PHAN THIẾT - Cuốn sách “Dấu ấn 350 Năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”, do Ủy ban Văn hóa thuộc HĐGMVN xuất bản năm 2010, có viết về Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chua Cứu Thế như sau:
Ngày 24.4.2004, Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc ban hành sắc lệnh chính thức thiết lập hai Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế Nam và Nữ. Đây là các Tu đoàn do cha Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh thành lập từ năm 1991 tại GP Phan Thiết. Cha mong ước các thành viên của tu đoàn tham gia công tác mục vụ tại các giáo xứ, cùng các hoạt động truyền giáo, từ thiện bác ái tại các giáo điểm.
Hình ảnh lễ khấn
Linh đạo: đón nhận đoàn sủng thừa sai, các thành viên của Tu Đoàn được mời gọi noi gương mẹ Maria để nhờ Mẹ và với Mẹ đón nhận Chúa Thánh Thần. Các thành viên Tu đoàn cố gắng sống như Đức Kitô, mong kết hợp với Cha trên trời trong tình hiếu kính thẳm sâu, kết hợp với anh chị em trong tình bác ái huynh đệ nồng nàn, và với mọi người trong tinh thần bác ái tông đồ phổ quát. Tất cả để đem Tin Mừng cứu độ tới muôn người.
Hoạt động: cả hai tu đoàn đang phục vụ tại nhiều giáo phận. Các thành viên công tác trong việc giảng dạy giáo lý, công tác mục vụ, săn sóc người nghèo và người vùng xa xôi hẻ lánh.
Nhân sự: hiện nay, Tu đoàn Nam có 100 anh em và Tu đoàn Nữ có 70 chị em.
Ngày 24.8.2010, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự lễ Khấn Trọn Đời cho 17 Tân Khấn Sinh của Tu Hội, tại Nhà Thờ Thánh Tâm Giáo Phận Phan Thiết. Cùng đồng tế có 30 linh mục, lời cầu nguyện sốt mến của đông đảo tu sĩ nam nữ cùng thân nhân ân nhân của các tân khấn sinh và cộng đoàn Dân Chúa xứ Thánh Tâm.
Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Tám mối Phúc thật.
Trang Tin mừng vừa nghe hướng người ta về một niềm hạnh phúc với những nét khá khác biệt. Hôm nay xin được chia sẻ về những nét khác biệt trong cùng một niềm hạnh phúc.
1. Hạnh phúc đời dâng hiến là hạnh phúc mang màu tế hiến.
Thường thì trong đời sống bình thường, người ta ai cũng có một cảm xúc nào đó về hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc gần gũi với đời sống cũng như ước vọng của con người. Ngày xưa ở nhà quê vùng Trà tân này thì ước mơ có một căn nhà ngói đã là một thể hiện niềm hạnh phúc dư vị đời thường. Nhưng ngày nay nếu như có cật vấn những người trẻ, xem quan điểm của họ thế nào về hạnh phúc, thì có lẽ người ta cũng gặp được nhiều điều bất ngờ. Chẳng hạn như có lần nhà báo hỏi một nhóm bạn trẻ trong đó có cả nam lẫn nữ rằng họ quan niệm thế nào về hạnh phúc? Có một quan điểm, một cái nhìn thật lạ về hạnh phúc được nhà báo gọi tên là hạnh phúc 1-2-3-4. 1 vợ và 1 chồng, 2 con, 3 lầu, 4 bánh. Quả là một ước mơ khá cao. Ngày xưa người ta chẳng dám mơ như vậy đâu. Nhưng bây giờ là thế. Không biết là các khấn sinh đây nếu được trắc nghiệm về hạnh phúc, các chị sẽ cho biết quan niệm của mình như thế nào. Nhưng cứ nhìn vào bầu khí của thánh lễ cùng với bước chân dứt khoát của các chị hôm nay cũng thấy được rằng các chị đã chọn riêng một con đường, chọn đến với một niềm hạnh phúc nhiều khác biệt. Đó là các chị sẵn sàng bỏ lại sau lưng mình sự tự do, bỏ lại tất cả. Các chị em tiến lên con đường mới. Con đường ấy nhiều khi người ta gọi là con đường không mấy ai đi, bởi vì nhiều khi nó vừa chật vừa hẹp, vừa lầy lội. Thế nhưng các chị cũng chọn niềm hạnh phúc với những nét khác biệt ấy để diễn tả tâm tình của mình. Các chị muốn diễn tả tình yêu của mình đối với Đức Kitô một cách rõ nét hơn, muốn trở thành Kitô hữu cách rõ hơn nữa qua lời tuyên khấn và qua lời dâng hiến của mình.
