Người Hồi giáo đang đứng trước ngã ba đường: hoặc họ phải tham gia vào những thách thức của thời đại hoặc họ sẽ phải chìm sâu hơn nữa vào cõi đen tối dài hơn 400 năm cuả sự thụt lùi mọi mặt. Đó là kết luận của một sinh viên Hồi giáo trẻ, trong một phân tích để tìm hiểu xem ai là người phải chịu trách nhiêm cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong thế giới Hồi giáo cuả anh và cái gì đang đứng đằng sau cuộc khủng hoảng đó.
Anh Kamel Abderrahmani, gốc người Algeria, theo học tại đại học Pierre Sémard ở Bobigny, Pháp, viết cho các báo AsiaNews và La Cité như sau:
Paris (AsiaNews) - Thế giới Hồi giáo đang mắc phải một căn bệnh tâm thần. Căn bệnh này đã kéo dài nhiều thế kỷ, và nó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Lịch sử của thế giới Hồi Giáo từ lúc khai sinh cho đến ngày nay được chia thành hai giai đoạn rõ rệt: một kỷ nguyên rực rỡ sáng chói rồi theo sau là một thời kỳ suy thoái và nghèo nàn về văn hóa.
Sự suy đồi này có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong thế giới Hồi giáo ngày nay. Damascus và Baghdad là hai ví dụ điển hình. Đây là hai nơi đã tạo nên nền văn minh Hồi giáo. Bây giờ thì không ngừng xảy ra một cuộc chiến Hồi giáo, giữa những người theo cùng một tôn giáo.
Câu hỏi chúng ta phải tự hỏi là thế này: Đây có phải là giai đoạn cuối cùng của sự suy đồi đã ăn mòn thế giới Hồi giáo qua nhiều thế kỷ không? Theo ý kiến của tác giả bài này, thì câu trả lời, nếu có, là gần đúng như thế nếu không phải là hoàn toàn đúng.
Khi một cá nhân mắc phải một bệnh tâm thần nào đó thì không nhận ra bệnh của mình. Thông thường, bệnh của anh làm cho anh không cảm thấy có nhu cầu phải tư xét chính mình, không đi khám bệnh và không điều trị nó. Phần lớn các bệnh nhân như thế, theo Freud, sống hạnh phúc và tự xem mình tốt hơn những người khác. Do đó, người ta không thể mong đợi những bệnh nhân này có thể tự vấn chính mình.
Cũng vậy, người Hồi giáo tin rằng họ là "người tốt nhất của một dân tộc lớn lên vì lợi ích của nhân loại" (Theo kinh Qurʾān). Và kết quả của những giải thích không rõ ràng của câu bị cắt ngắn đó, làm cho họ nghiêm túc nghĩ rằng họ vượt trội hơn phần còn lại của nhân loại, rằng họ được Thiên Chúa ưa chuộng và sau rốt thì thiên đường sẽ được dành riêng cho họ.
Đa số người Hồi giáo tin tưởng vững chắc vào chiến thắng cuối cùng của Hồi giáo (sự phục hồi cuả đế quốc Hổi Giáo Caliphate) và sự ra đời của một thế giới đại đồng hồi giáo goị là “Ummah” đầy quyền năng. Đa số này đều ấp ủ một giấc mơ của một ngày tran hoà ánh sáng, không phải là do tri thức và công nghệ mang lại cho họ, mà là qua thần học và các giáo điều của nó.
Những người Hồi giáo không thấy có lý do gì để thay đổi, dù là họ đang ở trong tình trạng nào cũng vậy. Dù họ có suy đồi gì đi chăng nữa, thì họ vẫn chỉ nhìn vào chiếc gương chiếu hậu, tôn vinh "thời đại huy hoàng" và khen ngợi những đóng góp của người Hồi giáo cổ đại vào những tiến bộ khoa học của nhân loại. Nhưng trên thực tế, một quá khứ mà hầu hết người Hồi giáo không biết, thì những người xây dựng những gì được gọi là "nền văn minh Hồi giáo" đều đã bị loại trừ và bị coi là lạc giáo hết cả.
