Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 5 tháng Ba, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết từ năm 2005 đến năm 2014, dân số Công Giáo trên thế giới đã tăng từ 1,115,000,000 (tức là 17.3% dân số thế giới) lên đến 1,272,000,000 (tức là 17.8% dân số thế giới).
Trong suốt thời gian đó, dân số Công Giáo đã tăng 41% ở châu Phi. Tốc độ tăng trưởng dân số ở châu Phi trong cùng thời kỳ là 23.8%. Như vậy, dân số Công Giáo đã tăng gần gấp đôi mức tăng dân số,
Tại châu Á, dân số Công Giáo đã tăng 20%, trong khi mức tăng dân số tại lục địa này là 9.6%. Như vậy, số người Công Giáo tăng hơn gấp đôi mức tăng dân số.
Trong suốt khoảng thời gian đó, số giáo dân tăng lên 11.7% ở Bắc và Nam Mỹ, 2% ở châu Âu và châu Đại Dương 15.9%.
Trong năm 2014, gần một nửa (cụ thể là 48%) người Công Giáo trên thế giới sống ở Bắc và Nam Mỹ. 22.6% sống ở châu Âu, 17% ở châu Phi, 10.9% ở châu Á, và 0.8% tại châu Đại Dương.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số linh mục tăng từ 406,411 vị lên đến 415,792 vị, trong khi số lượng phó tế vĩnh viễn tăng từ 33,000 lên đến 44,566. Số linh mục tăng đáng kể ở châu Phi (32.6%) và châu Á (27.1%), trong khi lại giảm ở châu Âu (8%). 97.5% số phó tế vĩnh viễn sống ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hoặc châu Âu.
Mặc dù tăng đáng kể ở châu Phi và châu Á, số nam tu trên toàn thế giới đã giảm từ 54,708 năm 2005 xuống còn 54,559 vào năm 2014, trong khi số lượng nữ tu đã giảm 10.8% xuống chỉ còn 682,729 vị.
Sự gia tăng trên toàn thế giới về số lượng các chủng sinh đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Phaolô II, cụ thể là từ 63,882 vị vào năm 1978 tăng đến 114,439 vào năm 2005 và lên đến 120,616 vào năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống còn 116,939 vào năm 2014.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số lượng chủng sinh tăng vọt ở châu Phi ở mức 30.9% và châu Á 29.4% nhưng giảm mạnh ở châu Âu 21.7% và giảm ở Bắc và Nam Mỹ 1.9%.
Số liệu thống kê vừa nêu trích từ Niên Giám Tòa Thánh năm 2016 và phiên bản 2014 của Thống kê Giáo Hội thường niên - Annuarium Statisticum Ecclesiae, cả hai tài liệu đều sẽ sớm được phát hành.
Trong suốt thời gian đó, dân số Công Giáo đã tăng 41% ở châu Phi. Tốc độ tăng trưởng dân số ở châu Phi trong cùng thời kỳ là 23.8%. Như vậy, dân số Công Giáo đã tăng gần gấp đôi mức tăng dân số,
Tại châu Á, dân số Công Giáo đã tăng 20%, trong khi mức tăng dân số tại lục địa này là 9.6%. Như vậy, số người Công Giáo tăng hơn gấp đôi mức tăng dân số.
Trong suốt khoảng thời gian đó, số giáo dân tăng lên 11.7% ở Bắc và Nam Mỹ, 2% ở châu Âu và châu Đại Dương 15.9%.
Trong năm 2014, gần một nửa (cụ thể là 48%) người Công Giáo trên thế giới sống ở Bắc và Nam Mỹ. 22.6% sống ở châu Âu, 17% ở châu Phi, 10.9% ở châu Á, và 0.8% tại châu Đại Dương.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số linh mục tăng từ 406,411 vị lên đến 415,792 vị, trong khi số lượng phó tế vĩnh viễn tăng từ 33,000 lên đến 44,566. Số linh mục tăng đáng kể ở châu Phi (32.6%) và châu Á (27.1%), trong khi lại giảm ở châu Âu (8%). 97.5% số phó tế vĩnh viễn sống ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hoặc châu Âu.
Mặc dù tăng đáng kể ở châu Phi và châu Á, số nam tu trên toàn thế giới đã giảm từ 54,708 năm 2005 xuống còn 54,559 vào năm 2014, trong khi số lượng nữ tu đã giảm 10.8% xuống chỉ còn 682,729 vị.
Sự gia tăng trên toàn thế giới về số lượng các chủng sinh đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Phaolô II, cụ thể là từ 63,882 vị vào năm 1978 tăng đến 114,439 vào năm 2005 và lên đến 120,616 vào năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống còn 116,939 vào năm 2014.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số lượng chủng sinh tăng vọt ở châu Phi ở mức 30.9% và châu Á 29.4% nhưng giảm mạnh ở châu Âu 21.7% và giảm ở Bắc và Nam Mỹ 1.9%.
Số liệu thống kê vừa nêu trích từ Niên Giám Tòa Thánh năm 2016 và phiên bản 2014 của Thống kê Giáo Hội thường niên - Annuarium Statisticum Ecclesiae, cả hai tài liệu đều sẽ sớm được phát hành.