Chúng tôi có may mắn được đọc từ trang 4 đến trang 17 (trang cuối) Cáo trạng vụ án ông Nguyễn Văn Hải (tức “Điếu Cày”). Do không được đọc hồ sơ vụ án và các tài liệu kèm theo, chúng tôi không thể có ý kiến đầy đủ về vụ án mà chỉ xin nêu một ý kiến nhỏ liên quan đến một phần nội dung cáo trạng. Cụ thể:
Cáo trạng khẳng định ông Nguyễn Văn Hải và Bà Tạ Phong Tần không khai và không ký vào Biên bản hỏi cung bị can nên cơ quan tiến hành tố tụng đã phải dựa vào lời khai của những người làm chứng, người liên quan, tài liệu do cơ quan quản lý mạng cung cấp và kết quả giám định để kết tội. Đây cũng là cách thường được cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam sử dụng. Mặc dù theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự thì ngay cả lời nhận tội của Bị can, bị cáo cũng không thể sử dụng làm chứng cứ kết tội bị cáo…
Vì thế, khi đọc cáo trạng, trong vụ án này những cái gọi là người này/ người kia/ người khác… khai về các bị cáo đều mang tính chủ quan, suy diễn, áp đặt, nặng về kết tội như “Vũ Quốc Tú khai việc thay đổi mật khẩu của Blog CLBNBTD là do Nguyễn Văn Hải (tức “Hải Điếu Cày”) tự thay đổi để nắm quyền điều hành blog …”. Chỉ dựa vào lời khai này làm sao kết luận được đúng là ông Hải đã tự thay đổi mật khẩu và sao ông Tú biết mục đích của ông Hải làm là để nắm quyền điều hành blog trong khi ông Hải không khai? Hoặc nhiều lời khai khác như kể lại sự kiện, các ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải phát biểu tại cuộc họp … mà chẳng có chứng cứ nào khác (như băng ghi âm chẳng hạn) kèm theo để xác định.
Còn cái gọi là kết luận giám định cũng vậy. Pháp lệnh Giám định tư pháp nêu rõ nguyên tắc thực hiện giám định và buộc người giám định phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định này (Điều 3 và Điều 13) có nguyên tắc tuân theo quy chuẩn chuyên môn và chỉ kết luận về chuyên môn (khoản 1, khoản 3 Điều 3). Ngoài ra còn có nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan … (khoản 2 Điều 3). Đây cũng là mục đích chính của giám định tư pháp là “sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn… (Điều 1).
Cụ thể ở đây, chắc chắn yêu cầu giám định chuyên môn phải là kết luận về vi phạm pháp luật, về Điều 88 Bộ luật Hình sự. Nhưng đọc các trích dẫn kết luận giám định của Cáo trạng thì chắc chắn là suy diễn, không khách quan, và chẳng có gì thuộc chuyên môn… Ví dụ như suy diễn bị cáo “cố thể hiện mình như là một thế lực mới … nhằm mục đích …”. Hay là “manh nha ý nghĩ …”. Tìm biết ý nghĩ người khác là không thể, huống hồ ý nghĩ chỉ mới manh nha đã kết luận được rồi sao? Cũng vậy, sao biết người ta “Tự bộc lộ và đồng thuận với người có cùng khuynh hướng”; “trá hình làm công dân lương thiện …”; “cóp nhặt, nắn nót cùng những mánh khóe chữ nghĩa… ngôn ngữ chống cộng cao sang lẫn hèn hạ, đê tiện, kể cả sự bẩn thỉu chợ búa được ứng dụng linh hoạt…”; “…thể hiện mình như một hoạt náo viên khả ố… cố tạo ra kiểu dáng, điệu bộ lẳng lơ… kể cả khổ nhục kế để tự rao bán mình theo kiểu “sơn đông mãi võ” cho bọn phản động hải ngoại trước thương điếm của mình hầu tìm địa vị, tiếng tăm, và cả bạc tiền nhằm thỏa mãn dục vọng và sự thèm khát đáng gớm ghiếc của bản thân. Một “chấm mút” thứ cặn bã được thải ra từ dạ dày của ngoại bang để được vinh thân phì da … Một loại ruồi nhặng vo ve bên lỗ huyệt tanh tưởi của chế độ Sài Gòn trước 1975…” (Kết luận Giám định số 60/KLGĐTP, ngày 21/11/2011) (trang 13 Cáo trạng). Chuyên môn gì ở đây? Căn cứ nào để xác định sự thật: Người ta lẳng lơ, nhằm thoả mãn dục vọng và sự thèm khát; người ta là thứ cặn bã, là nhặng vo ve… và nếu quả thế thì cũng liên quan gì đến tội “tuyên truyền chống Nhà nước”?
Tóm lại, chưa cần đi sâu vào nội dung vụ án, chỉ theo Cáo trạng “căn cứ vào lời khai của những người làm chứng, người liên quan và kết quả giám định để xác định…”, mà những lời khai, kết luận giám định ấy chỉ là suy diễn, không khách quan, không tuân thủ nguyên tắc giám định… như kể trên thì theo khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự đấy không phải là chứng cứ nên không có căn cứ xác định các bị cáo có tội được./.