Như tôi đã nói trong những đóng góp khác cho báo AsiaNews và La Cité , trong khi thế giới bên ngoài Hồi giáo tiến lên phiá trước, phát triển công nghệ và cải thiện điều kiện sinh sống của công dân, thì thế giới Hồi giáo, từ Jakarta đến Tangier, kể cả Ả Rập giàu có, đã chìm đắm trong sự vô minh, suy đồi và nghèo nàn văn hóa. Tình trạng này, cần phải nhấn mạnh, là kết quả của việc những người Hồi thực hiện tôn giáo cuả họ. Cái não trạng mà chúng ta vừa mô tả đã chiếm lấy thế giới Hồi giáo và, qua nhiều thế kỷ, đã hủy diệt tất cả cái óc tò mò và phân tích; do đó, gây ra sự phân rã hiện tại của toàn bộ thế giới Hồi giáo.
Điều kỳ lạ là sự suy đồi đã xảy ra trong nhiều thế kỷ đã khiến rất ít người Hồi giáo đặt câu hỏi về lý do tại sao lại có tình trạng như thế này và làm cách nào để tự giải thoát khỏi sự bất ổn văn hóa và tôn giáo, và làm cách nào để họ có thể bước vào kỷ nguyên của tự do và đổi mới, làm thế nào để họ có thể bù đắp cho bốn thế kỷ lạc hậu?
Người Hồi giáo hôm nay (từ cấp độ quốc gia, chính phủ, giới tinh hoa, dân tộc) có muốn chữa lành căn bệnh đang gặm nhấm họ hay không? là căn bệnh đặc trưng bởi sự ám ảnh với cái huy hoàng đã qua mất rồi, vừa cảm thấy thua kém lại vừa tự phụ là vượt trội hơn những người khác?
Các ulema (các học giả Hồi giáo), trong nhiều thế kỷ, đã duy trì và phát triển một kỷ luật học thuật nhất định, là những người chịu trách nhiệm gây nguy hại cho sự suy đồi cuả thế giới Hồi giáo này, và tiếp đến là phải kể đến vai trò quỷ dữ của những người làm chính trị Hồi giáo, chẳng hạn như những nhóm Hồi giáo Brotherhood và Wahhabis.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp, dựa vào sự đầu tư trí óc, bắt đầu thúc đẩy thế giới phương Tây tiến lên, thì thế giới Hồi giáo lại tự hỏi liệu những phát minh đó là hợp pháp hay bất hợp pháp! Điều này giải thích sự vắng mặt hoàn toàn của người Hồi giáo trong các nỗ lực khoa học phổ quát lớn như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ và toàn cầu hoá.
Rõ ràng, người Hồi giáo chưa sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa giáo điều mà họ đã bị mắc kẹt trong nhiều thế kỷ. Ngược lại, họ mơ ước khôi phục lại Caliphate, áp dụng luật Sharia và do đó đưa xã hội trở ngược về thời Trung Cổ. Đó là lý do tại sao rất khó để nói về một sự đổi mới hoặc tái sinh.
Anh Kamel Abderrahmani, gốc người Algeria, theo học tại đại học Pierre Sémard ở Bobigny, Pháp, viết cho các báo AsiaNews và La Cité như sau:
Sự suy đồi này có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong thế giới Hồi giáo ngày nay. Damascus và Baghdad là hai ví dụ điển hình. Đây là hai nơi đã tạo nên nền văn minh Hồi giáo. Bây giờ thì không ngừng xảy ra một cuộc chiến Hồi giáo, giữa những người theo cùng một tôn giáo.
Câu hỏi chúng ta phải tự hỏi là thế này: Đây có phải là giai đoạn cuối cùng của sự suy đồi đã ăn mòn thế giới Hồi giáo qua nhiều thế kỷ không? Theo ý kiến của tác giả bài này, thì câu trả lời, nếu có, là gần đúng như thế nếu không phải là hoàn toàn đúng.
Khi một cá nhân mắc phải một bệnh tâm thần nào đó thì không nhận ra bệnh của mình. Thông thường, bệnh của anh làm cho anh không cảm thấy có nhu cầu phải tư xét chính mình, không đi khám bệnh và không điều trị nó. Phần lớn các bệnh nhân như thế, theo Freud, sống hạnh phúc và tự xem mình tốt hơn những người khác. Do đó, người ta không thể mong đợi những bệnh nhân này có thể tự vấn chính mình.
Cũng vậy, người Hồi giáo tin rằng họ là "người tốt nhất của một dân tộc lớn lên vì lợi ích của nhân loại" (Theo kinh Qurʾān). Và kết quả của những giải thích không rõ ràng của câu bị cắt ngắn đó, làm cho họ nghiêm túc nghĩ rằng họ vượt trội hơn phần còn lại của nhân loại, rằng họ được Thiên Chúa ưa chuộng và sau rốt thì thiên đường sẽ được dành riêng cho họ.
