GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Tiễn biệt Cha Phanxicô Xaviê TRẦN THANH GIẢN - Cựu Giám Đốc, 1955-1971
Paris, ngày 23 tháng 12 năm 2010. -10 giờ sáng, mà trời còn tối. Đường phố ướt sũng vì mưa từ hôm qua còn đọng lại, nhầy nhụa thêm với tuyết rơi nhễ nhãi. Nhưng các tín hữu Việt nam cứ ùn ùn kéo đến giáo xứ. Dăm ba người. Rồi dăm bảy chục. Kết cục cả trên trăm người, giáo dân có, tu sĩ có, giáo sĩ có. Họ đến để tiễn biệt cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Giản, mới được Chúa gọi về ngày thứ bảy 18.12.2010, và hôm nay, 23.12.2010, Giáo Xứ tổ chức thánh lễ an táng, tiễn biệt ngài. Ngài là một trong vài vị Giám Đốc làm việc lâu năm cho Giáo Xứ. Mười sáu năm, từ 1955 đến 1971.
10 giờ hơn. Trong nhà thờ các tín hữu đã tề tựu đông đúc. Thân quyến trong gia đình huyết tộc và linh tộc của cha Phanxicô. Các thành viên Hội Đồng Mục Vụ, với một số vị cố vấn, một số vị trong Ban Thường Vụ, một số vị Đại Diện Địa Điểm và Đại Diện Hội đoàn Mục vụ, các bạn bè, các thân nhân, các người mến phục cha Phan Xicô,...
Xem hình tang lễ cha Trần Thanh Giản
Xếp hàng từ cửa nhà nguyện, có khoảng trên hai chục linh mục: Các linh mục sinh viên, các linh mục Việt nam làm mục vụ trong một số xứ đạo tây, các linh mục trong các Ban Giám Đốc Giáo Xứ cũ, các linh mục trong Ban Giám Đốc hiện nay, Cha Etcharen, cựu Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, Đức Ông Xavier RAMBAUD, Phụ tá Giám Đốc Mục Vụ Ngoại Kiều Tổng Giáo Phận Paris, thay mặt Đức Hồng Y André VINGT-TROIS
10 giờ 30 đúng. Linh cữu cha Phanxicô Xaviê được mang vào nhà nguyện. Hơn 20 giáo sĩ theo Đức Ông Rambaud đón linh cữu, rước vào và đặt trước bàn thờ. Thầy phó tế lấy áo lễ và khăn lễ linh mục đặt trên linh cữu. Thắp bốn cây nến bạch lạp chung quanh. Kê tấm ảnh cha Phanxicô trước linh cữu. Đặt lư hương trước tấm ảnh và quan tài. Để vòng hoa của mấy người cháu trên linh cữu. Đặt mấy chậu bông và chùm bông khác chung quanh.
Trong khi đó, cộng đoàn, theo sự điều khiển của một người cháu của cha Phanxicô, là tiến sĩ Trần Việt, hát bài ca nhập lễ: « Lậy Chúa này đây con đến với Chúa, Chúa là sự sống. Con chẳng là gì. Chúa đã cho con sự sống. Con là con Chúa».
Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ, thay mặt Công Đoàn, cáo phó cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Giản, cựu Giám Đốc Giáo Xứ, 1955-1971, đã được Chúa gọi về ngày thứ bảy 18.12.2010, hưởng thọ 96 tuổi và 70 năm linh mục; chia buồn với gia đình của ngài; chào đón Đức Ông Rambaud, chủ tế, đại diện Đức Hồng Y André Vingt-Trois; Và xin mọi người cùng sốt sắng dâng thánh lễ, cầu nguyện cho cha Phanxicô.
Đức Ông Rambaud, kính chào vong linh cha Phanxicô, ngỏ lời chia buồn của Đức Hồng Y với thân quyến cha Phanxicô và với Giáo Xứ Việt Nam Paris, mời cộng đoàn cùng dâng lễ với Ngài để cầu nguyện cho linh hồn cha Phanxicô được chóng về chốn nghỉ ngơi đời đời. Rồi ngài khởi đầu thánh lễ.
