Chuyên gia ít thế tục nhất nhìn cơ mật viện tương lai
Vũ Văn An2/25/2013
________________________________________
John L. Allen Jr. vốn được coi là một chuyên gia về Vatican. Ông thường xuyên viết cho tờ National Catholic Reporter (NCR), một tờ báo mà theo LifeSiteNews.com ngày 22 tháng 2 vừa qua, Đức Cha Michael Sheridan của Giáo Phận Colorado Springs cho là không xứng đáng mang danh Công Giáo. Ngài cho rằng tờ NCR làm Giáo Hội Công Giáo lúng túng. Cả Đức Cha Robert Finn, Giám Mục Kansas City, nơi NCR đặt trụ sở, trong tháng Giêng vừa qua, cũng viết một bài nhắc nhở mọi người nhớ rằng tờ báo này bị cấm không được sử dụng danh nghĩa Công Giáo từ những năm 1968, vì nó nổi tiếng chống đối giáo huấn Công Giáo về phong chức nữ giới, về ngừa thai và đồng tính luyến ái.
Bởi thế, đọc những gì Allen viết, người ta hẳn phải e dè đôi chút về quan điểm chính thống Công Giáo, mặc dù ông được truyền thông thế tục coi là chuyên gia hàng đầu về Vatican. Dù gì, Allen không hẳn chỉ viết cho người Công Giáo, nhất là người Công Giáo “thuần thành”. Ông nhằm một độc giả rộng hơn thế và do đó, trong cách trình bày, ông không muốn loại bỏ lối viết “inclusive” cố hữu. Về cơ mật viện tương lai, ta thấy rõ lối viết này. Có thể gọi ông là chuyên gia ít thế tục nhất chăng?
Trong bài “A quick course in ‘Conclave 101’”, ngày 15 tháng 2, Allen nói tới nền chính trị “hậu trường”. Theo ông, xác tín cổ truyền của người Công Giáo vẫn cho rằng cơ mật viện diễn ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Năm 2005, xác tín ấy được Đức HY Ennio Antonelli của Florence tóm tắt như sau: Thiên Chúa biết trước ai sẽ là tân giáo hoàng, các vị hồng y chỉ có việc cố gắng nhìn ra điều ấy mà thôi. Thành thử, đối với những người Công Giáo thuần thành, coi cơ mật viện như chuyện chính trị là không thích đáng, thậm chí lạc đạo nữa.
Ấy thế, nhưng theo Allen, thần học Công Giáo vẫn nhận rằng “ơn thánh xây dựng trên bản nhiên” với nghĩa: chiều kích thiêng liêng của việc bầu giáo hoàng vẫn không làm nó kém tính chính trị. Allen cũng trích dẫn lời một vị hồng y nói với ông sau khi Đức Bênêđíctô XVI được bầu “Tôi không bao giờ bị Chúa Thánh Thần củng vào đầu cả. Tôi phải thực hiện cuộc lựa chọn tốt nhất bao nhiêu có thể dựa trên tín liệu hiện có”. Tuy nhiên, phát biểu cổ điển nhất về việc này chắc chắn là của chính Đức HY Joseph Ratzinger trên đài truyền hình Bavaria năm 1997: “Tôi không dám nói thế, theo nghĩa Chúa Thánh Thần chọn lựa giáo hoàng… Tôi chỉ muốn nói rằng Chúa Thánh Thần không hẳn kiểm soát vụ việc, mà đúng hơn trong tư cách nhà giáo dục tốt, có thể nói như thế, Người dành cho ta nhiều không gian, nhiều tự do, tuy không hoàn toàn bỏ rơi ta. Như thế, nên hiểu vai trò của Chúa Thánh Thần một cách linh động hơn, không theo nghĩa Người đọc tên ứng viên ra để ta bỏ phiếu. Thực ra đã có những điển hình giáo hoàng chắc chắn không do Chúa Thánh Thần trực tiếp chọn lựa chút nào!”.
Tuy nhiên, mặt khác, Allen cho rằng không ít người tưởng tượng rằng: sau khi vị chưởng nghi hô to extra omnes (mọi người ra ngoài), thì cả một bầu không khí nặng mùi chính trị sẽ trùm phủ cơ mật viện: Các vị hồng y sẽ vội vàng rỉ tai nhau, cố gắng vận động sự ủng hộ cho “gà nhà”, chống lại các địch thủ. Chính Allen có lần cũng có ý nghĩ ấy, cho tới lúc phỏng vấn Đức HY Franz König ở Vienna năm 2002, hai năm trước khi ngài qua đời. Đức HY vốn là thành viên của cơ mật viện năm 1963 và sau đó hai cơ mật viện năm 1978. Allen hỏi ngài về không khí điện giật chắc chắn ai cũng cảm thấy trong Nhà Nguyện Sistine, được Đức HY cười khẩy trả lời: “thực ra, nếu anh được chứng kiến những gì xẩy ra ở bên trong, hẳn anh phải buồn nản đến phát khóc!”.
Thực thế, điều diễn ra ở đấy gần giống như một buổi phụng vụ chứ không phải một cuộc tụ tập chính trị. Ở mỗi một vòng bỏ phiếu, mỗi vị hồng y cử tri (năm nay sẽ là 117 vị) phải tiến lên bàn thờ, dưới bức bích họa Ngày Phán Xét của Michelangelo, để bỏ lá phiếu của mình vào chiếc đĩa thánh rồi sau đó cho vào chiếc chén thánh, vừa bỏ vừa thề đã bầu ứng viên mà trước mặt Chúa mình tin là đáng được bầu, sau đó lui về chỗ ngồi… Một vòng như thế kéo dài hơn một tiếng đồng hồ… Mỗi ngày hai vòng.
Thì giờ qua đi trong im lặng và cầu nguyện, không có diễn văn, không có những “người tạo ra vua” (kingmakers) xuất hiện để vận động cử tri thay đổi ý kiến, không có thỏa hiệp cũng không có những vòng chiến thắng.
Thành thử, theo Allen, chính trị thực ra không lộ diện bên trong chính cơ mật viện. Nó bắt đầu trước viện này, ngay bây giờ và sẽ lên cao độ bắt đầu từ 1 tháng Ba, khi các hồng y tiến về Rôma và bắt đầu tham khảo nhau, cả chính thức lẫn bất chính thức, và việc tham khảo này sẽ lên khuôn cho việc bỏ phiếu giữa các ngày 15 và 20 tháng Ba.
Bốn địa điểm sau đây, theo Allen, sẽ trở thành quan trọng trong những ngày sắp tới:
1. Các phiên họp toàn thể
Các phiên họp này qui tụ mọi hồng y kể cả các vị vượt quá tuổi cử tri (80). Lần vừa rồi, có tất cả 13 phiên họp toàn thể. Mục đích là để học hỏi luật lệ của cơ mật viện và để thảo luận công khai các vấn đề của Giáo Hội hiện nay. Phần lớn các vị tham gia 13 phiên họp vừa rồi cho hay: phong cách Đức HY Joseph Ratzinger điều khiển các phiên họp này trong tư cách niên trưởng hồng y đoàn đã đóng vai chủ yếu dọn đường cho việc bầu ngài làm giáo hoàng. Ngài biết hầu hết các hồng y, chuyện vãn với họ bằng tiếng mẹ đẻ của họ, và coi trọng các ý kiến của họ. Nói chung, phong cách của ngài lúc đó đã đánh tan hình ảnh “chó săn của Chúa” mà truyền thông vốn gán cho ngài trước đó.
Lần này, vị niên trưởng hồng y đoàn là Đức HY Angelo Sodano, đã ngoài 80, chắc chắn không có ưu điểm ấy. Người ta hẳn phải lưu ý tới một vị khác với đặc sủng tạo được sự nhất trí nơi các hồng y.
2. Truyền thông
Năm 2005, các hồng y đã sử dụng một trong các phiên họp toàn thể để nhất trí với nhau không nói với báo chí từ ngày 8 tháng Tư là ngày an táng Đức Gioan Phaolô II cho tới ngày 18 tháng Tư là ngày khai mạc cơ mật viện. Lúc đó, có tường trình cho rằng lệnh ngăn cấm chính thức đã được ban hành, nhưng Vatican nhấn mạnh: đó chỉ một lời kêu gọi chứ không phải là lệnh cấm. Riêng Đức HY Ratzinger thì cho rằng các hồng y có “nhân quyền” muốn nói với ai tùy ý.
Hiện nay, chưa rõ liệu sẽ có một nhất trí như thế hay không. Nhưng dù sao, một nhất trí như thế chưa có hiệu lực vào lúc này, và khá nhiều hồng y đã lên tiếng một cách khái quát về các thách đố của Giáo Hội hiện nay và mẫu giáo hoàng họ muốn có. Đức HY Theodore McCarrick của Hoa kỳ chẳng hạn cho hay ta cần một vị giáo hoàng của thế giới thứ ba. Còn Đức HY Giovanni Lajolo của Ý thì cho ký giả biết mình sẽ không bỏ phiếu cho một nhà ngoại giao như mình mà cho một “mục tử của linh hồn”. Đức HY Joachim Meisner của Cologne, Đức, thì vẽ ra một giáo hoàng kết hợp cả Gioan Phaolô II (bình dân) lẫn Bênêđíctô XVI (học thức).
