Ngày 14-3-2008 cách đây 3 năm chị Chiara Lubich, người sáng lập Phong trào Focolari Tổ Ấm, đã qua đời tại Rocca di Papa, cách Roma 30 cây số, hưởng thọ 88 tuổi (1920-2008).
Chiều ngày 13-3-2011 Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình đã chủ sự thánh lễ tạ ơn tại vương cung thanh đường 12 Tông Đồ ở Roma. Cùng đồng tế thánh lễ đã có 2 Giám Mục và 20 Linh Mục, trước sự hiện diện của đông đảo các thành viên Phong trào Tổ Ấm Roma.
Giảng trong thánh lễ Đức Hồng Y Antonelli đã nhắc lại các cột trụ trong linh đạo của chị Chiara Lubich và Phong trào Tổ Ấm: đó là dấn thân sống Lời Chúa và chu toàn thánh ý Người, cũng như cùng nhau nên thánh và đối thoại với tất cả mọi người.
Phong trào Tổ Ấm đã được chị Chiara Lubich khởi sự tại Trento đông bắc Italia năm 1943, sau đó lan dần trong toàn nước Italia và nhiều nước Âu châu. Bắt đầu từ năm 1958 Phong trào lan sang các đại lục khác và hiện nay Phong trào có hơn 1 triệu thành viên hoạt động tại 183 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phong trào Tổ Ấm là một phong trào giáo dân, nhưng tinh thần của phong trào cũng được nhiều Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ yêu thích. Do đó, phong trào cũng có thêm bốn nhánh: các Giám Mục bạn của phong trào Tổ Ấm, các linh mục, các nam tu sĩ và các nữ tu. Ngoài ra cũng có hàng trăm ngàn cảm tình viên thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của anh Roberto Catalano, đặc trách văn phòng đối thoại liên tôn của Phong trào Tổ Ấm về linh đạo của Phong trào. Anh Catalano đã từng hoạt động nhiều năm bên Ấn Độ.
Hỏi: Thưa anh Catalano, phong trào Tổ Ấm là một đặc sủng trong lòng Giáo Hội hoàn vũ. Anh có nhận xét gì về đặc sủng này?
Đáp: Đặc sủng của chị Chiara Lubich là đặc sủng của sự hiệp thông và hiệp nhất, và như thế nó không thể là ý thức hệ. Thật ra, mục đích chuyên biệt của Phong trào Tổ Ấm là đối thoại 380 độ trong toàn Giáo Hội công giáo: tức là đối thoại đại kết với các Giáo Hội Kitô khác, đối thoại liên tôn với các tôn giáo khác, đối thoại với các người thiện chí mà không quy chiếu về tôn giáo.
Hỏi: Diễn tả trong thực hành điểm gặp gỡ trên lý thuyết có khó khăn lắm không thưa anh?
Đáp: Nó không là điều dễ dàng, trước hết bởi vì ý tưởng về Thiên Chúa mà chúng tôi là kitô hữu có không phải là ý tưởng về Thiên Chúa mà các tín hữu Hồi có. Nó cũng không phải là ý tưởng mà tín đồ các tôn giáo khác có. Một cách nền tảng, đó là biết rằng chúng ta không biết, và vì thế chúng ta phải có thái độ lắng nghe, học hỏi, và đây không bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng nếu làm được, thì sẽ có những lúc trao đổi, trong đó chúng ta nhận ra nhiều điều chung và nhiều điều khác biệt. Và sự khác biệt không làm lẫn lộn, trái lại giúp duy trì căn tính của chúng ta, đồng thời cũng đặt để chúng ta vào trong sự tiếp xúc và hiệp thông.
Hỏi: Việc đối thoại đa diện mà Phong trào Tổ Ấm thăng tiến đã đem lại các thành qủa nào?
Đáp: Trước hết, chúng tôi sống kinh nghiệm một sự hiệp nhất nội tâm sâu xa với Thiên Chúa, và sau đó chúng tôi gặp gỡ nhau như anh chị em. Chúng tôi sống kinh nghiệm như một gia đình bên trong nhân loại, không phải vì có ai đó đã nói với chúng tôi, nhưng bởi vì chúng tôi đã sống kinh nghiệm ấy. Thế rồi, còn có nhiều khía cạnh cụ thể khác nữa. Chẳng hạn như việc chấp nhận sự khác biệt như nó là, với kết qủa là các thành kiến rơi rụng, rồi có sự cộng tác với nhau. Có thể chúng ta không tin vào cùng một điều, hay không nghĩ cùng một điều, nhưng chúng ta có thể làm việc cho các mục đích chung.