Trong Tám Mối Phúc Thật, mối phúc thứ nhất viết rằng: ai có tinh thần nghèo khó thì có hạnh phúc. 17 khấn sinh cảm nhận được niềm hạnh phúc trong những cái bình dị, trong những cái xem ra nghèo hèn trước mặt người đời. Trong mối phúc thứ tám, phúc cho những ai bị bách hại, trong những phút cùng cực, trong những lúc cùng khốn, người ta vẫn cảm nghiệm được ở đó những nẻo đường Chúa mời gọi mình đi vào. Và chỉ khi nào sống ở trong nẻo đường ấy với tất cả tâm tình của mình, người ta mới cảm nghiệm được niềm hạnh phúc.
2. Hạnh phúc đời dâng hiến là dấu chỉ Nước Trời.
Tất cả những động từ trong bài Tin Mừng hầu như đều ở thì tương lai. Ai hiền lành sẽ được đất hứa làm gia nghiệp… “Sẽ được”, tất cả ở thì tương lai, có thể là một tương lai rất xa của cuộc sống mai hậu. Nhưng đối với những người dấn thân vào kinh Tám mối phúc thật, họ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc này là một niềm hạnh phúc khiến họ sẵn sàng đánh đổi những gì hôm nay mình có để thủ đắc cho được. Nhiều khi tôi vẫn cảm nghĩ rằng, niềm hạnh phúc của người Công Giáo chúng ta cũng giống như niềm hạnh phúc của người thả hồn bắt bóng vậy. Những cái gì trong tầm tay là sẵn sàng gạt qua một bên, còn những cái gì về cuộc sống mai sau, hôm nay mình chưa biết rõ như thế nào thì mình lại gắn bó, lại sẵn sàng đầu tư, lại sẵn sàng đánh đổi cuộc đời. Thế nhưng, rõ ràng là niềm hạnh phúc sáng rõ để dẫn đưa 17 khấn sinh đến với lời tuyên khấn. Tương lai phó dâng cho Chúa, trước mắt các chị sẵn sàng đánh đổi đời sống của mình hôm nay để rồi dấn thân vào một con đường nhiều khi các chị em chưa được tường hết những khó khăn mình sẽ phải đối mặt, hay là những bước vất vả mà mình sẽ phải đối đầu. Nhưng tất cả sẽ phải một lần tuyên khấn là suốt đời mình cam kết một cách trung thành. Lý tưởng của niềm hạnh phúc. Lý tưởng này không phải chỉ là một lý thuyết để dọi cho chúng ta đi theo mà chính là khuôn mặt, khuôn mặt ấy một khi mình đã hiện diện được rồi thì sẵn sàng đáp trả, cam kết cho cuộc đời của mình để mà gắn bó. Người ta vẫn gọi các Nữ Tu là những người theo chân Chúa Kitô, là bước chân mình trong bước chân của Đức Kitô. Vì thế cuộc đời họ một khi đã có người bạn trăm năm là Đức Kitô thì họ sẵn sàng đánh đổi những gì thiết thân, thiết thực và thiết yếu nhất trong đời của một người để đi theo Đấng đã kêu gọi cũng như đã đón nhận và thánh hiến họ. Đó thiết nghĩ cũng là một nét khá khác biệt, bởi vì xét cho cùng những gì chị em giữ hôm nay như lời khấn khiết tịnh sẽ là dấu chỉ mở về nước thiên đàng, cho dẫu ngày hôm nay các chị phải vất vả để chiến đấu với chính bản thân của mình, những cơn cám dỗ, những nghịch cảnh trong cuộc sống thường nhật.