Còn truyền thông thì rất thích loan truyền những câu truyện nhằm tăng tiến hay đình trệ cơ may của một vài ứng cử viên. Tháng Tư năm 2005 chẳng hạn, họ loan tin đồn Đức HY Angelo Scola của Venice bị chứng bất ổn tâm lý. Lần này chưa biết sao, vì ngài cũng được coi là một trong các “papabile”. Đức HY Ivan Dias của Mumbai bị cho là mắc chứng tiểu đường, hơn nữa, còn có cả một chiến dịch e-mail nói ngài “khó lui tới được, cố chấp và ngạo mạn”. Báo chí cũng đang kháo với nhau về một cuốn sách ở Argentina tố cáo Đức HY Jorge Mario Bergoglio quá thân thiện với các lãnh tụ quân sự trong thập niên 1970, thậm chí đồng loã trong việc xử tử hai linh mục cấp tiến Dòng Tên.
Không ai có thì giờ đi truy nguyên các tin đồn này. Nên “người ta” hy vọng những chuyện tiêu cực ấy đủ làm trật đường rầy một số ứng cử viên. Theo nghĩa này, cơ mật viện tương tự như chuyện chính trị của Anh hơn là của Mỹ: cuộc chạy đua chỉ kéo dài vài tuần chứ không phải cả năm. ở Mỹ, người ta đủ thì giờ để truy nguyên tin đồn, chứ ở Anh thì hơi khó.
Theo Allen, điều đáng lưu ý là chiến dịch bôi lọ trên luôn luôn diễn ra ở bên ngoài hồng y đoàn. Còn giữa các vị hồng y với nhau, các cuộc thảo luận lúc nào cũng êm thấm, lịch sự, tôn trọng nhau. Ông cho rằng qui luật ngắn gọn là nên giả thiết chúng sai cho tới khi được chứng minh ngược lại. Người ta phát động các tin đồn đó vì các lý do y hệt như các cố vấn chính trị thế tục khi sử dụng các quảng cáo để tấn công đối thủ, vì dù muốn hay không, các quảng cáo này vẫn có tác dụng.
3. Các căn hộ, học viện, phòng chờ
Các hồng y không hoàn toàn dựa vào các ấn tượng có được trong các phiên họp toàn thể hay từ báo chí để lên khuôn thái độ của mình. Những cuộc gặp gỡ không chính thức ở bên lề vẫn xẩy ra giữa các hồng y từng bằng hữu với nhau lâu đời hay cùng có những cảm thức như nhau về hướng đi của Giáo Hội, hay cùng nói một ngôn ngữ.
Không giống các cơ mật viện trước, năm 2005, các cuộc gặp gỡ này hầu như hoàn toàn diễn ra tại những địa điểm kín đáo như các căn hộ riêng của nhân viên giáo triều, các học viện quốc gia, nơi nhiều hồng y cư ngụ trước khi dọn vào Casa Santa Marta trong nội vi Vatican, và trong nhiều phòng chờ của các cơ sở giáo hội trong thành phố. Tại Venerable English College trên Via Monserrato của Anh chẳng hạn, Đức HY Cormac Murphy-O'Connor, lúc đó là TGM Westminster, trở thành điểm qui chiếu cho các hồng y nói tiếng Anh. Không bị ai dòm ngó, các ngài tự do thảo luận về một số ứng cử viên và biết được chiều hướng suy tư của nhiều hồng y khác nhau.
4. Casa Santa Marta
Trước đây, các hồng y phải ngụ bên trong Phủ Tông Tòa suốt thời gian cơ mật viện, ngủ trong những chiếc giường nhỏ đặt tại các nơi vốn là phòng kho hay văn phòng. Đức HY König nhớ lại nhiều vị hồng y già nua vất vả lắm mới kiếm được đường tới phòng vệ sinh giữa đêm tối mù mịt…
Vì thế, Đức Gioan Phaolô II đã cho xây một khách sạn trị giá 20 triệu dollars tức Casa Santa Marta làm nơi cư trú cho các ngài trong thời gian có cơ mật viện. Tọa lạc gần phòng triều kiến Phaolô VI, toà nhà này gồm 108 dẫy phòng (suites) với đủ phòng khách và phòng ngủ, và 23 phòng đơn, tất cả đều có phòng tắm… đủ cho số hồng y cử tri hiện nay.
Từ đây, các hồng y có thể đi bộ tới lui Nhà Nguyện Sistine, hay dùng minivans, dưới sự canh chừng của nhân viên an ninh để không ai bên ngoài có thể đến gần các vị hầu ảnh hưởng tới quyết định của các ngài. Dù Casa Santa Marta có Wi-Fi và mọi phương tiện tân tiến khác, các hồng y không được sử dụng bất cứ phương tiện truyền thông nào với thế giới bên ngoài.
Năm 2005, các hồng y quyết định nhập Casa sớm. Các ngài họp nhau vào đêm Chúa Nhật trước buổi khai mạc cơ mật viện vào hôm thứ Hai. Nhiều hồng y cho rằng họ cảm thấy nhu cầu muốn được “khởi động” (jump start) ngay vì những cuộc chuyện trò hậu trường cho tới lúc đó chỉ có tính tản mạn, chưa được mọi người can dự vào. Nhiều hồng y cho hay thì giờ ngắn ngủi ở Casa trước buổi khai mạc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp liên minh phò Ratzinger thiết lập được tiếng nói của mình trước khi cơ mật viện khai mạc.
Dù sao, Đức HY Christoph Schönborn của Vienna cũng là một trong những vị “tạo ra vua” (kingmakers). Một vị HY cho hay: “Khi bạn nói chuyện với các vị hồng y khác về Ratzinger, phần lớn các ngài chỉ nói: vâng, ngài là một ứng viên tốt, nhưng cũng có vị này vị nọ nữa. Nhưng Đức HY Schönborn thì không thế. Đối với ngài, Chúa muốn Ratzinger làm giáo hoàng, chỉ có thế”.
Hiện nay, trong tư riêng, một số hồng y đã lên tiếng cho rằng các ngài nên vào Nhà Santa Marta sớm hơn dự liệu để có cơ hội sắp xếp sự việc. Điều này có cái lợi vì hiện có nhiều vị vẫn còn nhớ như in các kỷ niệm của 2005. Lần đó, chỉ có hai hồng y có kinh nghiệm cơ mật viện là Ratzinger và William Baum của Mỹ. Lần này, 50 trong số 117 vị HY cử tri đã quen thuộc với cơ mật viện.
Khi cơ mật viện bắt đầu, Nhà Santa Marta càng trở nên quan trọng hơn vì đó là nơi duy nhất họ có những cuộc chuyện vãn kéo dài bên ngoài nhịp điệu gần như có tính phụng vụ của Nhà Nguyện Sistine. Các ngài gặp nhau trong các bữa điểm tâm, bữa trưa và bữa tối trong suốt thời gian cơ mật viện khiến Nhà này trở thành địa điểm quan yếu để những dây nhợ tiềm ẩn có thể được tháo gỡ trước khi một đồng thuận được đạt tới.
Mười lý do cơ mật viện lần này có khác
Ngày 22 tháng Hai vừa qua, John L. Allen Jr có bài trên NCR về Mười Lý Do khiến cơ mật viện lần này khác với các lần trước.
Nếu bắt đầu tính từ năm 1295 lúc Đức GH Boniface VIII lần đầu tiên đòi các hồng y phải bầu tân giáo hoàng trong một căn phòng khóa kín, thì cơ mật viện 2013 sắp tới sẽ là cơ mật viện thứ 75 trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Về một bình diện nào đó, ta vẫn có thể cho rằng nó không khác các cơ mật viện trước, nhất là cơ mật viện cách nay 8 năm: cũng diễn hành vào Nhà Nguyện Sistine, cũng khói đen và khói trắng, cũng "Habemus Papam" (chúng ta đã có giáo hoàng) lần này sẽ do Đức HY Jean-Louis Tauran, người Pháp, hiện là hồng y thâm niên nhất của hàng hồng y phó tế, ngoại trừ chính ngài được bầu làm giáo hoàng.
