Vị giáo hoàng tương lai theo nhận định của một số hồng y
Vũ Văn An3/8/2013
________________________________________
Dù sao, các vị hồng y cũng là người quyết định ai sẽ là giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo trong những ngày tới, nên nhận định của các ngài trong lãnh vực này có giá trị nhất định.
Ngay từ ngày 4 tháng 3, tức ngày đầu tiên có những cuộc họp toàn thể các vị hồng y hiện diện tại Rôma, New York Times đã cho rằng tất cả các vị hồng y trả lời phỏng vấn vào tuần trước đều nhấn mạnh rằng các ngài mong muốn một giáo hoàng có tinh thần cầu nguyện để chuyển giao sứ điệp Công Giáo cách hữu hiệu.
Tuy nhiên, đi vào chi tiết, người ta cũng nghe được nhiều sắc thái trong nhận định chung ấy. Nhiều vị mong một giáo hoàng có khả năng cải tổ bộ máy hành chánh của Vatican, một bộ máy bị nhiều tai tiếng trong năm qua. Nhiều vị ủng hộ một giáo hoàng xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba, nơi Đạo Công Giáo đang sinh động hơn tại Âu Châu nhiều lắm. Lại có những vị khác mong một giáo hoàng có bàn tay cai trị mạnh.
New York Times đặc biệt lưu ý tới lời Đức HY Francis George của Chicago phát biểu về tai tiếng giáo sĩ xách nhiễu tình dục. Theo ngài, vị tân giáo hoàng “hiển nhiên cần chấp nhận nguyên tắc chung của Giáo Hội hiện nay là tuyệt đối không khoan nhượng (zero tolerance) đối với bất cứ ai từng lạm dụng một trẻ em”. Ngài cho rằng nguyên tắc ấy đã giúp giáo hội Mỹ giảm thiểu các vụ bê bối này một cách trông thấy. “Tuy nhiên vẫn còn các nạn nhân. Vết thương vẫn còn hằn sâu trong trái tim họ, và bao lâu nó còn hằn sâu trong họ, thì nó cũng hằn sâu trong ta. Vị giáo hoàng cần ghi nhớ điều này”.
New York Times nhận định rằng đây là đề tài ít được bàn luận tại Rôma hiện nay. Trái lại, phần đông các vị hồng y muốn tìm một người có thể phối hợp được nét hấp dẫn (charisma) của Đức Gioan Phaolô II với sự can đảm liều lĩnh của một ai đó mà giới phân tích Vatican gọi bừa là “Giáo Hoàng Rambo I”.
Cho đến hôm thứ Tư vừa qua, tức lúc các hồng y Mỹ chấm dứt các cuộc họp báo của họ, các hồng y thường đề cập tới các thuộc tính mà Giáo Hội hiện nay rất cần: một nhà truyền thông đầy thuyết phục, có sức lôi cuốn cả bằng lời lẫn bằng tư cách thánh thiện của mình, đồng thời là “một cảnh sát trưởng” (sheriff) không biết sợ sẵn sàng giải quyết các bất ổn và tai tiếng tại Vatican.
Theo tờ báo này, việc các hồng y tập chú vào truyền đạt và tài cai trị là một cách nhìn nhận các thiếu sót của Đức Bênêđíctô XVI. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu của một niềm nhớ tiếc đối với vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan Phaolô II, một khuôn mặt lôi cuốn như nam châm, luôn nổi bật trong các cuộc tông du khắp thế giới, ngay lúc đã yên nghỉ.
Người ta cho rằng dưới thời Đức Bênêđíctô, ảnh hưởng của Giáo Hội tại Âu Châu, tại Hoa Kỳ và cả tại Châu Mỹ La Tinh đã giảm sút. Nền hành chánh trung ương tại Rôma, tức giáo triều, đã sa vào bế tắc, thậm chí thối nát nữa. Nhiều hồng y tỏ ra bối rối trước các tường trình báo chí về hồ sơ mật nói là chứa đựng các chứng cớ hiển nhiên cho thấy có việc tống tình và tống tiền.
Ít có ứng viên nào hoàn toàn nắm được cả hai phương diện nói trên. Nên báo chí Ý có lúc đã thả nổi ý niệm cho rằng các hồng y đang cân nhắc “các liên danh” (tickets) nghĩa là bầu một vị giáo hoàng mục vụ đi đôi với một quốc vụ khanh cứng rắn và hiểu biết giữ vai quản trị và nếu cần chấp pháp (enforcer). Vị giáo hoàng kế tiếp không cần trực tiếp ra tay dẹp tan những vụ tranh chấp trong nội bộ Vatican cũng như các vụ tai tiếng khác, nhưng ngài cần có nhậy cảm quản trị đủ để cử nhiệm một vị phụ tá đủ đảm lược để thách thức nền hành chánh cố thủ của Vatican.
