc các nữ tu phải lên tiếng, nếu là người tự trọng ắt sẽ không mãi kèo nhèo, cố giữ mãi tài sản vốn không thuộc về mình. Vâng, tôi có quá lời khi sử dụng từ “vô đạo đức” ? Xin thưa, tôi chỉ muốn lập lại lời thốt ra từ miệng một người dân sống gần vũ trường, chắc hẳn anh ta có đủ cơ sở để phát biểu câu này.
3. Trở lại sự kiện băng rôn ‘DỰ ÁN XÂY TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 3’, chắc chắn ai trong chúng ta cũng thừa nhận, đây là một trò hề trong mắt người dân, một khi đã đập trường và xây vũ trường, chính quyền tuyên bố hùng hồn rằng mình không cần dùng cơ sở này để dạy học. Phòng giáo dục Quận 3 cũng đồng tình trong vụ này nên mới tiếp tay với cấp trên giải tán trường lớp. Nếu muốn xây lại trường xin ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố giải thích trên văn bản cho các nữ tu cách riêng và cho người dân chúng tôi cách chung: Đâu là lý do quý vị cho giải tán trường học để xây vũ trường ? Quý vị đã được sự đồng thuận của chủ sở hữu chưa khi muốn lại đập vũ trường xây lại trường học ? Bởi đó là điều mà Giám Đốc Sở giáo dục đã đã cam kết trong Thông Cáo chung, được ký vào tháng 10 năm 1975. Cho đến nay, quý vị chưa có văn bản nào chứng minh đó là tài sản thuộc sở hữu nhà nước cả, sao quý vị có thể hành xử như nó thuộc về của mình. Nếu ai trong chúng ta đang nắm giữ một mảnh đất đang bị người khác khiếu nại, tranh chấp, ta có thể ra cơ quan công chứng xin chuyển quyền sở hữu qua hợp đồng mua bán, tặng cho ? Hay lên Sở xây dựng xin phép đập phá, xây dựng ? Không lẽ chính quyền được “đặc xá” bổn phận sống làm việc theo pháp luật” ?
4. Dễ hiểu hơn cả, chính quyền buộc phải tôn trọng cam kết với các nữ tu về việc giữ nguyên hiện trạng theo hình chụp ngày 17/3/2008. Thưa các sơ Nữ Tử Bác Ái, treo băng rôn là họ đã vi phạm cam kết rồi đấy. Không tin, Sơ xem lại hình chụp ngày 17.3.2008 thấy sẽ rõ.
Có một điều các Sơ nên biết, đó là khi dân chúng thấy các Sơ ra 32 bis Nguyễn Thị Diệu cầu nguyện, chắc chắn họ nghĩ các Sơ đúng. Dù hiện nay các sơ chưa có quyền trên cơ sở này nhưng trong lòng dân chúng, nó là của các Sơ.
Từ lâu, khi Ban Quản lý đường sắt còn tự tin thuê 4 bảo vệ canh giữ vũ trường, mong một ngày đẹp trời đặt văn phòng và khách sạn tại 32 bis Nguyễn Thị Diệu, và quan sát cuộc đòi nhà của các nữ tu, tôi đã nghĩ đến chiêu cuối cùng mà chính quyền dùng đến là mở trường Mầm Non. Vâng, tôi không nghĩ Ban Quản lý đường sắt dầu là một ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hay Phòng Giáo dục quận 3 lại có thể đập phá, sửa chữa cơ sở này mà không có sự đồng thuận của các nữ tu. Bằng chứng là Ban Quản lý đường sắt đã thối lui khi 2 lần bị cản trở thi công. Ban Quản lý đường sắt đã được Thành phố cho chuyển về đường Lê Quý Đôn. Bây giờ thì đến lượt Quận 3 giăng biểu ngữ oai hùng, lớn gấp 100 lần bảng hiệu đường sắt. Họ nghĩ rằng, các nữ tu sẽ bỏ cuộc khi ta giăng băng rôn xây trường ? Các nữ tu thừa biết rằng, Thành phố đang có chủ trương cổ phần hóa các Trường mầm non, tiến tới tự thu, tự chi. Theo đó, cơ sở được bán cho nhiều người, với cách này, Chính quyền vẫn tiếp tục chia chác tài sản của tôn giáo. Lúc đó biết đâu trường mầm non Quốc tế nào đó sẽ thay trường mầm non Quận 3 ! Giáo dục phải ngang tầm Thế giới ! Bạn đọc không thấy các trường đang rục rịch làm sổ đỏ trên các cơ sở tôn giáo cho Sở giáo dục thành phố mượn sao? Không tin bạn đọc lên sở tài nguyên môi trường thì thấy khối hồ Sơ đang nằm ở đó.