Phụ lục: Bản cáo trạng của cộng sản
Cáo trạng khẳng định ông Nguyễn Văn Hải và Bà Tạ Phong Tần không khai và không ký vào Biên bản hỏi cung bị can nên cơ quan tiến hành tố tụng đã phải dựa vào lời khai của những người làm chứng, người liên quan, tài liệu do cơ quan quản lý mạng cung cấp và kết quả giám định để kết tội. Đây cũng là cách thường được cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam sử dụng. Mặc dù theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự thì ngay cả lời nhận tội của Bị can, bị cáo cũng không thể sử dụng làm chứng cứ kết tội bị cáo…
Vì thế, khi đọc cáo trạng, trong vụ án này những cái gọi là người này/ người kia/ người khác… khai về các bị cáo đều mang tính chủ quan, suy diễn, áp đặt, nặng về kết tội như “Vũ Quốc Tú khai việc thay đổi mật khẩu của Blog CLBNBTD là do Nguyễn Văn Hải (tức “Hải Điếu Cày”) tự thay đổi để nắm quyền điều hành blog …”. Chỉ dựa vào lời khai này làm sao kết luận được đúng là ông Hải đã tự thay đổi mật khẩu và sao ông Tú biết mục đích của ông Hải làm là để nắm quyền điều hành blog trong khi ông Hải không khai? Hoặc nhiều lời khai khác như kể lại sự kiện, các ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải phát biểu tại cuộc họp … mà chẳng có chứng cứ nào khác (như băng ghi âm chẳng hạn) kèm theo để xác định.
Còn cái gọi là kết luận giám định cũng vậy. Pháp lệnh Giám định tư pháp nêu rõ nguyên tắc thực hiện giám định và buộc người giám định phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định này (Điều 3 và Điều 13) có nguyên tắc tuân theo quy chuẩn chuyên môn và chỉ kết luận về chuyên môn (khoản 1, khoản 3 Điều 3). Ngoài ra còn có nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan … (khoản 2 Điều 3). Đây cũng là mục đích chính của giám định tư pháp là “sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn… (Điều 1).
Cụ thể ở đây, chắc chắn yêu cầu giám định chuyên môn phải là kết luận về vi phạm pháp luật, về Điều 88 Bộ luật Hình sự. Nhưng đọc các trích dẫn kết luận giám định của Cáo trạng thì chắc chắn là suy diễn, không khách quan, và chẳng có gì thuộc chuyên môn… Ví dụ như suy diễn bị cáo “cố thể hiện mình như là một thế lực mới … nhằm mục đích …”. Hay là “manh nha ý nghĩ …”. Tìm biết ý nghĩ người khác là không thể, huống hồ ý nghĩ chỉ mới manh nha đã kết luận được rồi sao? Cũng vậy, sao biết người ta “Tự bộc lộ và đồng thuận với người có cùng khuynh hướng”; “trá hình làm công dân lương thiện …”; “cóp nhặt, nắn nót cùng những mánh khóe chữ nghĩa… ngôn ngữ chống cộng cao sang lẫn hèn hạ, đê tiện, kể cả sự bẩn thỉu chợ búa được ứng dụng linh hoạt…”; “…thể hiện mình như một hoạt náo viên khả ố… cố tạo ra kiểu dáng, điệu bộ lẳng lơ… kể cả khổ nhục kế để tự rao bán mình theo kiểu “sơn đông mãi võ” cho bọn phản động hải ngoại trước thương điếm của mình hầu tìm địa vị, tiếng tăm, và cả bạc tiền nhằm thỏa mãn dục vọng và sự thèm khát đáng gớm ghiếc của bản thân. Một “chấm mút” thứ cặn bã được thải ra từ dạ dày của ngoại bang để được vinh thân phì da … Một loại ruồi nhặng vo ve bên lỗ huyệt tanh tưởi của chế độ Sài Gòn trước 1975…” (Kết luận Giám định số 60/KLGĐTP, ngày 21/11/2011) (trang 13 Cáo trạng). Chuyên môn gì ở đây? Căn cứ nào để xác định sự thật: Người ta lẳng lơ, nhằm thoả mãn dục vọng và sự thèm khát; người ta là thứ cặn bã, là nhặng vo ve… và nếu quả thế thì cũng liên quan gì đến tội “tuyên truyền chống Nhà nước”?
Tóm lại, chưa cần đi sâu vào nội dung vụ án, chỉ theo Cáo trạng “căn cứ vào lời khai của những người làm chứng, người liên quan và kết quả giám định để xác định…”, mà những lời khai, kết luận giám định ấy chỉ là suy diễn, không khách quan, không tuân thủ nguyên tắc giám định… như kể trên thì theo khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự đấy không phải là chứng cứ nên không có căn cứ xác định các bị cáo có tội được./.
Phụ lục: Bản cáo trạng của cộng sản