New York Times trích dẫn lời Đức HY Edward Egan, TGM hưu trí của New York: “Việc đầu tiên ngài phải làm là đặt để một trật tự lớn hơn cho nền hành chánh trung ương là Giáo Triều”. Đồng thời, “ngài phải là người thông hiểu đức tin và có khả năng loan báo đức tin ấy một cách quyến rũ và đơn giản”. Đức HY Egan từng tham dự cơ mật viện bầu Đức Bênêđíctô, nhưng nay đã quá 80, nên không tham gia cơ mật viện lần này.
Như thế, bất cứ ứng viên giáo hoàng nào muốn “sáng giá” phải là người cầu nguyện, thông thạo thần học và tiếng Ý, là ngôn ngữ của Rôma, thành phố mà dù gì giáo hoàng vẫn là giám mục. Nhiều hồng y cũng cho hay vị giáo hoàng sắp tới phải có kinh nghiệm làm giám mục giáo phận. Điều này thực tế sẽ loại bỏ một số hồng y vốn phục vụ lâu năm tại Giáo Triều, ít có kinh nghiệm mục vụ như Đức HY Gianfranco Ravasi, nhà bác học người Ý, từng có vinh dự giảng tĩnh tâm Mùa Chay vừa qua cho Đức Bênêđíctô XVI. Đức Hồng Y Donald Wuerl, TGM Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Thiển nghĩ làm mục tử một giáo hội địa phương có lẽ là một nhân tố rất quan trọng nếu bạn muốn dấn thân vào lý tưởng canh tân Giáo Hội về phương diện thiêng liêng”. Một số hồng y cũng nhấn mạnh tới việc vị giáo hoàng sắp tới phải có khả năng bắt tay với các tín ngưỡng khác, cải thiện liên hệ với các giám mục khắp thế giới và mạnh mẽ trình bày giáo huấn Công Giáo
Nhiều vị được báo chí cho là có triển vọng làm giáo hoàng (papabile) đều là người giỏi về quản trị hoặc ở giáo phận mình hoặc ở Giáo Triều. Đó là các HY Angelo Scola, TGM Milan; Odilo Pedro Scherer, TGM São Paulo, Ba Tây; Peter Erdo, TGM Esztergom-Budapest và là giáo chủ Hung Gia Lợi; Leonardo Sandri, người Á Căn Đình làm việc lâu năm tại Giáo Triều; và Marc Ouellet, người Gia Nã Đại, cầm đầu Thánh Bộ Giám Mục.
Nhưng nhiều vị trong số này thiếu lôi cuốn. Các phụ tá hay học trò cũ cho rằng các đức HY Erdo và Ouellet chỉ quen đọc từ một bản văn soạn sẵn chứ không ứng khẩu nói trước một đám đông hay trong các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, nhiều vị hồng y khác rất có tài lợi khẩu với một khả năng cao độ trong việc truyền đạt với những cử tọa đông đảo, trong đó, có đức HY Luis Antonio G. Tagle của Phi Luật Tân. Chỉ ngại với 55 tuổi đời, ngài khó được bầu. Ngài là hồng y trẻ thứ hai của hồng y đoàn, hơn tuổi Đức HY Baselios Thottunkal của Ấn Độ.
Tuổi là một tiêu chuẩn quan trọng, nhất là sau việc từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, lúc 85 tuổi. Nhiều hồng y đồng ý rằng vị giáo hoàng sắp tới lý tưởng nhất là ở tuổi 60. Đức HY Wilfrid F. Napier của Nam Phi cho hay: lý tưởng nhất là ở đầu tuổi 60. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài cho hay ở tuổi ấy, ta bảo đảm có một triều giáo hoàng lâu dài hơn, để thi hành các cố gắng củng cố Giáo Hội. Ngài nói: “Bạn cần có thì giờ để bồi đắp các nền tảng này. Theo tôi, ta cần một triều giáo hoàng lâu hơn để sản sinh năng lực và giữ cho đà tiến tiếp tục… Trong các cuộc đàm đạo riêng, một số vị hồng y khác cũng nhìn theo hướng này”.