Tuy nhiên, có một số đặc điểm độc đáo của cơ mật viện lần này khiến làm thay đổi cả nền chính trị và có lẽ cho thấy một diễn trình dài hơn và khó khăn hơn. Sau đây là 10 dị biệt của Cơ Mật Viện 2013:
1. Từ nhiệm, chứ không qua đời
Điểm dị biệt hiển nhiên nhất là lần đầu tiên trong 600 năm nay, các hồng y sẽ bầu một giáo hoàng tiếp theo một vụ từ nhiệm chứ không phải qua đời. Về phương diện thủ tục, việc này chẳng thay đổi chi; vẫn là tiếp theo sự kiện sede vacante, luật lệ vẫn vậy cho mỗi vòng bỏ phiếu (được gọi là "scrutiny", xem sét tỉ mỉ) v.v… Tuy nhiên, về phương diện tâm lý, sự tương phản rất lớn. Khi một nhà lãnh đạo chính của thế giới qua đời, huống chi là một vị giáo hoàng, bầu không khí thường đầy những lời ai điếu đầy thành kính, bày tỏ lòng sầu buồn và cảm mến sâu xa. Sự lịch thiệp tối thiểu của con người không cho phép ai được nói xấu người qua đời, nhất là khi sự mất mát vẫn còn quá mới mẻ. Thành thử, khó hơn cho các vị hồng y nếu muốn chỉ trích triều đại giáo hoàng vừa mới chấm dứt, ít nhất cũng là công khai, và ít nhất cũng là giữa các ngài với nhau.
Khi tách biệt khoảng cuối triều đại và khoảng cuối đời mình ra, Đức Bênêđíctô XVI đã tránh cho các hồng y gánh nặng nói trên, giúp các ngài lên tiếng nhận định cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của mình. Điều ấy giúp các ngài đạt được một đánh giá quân bình hơn, nhưng cũng vì thế phức tạp hóa diễn trình thảo luận và làm cho việc nhận dạng các ứng viên khó khăn hơn.
Một hậu quả nữa là sẽ không có Thánh Lễ an táng nghĩa là không có diễn đàn để một trong các hồng y có dịp làm mình nổi bật bằng cách giảng một bài giảng nhớ đời để ca ngợi vị giáo hoàng quá cố. Lần trước đây, nhiều hồng y cho rằng chính thành tích của Đức HY Ratzinger trong buổi phụng vụ an táng Đức Gioan Phaolô II và nói chung tác phong của ngài trong suốt lúc trống ngôi đã là yếu tố dứt khoát trong việc củng cố sự ủng hộ đối với ngài trong hồng y đoàn.
2. Không có người dẫn đầu
Bất kể những gì bạn có thể đã đọc, đã nghe phần lớn các vị hồng y nói, việc bầu Đức HY Ratzinger vào năm 2005 không phải là một chuyện đã được sắp xếp sẵn (a done deal) khi các ngài bước vào Nhà Nguyện Sistine để bỏ phiếu. Các hồng y nhấn mạnh rằng các ngài vẫn còn xem sét nhiều tên tuổi khác. Sau này, một số hồng y cho Allen hay các ngài thực sự chưa có quyết định dứt khoát khi việc đầu phiếu bắt đầu.
Nhưng mặt khác, tất cả các ngài đều cho hay ai cũng biết Đức HY Ratzinger là một ứng viên sáng giá, và như thế, những thảo luận của các ngài trước khi có cơ mật viện hẳn đã có tập chú riêng của nó. Các ngài biết rõ mình phải quyết định có nên ủng hộ chuyên gia lý thuyết hàng đầu của Đức Gioan Phaolô II hay không, vì không ai có mắt mà lại bỏ qua được các dấu hiệu ủng hộ mạnh đối với ngài.
Nhưng lần này thì khác, hiện chưa có điểm qui chiếu rõ ràng ấy, chưa có người chạy dẫn đầu rõ rệt. Tuy có một số vị được người ta coi là có triển vọng, nhưng không vị nào trổi vượt hơn các vị khác. Thành thử, các cuộc thảo luận trước cơ mật viện có lẽ sẽ không có được sự tập chú như trước, và vì thế, sẽ cần nhiều thì giờ hơn mới đạt được đồng thuận.
3. Nhân tố bất ngờ
Với việc từ nhiệm này, Đức Bênêđíctô đã tạo một cú sốc rất lớn cho Giáo Hội, phá bỏ điều trước đây vẫn được coi một thứ xác tín gần như tín điều ở một số giới rằng dù về phương diện kỹ thuật, giáo hoàng có thể từ nhiệm, nhưng thực sự ngài không nên làm như vậy. Như có câu thường nói “Bạn không thể từ bỏ thiên chức làm cha”. Allen từng nói chuyện với một vị hồng y gần đây là người có mặt tại mật viện ngày 11 tháng Hai khi Đức Bênêđíctô đưa ra lời tuyên bố lịch sử, và dù ngài rất hiểu tiếng La Tinh, nhưng ngài cho hay: phản ứng đầu tiên của ngài là “chuyện này không thể xẩy ra được”.
Sau khi tiếp nhận một bất ngờ lớn như thế, rất có thể các hồng y sẽ có khuynh hướng tạo một bất ngờ tương tự như chọn một ứng viên ở bên ngoài hồng y đoàn chẳng hạn, một việc từng xẩy ra năm 1378 khi các hồng y bầu TGM Bartolomeo Prignano của Bari làm giáo hoàng lấy hiệu là Urbano VI, chỉ 50 năm trước khi vị giáo hoàng áp chót từ nhiệm. Trong bầu không khí này, mọi việc vẫn có thể xẩy ra.
4. Các vị kỳ cựu
Năm 2005, chỉ có hai hồng y từng tham dự một cơ mật viện trước đó là các Đức HY Ratzinger và William Baum của Mỹ, trong khi lần này sẽ có 50 vị kỳ cựu.
Sự tương phản trên có thể có hai hiệu quả: một là các hồng y có thể được tổ chức tốt hơn và hữu hiệu hơn vì có nhiều vị biết rõ vụ việc, hai là những cuộc tranh luận sẽ phải kéo dài hơn vì số hồng y sẵn sàng nghe theo người dẫn đầu sẽ ít hơn.
5. Thời gian giữa chừng
Năm 2005, 16 ngày qua đi giữa ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời và ngày khai mạc cơ mật viện vào hôm 18 tháng 4. Dĩ nhiên, ai cũng biết Đức Gioan Phaolô suy giảm sức khỏe từ lâu trước, nhưng vì ngài đã trải qua nhiều báo động giả về sức khỏe, đến độ vẫn còn tiếp tục “chiến đấu” được, nên nhiều hồng y không dám nghĩ đến thời gian chuyển tiếp trước khi ngài thực sự qua đời. Do đó, đa số các hồng y không hiện diện ở Rôma khi Đức Giáo Hoàng lâm chung.
Lần này có khác, Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố từ nhiệm ngày 11 tháng Hai, như thế, các hồng y có thể xem sét sự việc tương lai ngay từ hôm đó rồi. Gần như mọi hồng y đều có ý định sẽ có mặt tại Rôma để dự buổi triều kiến cuối cùng của Đức Thánh Cha vào ngày 27 tháng Hai và buổi từ biệt ngài vào ngày 28 tháng Hai. Có thể nói, ngay sau đó, toàn bộ hồng y đoàn đã có cơ hội bước vào diễn trình bầu giáo hoàng mới rồi, tuy chưa chính thức.
Với tự sắc mới đây, cơ mật viện bầu giáo hoàng không cần phải bắt đầu 15 ngày sau khi Tòa Thánh Trống Ngôi. Nên, theo thông báo của cha Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì các phiên họp toàn thể của hồng y đoàn sẽ diễn ra vào tuần tới. Như thế, dù gì, các hồng y cũng có nhiều thời gian hơn năm 2005 để chuẩn bị, cân nhắc các ứng viên và tham khảo lẫn nhau để biết ứng viên nào được nhiều người ủng hộ hơn. Một lần nữa, việc này cũng có hai mặt: nó có thể mang lại một diễn trình nhẹ nhàng hơn vì điều cốt chính dường như đã được giải quyết trước đó; tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra một cơ mật viện lâu dài hơn, vì nhiều nhóm “cử tri” cần thì giờ hơn để tổ chức.
6. Hậu quả của tai tiếng
Cuộc khủng hoảng xách nhiễu tình dục trẻ em đã trở thành vấn đề dứt khoát đối với người Mỹ vào năm 2005, nhưng nó chỉ thực sự nổ ra tại Âu Châu vào năm 2010. Trong khi đó, Vatican còn bị vướng vào một số tình tiết gây bối rối khác nữa như Vatileaks (Rì Rỏ Vatican) và các tố cáo liên quan tới bê bối tài chánh.
Trong bối cảnh ấy, đại đa số hồng y chắc chắn sẽ quan tâm tới việc tân giáo hoàng phải được coi là người trong sạch. Trên thực tế, điều này làm gia trọng niềm nghi ngờ đối với bất cứ ứng viên nào bị công luận nối kết với một tai tiếng. Trong bầu khí nóng bỏng của giai đoạn tiền cơ mật viện, một số hồng y dám cảm thấy mình không đủ thì giờ để tách chân ra khỏi giả, nên để cho chắc ăn, đã loại bỏ bất cứ ứng viên nào có nguy cơ bị tai tiếng.