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh bày tỏ lòng cảm phục và nhớ ơn cha Phanxicô. Ngài chia sẻ: « Cha Phanxicô Trần Thanh Giản làm việc cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam từ 1952, và đặc biệt từ 1955 đến 1971, thời gian cha được bổ nhiệm làm giám đốc sau nhiệm kỳ của cha Pacifice Nguyễn Bình An dòng phanxicô (1952-1955). Thời giờ không cho phép tôi đi vào chi tiết, tôi chỉ xin được gợi lên những nét chính để cảm phục và nhớ ơn cha Phanxicô về bao nhiêu công trình cha đã thực hiện chung cho Cộng Đoàn người Việt Nam và riêng cho Mission Catholique Việt Nam tại Pháp.
Tôi khâm phục cha Trần Thanh Giản vì ngài là một linh mục thông minh hiếm có. Một linh mục có tài tổ chức, một linh mục giàu tinh thần xã hội. Ai lại chẳng nhận ra lòng yêu mến Giáo Hội và quê hương của cha Giản. Ai có thể chối bỏ con người văn hóa nổi bật nơi cha Giản.
Tôi còn khâm phục và bắt chước đời sống mục vụ của cha Trần Thanh Giản. Phạm vi mục vụ của ngài không chỉ ở vùng Paris, mà trên cả nước Pháp. Giáo dân việt Nam bấy giờ chỉ là một thiểu số nhưng lại rất rải rác và sống trong tình trạng kinh tế ít may mắn hơn bây giờ. Các linh mục lo mục vụ cũng ít, nên cha Giản và chạy đây đó khắp nước Pháp và lo toan mọi việc. Ngoài những công việc mục vụ bí tích, cha còn lo về mục vụ xã hội, mục vụ văn hóa và có thể nói cả về ‘mục vụ cơ sở nữa’. Cha Đinh Văn Hưởng đã có một nhận định thật xác đáng: ‘Về cơ sở cho Liên Đoàn, cho Giáo Xứ, không ai có công bằng cha Giản. Ngôi nhà Boissonade là một bằng chứng cụ thể ghi đậm trong lịch sử của Giáo Xứ’. Khi mới được bổ nhiệm làm giám đốc giáo xứ, tôi đã được cha Trần Thanh Giản giúp đỡ nhiều nhất trong các phương án sinh hoạt mục vụ. Đặc biệt ngài cho ý kiến giùp tôi trong việc lập Hội Đồng Mục Vụ, việc gây quỹ và việc tìm kiếm cơ sở. Tôi còn phải ghi ơn cha Giản về những sự giúp đỡ tận tình,: mau lẹ và thực tế, như giải quyết các vấn đề nước chảy, mất điện…
Quả thật, nhìn lại đời sống của cha Trần Thanh Giản, với những gì tôi đã ghi nhận được và những gì còn sống động trong tâm trí tôi, tôi chân nhận cha Giản là con người sống các Mối Phúc Thật (les Béatitudes). Ngài sống đơn sơ, ăn uống khó nghèo, chỉ biết làm việc để phục vụ nhân quyền, cho sự thật và đặc biệt người nghèo mà ‘quán cơm xã hội’ và ‘tổ chức làng cho trẻ em mồ côi tại VN’ là những tiêu biểu. Ngài là linh mục của Giáo Hội và của xã hội. Ngài là chủ chăn của người công giáo và của cả những người Việt Nam tại Pháp, ngài là linh mục đầy ắp lòng yêu mến Giáo hội Việt Nam và Quê hương Việt Nam. Tuy không trọn vẹn, nhưng tinh thần của các mối Phúc thật được thể hiện rõ nét trong đời sống mục của cha.