Hỏi: Làm thế nào để hòa giải sự kiện chúng ta các tín hữu kitô tin rằng chỉ có một chân lý duy nhất với biết bao nhiêu tôn giáo khác nhau như vậy?
Đáp: Chân lý là một là một sự kiện rồi, nhưng nó không duy nhất. Chân lý là một có nghĩa là nó chung cho tất cả mọi người, thuộc bất cứ tôn giáo nào. Còn một chân lý duy nhất là một sự thật loại trừ vài sự thật khác. Kitô giáo có một Thiên Chúa và Người là ba ngôi; Người không là một Thiên Chúa duy nhất, Người là một Thiên Chúa một; và đây là hai sự kiện khác nhau. Đây là việc khởi hành tự ý thức này: chân lý là một và được mặc khải một cách tràn đầy nơi Đức Giêsu, nhưng điều này không có nghĩa là các người khác không thể đến với chân lý này, không thể hiểu biết chân lý này, bởi vì chân lý này đã hiện hữu trong các tôn giáo khác trong một cách thức nào đó và trong nhiều cách thức khác nhau, và cả bởi vì sự mạc khải chân lý nơi Đức Giêsu là cho toàn nhân loại.
*** Chiều ngày 14-3-2011, đã có buổi lễ tưởng niệm chị Chiara Lubich về đề tài: ”Chiara Lubich, một phụ nữ đối thoại. Các điểm đối thoại liên tôn và với một thế giới của nền văn hóa hiện đại”. Tham dự buổi lễ tưởng niệm đã có nhiều nhân vật thuộc thế giới công giáo, do thái và hồi giáo. Nhân địp này nhà xuất bản Città Nuova của Phong trào Tổ Ấm đã cho ấn hành cuốn tiểu sử chính thức đầu tiên của chị Chiara Lubich tựa đề ”Hãy đem thế giới trong vòng tay. Chiara Lubich”. Sách thu thập các chứmg từ của những người đã từng quen biết chị và nhiều tài liệu chưa từng được phổ biến. Tác giả là ông Armando Torno, nhà phát hành nhật báo ”Người đưa tin chiều”. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông về cuốn sách nói trên.
Hỏi: Thưa ông Torno, tại sao ông lại chọn tựa đề cho cuốn sách là ”Hãy đem thế giới trong vòng tay”?
Đáp: Tựa đề sách ”Hãy đem thế giới trong vòng tay” là một câu tóm tắt tốt đẹp nhất lý tưởng cuộc sống của chị Chiara Lubich, và hiển nhiên cũng là quan niệm của chị về Kitô giáo.
Hỏi: Ông đã không bao giờ gặp chị Chiara Lubich một cách cá nhân, nhưng đã gặp chị qua cuốn tiểu sử của chị. Từ đó ông rút tỉa ra được kinh nghiệm nào?
Đáp: Tôi đã không bao giờ biết chị một cách cá nhân, tuy nhiên tôi nhận ra rằng lý tưởng của chị Chiara Lubich đi trước các lý tưởng của Công Đồng Chung Vaticăng II và chị đã thực hiện trước điều Công Đồng sẽ làm. Thế rồi, dĩ nhiên có một lý tưởng cuộc sống kitô nữa: ”Tất cả chúng ta là một” đã là một câu hay được chị lập đi lập lại. Tôi đã biết chị qua các trang sách này: một gương mặt không dễ gì để cho nó bị nắm bắt một cách dễ dàng, nhưng là gương mặt vô cùng hấp dẫn, vô cùng cách mạng, và có lẽ tân tiến hơn là các gương mặt bên trong Giáo Hội, với biết bao thinh lặng và biết bao tận tụy.
Hỏi: Theo ông thì tính cách tân tiến ấy của chị Chiara Lubich hệ tại điều gì?