Như một hồng y từng tâm sự với Allen liên quan tới một hồng y nổi tiếng bị báo chí Ý tố giác có liên quan tới những vụ làm ăn tài chánh mờ ám: “Tôi không biết thực hư thế nào, nhưng ngay bây giờ, xem ra đây là một nguy cơ quá lớn”.
7. Các vị tai to mặt lớn không có lợi gì
Hai khuôn mặt quan trọng nhất trong thời gian trống tòa thường là niên trưởng hồng y đoàn, người chủ tọa các phiên họp và hướng dẫn mọi chức năng công cộng của đoàn hồng y, và “camerlengo” (thị tùng viên), người chịu trách nhiệm các công việc thường nhật của Giáo Hội vốn không thể chờ tân giáo hoàng giải quyết. Khi các chức vụ này do các vị hồng y có thế giá đảm nhiệm thì các vị này hiển nhiên có vị thế thuận lợi nhất để trở thành ứng viên. Như từng nói, sự nổi bật của Đức HY Ratzinger trong tư cách niên trưởng hồng y đoàn kỳ bầu cử giáo hoàng trước thường được trưng dẫn như nhân tố chính khiến ngài được bầu làm giáo hoàng.
Tuy nhiên, lần này, cả hai vị “tai to mặt lớn” trên đều không được coi là các ứng viên sáng giá. Đức HY Angelo Sodano, tuy là niên trưởng hồng y đoàn, nhưng đã 85 tuổi, và có lẽ bị tai tiếng trong vụ cực lực bênh vực cựu linh mục người Mễ Tây Cơ, Cha Marcial Maciel Degollado, sáng lập viên của Đạo Binh Chúa Kitô và sau này bị khám phá phạm nhiều lỗi lầm về tình dục và thiếu tác phong. Còn vị thị tùng viên là Đức HY Tarcisio Bertone, thì vốn bị nhiều hồng y qui cho việc phạm nhiều sai lầm trong việc quản trị suốt trong triều đại Đức Bênêđíctô XVI.
Thành thử, lần này, hai vai trò trên không đem lại lợi khí chính trị nào. Một lần nữa, điều này vừa cho thấy một cơ mật viện rộng mở hơn, nhưng cũng vì thế mà phức tạp hơn.
8. Đa số hai phần ba
Khi Đức Gioan Phaolô II công bố các điều lệ của ngài liên quan tới cơ mật viện vào năm 1996 trong văn kiện Universi dominici gregis, ngài có đưa ra điều khoản cho phép các hồng y được bầu một giáo hoàng bằng đa số phiếu tương đối chứ không cần phải là hai phần ba số phiếu, nếu các ngài bị bế tắc sau 30 lần bỏ phiếu.
Về phương diện thủ tục, cơ mật viện năm 2005 không cần tới điều khoản ấy, vì các hồng y chỉ cần 4 lần bỏ phiếu đã bầu được Đức Bênêđíctô XVI rồi. Tuy nhiên, về phương diện tâm lý, một số hồng y sau đó có cho biết khoản bổ sung ấy đã được lưu ý, đến nỗi khi số phiếu bầu cho Đức HY Ratzinger vượt quá 50%, thì kết quả của cuộc bầu lần đó kể như đã không thể thay đổi được nữa.
Năm 2007, Đức Bênêđíctô XVI đã tu chính văn kiện của Đức Gioan Phaolô II để loại bỏ khả thể bầu giáo hoàng với đa số tương đối phiếu. Lần này, các hồng y biết rõ: bất cứ trong trường hợp nào, ai được bầu cũng phải lôi kéo được sự ủng hộ của hai phần ba số phiếu. Điều này có nghĩa các hồng y sẽ phải thay đổi quan điểm của mình, bằng cách ủng hộ vị nào xem ra đã đạt được quá bán số phiếu.
9. Linh thao
Khi quyết định từ nhiệm vào lúc bắt đầu Mùa Chay, hình như Đức Bênêđíctô XVI muốn gợi lên cung điệu thống hối cho cơ mật viện sắp tới, bằng cách mời gọi các hồng y bước vào khung trời tỉnh táo thiêng liêng và xét mình thấu đáo. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là thời điểm đem lại một diễn đàn vĩ đại cho một trong những vị có thể kế nhiệm ngài: Đức HY Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, người giảng cấm phòng Mùa Chay hằng năm cho Đức Giáo Hoàng và giáo triều. Viễn cảnh này chỉ có thể có được với một vị giáo hoàng từ nhiệm. Các buổi linh thao Mùa Chay này dành cho giáo hoàng và giáo triều; nhưng nếu qua đời, ngài đâu có thể tham dự, và hầu hết các chức sắc cao cấp của giáo triều cũng thế vì đã hết nhiệm vụ khi Vatican trống toà. Các buổi linh thao vì thế chỉ có thể tiến hành với đức giáo hoàng còn tại chức, và các vị bộ trưởng hay chủ tịch vẫn còn tại chức. Theo hầu hết các phúc trình, Đức HY Ravasi đã trình bày các bài giảng của ngài một cách hết sức xuất sắc. Mỗi ngày, ngài trình bày ba buổi suy niệm, dựa trên tài chuyên môn của ngài trong tư cách học giả Thánh Kinh và một người có kiến thức uyên bác. Một hồng y tham dự các buổi linh thao này cho Allen hay: ngài thấy Đức Hồng Y Ravasi “cực kỳ gây ấn tượng”.
Tuy nhiên, vị hồng y kỳ cựu của giáo triều này nói thêm: ngoài việc ấy ra, ngài không biết nhiều về Đức HY Ravasi. Điều này hơi lạ, vì Đức HY Ravasi vốn đã làm việc tại Vatican từ năm 2007. Tuy nhiên, nó phản ảnh khuôn mặt độc đáo của Đức HY Ravasi, một người tuy ở Vatican nhưng không thực sự thuộc Vatican, mà tập chú nhiều vào việc nối kết với thế giới nghệ thuật, khoa học và văn hóa hơn là xây dựng thế giá trong hàng giáo phẩm.
Khuôn mặt trên có thể có lợi cho Đức HY Ravasi theo nghĩa ngài là gì thì là nhưng nhất định không phải là người có mưu kế (schemer) và chắc chắn không tham dự vào bất cứ tai tiếng nào gần đây của Vatican. Nhưng cũng có người quan ngại rằng ngài sẽ là một giáo hoàng nữa chỉ biết quan tâm tới sinh hoạt trí thức hơn là chăm lo công việc của Giáo Hội.
10. Truyền thông xã hội
Đây sẽ là cơ mật viện đầu tiên thực sự và hoàn toàn diễn ra trong thời truyền thông xã hội, giữa Twitter, Facebook và mọi phương tiện truyền thông hiện đại khác. Tin tức và bình luận sẽ được chuyền đi nhanh chóng hơn và sâu rộng hơn, ngay cả so với năm 2005.
Đương nhiên, không phải hồng y nào cũng dùng giờ rảnh để cập nhật hóa Facebook của mình cũng như gửi các “tweets” đi, nhưng các ngài và những người chung quanh các ngài chắc chắn sẽ lắng nghe những điều đang được nói tới liên quan đến đức giáo hoàng và các ứng viên giáo hoàng trong lúc này. Nếu có thời các hồng y quen ta thán rằng mình không có thì giờ tìm hiểu nhau đầy đủ, thì lần này, hẳn các ngài phải than thở trước cái núi cao ngất gồm đủ mọi loại tin tức.
Ngoài ra, truyền thông xã hội cũng đang tạo nên rất nhiều cơ hội mới mẻ để nhiều người khác can thiệp vào diễn trình, không hẳn chính diễn trình bỏ phiếu mà diễn trình trước đó. Các nhà tranh đấu, các học giả, những nhà chuyên môn về ềthần học, chính trị học và cả phụng vụ học nữa đều đang hàng loạt lên tiếng trên các làn sóng âm thanh hay trên các vĩ cầu “blog”, nhằm lên cung điệu và lên hình dạng cho nội dung những cuộc thảo luận công cộng.
Dù cố gắng bao nhiêu để nói rằng mình không chịu ảnh hưởng của tất cả những điều trên, phần lớn các hồng y, trong những lúc chân thực nhất, đều nhìn nhận rằng khó mà làm ngơ được chúng, ít nhiều, tâm trí các ngài cũng ưu tư về chúng, nhất là lần này.
Nhân dịp này, Allen cho rằng việc ông trình bày một số hồng y như tương lai giáo hoàng (Scola, Turkson, Ouellet, Sandri và Tagle) không nằm trong bất cứ âm mưu nào, mà chỉ trình bày theo cảm quan phần đông của công luận. Ông cho rằng mỗi khi có cơ mật viện, thì dường như cả thế giới biến thành người Ý, nhìn đâu cũng thấy như có âm mưu kiểu Machiavel.