Nhưng trước hết và trên hết, cha Phanxicô Xavier là một con người của niềm tin. Như thánh Phaolô hay như thánh Phanxicô quan thày của cha, Cha Giản nhận thức hơn ai hết rằng: Phép rửa tội không làm cho cha thành người bất tử, nhưng phép rửa tội liên kết cha với sự chết hồng phúc của Chúa Kitô và cho cha dự phần vào sự sống lại vinh quang của Ngài. Vì thế, nếu trong đới sống mục vụ với bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu thăng trầm cha Giản đã vượt qua được nhờ liên kết với Đức Kitô tử nạn, thì giờ đây sự chết đối với ngài không là gì khác hơn là bước qua một ngưỡng cửa để đón nhận trọn ven ơn sống lại như phần thưởng miên trường Chúa Giêsu dành cho các tôi trung của Ngài.
Trong sự khâm phục và biết ơn, chúng ta cầu nguyện cho Cha Phanxicô Trần Thanh Giản và cảm tạ thiên Chúa với Cha. Amen »
Thánh lễ hoàn tất, Cha Đinh Đồng Thượng Sách làm phép mồ. Ngài xông hương, rảy nước thánh chung quanh linh cữu, đọc những lời nguyện.
Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục vụ ngỏ lời cùng Gia Đình cha Phanxicô.
Rồi mọi người đến bái lậy và rảy nước thánh linh cữu cha Phanxicô.
Mà văng vẳng đâu đây, âm vang cuộc sống gương mẫu tám mối phúc thật của cha Phanxicô theo nhịp với ý bài ca Vui ngày trở về: « Ai yên vui sống trong đơn ngèo, không hay mơ ước không ham giầu; Vui lên đi hỡi người đang đói, Chúa sẽ đoái ban Nước Trời; … Ai đang khao khát mong an bình, ra tay xây đắp cho công bình; Vui lên đi hỡi người công chính, Chúa sẽ đoái ban thái bình,… »
Kết thúc thánh lễ an táng cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Giản, lòng ai cũng trào lên niềm nhớ thương và tạ ơn ngài. Ra khỏi nhà nguyện, gặp linh mục thi sĩ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách, tôi hỏi cảm tưởng của ngài về cha Phanxicô. Ngài mượn tôi cây viết và tờ giấy, rồi viết ngay câu thơ chân thành này:
TRẦN hoàn THANH thoát GIẢN đơn,
Chúng con khấp bái tạ ơn cha nhiều.
Lời thơ của cha Cung Chi diễn tả đầy đủ tâm tình của các tín hữu Giáo Xứ Việt Nam Paris với cha cựu Giám Đốc Trần Thanh Giản, vừa được Chúa gọi về. Đó cũng là nén hương tâm tình họ đốt lên tưởng niệm và tiễn biệt ngưới ra đi !
Paris, ngày 23 tháng 12 năm 2010
Trần Văn Cảnh
Tiễn biệt Cha Phanxicô Xaviê TRẦN THANH GIẢN - Cựu Giám Đốc, 1955-1971
10 giờ hơn. Trong nhà thờ các tín hữu đã tề tựu đông đúc. Thân quyến trong gia đình huyết tộc và linh tộc của cha Phanxicô. Các thành viên Hội Đồng Mục Vụ, với một số vị cố vấn, một số vị trong Ban Thường Vụ, một số vị Đại Diện Địa Điểm và Đại Diện Hội đoàn Mục vụ, các bạn bè, các thân nhân, các người mến phục cha Phan Xicô,...
Xem hình tang lễ cha Trần Thanh Giản
Xếp hàng từ cửa nhà nguyện, có khoảng trên hai chục linh mục: Các linh mục sinh viên, các linh mục Việt nam làm mục vụ trong một số xứ đạo tây, các linh mục trong các Ban Giám Đốc Giáo Xứ cũ, các linh mục trong Ban Giám Đốc hiện nay, Cha Etcharen, cựu Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, Đức Ông Xavier RAMBAUD, Phụ tá Giám Đốc Mục Vụ Ngoại Kiều Tổng Giáo Phận Paris, thay mặt Đức Hồng Y André VINGT-TROIS
10 giờ 30 đúng. Linh cữu cha Phanxicô Xaviê được mang vào nhà nguyện. Hơn 20 giáo sĩ theo Đức Ông Rambaud đón linh cữu, rước vào và đặt trước bàn thờ. Thầy phó tế lấy áo lễ và khăn lễ linh mục đặt trên linh cữu. Thắp bốn cây nến bạch lạp chung quanh. Kê tấm ảnh cha Phanxicô trước linh cữu. Đặt lư hương trước tấm ảnh và quan tài. Để vòng hoa của mấy người cháu trên linh cữu. Đặt mấy chậu bông và chùm bông khác chung quanh.