3. Hạnh phúc đời dâng hiến là tinh thần truyền giáo.
Trang Tin mừng cho thấy trước khi Chúa Giêsu giảng bài Kinh Tám mối phúc thật, Ngài thấy đám đông bao quanh mình, Ngài lên núi, các môn đệ làm thành vòng tròn cận kề Ngài, sau đó mới đến dân chúng. Tại sao Chúa Giêsu không giảng trực tiếp cho dân chúng mà lại phải thông qua vòng tròn của nhóm 12? Tại sao Chúa Giêsu không gởi chân lý của mình, niềm hạnh phúc của mình trực tiếp cho những người đói khát chân lý mà lại mời gọi sự cộng tác của những tông đồ? Chúng ta gặp thấy ở đây là cả một tinh thần truyền giáo. Tất nhiên bằng quyền năng và khả năng Chúa Giêsu có thể làm một mình, nhưng Ngài không thích thế. Ngài mời gọi sự cộng tác của những người gần gũi Ngài để thông qua các vị ấy, tin mừng cứu rỗi có thể đến với nhiều người dân, đến vùng sâu của tâm hồn, và vùng xa về địa lý để mọi người có thể được quy tụ về trong cùng một niềm hạnh phúc duy nhất. Điều này cho thấy các Nữ Tu không phải dấn bước vào cuộc đời dâng hiến là chỉ lo thánh hóa bản thân của mình thôi, mà còn được chọn mời dấn bước đến với tất cả anh chị em được trao gởi đến với mình, và những người đang đói khát chân lý, đang đói khát ơn cứu độ, cũng như đang đói khát Đấng cứu thế để sẵn sàng bằng cuộc đời của mình, bằng khả năng của mình sẻ chia cho họ những gì mình đã đón nhận. Đó chính là truyền giáo. Biết rằng Tu Hội có chữ Thừa Sai khởi đầu có nghĩa là đã có hướng đi truyền giáo dành cho tất cả mọi người dấn bước trong tu hội này. Thiết nghĩ đây cũng là một nét đẹp minh họa thêm cho kinh Tám mối phúc thật, cho bầu khí của những người sống niềm hạnh phúc nước trời để rồi mời gọi tất cả mỗi người dấn bước trong đời sống trọn đời cũng sẽ canh cánh bên lòng, vừa là ước mơ, vừa là thiện chí để luyện được đến tất cả những nơi được gởi đến để chia sẻ niềm hạnh phúc của Đấng cứu thế cho tất cả những người có mặt tại nơi đó. Và cũng biết rằng Tu Hội cũng gắn bó với Đức Trinh nữ Maria. Mẹ là người ngày xưa đã nâng đỡ bước chân truyền giáo của các tông đồ. Mẹ hôm nay cũng vẫn luôn đồng hành với những người đi trên đường sứ mạng Giáo Hội. Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Vì vậy, tất cả những ai đang yêu mến tinh thần truyền giáo cũng là những người vốn thể hiện bản chất của giáo hội một cách rõ nét hơn bằng chính đời sống của mình.
Thánh lễ Khấn Dòng cũng là thánh lễ Tạ Ơn. Sau nhiều tháng năm sống âm thầm, nay Tu hội Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế xuất hiện trước Giáo hội địa phương trong phong thái đĩnh đạc. Các Tu sĩ lần đầu tiên xuất hiện dưới dáng dấp tu phục. 17 Tân Khấn Sinh là những của lễ đầu mùa tiến dâng lên Chúa trong tâm tình tạ ơn.