Vũ Văn An2/25/2013
________________________________________
John L. Allen Jr. vốn được coi là một chuyên gia về Vatican. Ông thường xuyên viết cho tờ National Catholic Reporter (NCR), một tờ báo mà theo LifeSiteNews.com ngày 22 tháng 2 vừa qua, Đức Cha Michael Sheridan của Giáo Phận Colorado Springs cho là không xứng đáng mang danh Công Giáo. Ngài cho rằng tờ NCR làm Giáo Hội Công Giáo lúng túng. Cả Đức Cha Robert Finn, Giám Mục Kansas City, nơi NCR đặt trụ sở, trong tháng Giêng vừa qua, cũng viết một bài nhắc nhở mọi người nhớ rằng tờ báo này bị cấm không được sử dụng danh nghĩa Công Giáo từ những năm 1968, vì nó nổi tiếng chống đối giáo huấn Công Giáo về phong chức nữ giới, về ngừa thai và đồng tính luyến ái.
Bởi thế, đọc những gì Allen viết, người ta hẳn phải e dè đôi chút về quan điểm chính thống Công Giáo, mặc dù ông được truyền thông thế tục coi là chuyên gia hàng đầu về Vatican. Dù gì, Allen không hẳn chỉ viết cho người Công Giáo, nhất là người Công Giáo “thuần thành”. Ông nhằm một độc giả rộng hơn thế và do đó, trong cách trình bày, ông không muốn loại bỏ lối viết “inclusive” cố hữu. Về cơ mật viện tương lai, ta thấy rõ lối viết này. Có thể gọi ông là chuyên gia ít thế tục nhất chăng?
Trong bài “A quick course in ‘Conclave 101’”, ngày 15 tháng 2, Allen nói tới nền chính trị “hậu trường”. Theo ông, xác tín cổ truyền của người Công Giáo vẫn cho rằng cơ mật viện diễn ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Năm 2005, xác tín ấy được Đức HY Ennio Antonelli của Florence tóm tắt như sau: Thiên Chúa biết trước ai sẽ là tân giáo hoàng, các vị hồng y chỉ có việc cố gắng nhìn ra điều ấy mà thôi. Thành thử, đối với những người Công Giáo thuần thành, coi cơ mật viện như chuyện chính trị là không thích đáng, thậm chí lạc đạo nữa.
Ấy thế, nhưng theo Allen, thần học Công Giáo vẫn nhận rằng “ơn thánh xây dựng trên bản nhiên” với nghĩa: chiều kích thiêng liêng của việc bầu giáo hoàng vẫn không làm nó kém tính chính trị. Allen cũng trích dẫn lời một vị hồng y nói với ông sau khi Đức Bênêđíctô XVI được bầu “Tôi không bao giờ bị Chúa Thánh Thần củng vào đầu cả. Tôi phải thực hiện cuộc lựa chọn tốt nhất bao nhiêu có thể dựa trên tín liệu hiện có”. Tuy nhiên, phát biểu cổ điển nhất về việc này chắc chắn là của chính Đức HY Joseph Ratzinger trên đài truyền hình Bavaria năm 1997: “Tôi không dám nói thế, theo nghĩa Chúa Thánh Thần chọn lựa giáo hoàng… Tôi chỉ muốn nói rằng Chúa Thánh Thần không hẳn kiểm soát vụ việc, mà đúng hơn trong tư cách nhà giáo dục tốt, có thể nói như thế, Người dành cho ta nhiều không gian, nhiều tự do, tuy không hoàn toàn bỏ rơi ta. Như thế, nên hiểu vai trò của Chúa Thánh Thần một cách linh động hơn, không theo nghĩa Người đọc tên ứng viên ra để ta bỏ phiếu. Thực ra đã có những điển hình giáo hoàng chắc chắn không do Chúa Thánh Thần trực tiếp chọn lựa chút nào!”.
Tuy nhiên, mặt khác, Allen cho rằng không ít người tưởng tượng rằng: sau khi vị chưởng nghi hô to extra omnes (mọi người ra ngoài), thì cả một bầu không khí nặng mùi chính trị sẽ trùm phủ cơ mật viện: Các vị hồng y sẽ vội vàng rỉ tai nhau, cố gắng vận động sự ủng hộ cho “gà nhà”, chống lại các địch thủ. Chính Allen có lần cũng có ý nghĩ ấy, cho tới lúc phỏng vấn Đức HY Franz König ở Vienna năm 2002, hai năm trước khi ngài qua đời. Đức HY vốn là thành viên của cơ mật viện năm 1963 và sau đó hai cơ mật viện năm 1978. Allen hỏi ngài về không khí điện giật chắc chắn ai cũng cảm thấy trong Nhà Nguyện Sistine, được Đức HY cười khẩy trả lời: “thực ra, nếu anh được chứng kiến những gì xẩy ra ở bên trong, hẳn anh phải buồn nản đến phát khóc!”.
Thực thế, điều diễn ra ở đấy gần giống như một buổi phụng vụ chứ không phải một cuộc tụ tập chính trị. Ở mỗi một vòng bỏ phiếu, mỗi vị hồng y cử tri (năm nay sẽ là 117 vị) phải tiến lên bàn thờ, dưới bức bích họa Ngày Phán Xét của Michelangelo, để bỏ lá phiếu của mình vào chiếc đĩa thánh rồi sau đó cho vào chiếc chén thánh, vừa bỏ vừa thề đã bầu ứng viên mà trước mặt Chúa mình tin là đáng được bầu, sau đó lui về chỗ ngồi… Một vòng như thế kéo dài hơn một tiếng đồng hồ… Mỗi ngày hai vòng.
Thì giờ qua đi trong im lặng và cầu nguyện, không có diễn văn, không có những “người tạo ra vua” (kingmakers) xuất hiện để vận động cử tri thay đổi ý kiến, không có thỏa hiệp cũng không có những vòng chiến thắng.
Thành thử, theo Allen, chính trị thực ra không lộ diện bên trong chính cơ mật viện. Nó bắt đầu trước viện này, ngay bây giờ và sẽ lên cao độ bắt đầu từ 1 tháng Ba, khi các hồng y tiến về Rôma và bắt đầu tham khảo nhau, cả chính thức lẫn bất chính thức, và việc tham khảo này sẽ lên khuôn cho việc bỏ phiếu giữa các ngày 15 và 20 tháng Ba.
Bốn địa điểm sau đây, theo Allen, sẽ trở thành quan trọng trong những ngày sắp tới:
1. Các phiên họp toàn thể
Các phiên họp này qui tụ mọi hồng y kể cả các vị vượt quá tuổi cử tri (80). Lần vừa rồi, có tất cả 13 phiên họp toàn thể. Mục đích là để học hỏi luật lệ của cơ mật viện và để thảo luận công khai các vấn đề của Giáo Hội hiện nay. Phần lớn các vị tham gia 13 phiên họp vừa rồi cho hay: phong cách Đức HY Joseph Ratzinger điều khiển các phiên họp này trong tư cách niên trưởng hồng y đoàn đã đóng vai chủ yếu dọn đường cho việc bầu ngài làm giáo hoàng. Ngài biết hầu hết các hồng y, chuyện vãn với họ bằng tiếng mẹ đẻ của họ, và coi trọng các ý kiến của họ. Nói chung, phong cách của ngài lúc đó đã đánh tan hình ảnh “chó săn của Chúa” mà truyền thông vốn gán cho ngài trước đó.
Lần này, vị niên trưởng hồng y đoàn là Đức HY Angelo Sodano, đã ngoài 80, chắc chắn không có ưu điểm ấy. Người ta hẳn phải lưu ý tới một vị khác với đặc sủng tạo được sự nhất trí nơi các hồng y.
2. Truyền thông
Năm 2005, các hồng y đã sử dụng một trong các phiên họp toàn thể để nhất trí với nhau không nói với báo chí từ ngày 8 tháng Tư là ngày an táng Đức Gioan Phaolô II cho tới ngày 18 tháng Tư là ngày khai mạc cơ mật viện. Lúc đó, có tường trình cho rằng lệnh ngăn cấm chính thức đã được ban hành, nhưng Vatican nhấn mạnh: đó chỉ một lời kêu gọi chứ không phải là lệnh cấm. Riêng Đức HY Ratzinger thì cho rằng các hồng y có “nhân quyền” muốn nói với ai tùy ý.
Hiện nay, chưa rõ liệu sẽ có một nhất trí như thế hay không. Nhưng dù sao, một nhất trí như thế chưa có hiệu lực vào lúc này, và khá nhiều hồng y đã lên tiếng một cách khái quát về các thách đố của Giáo Hội hiện nay và mẫu giáo hoàng họ muốn có. Đức HY Theodore McCarrick của Hoa kỳ chẳng hạn cho hay ta cần một vị giáo hoàng của thế giới thứ ba. Còn Đức HY Giovanni Lajolo của Ý thì cho ký giả biết mình sẽ không bỏ phiếu cho một nhà ngoại giao như mình mà cho một “mục tử của linh hồn”. Đức HY Joachim Meisner của Cologne, Đức, thì vẽ ra một giáo hoàng kết hợp cả Gioan Phaolô II (bình dân) lẫn Bênêđíctô XVI (học thức).