Trong khi đó, cộng đoàn, theo sự điều khiển của một người cháu của cha Phanxicô, là tiến sĩ Trần Việt, hát bài ca nhập lễ: « Lậy Chúa này đây con đến với Chúa, Chúa là sự sống. Con chẳng là gì. Chúa đã cho con sự sống. Con là con Chúa».
Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ, thay mặt Công Đoàn, cáo phó cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Giản, cựu Giám Đốc Giáo Xứ, 1955-1971, đã được Chúa gọi về ngày thứ bảy 18.12.2010, hưởng thọ 96 tuổi và 70 năm linh mục; chia buồn với gia đình của ngài; chào đón Đức Ông Rambaud, chủ tế, đại diện Đức Hồng Y André Vingt-Trois; Và xin mọi người cùng sốt sắng dâng thánh lễ, cầu nguyện cho cha Phanxicô.
Đức Ông Rambaud, kính chào vong linh cha Phanxicô, ngỏ lời chia buồn của Đức Hồng Y với thân quyến cha Phanxicô và với Giáo Xứ Việt Nam Paris, mời cộng đoàn cùng dâng lễ với Ngài để cầu nguyện cho linh hồn cha Phanxicô được chóng về chốn nghỉ ngơi đời đời. Rồi ngài khởi đầu thánh lễ.
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh bày tỏ lòng cảm phục và nhớ ơn cha Phanxicô. Ngài chia sẻ: « Cha Phanxicô Trần Thanh Giản làm việc cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam từ 1952, và đặc biệt từ 1955 đến 1971, thời gian cha được bổ nhiệm làm giám đốc sau nhiệm kỳ của cha Pacifice Nguyễn Bình An dòng phanxicô (1952-1955). Thời giờ không cho phép tôi đi vào chi tiết, tôi chỉ xin được gợi lên những nét chính để cảm phục và nhớ ơn cha Phanxicô về bao nhiêu công trình cha đã thực hiện chung cho Cộng Đoàn người Việt Nam và riêng cho Mission Catholique Việt Nam tại Pháp.
Tôi khâm phục cha Trần Thanh Giản vì ngài là một linh mục thông minh hiếm có. Một linh mục có tài tổ chức, một linh mục giàu tinh thần xã hội. Ai lại chẳng nhận ra lòng yêu mến Giáo Hội và quê hương của cha Giản. Ai có thể chối bỏ con người văn hóa nổi bật nơi cha Giản.
Tôi còn khâm phục và bắt chước đời sống mục vụ của cha Trần Thanh Giản. Phạm vi mục vụ của ngài không chỉ ở vùng Paris, mà trên cả nước Pháp. Giáo dân việt Nam bấy giờ chỉ là một thiểu số nhưng lại rất rải rác và sống trong tình trạng kinh tế ít may mắn hơn bây giờ. Các linh mục lo mục vụ cũng ít, nên cha Giản và chạy đây đó khắp nước Pháp và lo toan mọi việc. Ngoài những công việc mục vụ bí tích, cha còn lo về mục vụ xã hội, mục vụ văn hóa và có thể nói cả về ‘mục vụ cơ sở nữa’. Cha Đinh Văn Hưởng đã có một nhận định thật xác đáng: ‘Về cơ sở cho Liên Đoàn, cho Giáo Xứ, không ai có công bằng cha Giản. Ngôi nhà Boissonade là một bằng chứng cụ thể ghi đậm trong lịch sử của Giáo Xứ’. Khi mới được bổ nhiệm làm giám đốc giáo xứ, tôi đã được cha Trần Thanh Giản giúp đỡ nhiều nhất trong các phương án sinh hoạt mục vụ. Đặc biệt ngài cho ý kiến giùp tôi trong việc lập Hội Đồng Mục Vụ, việc gây quỹ và việc tìm kiếm cơ sở. Tôi còn phải ghi ơn cha Giản về những sự giúp đỡ tận tình,: mau lẹ và thực tế, như giải quyết các vấn đề nước chảy, mất điện…
Quả thật, nhìn lại đời sống của cha Trần Thanh Giản, với những gì tôi đã ghi nhận được và những gì còn sống động trong tâm trí tôi, tôi chân nhận cha Giản là con người sống các Mối Phúc Thật (les Béatitudes). Ngài sống đơn sơ, ăn uống khó nghèo, chỉ biết làm việc để phục vụ nhân quyền, cho sự thật và đặc biệt người nghèo mà ‘quán cơm xã hội’ và ‘tổ chức làng cho trẻ em mồ côi tại VN’ là những tiêu biểu. Ngài là linh mục của Giáo Hội và của xã hội. Ngài là chủ chăn của người công giáo và của cả những người Việt Nam tại Pháp, ngài là linh mục đầy ắp lòng yêu mến Giáo hội Việt Nam và Quê hương Việt Nam. Tuy không trọn vẹn, nhưng tinh thần của các mối Phúc thật được thể hiện rõ nét trong đời sống mục của cha.