Xin hiệp ý tạ ơn và hòa chung niềm vui với Tu hội. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn mãi hạnh phúc suốt đời hiến dâng.
Ngày 24.4.2004, Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc ban hành sắc lệnh chính thức thiết lập hai Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế Nam và Nữ. Đây là các Tu đoàn do cha Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh thành lập từ năm 1991 tại GP Phan Thiết. Cha mong ước các thành viên của tu đoàn tham gia công tác mục vụ tại các giáo xứ, cùng các hoạt động truyền giáo, từ thiện bác ái tại các giáo điểm.
Hình ảnh lễ khấn
Linh đạo: đón nhận đoàn sủng thừa sai, các thành viên của Tu Đoàn được mời gọi noi gương mẹ Maria để nhờ Mẹ và với Mẹ đón nhận Chúa Thánh Thần. Các thành viên Tu đoàn cố gắng sống như Đức Kitô, mong kết hợp với Cha trên trời trong tình hiếu kính thẳm sâu, kết hợp với anh chị em trong tình bác ái huynh đệ nồng nàn, và với mọi người trong tinh thần bác ái tông đồ phổ quát. Tất cả để đem Tin Mừng cứu độ tới muôn người.
Hoạt động: cả hai tu đoàn đang phục vụ tại nhiều giáo phận. Các thành viên công tác trong việc giảng dạy giáo lý, công tác mục vụ, săn sóc người nghèo và người vùng xa xôi hẻ lánh.
Nhân sự: hiện nay, Tu đoàn Nam có 100 anh em và Tu đoàn Nữ có 70 chị em.
Ngày 24.8.2010, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự lễ Khấn Trọn Đời cho 17 Tân Khấn Sinh của Tu Hội, tại Nhà Thờ Thánh Tâm Giáo Phận Phan Thiết. Cùng đồng tế có 30 linh mục, lời cầu nguyện sốt mến của đông đảo tu sĩ nam nữ cùng thân nhân ân nhân của các tân khấn sinh và cộng đoàn Dân Chúa xứ Thánh Tâm.
Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Tám mối Phúc thật.
Trang Tin mừng vừa nghe hướng người ta về một niềm hạnh phúc với những nét khá khác biệt. Hôm nay xin được chia sẻ về những nét khác biệt trong cùng một niềm hạnh phúc.
1. Hạnh phúc đời dâng hiến là hạnh phúc mang màu tế hiến.
Thường thì trong đời sống bình thường, người ta ai cũng có một cảm xúc nào đó về hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc gần gũi với đời sống cũng như ước vọng của con người. Ngày xưa ở nhà quê vùng Trà tân này thì ước mơ có một căn nhà ngói đã là một thể hiện niềm hạnh phúc dư vị đời thường. Nhưng ngày nay nếu như có cật vấn những người trẻ, xem quan điểm của họ thế nào về hạnh phúc, thì có lẽ người ta cũng gặp được nhiều điều bất ngờ. Chẳng hạn như có lần nhà báo hỏi một nhóm bạn trẻ trong đó có cả nam lẫn nữ rằng họ quan niệm thế nào về hạnh phúc? Có một quan điểm, một cái nhìn thật lạ về hạnh phúc được nhà báo gọi tên là hạnh phúc 1-2-3-4. 1 vợ và 1 chồng, 2 con, 3 lầu, 4 bánh. Quả là một ước mơ khá cao. Ngày xưa người ta chẳng dám mơ như vậy đâu. Nhưng bây giờ là thế. Không biết là các khấn sinh đây nếu được trắc nghiệm về hạnh phúc, các chị sẽ cho biết quan niệm của mình như thế nào. Nhưng cứ nhìn vào bầu khí của thánh lễ cùng với bước chân dứt khoát của các chị hôm nay cũng thấy được rằng các chị đã chọn riêng một con đường, chọn đến với một niềm hạnh phúc nhiều khác biệt. Đó là các chị sẵn sàng bỏ lại sau lưng mình sự tự do, bỏ lại tất cả. Các chị em tiến lên con đường mới. Con đường ấy nhiều khi người ta gọi là con đường không mấy ai đi, bởi vì nhiều khi nó vừa chật vừa hẹp, vừa lầy lội. Thế nhưng các chị cũng chọn niềm hạnh phúc với những nét khác biệt ấy để diễn tả tâm tình của mình. Các chị muốn diễn tả tình yêu của mình đối với Đức Kitô một cách rõ nét hơn, muốn trở thành Kitô hữu cách rõ hơn nữa qua lời tuyên khấn và qua lời dâng hiến của mình.