Còn truyền thông thì rất thích loan truyền những câu truyện nhằm tăng tiến hay đình trệ cơ may của một vài ứng cử viên. Tháng Tư năm 2005 chẳng hạn, họ loan tin đồn Đức HY Angelo Scola của Venice bị chứng bất ổn tâm lý. Lần này chưa biết sao, vì ngài cũng được coi là một trong các “papabile”. Đức HY Ivan Dias của Mumbai bị cho là mắc chứng tiểu đường, hơn nữa, còn có cả một chiến dịch e-mail nói ngài “khó lui tới được, cố chấp và ngạo mạn”. Báo chí cũng đang kháo với nhau về một cuốn sách ở Argentina tố cáo Đức HY Jorge Mario Bergoglio quá thân thiện với các lãnh tụ quân sự trong thập niên 1970, thậm chí đồng loã trong việc xử tử hai linh mục cấp tiến Dòng Tên.
Không ai có thì giờ đi truy nguyên các tin đồn này. Nên “người ta” hy vọng những chuyện tiêu cực ấy đủ làm trật đường rầy một số ứng cử viên. Theo nghĩa này, cơ mật viện tương tự như chuyện chính trị của Anh hơn là của Mỹ: cuộc chạy đua chỉ kéo dài vài tuần chứ không phải cả năm. ở Mỹ, người ta đủ thì giờ để truy nguyên tin đồn, chứ ở Anh thì hơi khó.
Theo Allen, điều đáng lưu ý là chiến dịch bôi lọ trên luôn luôn diễn ra ở bên ngoài hồng y đoàn. Còn giữa các vị hồng y với nhau, các cuộc thảo luận lúc nào cũng êm thấm, lịch sự, tôn trọng nhau. Ông cho rằng qui luật ngắn gọn là nên giả thiết chúng sai cho tới khi được chứng minh ngược lại. Người ta phát động các tin đồn đó vì các lý do y hệt như các cố vấn chính trị thế tục khi sử dụng các quảng cáo để tấn công đối thủ, vì dù muốn hay không, các quảng cáo này vẫn có tác dụng.
3. Các căn hộ, học viện, phòng chờ
Các hồng y không hoàn toàn dựa vào các ấn tượng có được trong các phiên họp toàn thể hay từ báo chí để lên khuôn thái độ của mình. Những cuộc gặp gỡ không chính thức ở bên lề vẫn xẩy ra giữa các hồng y từng bằng hữu với nhau lâu đời hay cùng có những cảm thức như nhau về hướng đi của Giáo Hội, hay cùng nói một ngôn ngữ.
Không giống các cơ mật viện trước, năm 2005, các cuộc gặp gỡ này hầu như hoàn toàn diễn ra tại những địa điểm kín đáo như các căn hộ riêng của nhân viên giáo triều, các học viện quốc gia, nơi nhiều hồng y cư ngụ trước khi dọn vào Casa Santa Marta trong nội vi Vatican, và trong nhiều phòng chờ của các cơ sở giáo hội trong thành phố. Tại Venerable English College trên Via Monserrato của Anh chẳng hạn, Đức HY Cormac Murphy-O'Connor, lúc đó là TGM Westminster, trở thành điểm qui chiếu cho các hồng y nói tiếng Anh. Không bị ai dòm ngó, các ngài tự do thảo luận về một số ứng cử viên và biết được chiều hướng suy tư của nhiều hồng y khác nhau.
4. Casa Santa Marta
Trước đây, các hồng y phải ngụ bên trong Phủ Tông Tòa suốt thời gian cơ mật viện, ngủ trong những chiếc giường nhỏ đặt tại các nơi vốn là phòng kho hay văn phòng. Đức HY König nhớ lại nhiều vị hồng y già nua vất vả lắm mới kiếm được đường tới phòng vệ sinh giữa đêm tối mù mịt…
Vì thế, Đức Gioan Phaolô II đã cho xây một khách sạn trị giá 20 triệu dollars tức Casa Santa Marta làm nơi cư trú cho các ngài trong thời gian có cơ mật viện. Tọa lạc gần phòng triều kiến Phaolô VI, toà nhà này gồm 108 dẫy phòng (suites) với đủ phòng khách và phòng ngủ, và 23 phòng đơn, tất cả đều có phòng tắm… đủ cho số hồng y cử tri hiện nay.
Từ đây, các hồng y có thể đi bộ tới lui Nhà Nguyện Sistine, hay dùng minivans, dưới sự canh chừng của nhân viên an ninh để không ai bên ngoài có thể đến gần các vị hầu ảnh hưởng tới quyết định của các ngài. Dù Casa Santa Marta có Wi-Fi và mọi phương tiện tân tiến khác, các hồng y không được sử dụng bất cứ phương tiện truyền thông nào với thế giới bên ngoài.
Năm 2005, các hồng y quyết định nhập Casa sớm. Các ngài họp nhau vào đêm Chúa Nhật trước buổi khai mạc cơ mật viện vào hôm thứ Hai. Nhiều hồng y cho rằng họ cảm thấy nhu cầu muốn được “khởi động” (jump start) ngay vì những cuộc chuyện trò hậu trường cho tới lúc đó chỉ có tính tản mạn, chưa được mọi người can dự vào. Nhiều hồng y cho hay thì giờ ngắn ngủi ở Casa trước buổi khai mạc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp liên minh phò Ratzinger thiết lập được tiếng nói của mình trước khi cơ mật viện khai mạc.
Dù sao, Đức HY Christoph Schönborn của Vienna cũng là một trong những vị “tạo ra vua” (kingmakers). Một vị HY cho hay: “Khi bạn nói chuyện với các vị hồng y khác về Ratzinger, phần lớn các ngài chỉ nói: vâng, ngài là một ứng viên tốt, nhưng cũng có vị này vị nọ nữa. Nhưng Đức HY Schönborn thì không thế. Đối với ngài, Chúa muốn Ratzinger làm giáo hoàng, chỉ có thế”.
Hiện nay, trong tư riêng, một số hồng y đã lên tiếng cho rằng các ngài nên vào Nhà Santa Marta sớm hơn dự liệu để có cơ hội sắp xếp sự việc. Điều này có cái lợi vì hiện có nhiều vị vẫn còn nhớ như in các kỷ niệm của 2005. Lần đó, chỉ có hai hồng y có kinh nghiệm cơ mật viện là Ratzinger và William Baum của Mỹ. Lần này, 50 trong số 117 vị HY cử tri đã quen thuộc với cơ mật viện.
Khi cơ mật viện bắt đầu, Nhà Santa Marta càng trở nên quan trọng hơn vì đó là nơi duy nhất họ có những cuộc chuyện vãn kéo dài bên ngoài nhịp điệu gần như có tính phụng vụ của Nhà Nguyện Sistine. Các ngài gặp nhau trong các bữa điểm tâm, bữa trưa và bữa tối trong suốt thời gian cơ mật viện khiến Nhà này trở thành địa điểm quan yếu để những dây nhợ tiềm ẩn có thể được tháo gỡ trước khi một đồng thuận được đạt tới.
Mười lý do cơ mật viện lần này có khác
Ngày 22 tháng Hai vừa qua, John L. Allen Jr có bài trên NCR về Mười Lý Do khiến cơ mật viện lần này khác với các lần trước.
Nếu bắt đầu tính từ năm 1295 lúc Đức GH Boniface VIII lần đầu tiên đòi các hồng y phải bầu tân giáo hoàng trong một căn phòng khóa kín, thì cơ mật viện 2013 sắp tới sẽ là cơ mật viện thứ 75 trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Về một bình diện nào đó, ta vẫn có thể cho rằng nó không khác các cơ mật viện trước, nhất là cơ mật viện cách nay 8 năm: cũng diễn hành vào Nhà Nguyện Sistine, cũng khói đen và khói trắng, cũng "Habemus Papam" (chúng ta đã có giáo hoàng) lần này sẽ do Đức HY Jean-Louis Tauran, người Pháp, hiện là hồng y thâm niên nhất của hàng hồng y phó tế, ngoại trừ chính ngài được bầu làm giáo hoàng.
