PHAN THIẾT - Chỉ cách nhau hai ngày mà Giáo phận Phan Thiết có hai linh mục qua đời. Nhận được Cáo Phó của Toà Giám Mục Phan Thiết ai cũng bất ngờ, kinh ngạc.
Ngày 20.1 cho biết LM Phêrô Nguyễn hữu Nhường, chánh xứ Hiệp Đức, đã qua đời lúc 8g45 sáng ngày 20/01/2010 tại Giáo xứ Hiệp Đức.
Ngày 22.1 lại được tin LM Phêrô Trần Minh Trương, chánh xứ Hòa Vinh, đã qua đời lúc 01g45 sáng ngày 22/01/2010 tại bệnh viện Phan Thiết.
Cha Phêrô Nhường ra đi thật đột ngột. Ngài đang ngồi tại văn phòng giáo xứ làm sổ sách danh bộ với Thầy xứ thì buông bút, gục đầu. Cha Phó và Thầy xứ đưa ngài vào giường nằm, chỉ ít phút sau ngài về với Chúa không một lời nhắn gửi.
Cha Phêrô Trương gần một tháng dưỡng bệnh rồi nhẹ nhàng về với Chúa.
Khởi đầu mùa xuân đã có tiếng khóc cho kẻ ra đi người ở lại. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài “Một cõi đi về”:
Vừa tàn mùa xuân rồi vào mùa hạ
Rọi xuống trăm năm một cõi đi về
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Còn tình yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hình bóng con người.
Hai linh mục Phêrô đã khởi đầu hành trình mới,một cõi đi về. Những người thân thương như thấy đâu đây hình bóng của hai ngài vẫn còn hiện hữu. Hình bóng lung linh như ánh sáng những ngọn nến soi toả vào ký ức những kỷ niệm nhập nhoà. Mới đây cha dâng lễ, cha nói chuyện, mới hôm qua, hôm kia… thế mà …
Con người có sinh có tử. Đó là luật Đấng Tạo Hoá đã an bài. không ai biết được mình sẽ ra đi vào ngày giờ tháng năm nào và ở đâu. Con người không chọn và không định được ngày giờ ra đi. Chưa ai có kinh nghiệm bản thân về sự chết,dẫu đã nhiều lần chứng kiến sự ra đi của nhiều người thì cũng vẫn là người ngoài cuộc.Chứng kiến chưa phải là kinh nghiệm. Sự chết là một huyền nhiệm,con người không thể hiểu và chia sẽ với người khác.Trong sự chết con người hoàn toàn cô đơn, nó không hẹn ngày,không chỉ giờ cho ai cả,nó không ấn định năm tháng và cũng chẳng đếm xỉa gì đến tuổi tác, nó đến bất ngờ làm chúng ta kinh ngạc.Sự sống và sự chết là hai thái cực đối chọi nhau.Thiên Chúa đã sinh ra sự sống nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết.Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Tạo Hoá.Con người không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết.