Đáp: Chị Chiara đã thách đố vài đề nghị của sự tân tiến và có lẽ đã chiến thắng một cách khác với hàng ngàn giải pháp chính trị đã được đưa ra trong thế kỷ XX. Đề tài kinh tế lớn đã khiến cho bao nhiêu con sông nước mắt và đại dương mực chảy ra, Chiara đã giải quyết một cách đơn sơ qua Kitô giáo, trong một cộng đoàn. Ngoài ra, chị Chiara cũng đã thành công là người tân tiến trong cuộc đối thoại không biên giới và không loại trừ trước, nhưng sống nó nhân danh tình yêu thương đối với tất cả mọi người và mọi sự, bằng cách tiếp nhận lấy những gì tốt nhất nơi mỗi người. Nguyên tắc nền tảng này của Phong trào Tổ Ấm là môt trong các khía cạnh được chị để lại và cần được liên tục thực hiện. Chị Chiara rộng mở cho tất cả mọi người, bằng cách gắn chặt cái nhìn vào Chúa Giêsu, là điểm khởi hành của mọi sự. Đàng khác, đây cũng là là điều được chứng minh trong cuốn sách mới xuất bản của Đức thánh Cha Biển Đức XVI, trong đó gương mặt của Chúa Kitô luôn luôn rất thời sự và rất kích thích. Có những người, các cơ cấu, các hoàn cảnh đã đọc gương mặt ấy rồi bỏ vào một xó. Nhưng Chúa Kitô là người rộng mở một cách gây vấp phạm nhất chưa từng thấy. Chị Chiara cũng đã là một người rộng mở một cách gây gương mù gương xấu trong một xã hội còn có nhiều khép kín.
Hỏi: Theo ông, đây là một cuốn sách mà ai cũng có thể đọc được, có phải thế không?
Đáp: Tuyệt đối rồi. Cuộc sống của chị Chiara là một cuộc sống thẳng băng, một cuộc sống được dệt bằng những sự tầm thường, một tình yêu trọn vẹn, như đầu hàng trước Phúc Âm. Mọi ý thức hệ đều đã thất bại, chính trị thì gặp khủng hoảng, kinh tế đã không có các bảo đảm lớn lao nào: vậy thì chúng ta phải hướng tới các giá trị nào đây? Theo thiển ý tôi, đánh cá duy nhất đó là quy hướng tất cả về Chúa Kitô: không có các con đường nào khác giúp đưa ra các giải pháp lớn cho thế giới tân tiến ngày nay. (RG 14-3-2011)
Chiều ngày 13-3-2011 Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình đã chủ sự thánh lễ tạ ơn tại vương cung thanh đường 12 Tông Đồ ở Roma. Cùng đồng tế thánh lễ đã có 2 Giám Mục và 20 Linh Mục, trước sự hiện diện của đông đảo các thành viên Phong trào Tổ Ấm Roma.
Giảng trong thánh lễ Đức Hồng Y Antonelli đã nhắc lại các cột trụ trong linh đạo của chị Chiara Lubich và Phong trào Tổ Ấm: đó là dấn thân sống Lời Chúa và chu toàn thánh ý Người, cũng như cùng nhau nên thánh và đối thoại với tất cả mọi người.
Phong trào Tổ Ấm đã được chị Chiara Lubich khởi sự tại Trento đông bắc Italia năm 1943, sau đó lan dần trong toàn nước Italia và nhiều nước Âu châu. Bắt đầu từ năm 1958 Phong trào lan sang các đại lục khác và hiện nay Phong trào có hơn 1 triệu thành viên hoạt động tại 183 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phong trào Tổ Ấm là một phong trào giáo dân, nhưng tinh thần của phong trào cũng được nhiều Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ yêu thích. Do đó, phong trào cũng có thêm bốn nhánh: các Giám Mục bạn của phong trào Tổ Ấm, các linh mục, các nam tu sĩ và các nữ tu. Ngoài ra cũng có hàng trăm ngàn cảm tình viên thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của anh Roberto Catalano, đặc trách văn phòng đối thoại liên tôn của Phong trào Tổ Ấm về linh đạo của Phong trào. Anh Catalano đã từng hoạt động nhiều năm bên Ấn Độ.
Hỏi: Thưa anh Catalano, phong trào Tổ Ấm là một đặc sủng trong lòng Giáo Hội hoàn vũ. Anh có nhận xét gì về đặc sủng này?