Tuy nhiên, có một số đặc điểm độc đáo của cơ mật viện lần này khiến làm thay đổi cả nền chính trị và có lẽ cho thấy một diễn trình dài hơn và khó khăn hơn. Sau đây là 10 dị biệt của Cơ Mật Viện 2013:
1. Từ nhiệm, chứ không qua đời
Điểm dị biệt hiển nhiên nhất là lần đầu tiên trong 600 năm nay, các hồng y sẽ bầu một giáo hoàng tiếp theo một vụ từ nhiệm chứ không phải qua đời. Về phương diện thủ tục, việc này chẳng thay đổi chi; vẫn là tiếp theo sự kiện sede vacante, luật lệ vẫn vậy cho mỗi vòng bỏ phiếu (được gọi là "scrutiny", xem sét tỉ mỉ) v.v… Tuy nhiên, về phương diện tâm lý, sự tương phản rất lớn. Khi một nhà lãnh đạo chính của thế giới qua đời, huống chi là một vị giáo hoàng, bầu không khí thường đầy những lời ai điếu đầy thành kính, bày tỏ lòng sầu buồn và cảm mến sâu xa. Sự lịch thiệp tối thiểu của con người không cho phép ai được nói xấu người qua đời, nhất là khi sự mất mát vẫn còn quá mới mẻ. Thành thử, khó hơn cho các vị hồng y nếu muốn chỉ trích triều đại giáo hoàng vừa mới chấm dứt, ít nhất cũng là công khai, và ít nhất cũng là giữa các ngài với nhau.
Khi tách biệt khoảng cuối triều đại và khoảng cuối đời mình ra, Đức Bênêđíctô XVI đã tránh cho các hồng y gánh nặng nói trên, giúp các ngài lên tiếng nhận định cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của mình. Điều ấy giúp các ngài đạt được một đánh giá quân bình hơn, nhưng cũng vì thế phức tạp hóa diễn trình thảo luận và làm cho việc nhận dạng các ứng viên khó khăn hơn.
Một hậu quả nữa là sẽ không có Thánh Lễ an táng nghĩa là không có diễn đàn để một trong các hồng y có dịp làm mình nổi bật bằng cách giảng một bài giảng nhớ đời để ca ngợi vị giáo hoàng quá cố. Lần trước đây, nhiều hồng y cho rằng chính thành tích của Đức HY Ratzinger trong buổi phụng vụ an táng Đức Gioan Phaolô II và nói chung tác phong của ngài trong suốt lúc trống ngôi đã là yếu tố dứt khoát trong việc củng cố sự ủng hộ đối với ngài trong hồng y đoàn.
2. Không có người dẫn đầu
Bất kể những gì bạn có thể đã đọc, đã nghe phần lớn các vị hồng y nói, việc bầu Đức HY Ratzinger vào năm 2005 không phải là một chuyện đã được sắp xếp sẵn (a done deal) khi các ngài bước vào Nhà Nguyện Sistine để bỏ phiếu. Các hồng y nhấn mạnh rằng các ngài vẫn còn xem sét nhiều tên tuổi khác. Sau này, một số hồng y cho Allen hay các ngài thực sự chưa có quyết định dứt khoát khi việc đầu phiếu bắt đầu.
Nhưng mặt khác, tất cả các ngài đều cho hay ai cũng biết Đức HY Ratzinger là một ứng viên sáng giá, và như thế, những thảo luận của các ngài trước khi có cơ mật viện hẳn đã có tập chú riêng của nó. Các ngài biết rõ mình phải quyết định có nên ủng hộ chuyên gia lý thuyết hàng đầu của Đức Gioan Phaolô II hay không, vì không ai có mắt mà lại bỏ qua được các dấu hiệu ủng hộ mạnh đối với ngài.
Nhưng lần này thì khác, hiện chưa có điểm qui chiếu rõ ràng ấy, chưa có người chạy dẫn đầu rõ rệt. Tuy có một số vị được người ta coi là có triển vọng, nhưng không vị nào trổi vượt hơn các vị khác. Thành thử, các cuộc thảo luận trước cơ mật viện có lẽ sẽ không có được sự tập chú như trước, và vì thế, sẽ cần nhiều thì giờ hơn mới đạt được đồng thuận.
3. Nhân tố bất ngờ
Với việc từ nhiệm này, Đức Bênêđíctô đã tạo một cú sốc rất lớn cho Giáo Hội, phá bỏ điều trước đây vẫn được coi một thứ xác tín gần như tín điều ở một số giới rằng dù về phương diện kỹ thuật, giáo hoàng có thể từ nhiệm, nhưng thực sự ngài không nên làm như vậy. Như có câu thường nói “Bạn không thể từ bỏ thiên chức làm cha”. Allen từng nói chuyện với một vị hồng y gần đây là người có mặt tại mật viện ngày 11 tháng Hai khi Đức Bênêđíctô đưa ra lời tuyên bố lịch sử, và dù ngài rất hiểu tiếng La Tinh, nhưng ngài cho hay: phản ứng đầu tiên của ngài là “chuyện này không thể xẩy ra được”.
Sau khi tiếp nhận một bất ngờ lớn như thế, rất có thể các hồng y sẽ có khuynh hướng tạo một bất ngờ tương tự như chọn một ứng viên ở bên ngoài hồng y đoàn chẳng hạn, một việc từng xẩy ra năm 1378 khi các hồng y bầu TGM Bartolomeo Prignano của Bari làm giáo hoàng lấy hiệu là Urbano VI, chỉ 50 năm trước khi vị giáo hoàng áp chót từ nhiệm. Trong bầu không khí này, mọi việc vẫn có thể xẩy ra.
4. Các vị kỳ cựu
Năm 2005, chỉ có hai hồng y từng tham dự một cơ mật viện trước đó là các Đức HY Ratzinger và William Baum của Mỹ, trong khi lần này sẽ có 50 vị kỳ cựu.
Sự tương phản trên có thể có hai hiệu quả: một là các hồng y có thể được tổ chức tốt hơn và hữu hiệu hơn vì có nhiều vị biết rõ vụ việc, hai là những cuộc tranh luận sẽ phải kéo dài hơn vì số hồng y sẵn sàng nghe theo người dẫn đầu sẽ ít hơn.
5. Thời gian giữa chừng
Năm 2005, 16 ngày qua đi giữa ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời và ngày khai mạc cơ mật viện vào hôm 18 tháng 4. Dĩ nhiên, ai cũng biết Đức Gioan Phaolô suy giảm sức khỏe từ lâu trước, nhưng vì ngài đã trải qua nhiều báo động giả về sức khỏe, đến độ vẫn còn tiếp tục “chiến đấu” được, nên nhiều hồng y không dám nghĩ đến thời gian chuyển tiếp trước khi ngài thực sự qua đời. Do đó, đa số các hồng y không hiện diện ở Rôma khi Đức Giáo Hoàng lâm chung.
Lần này có khác, Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố từ nhiệm ngày 11 tháng Hai, như thế, các hồng y có thể xem sét sự việc tương lai ngay từ hôm đó rồi. Gần như mọi hồng y đều có ý định sẽ có mặt tại Rôma để dự buổi triều kiến cuối cùng của Đức Thánh Cha vào ngày 27 tháng Hai và buổi từ biệt ngài vào ngày 28 tháng Hai. Có thể nói, ngay sau đó, toàn bộ hồng y đoàn đã có cơ hội bước vào diễn trình bầu giáo hoàng mới rồi, tuy chưa chính thức.
Với tự sắc mới đây, cơ mật viện bầu giáo hoàng không cần phải bắt đầu 15 ngày sau khi Tòa Thánh Trống Ngôi. Nên, theo thông báo của cha Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì các phiên họp toàn thể của hồng y đoàn sẽ diễn ra vào tuần tới. Như thế, dù gì, các hồng y cũng có nhiều thời gian hơn năm 2005 để chuẩn bị, cân nhắc các ứng viên và tham khảo lẫn nhau để biết ứng viên nào được nhiều người ủng hộ hơn. Một lần nữa, việc này cũng có hai mặt: nó có thể mang lại một diễn trình nhẹ nhàng hơn vì điều cốt chính dường như đã được giải quyết trước đó; tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra một cơ mật viện lâu dài hơn, vì nhiều nhóm “cử tri” cần thì giờ hơn để tổ chức.
6. Hậu quả của tai tiếng
Cuộc khủng hoảng xách nhiễu tình dục trẻ em đã trở thành vấn đề dứt khoát đối với người Mỹ vào năm 2005, nhưng nó chỉ thực sự nổ ra tại Âu Châu vào năm 2010. Trong khi đó, Vatican còn bị vướng vào một số tình tiết gây bối rối khác nữa như Vatileaks (Rì Rỏ Vatican) và các tố cáo liên quan tới bê bối tài chánh.
Trong bối cảnh ấy, đại đa số hồng y chắc chắn sẽ quan tâm tới việc tân giáo hoàng phải được coi là người trong sạch. Trên thực tế, điều này làm gia trọng niềm nghi ngờ đối với bất cứ ứng viên nào bị công luận nối kết với một tai tiếng. Trong bầu khí nóng bỏng của giai đoạn tiền cơ mật viện, một số hồng y dám cảm thấy mình không đủ thì giờ để tách chân ra khỏi giả, nên để cho chắc ăn, đã loại bỏ bất cứ ứng viên nào có nguy cơ bị tai tiếng.