Vũ Văn An3/8/2013
________________________________________
Dù sao, các vị hồng y cũng là người quyết định ai sẽ là giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo trong những ngày tới, nên nhận định của các ngài trong lãnh vực này có giá trị nhất định.
Ngay từ ngày 4 tháng 3, tức ngày đầu tiên có những cuộc họp toàn thể các vị hồng y hiện diện tại Rôma, New York Times đã cho rằng tất cả các vị hồng y trả lời phỏng vấn vào tuần trước đều nhấn mạnh rằng các ngài mong muốn một giáo hoàng có tinh thần cầu nguyện để chuyển giao sứ điệp Công Giáo cách hữu hiệu.
Tuy nhiên, đi vào chi tiết, người ta cũng nghe được nhiều sắc thái trong nhận định chung ấy. Nhiều vị mong một giáo hoàng có khả năng cải tổ bộ máy hành chánh của Vatican, một bộ máy bị nhiều tai tiếng trong năm qua. Nhiều vị ủng hộ một giáo hoàng xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba, nơi Đạo Công Giáo đang sinh động hơn tại Âu Châu nhiều lắm. Lại có những vị khác mong một giáo hoàng có bàn tay cai trị mạnh.
New York Times đặc biệt lưu ý tới lời Đức HY Francis George của Chicago phát biểu về tai tiếng giáo sĩ xách nhiễu tình dục. Theo ngài, vị tân giáo hoàng “hiển nhiên cần chấp nhận nguyên tắc chung của Giáo Hội hiện nay là tuyệt đối không khoan nhượng (zero tolerance) đối với bất cứ ai từng lạm dụng một trẻ em”. Ngài cho rằng nguyên tắc ấy đã giúp giáo hội Mỹ giảm thiểu các vụ bê bối này một cách trông thấy. “Tuy nhiên vẫn còn các nạn nhân. Vết thương vẫn còn hằn sâu trong trái tim họ, và bao lâu nó còn hằn sâu trong họ, thì nó cũng hằn sâu trong ta. Vị giáo hoàng cần ghi nhớ điều này”.
New York Times nhận định rằng đây là đề tài ít được bàn luận tại Rôma hiện nay. Trái lại, phần đông các vị hồng y muốn tìm một người có thể phối hợp được nét hấp dẫn (charisma) của Đức Gioan Phaolô II với sự can đảm liều lĩnh của một ai đó mà giới phân tích Vatican gọi bừa là “Giáo Hoàng Rambo I”.
Cho đến hôm thứ Tư vừa qua, tức lúc các hồng y Mỹ chấm dứt các cuộc họp báo của họ, các hồng y thường đề cập tới các thuộc tính mà Giáo Hội hiện nay rất cần: một nhà truyền thông đầy thuyết phục, có sức lôi cuốn cả bằng lời lẫn bằng tư cách thánh thiện của mình, đồng thời là “một cảnh sát trưởng” (sheriff) không biết sợ sẵn sàng giải quyết các bất ổn và tai tiếng tại Vatican.
Theo tờ báo này, việc các hồng y tập chú vào truyền đạt và tài cai trị là một cách nhìn nhận các thiếu sót của Đức Bênêđíctô XVI. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu của một niềm nhớ tiếc đối với vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan Phaolô II, một khuôn mặt lôi cuốn như nam châm, luôn nổi bật trong các cuộc tông du khắp thế giới, ngay lúc đã yên nghỉ.
Người ta cho rằng dưới thời Đức Bênêđíctô, ảnh hưởng của Giáo Hội tại Âu Châu, tại Hoa Kỳ và cả tại Châu Mỹ La Tinh đã giảm sút. Nền hành chánh trung ương tại Rôma, tức giáo triều, đã sa vào bế tắc, thậm chí thối nát nữa. Nhiều hồng y tỏ ra bối rối trước các tường trình báo chí về hồ sơ mật nói là chứa đựng các chứng cớ hiển nhiên cho thấy có việc tống tình và tống tiền.
Ít có ứng viên nào hoàn toàn nắm được cả hai phương diện nói trên. Nên báo chí Ý có lúc đã thả nổi ý niệm cho rằng các hồng y đang cân nhắc “các liên danh” (tickets) nghĩa là bầu một vị giáo hoàng mục vụ đi đôi với một quốc vụ khanh cứng rắn và hiểu biết giữ vai quản trị và nếu cần chấp pháp (enforcer). Vị giáo hoàng kế tiếp không cần trực tiếp ra tay dẹp tan những vụ tranh chấp trong nội bộ Vatican cũng như các vụ tai tiếng khác, nhưng ngài cần có nhậy cảm quản trị đủ để cử nhiệm một vị phụ tá đủ đảm lược để thách thức nền hành chánh cố thủ của Vatican.