Trong Tám Mối Phúc Thật, mối phúc thứ nhất viết rằng: ai có tinh thần nghèo khó thì có hạnh phúc. 17 khấn sinh cảm nhận được niềm hạnh phúc trong những cái bình dị, trong những cái xem ra nghèo hèn trước mặt người đời. Trong mối phúc thứ tám, phúc cho những ai bị bách hại, trong những phút cùng cực, trong những lúc cùng khốn, người ta vẫn cảm nghiệm được ở đó những nẻo đường Chúa mời gọi mình đi vào. Và chỉ khi nào sống ở trong nẻo đường ấy với tất cả tâm tình của mình, người ta mới cảm nghiệm được niềm hạnh phúc.
2. Hạnh phúc đời dâng hiến là dấu chỉ Nước Trời.
Tất cả những động từ trong bài Tin Mừng hầu như đều ở thì tương lai. Ai hiền lành sẽ được đất hứa làm gia nghiệp… “Sẽ được”, tất cả ở thì tương lai, có thể là một tương lai rất xa của cuộc sống mai hậu. Nhưng đối với những người dấn thân vào kinh Tám mối phúc thật, họ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc này là một niềm hạnh phúc khiến họ sẵn sàng đánh đổi những gì hôm nay mình có để thủ đắc cho được. Nhiều khi tôi vẫn cảm nghĩ rằng, niềm hạnh phúc của người Công Giáo chúng ta cũng giống như niềm hạnh phúc của người thả hồn bắt bóng vậy. Những cái gì trong tầm tay là sẵn sàng gạt qua một bên, còn những cái gì về cuộc sống mai sau, hôm nay mình chưa biết rõ như thế nào thì mình lại gắn bó, lại sẵn sàng đầu tư, lại sẵn sàng đánh đổi cuộc đời. Thế nhưng, rõ ràng là niềm hạnh phúc sáng rõ để dẫn đưa 17 khấn sinh đến với lời tuyên khấn. Tương lai phó dâng cho Chúa, trước mắt các chị sẵn sàng đánh đổi đời sống của mình hôm nay để rồi dấn thân vào một con đường nhiều khi các chị em chưa được tường hết những khó khăn mình sẽ phải đối mặt, hay là những bước vất vả mà mình sẽ phải đối đầu. Nhưng tất cả sẽ phải một lần tuyên khấn là suốt đời mình cam kết một cách trung thành. Lý tưởng của niềm hạnh phúc. Lý tưởng này không phải chỉ là một lý thuyết để dọi cho chúng ta đi theo mà chính là khuôn mặt, khuôn mặt ấy một khi mình đã hiện diện được rồi thì sẵn sàng đáp trả, cam kết cho cuộc đời của mình để mà gắn bó. Người ta vẫn gọi các Nữ Tu là những người theo chân Chúa Kitô, là bước chân mình trong bước chân của Đức Kitô. Vì thế cuộc đời họ một khi đã có người bạn trăm năm là Đức Kitô thì họ sẵn sàng đánh đổi những gì thiết thân, thiết thực và thiết yếu nhất trong đời của một người để đi theo Đấng đã kêu gọi cũng như đã đón nhận và thánh hiến họ. Đó thiết nghĩ cũng là một nét khá khác biệt, bởi vì xét cho cùng những gì chị em giữ hôm nay như lời khấn khiết tịnh sẽ là dấu chỉ mở về nước thiên đàng, cho dẫu ngày hôm nay các chị phải vất vả để chiến đấu với chính bản thân của mình, những cơn cám dỗ, những nghịch cảnh trong cuộc sống thường nhật.