Đức Kitô đã vào trần gian trong thân phận con người. Người đã kinh qua khổ đau kiếp người. Bằng cái chết thập giá và sự phục sinh, Người đã tiêu diệt nguồn gốc sự chết,đem lại cho con người một cái nhìn,một quan niệm mới mẻ và đầy hy vọng. ( Ep,5; Col 2,12. 3,1; Rm 4,25; 5,9; 6,9 -11; 7,4 ).Cái chết của Chúa Kitô đã trở nên của lễ hiến dâng trọn vẹn, một lễ hy sinh tuyệt hảo.Tất cả sự đắng cay chua xót, tất cả sự âu lo phiền muộn của sự chết đã trở thành phẩm vật tặng hiến cao quý và giờ chết trở thành giờ chiến thắng,giờ khởi điểm của hạnh phúc trường sinh. Trong Kinh Tin Kính người Kitô hữu tuyên xưng “ tôi trông đợi kẻ chết sống lại …”. Đó là niềm hy vọng Kitô giáo vì tin vào lời Đức Giêsu: “Thầy là sự sống lại và là sự sống,ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống,ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ phải chết” ( Ga 11,25-26; 1 Ga 3,14). Sự sống thay đổi chớ không mất đi. Với một niềm hy vọng và tin tưởng như thế, Giáo phận, đặc biệt hai giáo xứ Hiệp Đức và Hòa Vinh cũng như mỗi người trong tang quyến sẽ vơi bớt khổ đau,sẽ được an ủi đỡ nâng …
Cái chết như một huyền nhiệm,như nhịp cầu đưa người hai linh mục ra đi về Nhà Cha,nơi yên nghĩ muôn đời,một cõi đi về đợi ngày tái ngộ trong Cõi vĩnh hằng,một giai đoạn kết thúc thời kỳ hành hương để bước vào bến bờ mong đợi. Xin thắp một nén hương và một lời kinh nguyện cầu với tin yêu hy vọng vào Đấng Phục Sinh. Xin hiệp dâng thánh lễ và tiễn đưa hai ngài đến nghĩa trang linh mục Giáo phận.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, 84 tuổi, đã qua đời tại nhà nghỉ của Ngài trong sự thanh thản và bình an, vào lúc 9 giờ 37 phút ( giờ Rôma) đêm Thứ Bảy ngày 2/04/2005, tức vào lúc 2 giờ 37 phút sáng Chúa Nhật 3/04/2005 (giờ Việt Nam), kết thúc 26 năm, 5 tháng và 17 ngày trong cương vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần thế.
Trước khi giã từ cuộc sống trần thế, trên giường bệnh Đức Giáo Hoàng đã thì thào với vị thư ký riêng: “Cha đang vui mừng, ước gì các con cũng vậy.” Ước mong, lời trăn trối này là “một di chúc” dành cho tất cả mọi tín hữu trên toàn thế giới.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Với sự tiễn đưa ấm áp của Đức Giám Mục giáo phận, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ, những người thân yêu, cùng với sự đón nhận cũng ấm áp của đất trời...hai linh mục Phêrô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Ngày 20.1 cho biết LM Phêrô Nguyễn hữu Nhường, chánh xứ Hiệp Đức, đã qua đời lúc 8g45 sáng ngày 20/01/2010 tại Giáo xứ Hiệp Đức.
Ngày 22.1 lại được tin LM Phêrô Trần Minh Trương, chánh xứ Hòa Vinh, đã qua đời lúc 01g45 sáng ngày 22/01/2010 tại bệnh viện Phan Thiết.
Cha Phêrô Nhường ra đi thật đột ngột. Ngài đang ngồi tại văn phòng giáo xứ làm sổ sách danh bộ với Thầy xứ thì buông bút, gục đầu. Cha Phó và Thầy xứ đưa ngài vào giường nằm, chỉ ít phút sau ngài về với Chúa không một lời nhắn gửi.
Cha Phêrô Trương gần một tháng dưỡng bệnh rồi nhẹ nhàng về với Chúa.
Khởi đầu mùa xuân đã có tiếng khóc cho kẻ ra đi người ở lại. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài “Một cõi đi về”:
Vừa tàn mùa xuân rồi vào mùa hạ
Rọi xuống trăm năm một cõi đi về
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Còn tình yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hình bóng con người.