Tôi nghĩ các nữ tu có những lý do chính đáng và thuyết phục để kiên quyết buộc chính quyền trao trả lại cơ sở này để làm việc từ thiện, xã hội:
1.Thực tế, đến thời điểm 5/2005 khi Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn có đơn khiếu nại đòi nhà thì chưa hề có “văn bản quản lý” nào theo điều 3 Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11. Chỉ tồn tại duy nhất Quyết định 75083/QĐ-UB, ngày 23/01/1997, về việc xác lập sở hữu Nhà nước với lý do cơ sở thuộc diện “nhà vắng chủ”, đây là căn cứ duy nhất biến tài sản của các nữ tu thành tài sản nhà nước, nó chắc chắn phải bị hủy bỏ vì chính quyền đã “nhầm lẫn” trường học là nhà vắng chủ. Vì thế có thể khẳng định tài sản này vẫn thuộc sở hữu của các Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Các nữ tu đã khiếu kiện quyết định hành chính này.
2. Về đạo lý làm người, một khi mượn tài sản người khác mà không còn sử dụng đúng mục đích khi mượn, thì bên mượn phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu chủ sở hữu yêu cầu. Bộ luật dân sự nước ta cũng quy định như thế. Hơn thế nữa, khi Chính quyền đã làm một việc “vô đạo đức” buộc các nữ tu phải lên tiếng, nếu là người tự trọng ắt sẽ không mãi kèo nhèo, cố giữ mãi tài sản vốn không thuộc về mình. Vâng, tôi có quá lời khi sử dụng từ “vô đạo đức” ? Xin thưa, tôi chỉ muốn lập lại lời thốt ra từ miệng một người dân sống gần vũ trường, chắc hẳn anh ta có đủ cơ sở để phát biểu câu này.
3. Trở lại sự kiện băng rôn ‘DỰ ÁN XÂY TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 3’, chắc chắn ai trong chúng ta cũng thừa nhận, đây là một trò hề trong mắt người dân, một khi đã đập trường và xây vũ trường, chính quyền tuyên bố hùng hồn rằng mình không cần dùng cơ sở này để dạy học. Phòng giáo dục Quận 3 cũng đồng tình trong vụ này nên mới tiếp tay với cấp trên giải tán trường lớp. Nếu muốn xây lại trường xin ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố giải thích trên văn bản cho các nữ tu cách riêng và cho người dân chúng tôi cách chung: Đâu là lý do quý vị cho giải tán trường học để xây vũ trường ? Quý vị đã được sự đồng thuận của chủ sở hữu chưa khi muốn lại đập vũ trường xây lại trường học ? Bởi đó là điều mà Giám Đốc Sở giáo dục đã đã cam kết trong Thông Cáo chung, được ký vào tháng 10 năm 1975. Cho đến nay, quý vị chưa có văn bản nào chứng minh đó là tài sản thuộc sở hữu nhà nước cả, sao quý vị có thể hành xử như nó thuộc về của mình. Nếu ai trong chúng ta đang nắm giữ một mảnh đất đang bị người khác khiếu nại, tranh chấp, ta có thể ra cơ quan công chứng xin chuyển quyền sở hữu qua hợp đồng mua bán, tặng cho ? Hay lên Sở xây dựng xin phép đập phá, xây dựng ? Không lẽ chính quyền được “đặc xá” bổn phận sống làm việc theo pháp luật” ?
4. Dễ hiểu hơn cả, chính quyền buộc phải tôn trọng cam kết với các nữ tu về việc giữ nguyên hiện trạng theo hình chụp ngày 17/3/2008. Thưa các sơ Nữ Tử Bác Ái, treo băng rôn là họ đã vi phạm cam kết rồi đấy. Không tin, Sơ xem lại hình chụp ngày 17.3.2008 thấy sẽ rõ.
Có một điều các Sơ nên biết, đó là khi dân chúng thấy các Sơ ra 32 bis Nguyễn Thị Diệu cầu nguyện, chắc chắn họ nghĩ các Sơ đúng. Dù hiện nay các sơ chưa có quyền trên cơ sở này nhưng trong lòng dân chúng, nó là của các Sơ.