VATICAN - Từ 45 năm qua, hàng năm vào ngày mùng 1 tháng giêng Giáo Hội công giáo cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới. Nhân dịp này các Đức Giáo Hoàng công bố Sứ điệp hòa bình khích lệ kitô hữu cũng như tất cả mọi người bảo vệ, bênh vực, sống và thăng tiến hòa bình khắp nơi thế giới, bắt đầu trong tâm trí, gia đình, khu xóm, làng mạc và thành thị, trong môi trường sống và làm việc của mình.
Ngày Hòa bình thế giới năm 2012 có đề tài là “Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình”. Trong tháng suốt giêng này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí.
Cách đây hơn 2.000 năm, khi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa giáng sinh tại Bếtlêhem, các thiên thần đã ca hát: ”Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Trong suốt cuộc sống dương thế của mình Đức Giêsu Kitô đã rao giảng Tin Mừng yêu thương và bình an. Các Tông Đồ và các môn đệ Người đã tiếp tục công tác rao giảng đó. Nhưng thế giới đã không ngừng bị chia rẽ, xâu xé bởi hận thù, độc tài, chiến tranh, bạo lực, khai thác, ức hiếp, bóc lột, bất công và tàn ác. Rất thường khi các dân tộc phải sống chìm ngập trong bất lực và tuyệt vọng, và người ta tự hỏi hòa bình có là điều thực hiện được không. Vì mọi sự chung quanh chúng ta đều rơi vào xung đột: càc gia đình tan nát vì nạn ly thân ly dị, các xã hội bị chia rẽ phân tán, môi sinh ngày càng đồi tệ.
Thật ra Đức Giêsu Kitô cũng đã phải sống trong các hoàn cảnh xã hội bị chia rẽ vì bạo lực, thù hận bất công, giữa người giầu và người nghèo, giữa các người Roma thực dân và cộng đoàn Do thái, giữa phái Sađốc và phái Pharisêu, giữa người công chính và kẻ tội lỗi, giữa người Samaria và các người Do thái khác, giữa người Do thái và dân ngoại, giữa các nô lệ và người tự do. Và xem ra mọi công việc Đức Giêsu Kitô làm đã không đem lại thay đổi nào trong xã hội. Tuy nhiên, chính trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta tìm thấy chiến thắng và một sứ điệp hy vọng nồng cháy. Vì thế thánh Phêrô mới chúc tụng Thiên Chúa Cha trong thư thứ I như sau: ”Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để lãnh nhận niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai” (1 Pr 1,3. Chúng ta phải duy trì niếm hy vọng đó và đem nó đến cho người khác. Hai môn đệ trên đường về làng Emmaus đã được sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, đươc mặc khải và sống đức tin. Họ đã nhận ra Chúa Kitô phục sinh trong lễ nghi bẻ bánh, tức trong bí tích Thánh Thể. Và vì thế nỗi tuyệt vọng của họ đã trở thành niềm hy vọng, sự bất lực của họ đã biến thành dấn thân hoạt động hoàn toàn. Sau này ơn Thánh Thần sẽ biến đổi mọi sợ hãi của họ thành lòng can đảm, mạnh mẽ hiên ngang làm chứng cho Chúa Kitô và rao truyền Tin Mừng của Chúa.
Là kitô hữu chúng ta được mời gọi thay đổi các tình hình xung khắc, bất công, trong đó chúng ta đang phải sống, bằng cách can đảm mạnh mẽ dấn thân sống và bảo vệ đức tin, sống và bảo vệ công lý và hòa bình, để làm chứng cho Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình, và cải thiện tình hình thế giới.
Trong sứ điệp gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới sự cấp thiết của hòa bình trong vùng Trung Đông và viết: ”Đã từ qúa lâu các xung khắc, chiến tranh, bạo lực và khủng bố phá hoại kéo dài trong vùng Trung Đông. Hòa bình là ơn của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết qủa các cố gắng của những người thiện chí, của các cơ cấu quốc gia và quốc tế, một cách đặc biệt của các quốc gia dấn thân nhiều nhất trong việc tìm kiếm một giải pháp cho các xung đột. Không bao giờ được chịu trận đối với việc thiếu hòa bình. Hòa bình là điều có thể được. Hòa bình là một sự cấp thiết. Hòa bình là điều kiện không thể thiếu đối với một cuộc sống xứng đáng với con người và xã hội. Hồa bình cũng là phương dược tốt nhất để tránh việc di cư của các dân tộc vùng Trung Đông...
Một đóng góp khác mà các tín hữu kitô có thể đem lại cho xã hội đó là việc thăng tiến tự do tôn giáo và sự do lương tâm đích thực, là một trong các quyền nền tảng của con người, mà mọi quốc gia đều phải tôn trọng. Trong nhiều nước vùng Trung Đông, có sự tự do phụng tự, nhưng không gian của tự do tôn giáo thường rất bị hạn chế. Vì thế việc nới rộng khoảng không gian của sự tự do này trở thành một điều cần thiết, để bảo đảm cho tất cả mọi người thuộc các cộng đoàn tôn giáo khác nhau, sự tự do đích thật sống và tuyên xưng đức tin của họ”.
Trong ý hướng này việc cầu nguyện cho hòa bình trong tháng giêng năm 2012 lại càng ý nghĩa và cấp thiết hơn nữa. Khẩn thiết nhất là cầu nguyện cho các tín hữu còn đang phải sống khổ đau dưới chế độ cộng sản vô thần chủ trương bách hại và tiêu diệt tôn giáo, sách động chia rẽ, hận thù và đánh phá hòa bình đích thật giữa con người với nhau như đang xảy ra tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Vì thế hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu toàn thế giới, trong tháng giêng này chúng ta hãy cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí và cả những người không có thiện chí.