Đáp: Đặc sủng của chị Chiara Lubich là đặc sủng của sự hiệp thông và hiệp nhất, và như thế nó không thể là ý thức hệ. Thật ra, mục đích chuyên biệt của Phong trào Tổ Ấm là đối thoại 380 độ trong toàn Giáo Hội công giáo: tức là đối thoại đại kết với các Giáo Hội Kitô khác, đối thoại liên tôn với các tôn giáo khác, đối thoại với các người thiện chí mà không quy chiếu về tôn giáo.
Hỏi: Diễn tả trong thực hành điểm gặp gỡ trên lý thuyết có khó khăn lắm không thưa anh?
Đáp: Nó không là điều dễ dàng, trước hết bởi vì ý tưởng về Thiên Chúa mà chúng tôi là kitô hữu có không phải là ý tưởng về Thiên Chúa mà các tín hữu Hồi có. Nó cũng không phải là ý tưởng mà tín đồ các tôn giáo khác có. Một cách nền tảng, đó là biết rằng chúng ta không biết, và vì thế chúng ta phải có thái độ lắng nghe, học hỏi, và đây không bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng nếu làm được, thì sẽ có những lúc trao đổi, trong đó chúng ta nhận ra nhiều điều chung và nhiều điều khác biệt. Và sự khác biệt không làm lẫn lộn, trái lại giúp duy trì căn tính của chúng ta, đồng thời cũng đặt để chúng ta vào trong sự tiếp xúc và hiệp thông.
Hỏi: Việc đối thoại đa diện mà Phong trào Tổ Ấm thăng tiến đã đem lại các thành qủa nào?
Đáp: Trước hết, chúng tôi sống kinh nghiệm một sự hiệp nhất nội tâm sâu xa với Thiên Chúa, và sau đó chúng tôi gặp gỡ nhau như anh chị em. Chúng tôi sống kinh nghiệm như một gia đình bên trong nhân loại, không phải vì có ai đó đã nói với chúng tôi, nhưng bởi vì chúng tôi đã sống kinh nghiệm ấy. Thế rồi, còn có nhiều khía cạnh cụ thể khác nữa. Chẳng hạn như việc chấp nhận sự khác biệt như nó là, với kết qủa là các thành kiến rơi rụng, rồi có sự cộng tác với nhau. Có thể chúng ta không tin vào cùng một điều, hay không nghĩ cùng một điều, nhưng chúng ta có thể làm việc cho các mục đích chung.
Hỏi: Làm thế nào để hòa giải sự kiện chúng ta các tín hữu kitô tin rằng chỉ có một chân lý duy nhất với biết bao nhiêu tôn giáo khác nhau như vậy?
Đáp: Chân lý là một là một sự kiện rồi, nhưng nó không duy nhất. Chân lý là một có nghĩa là nó chung cho tất cả mọi người, thuộc bất cứ tôn giáo nào. Còn một chân lý duy nhất là một sự thật loại trừ vài sự thật khác. Kitô giáo có một Thiên Chúa và Người là ba ngôi; Người không là một Thiên Chúa duy nhất, Người là một Thiên Chúa một; và đây là hai sự kiện khác nhau. Đây là việc khởi hành tự ý thức này: chân lý là một và được mặc khải một cách tràn đầy nơi Đức Giêsu, nhưng điều này không có nghĩa là các người khác không thể đến với chân lý này, không thể hiểu biết chân lý này, bởi vì chân lý này đã hiện hữu trong các tôn giáo khác trong một cách thức nào đó và trong nhiều cách thức khác nhau, và cả bởi vì sự mạc khải chân lý nơi Đức Giêsu là cho toàn nhân loại.
*** Chiều ngày 14-3-2011, đã có buổi lễ tưởng niệm chị Chiara Lubich về đề tài: ”Chiara Lubich, một phụ nữ đối thoại. Các điểm đối thoại liên tôn và với một thế giới của nền văn hóa hiện đại”. Tham dự buổi lễ tưởng niệm đã có nhiều nhân vật thuộc thế giới công giáo, do thái và hồi giáo. Nhân địp này nhà xuất bản Città Nuova của Phong trào Tổ Ấm đã cho ấn hành cuốn tiểu sử chính thức đầu tiên của chị Chiara Lubich tựa đề ”Hãy đem thế giới trong vòng tay. Chiara Lubich”. Sách thu thập các chứmg từ của những người đã từng quen biết chị và nhiều tài liệu chưa từng được phổ biến. Tác giả là ông Armando Torno, nhà phát hành nhật báo ”Người đưa tin chiều”. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông về cuốn sách nói trên.