Như một hồng y từng tâm sự với Allen liên quan tới một hồng y nổi tiếng bị báo chí Ý tố giác có liên quan tới những vụ làm ăn tài chánh mờ ám: “Tôi không biết thực hư thế nào, nhưng ngay bây giờ, xem ra đây là một nguy cơ quá lớn”.
7. Các vị tai to mặt lớn không có lợi gì
Hai khuôn mặt quan trọng nhất trong thời gian trống tòa thường là niên trưởng hồng y đoàn, người chủ tọa các phiên họp và hướng dẫn mọi chức năng công cộng của đoàn hồng y, và “camerlengo” (thị tùng viên), người chịu trách nhiệm các công việc thường nhật của Giáo Hội vốn không thể chờ tân giáo hoàng giải quyết. Khi các chức vụ này do các vị hồng y có thế giá đảm nhiệm thì các vị này hiển nhiên có vị thế thuận lợi nhất để trở thành ứng viên. Như từng nói, sự nổi bật của Đức HY Ratzinger trong tư cách niên trưởng hồng y đoàn kỳ bầu cử giáo hoàng trước thường được trưng dẫn như nhân tố chính khiến ngài được bầu làm giáo hoàng.
Tuy nhiên, lần này, cả hai vị “tai to mặt lớn” trên đều không được coi là các ứng viên sáng giá. Đức HY Angelo Sodano, tuy là niên trưởng hồng y đoàn, nhưng đã 85 tuổi, và có lẽ bị tai tiếng trong vụ cực lực bênh vực cựu linh mục người Mễ Tây Cơ, Cha Marcial Maciel Degollado, sáng lập viên của Đạo Binh Chúa Kitô và sau này bị khám phá phạm nhiều lỗi lầm về tình dục và thiếu tác phong. Còn vị thị tùng viên là Đức HY Tarcisio Bertone, thì vốn bị nhiều hồng y qui cho việc phạm nhiều sai lầm trong việc quản trị suốt trong triều đại Đức Bênêđíctô XVI.
Thành thử, lần này, hai vai trò trên không đem lại lợi khí chính trị nào. Một lần nữa, điều này vừa cho thấy một cơ mật viện rộng mở hơn, nhưng cũng vì thế mà phức tạp hơn.
8. Đa số hai phần ba
Khi Đức Gioan Phaolô II công bố các điều lệ của ngài liên quan tới cơ mật viện vào năm 1996 trong văn kiện Universi dominici gregis, ngài có đưa ra điều khoản cho phép các hồng y được bầu một giáo hoàng bằng đa số phiếu tương đối chứ không cần phải là hai phần ba số phiếu, nếu các ngài bị bế tắc sau 30 lần bỏ phiếu.
Về phương diện thủ tục, cơ mật viện năm 2005 không cần tới điều khoản ấy, vì các hồng y chỉ cần 4 lần bỏ phiếu đã bầu được Đức Bênêđíctô XVI rồi. Tuy nhiên, về phương diện tâm lý, một số hồng y sau đó có cho biết khoản bổ sung ấy đã được lưu ý, đến nỗi khi số phiếu bầu cho Đức HY Ratzinger vượt quá 50%, thì kết quả của cuộc bầu lần đó kể như đã không thể thay đổi được nữa.
Năm 2007, Đức Bênêđíctô XVI đã tu chính văn kiện của Đức Gioan Phaolô II để loại bỏ khả thể bầu giáo hoàng với đa số tương đối phiếu. Lần này, các hồng y biết rõ: bất cứ trong trường hợp nào, ai được bầu cũng phải lôi kéo được sự ủng hộ của hai phần ba số phiếu. Điều này có nghĩa các hồng y sẽ phải thay đổi quan điểm của mình, bằng cách ủng hộ vị nào xem ra đã đạt được quá bán số phiếu.
9. Linh thao
Khi quyết định từ nhiệm vào lúc bắt đầu Mùa Chay, hình như Đức Bênêđíctô XVI muốn gợi lên cung điệu thống hối cho cơ mật viện sắp tới, bằng cách mời gọi các hồng y bước vào khung trời tỉnh táo thiêng liêng và xét mình thấu đáo. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là thời điểm đem lại một diễn đàn vĩ đại cho một trong những vị có thể kế nhiệm ngài: Đức HY Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, người giảng cấm phòng Mùa Chay hằng năm cho Đức Giáo Hoàng và giáo triều. Viễn cảnh này chỉ có thể có được với một vị giáo hoàng từ nhiệm. Các buổi linh thao Mùa Chay này dành cho giáo hoàng và giáo triều; nhưng nếu qua đời, ngài đâu có thể tham dự, và hầu hết các chức sắc cao cấp của giáo triều cũng thế vì đã hết nhiệm vụ khi Vatican trống toà. Các buổi linh thao vì thế chỉ có thể tiến hành với đức giáo hoàng còn tại chức, và các vị bộ trưởng hay chủ tịch vẫn còn tại chức. Theo hầu hết các phúc trình, Đức HY Ravasi đã trình bày các bài giảng của ngài một cách hết sức xuất sắc. Mỗi ngày, ngài trình bày ba buổi suy niệm, dựa trên tài chuyên môn của ngài trong tư cách học giả Thánh Kinh và một người có kiến thức uyên bác. Một hồng y tham dự các buổi linh thao này cho Allen hay: ngài thấy Đức Hồng Y Ravasi “cực kỳ gây ấn tượng”.
Tuy nhiên, vị hồng y kỳ cựu của giáo triều này nói thêm: ngoài việc ấy ra, ngài không biết nhiều về Đức HY Ravasi. Điều này hơi lạ, vì Đức HY Ravasi vốn đã làm việc tại Vatican từ năm 2007. Tuy nhiên, nó phản ảnh khuôn mặt độc đáo của Đức HY Ravasi, một người tuy ở Vatican nhưng không thực sự thuộc Vatican, mà tập chú nhiều vào việc nối kết với thế giới nghệ thuật, khoa học và văn hóa hơn là xây dựng thế giá trong hàng giáo phẩm.
Khuôn mặt trên có thể có lợi cho Đức HY Ravasi theo nghĩa ngài là gì thì là nhưng nhất định không phải là người có mưu kế (schemer) và chắc chắn không tham dự vào bất cứ tai tiếng nào gần đây của Vatican. Nhưng cũng có người quan ngại rằng ngài sẽ là một giáo hoàng nữa chỉ biết quan tâm tới sinh hoạt trí thức hơn là chăm lo công việc của Giáo Hội.
10. Truyền thông xã hội
Đây sẽ là cơ mật viện đầu tiên thực sự và hoàn toàn diễn ra trong thời truyền thông xã hội, giữa Twitter, Facebook và mọi phương tiện truyền thông hiện đại khác. Tin tức và bình luận sẽ được chuyền đi nhanh chóng hơn và sâu rộng hơn, ngay cả so với năm 2005.
Đương nhiên, không phải hồng y nào cũng dùng giờ rảnh để cập nhật hóa Facebook của mình cũng như gửi các “tweets” đi, nhưng các ngài và những người chung quanh các ngài chắc chắn sẽ lắng nghe những điều đang được nói tới liên quan đến đức giáo hoàng và các ứng viên giáo hoàng trong lúc này. Nếu có thời các hồng y quen ta thán rằng mình không có thì giờ tìm hiểu nhau đầy đủ, thì lần này, hẳn các ngài phải than thở trước cái núi cao ngất gồm đủ mọi loại tin tức.
Ngoài ra, truyền thông xã hội cũng đang tạo nên rất nhiều cơ hội mới mẻ để nhiều người khác can thiệp vào diễn trình, không hẳn chính diễn trình bỏ phiếu mà diễn trình trước đó. Các nhà tranh đấu, các học giả, những nhà chuyên môn về ềthần học, chính trị học và cả phụng vụ học nữa đều đang hàng loạt lên tiếng trên các làn sóng âm thanh hay trên các vĩ cầu “blog”, nhằm lên cung điệu và lên hình dạng cho nội dung những cuộc thảo luận công cộng.
Dù cố gắng bao nhiêu để nói rằng mình không chịu ảnh hưởng của tất cả những điều trên, phần lớn các hồng y, trong những lúc chân thực nhất, đều nhìn nhận rằng khó mà làm ngơ được chúng, ít nhiều, tâm trí các ngài cũng ưu tư về chúng, nhất là lần này.
Nhân dịp này, Allen cho rằng việc ông trình bày một số hồng y như tương lai giáo hoàng (Scola, Turkson, Ouellet, Sandri và Tagle) không nằm trong bất cứ âm mưu nào, mà chỉ trình bày theo cảm quan phần đông của công luận. Ông cho rằng mỗi khi có cơ mật viện, thì dường như cả thế giới biến thành người Ý, nhìn đâu cũng thấy như có âm mưu kiểu Machiavel.