Ngày Hòa bình thế giới năm 2012 có đề tài là “Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình”. Trong tháng suốt giêng này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí.
Cách đây hơn 2.000 năm, khi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa giáng sinh tại Bếtlêhem, các thiên thần đã ca hát: ”Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Trong suốt cuộc sống dương thế của mình Đức Giêsu Kitô đã rao giảng Tin Mừng yêu thương và bình an. Các Tông Đồ và các môn đệ Người đã tiếp tục công tác rao giảng đó. Nhưng thế giới đã không ngừng bị chia rẽ, xâu xé bởi hận thù, độc tài, chiến tranh, bạo lực, khai thác, ức hiếp, bóc lột, bất công và tàn ác. Rất thường khi các dân tộc phải sống chìm ngập trong bất lực và tuyệt vọng, và người ta tự hỏi hòa bình có là điều thực hiện được không. Vì mọi sự chung quanh chúng ta đều rơi vào xung đột: càc gia đình tan nát vì nạn ly thân ly dị, các xã hội bị chia rẽ phân tán, môi sinh ngày càng đồi tệ.
Thật ra Đức Giêsu Kitô cũng đã phải sống trong các hoàn cảnh xã hội bị chia rẽ vì bạo lực, thù hận bất công, giữa người giầu và người nghèo, giữa các người Roma thực dân và cộng đoàn Do thái, giữa phái Sađốc và phái Pharisêu, giữa người công chính và kẻ tội lỗi, giữa người Samaria và các người Do thái khác, giữa người Do thái và dân ngoại, giữa các nô lệ và người tự do. Và xem ra mọi công việc Đức Giêsu Kitô làm đã không đem lại thay đổi nào trong xã hội. Tuy nhiên, chính trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta tìm thấy chiến thắng và một sứ điệp hy vọng nồng cháy. Vì thế thánh Phêrô mới chúc tụng Thiên Chúa Cha trong thư thứ I như sau: ”Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để lãnh nhận niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai” (1 Pr 1,3. Chúng ta phải duy trì niếm hy vọng đó và đem nó đến cho người khác. Hai môn đệ trên đường về làng Emmaus đã được sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, đươc mặc khải và sống đức tin. Họ đã nhận ra Chúa Kitô phục sinh trong lễ nghi bẻ bánh, tức trong bí tích Thánh Thể. Và vì thế nỗi tuyệt vọng của họ đã trở thành niềm hy vọng, sự bất lực của họ đã biến thành dấn thân hoạt động hoàn toàn. Sau này ơn Thánh Thần sẽ biến đổi mọi sợ hãi của họ thành lòng can đảm, mạnh mẽ hiên ngang làm chứng cho Chúa Kitô và rao truyền Tin Mừng của Chúa.
Là kitô hữu chúng ta được mời gọi thay đổi các tình hình xung khắc, bất công, trong đó chúng ta đang phải sống, bằng cách can đảm mạnh mẽ dấn thân sống và bảo vệ đức tin, sống và bảo vệ công lý và hòa bình, để làm chứng cho Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình, và cải thiện tình hình thế giới.
Trong sứ điệp gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới sự cấp thiết của hòa bình trong vùng Trung Đông và viết: ”Đã từ qúa lâu các xung khắc, chiến tranh, bạo lực và khủng bố phá hoại kéo dài trong vùng Trung Đông. Hòa bình là ơn của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết qủa các cố gắng của những người thiện chí, của các cơ cấu quốc gia và quốc tế, một cách đặc biệt của các quốc gia dấn thân nhiều nhất trong việc tìm kiếm một giải pháp cho các xung đột. Không bao giờ được chịu trận đối với việc thiếu hòa bình. Hòa bình là điều có thể được. Hòa bình là một sự cấp thiết. Hòa bình là điều kiện không thể thiếu đối với một cuộc sống xứng đáng với con người và xã hội. Hồa bình cũng là phương dược tốt nhất để tránh việc di cư của các dân tộc vùng Trung Đông...
Một đóng góp khác mà các tín hữu kitô có thể đem lại cho xã hội đó là việc thăng tiến tự do tôn giáo và sự do lương tâm đích thực, là một trong các quyền nền tảng của con người, mà mọi quốc gia đều phải tôn trọng. Trong nhiều nước vùng Trung Đông, có sự tự do phụng tự, nhưng không gian của tự do tôn giáo thường rất bị hạn chế. Vì thế việc nới rộng khoảng không gian của sự tự do này trở thành một điều cần thiết, để bảo đảm cho tất cả mọi người thuộc các cộng đoàn tôn giáo khác nhau, sự tự do đích thật sống và tuyên xưng đức tin của họ”.
Trong ý hướng này việc cầu nguyện cho hòa bình trong tháng giêng năm 2012 lại càng ý nghĩa và cấp thiết hơn nữa. Khẩn thiết nhất là cầu nguyện cho các tín hữu còn đang phải sống khổ đau dưới chế độ cộng sản vô thần chủ trương bách hại và tiêu diệt tôn giáo, sách động chia rẽ, hận thù và đánh phá hòa bình đích thật giữa con người với nhau như đang xảy ra tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Vì thế hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu toàn thế giới, trong tháng giêng này chúng ta hãy cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí và cả những người không có thiện chí.