Hỏi: Thưa ông Torno, tại sao ông lại chọn tựa đề cho cuốn sách là ”Hãy đem thế giới trong vòng tay”?
Đáp: Tựa đề sách ”Hãy đem thế giới trong vòng tay” là một câu tóm tắt tốt đẹp nhất lý tưởng cuộc sống của chị Chiara Lubich, và hiển nhiên cũng là quan niệm của chị về Kitô giáo.
Hỏi: Ông đã không bao giờ gặp chị Chiara Lubich một cách cá nhân, nhưng đã gặp chị qua cuốn tiểu sử của chị. Từ đó ông rút tỉa ra được kinh nghiệm nào?
Đáp: Tôi đã không bao giờ biết chị một cách cá nhân, tuy nhiên tôi nhận ra rằng lý tưởng của chị Chiara Lubich đi trước các lý tưởng của Công Đồng Chung Vaticăng II và chị đã thực hiện trước điều Công Đồng sẽ làm. Thế rồi, dĩ nhiên có một lý tưởng cuộc sống kitô nữa: ”Tất cả chúng ta là một” đã là một câu hay được chị lập đi lập lại. Tôi đã biết chị qua các trang sách này: một gương mặt không dễ gì để cho nó bị nắm bắt một cách dễ dàng, nhưng là gương mặt vô cùng hấp dẫn, vô cùng cách mạng, và có lẽ tân tiến hơn là các gương mặt bên trong Giáo Hội, với biết bao thinh lặng và biết bao tận tụy.
Hỏi: Theo ông thì tính cách tân tiến ấy của chị Chiara Lubich hệ tại điều gì?
Đáp: Chị Chiara đã thách đố vài đề nghị của sự tân tiến và có lẽ đã chiến thắng một cách khác với hàng ngàn giải pháp chính trị đã được đưa ra trong thế kỷ XX. Đề tài kinh tế lớn đã khiến cho bao nhiêu con sông nước mắt và đại dương mực chảy ra, Chiara đã giải quyết một cách đơn sơ qua Kitô giáo, trong một cộng đoàn. Ngoài ra, chị Chiara cũng đã thành công là người tân tiến trong cuộc đối thoại không biên giới và không loại trừ trước, nhưng sống nó nhân danh tình yêu thương đối với tất cả mọi người và mọi sự, bằng cách tiếp nhận lấy những gì tốt nhất nơi mỗi người. Nguyên tắc nền tảng này của Phong trào Tổ Ấm là môt trong các khía cạnh được chị để lại và cần được liên tục thực hiện. Chị Chiara rộng mở cho tất cả mọi người, bằng cách gắn chặt cái nhìn vào Chúa Giêsu, là điểm khởi hành của mọi sự. Đàng khác, đây cũng là là điều được chứng minh trong cuốn sách mới xuất bản của Đức thánh Cha Biển Đức XVI, trong đó gương mặt của Chúa Kitô luôn luôn rất thời sự và rất kích thích. Có những người, các cơ cấu, các hoàn cảnh đã đọc gương mặt ấy rồi bỏ vào một xó. Nhưng Chúa Kitô là người rộng mở một cách gây vấp phạm nhất chưa từng thấy. Chị Chiara cũng đã là một người rộng mở một cách gây gương mù gương xấu trong một xã hội còn có nhiều khép kín.
Hỏi: Theo ông, đây là một cuốn sách mà ai cũng có thể đọc được, có phải thế không?
Đáp: Tuyệt đối rồi. Cuộc sống của chị Chiara là một cuộc sống thẳng băng, một cuộc sống được dệt bằng những sự tầm thường, một tình yêu trọn vẹn, như đầu hàng trước Phúc Âm. Mọi ý thức hệ đều đã thất bại, chính trị thì gặp khủng hoảng, kinh tế đã không có các bảo đảm lớn lao nào: vậy thì chúng ta phải hướng tới các giá trị nào đây? Theo thiển ý tôi, đánh cá duy nhất đó là quy hướng tất cả về Chúa Kitô: không có các con đường nào khác giúp đưa ra các giải pháp lớn cho thế giới tân tiến ngày nay. (RG 14-3-2011)