Nhưng trước hết và trên hết, cha Phanxicô Xavier là một con người của niềm tin. Như thánh Phaolô hay như thánh Phanxicô quan thày của cha, Cha Giản nhận thức hơn ai hết rằng: Phép rửa tội không làm cho cha thành người bất tử, nhưng phép rửa tội liên kết cha với sự chết hồng phúc của Chúa Kitô và cho cha dự phần vào sự sống lại vinh quang của Ngài. Vì thế, nếu trong đới sống mục vụ với bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu thăng trầm cha Giản đã vượt qua được nhờ liên kết với Đức Kitô tử nạn, thì giờ đây sự chết đối với ngài không là gì khác hơn là bước qua một ngưỡng cửa để đón nhận trọn ven ơn sống lại như phần thưởng miên trường Chúa Giêsu dành cho các tôi trung của Ngài.
Trong sự khâm phục và biết ơn, chúng ta cầu nguyện cho Cha Phanxicô Trần Thanh Giản và cảm tạ thiên Chúa với Cha. Amen »
Thánh lễ hoàn tất, Cha Đinh Đồng Thượng Sách làm phép mồ. Ngài xông hương, rảy nước thánh chung quanh linh cữu, đọc những lời nguyện.
Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục vụ ngỏ lời cùng Gia Đình cha Phanxicô.
Rồi mọi người đến bái lậy và rảy nước thánh linh cữu cha Phanxicô.
Mà văng vẳng đâu đây, âm vang cuộc sống gương mẫu tám mối phúc thật của cha Phanxicô theo nhịp với ý bài ca Vui ngày trở về: « Ai yên vui sống trong đơn ngèo, không hay mơ ước không ham giầu; Vui lên đi hỡi người đang đói, Chúa sẽ đoái ban Nước Trời; … Ai đang khao khát mong an bình, ra tay xây đắp cho công bình; Vui lên đi hỡi người công chính, Chúa sẽ đoái ban thái bình,… »
Kết thúc thánh lễ an táng cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Giản, lòng ai cũng trào lên niềm nhớ thương và tạ ơn ngài. Ra khỏi nhà nguyện, gặp linh mục thi sĩ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách, tôi hỏi cảm tưởng của ngài về cha Phanxicô. Ngài mượn tôi cây viết và tờ giấy, rồi viết ngay câu thơ chân thành này:
TRẦN hoàn THANH thoát GIẢN đơn,
Chúng con khấp bái tạ ơn cha nhiều.
Lời thơ của cha Cung Chi diễn tả đầy đủ tâm tình của các tín hữu Giáo Xứ Việt Nam Paris với cha cựu Giám Đốc Trần Thanh Giản, vừa được Chúa gọi về. Đó cũng là nén hương tâm tình họ đốt lên tưởng niệm và tiễn biệt ngưới ra đi !
Paris, ngày 23 tháng 12 năm 2010
Trần Văn Cảnh