Đa số người Hồi giáo tin tưởng vững chắc vào chiến thắng cuối cùng của Hồi giáo (sự phục hồi cuả đế quốc Hổi Giáo Caliphate) và sự ra đời của một thế giới đại đồng hồi giáo goị là “Ummah” đầy quyền năng. Đa số này đều ấp ủ một giấc mơ của một ngày tran hoà ánh sáng, không phải là do tri thức và công nghệ mang lại cho họ, mà là qua thần học và các giáo điều của nó.
Những người Hồi giáo không thấy có lý do gì để thay đổi, dù là họ đang ở trong tình trạng nào cũng vậy. Dù họ có suy đồi gì đi chăng nữa, thì họ vẫn chỉ nhìn vào chiếc gương chiếu hậu, tôn vinh "thời đại huy hoàng" và khen ngợi những đóng góp của người Hồi giáo cổ đại vào những tiến bộ khoa học của nhân loại. Nhưng trên thực tế, một quá khứ mà hầu hết người Hồi giáo không biết, thì những người xây dựng những gì được gọi là "nền văn minh Hồi giáo" đều đã bị loại trừ và bị coi là lạc giáo hết cả.
Như tôi đã nói trong những đóng góp khác cho báo AsiaNews và La Cité , trong khi thế giới bên ngoài Hồi giáo tiến lên phiá trước, phát triển công nghệ và cải thiện điều kiện sinh sống của công dân, thì thế giới Hồi giáo, từ Jakarta đến Tangier, kể cả Ả Rập giàu có, đã chìm đắm trong sự vô minh, suy đồi và nghèo nàn văn hóa. Tình trạng này, cần phải nhấn mạnh, là kết quả của việc những người Hồi thực hiện tôn giáo cuả họ. Cái não trạng mà chúng ta vừa mô tả đã chiếm lấy thế giới Hồi giáo và, qua nhiều thế kỷ, đã hủy diệt tất cả cái óc tò mò và phân tích; do đó, gây ra sự phân rã hiện tại của toàn bộ thế giới Hồi giáo.
Điều kỳ lạ là sự suy đồi đã xảy ra trong nhiều thế kỷ đã khiến rất ít người Hồi giáo đặt câu hỏi về lý do tại sao lại có tình trạng như thế này và làm cách nào để tự giải thoát khỏi sự bất ổn văn hóa và tôn giáo, và làm cách nào để họ có thể bước vào kỷ nguyên của tự do và đổi mới, làm thế nào để họ có thể bù đắp cho bốn thế kỷ lạc hậu?
Người Hồi giáo hôm nay (từ cấp độ quốc gia, chính phủ, giới tinh hoa, dân tộc) có muốn chữa lành căn bệnh đang gặm nhấm họ hay không? là căn bệnh đặc trưng bởi sự ám ảnh với cái huy hoàng đã qua mất rồi, vừa cảm thấy thua kém lại vừa tự phụ là vượt trội hơn những người khác?
Các ulema (các học giả Hồi giáo), trong nhiều thế kỷ, đã duy trì và phát triển một kỷ luật học thuật nhất định, là những người chịu trách nhiệm gây nguy hại cho sự suy đồi cuả thế giới Hồi giáo này, và tiếp đến là phải kể đến vai trò quỷ dữ của những người làm chính trị Hồi giáo, chẳng hạn như những nhóm Hồi giáo Brotherhood và Wahhabis.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp, dựa vào sự đầu tư trí óc, bắt đầu thúc đẩy thế giới phương Tây tiến lên, thì thế giới Hồi giáo lại tự hỏi liệu những phát minh đó là hợp pháp hay bất hợp pháp! Điều này giải thích sự vắng mặt hoàn toàn của người Hồi giáo trong các nỗ lực khoa học phổ quát lớn như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ và toàn cầu hoá.
Rõ ràng, người Hồi giáo chưa sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa giáo điều mà họ đã bị mắc kẹt trong nhiều thế kỷ. Ngược lại, họ mơ ước khôi phục lại Caliphate, áp dụng luật Sharia và do đó đưa xã hội trở ngược về thời Trung Cổ. Đó là lý do tại sao rất khó để nói về một sự đổi mới hoặc tái sinh.