Hai linh mục Phêrô đã khởi đầu hành trình mới,một cõi đi về. Những người thân thương như thấy đâu đây hình bóng của hai ngài vẫn còn hiện hữu. Hình bóng lung linh như ánh sáng những ngọn nến soi toả vào ký ức những kỷ niệm nhập nhoà. Mới đây cha dâng lễ, cha nói chuyện, mới hôm qua, hôm kia… thế mà …
Con người có sinh có tử. Đó là luật Đấng Tạo Hoá đã an bài. không ai biết được mình sẽ ra đi vào ngày giờ tháng năm nào và ở đâu. Con người không chọn và không định được ngày giờ ra đi. Chưa ai có kinh nghiệm bản thân về sự chết,dẫu đã nhiều lần chứng kiến sự ra đi của nhiều người thì cũng vẫn là người ngoài cuộc.Chứng kiến chưa phải là kinh nghiệm. Sự chết là một huyền nhiệm,con người không thể hiểu và chia sẽ với người khác.Trong sự chết con người hoàn toàn cô đơn, nó không hẹn ngày,không chỉ giờ cho ai cả,nó không ấn định năm tháng và cũng chẳng đếm xỉa gì đến tuổi tác, nó đến bất ngờ làm chúng ta kinh ngạc.Sự sống và sự chết là hai thái cực đối chọi nhau.Thiên Chúa đã sinh ra sự sống nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết.Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Tạo Hoá.Con người không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết.
Đức Kitô đã vào trần gian trong thân phận con người. Người đã kinh qua khổ đau kiếp người. Bằng cái chết thập giá và sự phục sinh, Người đã tiêu diệt nguồn gốc sự chết,đem lại cho con người một cái nhìn,một quan niệm mới mẻ và đầy hy vọng. ( Ep,5; Col 2,12. 3,1; Rm 4,25; 5,9; 6,9 -11; 7,4 ).Cái chết của Chúa Kitô đã trở nên của lễ hiến dâng trọn vẹn, một lễ hy sinh tuyệt hảo.Tất cả sự đắng cay chua xót, tất cả sự âu lo phiền muộn của sự chết đã trở thành phẩm vật tặng hiến cao quý và giờ chết trở thành giờ chiến thắng,giờ khởi điểm của hạnh phúc trường sinh. Trong Kinh Tin Kính người Kitô hữu tuyên xưng “ tôi trông đợi kẻ chết sống lại …”. Đó là niềm hy vọng Kitô giáo vì tin vào lời Đức Giêsu: “Thầy là sự sống lại và là sự sống,ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống,ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ phải chết” ( Ga 11,25-26; 1 Ga 3,14). Sự sống thay đổi chớ không mất đi. Với một niềm hy vọng và tin tưởng như thế, Giáo phận, đặc biệt hai giáo xứ Hiệp Đức và Hòa Vinh cũng như mỗi người trong tang quyến sẽ vơi bớt khổ đau,sẽ được an ủi đỡ nâng …
Cái chết như một huyền nhiệm,như nhịp cầu đưa người hai linh mục ra đi về Nhà Cha,nơi yên nghĩ muôn đời,một cõi đi về đợi ngày tái ngộ trong Cõi vĩnh hằng,một giai đoạn kết thúc thời kỳ hành hương để bước vào bến bờ mong đợi. Xin thắp một nén hương và một lời kinh nguyện cầu với tin yêu hy vọng vào Đấng Phục Sinh. Xin hiệp dâng thánh lễ và tiễn đưa hai ngài đến nghĩa trang linh mục Giáo phận.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, 84 tuổi, đã qua đời tại nhà nghỉ của Ngài trong sự thanh thản và bình an, vào lúc 9 giờ 37 phút ( giờ Rôma) đêm Thứ Bảy ngày 2/04/2005, tức vào lúc 2 giờ 37 phút sáng Chúa Nhật 3/04/2005 (giờ Việt Nam), kết thúc 26 năm, 5 tháng và 17 ngày trong cương vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần thế.
Trước khi giã từ cuộc sống trần thế, trên giường bệnh Đức Giáo Hoàng đã thì thào với vị thư ký riêng: “Cha đang vui mừng, ước gì các con cũng vậy.” Ước mong, lời trăn trối này là “một di chúc” dành cho tất cả mọi tín hữu trên toàn thế giới.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Với sự tiễn đưa ấm áp của Đức Giám Mục giáo phận, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ, những người thân yêu, cùng với sự đón nhận cũng ấm áp của đất trời...hai linh mục Phêrô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).