New York Times trích dẫn lời Đức HY Edward Egan, TGM hưu trí của New York: “Việc đầu tiên ngài phải làm là đặt để một trật tự lớn hơn cho nền hành chánh trung ương là Giáo Triều”. Đồng thời, “ngài phải là người thông hiểu đức tin và có khả năng loan báo đức tin ấy một cách quyến rũ và đơn giản”. Đức HY Egan từng tham dự cơ mật viện bầu Đức Bênêđíctô, nhưng nay đã quá 80, nên không tham gia cơ mật viện lần này.
Như thế, bất cứ ứng viên giáo hoàng nào muốn “sáng giá” phải là người cầu nguyện, thông thạo thần học và tiếng Ý, là ngôn ngữ của Rôma, thành phố mà dù gì giáo hoàng vẫn là giám mục. Nhiều hồng y cũng cho hay vị giáo hoàng sắp tới phải có kinh nghiệm làm giám mục giáo phận. Điều này thực tế sẽ loại bỏ một số hồng y vốn phục vụ lâu năm tại Giáo Triều, ít có kinh nghiệm mục vụ như Đức HY Gianfranco Ravasi, nhà bác học người Ý, từng có vinh dự giảng tĩnh tâm Mùa Chay vừa qua cho Đức Bênêđíctô XVI. Đức Hồng Y Donald Wuerl, TGM Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Thiển nghĩ làm mục tử một giáo hội địa phương có lẽ là một nhân tố rất quan trọng nếu bạn muốn dấn thân vào lý tưởng canh tân Giáo Hội về phương diện thiêng liêng”. Một số hồng y cũng nhấn mạnh tới việc vị giáo hoàng sắp tới phải có khả năng bắt tay với các tín ngưỡng khác, cải thiện liên hệ với các giám mục khắp thế giới và mạnh mẽ trình bày giáo huấn Công Giáo
Nhiều vị được báo chí cho là có triển vọng làm giáo hoàng (papabile) đều là người giỏi về quản trị hoặc ở giáo phận mình hoặc ở Giáo Triều. Đó là các HY Angelo Scola, TGM Milan; Odilo Pedro Scherer, TGM São Paulo, Ba Tây; Peter Erdo, TGM Esztergom-Budapest và là giáo chủ Hung Gia Lợi; Leonardo Sandri, người Á Căn Đình làm việc lâu năm tại Giáo Triều; và Marc Ouellet, người Gia Nã Đại, cầm đầu Thánh Bộ Giám Mục.
Nhưng nhiều vị trong số này thiếu lôi cuốn. Các phụ tá hay học trò cũ cho rằng các đức HY Erdo và Ouellet chỉ quen đọc từ một bản văn soạn sẵn chứ không ứng khẩu nói trước một đám đông hay trong các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, nhiều vị hồng y khác rất có tài lợi khẩu với một khả năng cao độ trong việc truyền đạt với những cử tọa đông đảo, trong đó, có đức HY Luis Antonio G. Tagle của Phi Luật Tân. Chỉ ngại với 55 tuổi đời, ngài khó được bầu. Ngài là hồng y trẻ thứ hai của hồng y đoàn, hơn tuổi Đức HY Baselios Thottunkal của Ấn Độ.
Tuổi là một tiêu chuẩn quan trọng, nhất là sau việc từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI, lúc 85 tuổi. Nhiều hồng y đồng ý rằng vị giáo hoàng sắp tới lý tưởng nhất là ở tuổi 60. Đức HY Wilfrid F. Napier của Nam Phi cho hay: lý tưởng nhất là ở đầu tuổi 60. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài cho hay ở tuổi ấy, ta bảo đảm có một triều giáo hoàng lâu dài hơn, để thi hành các cố gắng củng cố Giáo Hội. Ngài nói: “Bạn cần có thì giờ để bồi đắp các nền tảng này. Theo tôi, ta cần một triều giáo hoàng lâu hơn để sản sinh năng lực và giữ cho đà tiến tiếp tục… Trong các cuộc đàm đạo riêng, một số vị hồng y khác cũng nhìn theo hướng này”.