3. Hạnh phúc đời dâng hiến là tinh thần truyền giáo.
Trang Tin mừng cho thấy trước khi Chúa Giêsu giảng bài Kinh Tám mối phúc thật, Ngài thấy đám đông bao quanh mình, Ngài lên núi, các môn đệ làm thành vòng tròn cận kề Ngài, sau đó mới đến dân chúng. Tại sao Chúa Giêsu không giảng trực tiếp cho dân chúng mà lại phải thông qua vòng tròn của nhóm 12? Tại sao Chúa Giêsu không gởi chân lý của mình, niềm hạnh phúc của mình trực tiếp cho những người đói khát chân lý mà lại mời gọi sự cộng tác của những tông đồ? Chúng ta gặp thấy ở đây là cả một tinh thần truyền giáo. Tất nhiên bằng quyền năng và khả năng Chúa Giêsu có thể làm một mình, nhưng Ngài không thích thế. Ngài mời gọi sự cộng tác của những người gần gũi Ngài để thông qua các vị ấy, tin mừng cứu rỗi có thể đến với nhiều người dân, đến vùng sâu của tâm hồn, và vùng xa về địa lý để mọi người có thể được quy tụ về trong cùng một niềm hạnh phúc duy nhất. Điều này cho thấy các Nữ Tu không phải dấn bước vào cuộc đời dâng hiến là chỉ lo thánh hóa bản thân của mình thôi, mà còn được chọn mời dấn bước đến với tất cả anh chị em được trao gởi đến với mình, và những người đang đói khát chân lý, đang đói khát ơn cứu độ, cũng như đang đói khát Đấng cứu thế để sẵn sàng bằng cuộc đời của mình, bằng khả năng của mình sẻ chia cho họ những gì mình đã đón nhận. Đó chính là truyền giáo. Biết rằng Tu Hội có chữ Thừa Sai khởi đầu có nghĩa là đã có hướng đi truyền giáo dành cho tất cả mọi người dấn bước trong tu hội này. Thiết nghĩ đây cũng là một nét đẹp minh họa thêm cho kinh Tám mối phúc thật, cho bầu khí của những người sống niềm hạnh phúc nước trời để rồi mời gọi tất cả mỗi người dấn bước trong đời sống trọn đời cũng sẽ canh cánh bên lòng, vừa là ước mơ, vừa là thiện chí để luyện được đến tất cả những nơi được gởi đến để chia sẻ niềm hạnh phúc của Đấng cứu thế cho tất cả những người có mặt tại nơi đó. Và cũng biết rằng Tu Hội cũng gắn bó với Đức Trinh nữ Maria. Mẹ là người ngày xưa đã nâng đỡ bước chân truyền giáo của các tông đồ. Mẹ hôm nay cũng vẫn luôn đồng hành với những người đi trên đường sứ mạng Giáo Hội. Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Vì vậy, tất cả những ai đang yêu mến tinh thần truyền giáo cũng là những người vốn thể hiện bản chất của giáo hội một cách rõ nét hơn bằng chính đời sống của mình.
Thánh lễ Khấn Dòng cũng là thánh lễ Tạ Ơn. Sau nhiều tháng năm sống âm thầm, nay Tu hội Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế xuất hiện trước Giáo hội địa phương trong phong thái đĩnh đạc. Các Tu sĩ lần đầu tiên xuất hiện dưới dáng dấp tu phục. 17 Tân Khấn Sinh là những của lễ đầu mùa tiến dâng lên Chúa trong tâm tình tạ ơn.
Xin hiệp ý tạ ơn và hòa chung niềm vui với Tu hội. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn mãi hạnh phúc suốt đời hiến dâng.