Di Dân Toàn Cầu: Mọi người đều xứng đáng được bảo vệ
Trong một cuộc họp báo về Di dân Toàn cầu, Linh mục Dòng Tên Michael Czerny, đồng chủ tịch của Ủy ban thánh bộ về Di dân và di cư của Toàn thánh vatican giải thích rằng sự tích cực tham gia của Tòa thánh Vatican qua những hành động mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói về di cư qua bốn động từ là: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập.
Vào tháng 12 này, Cộng đồng quốc tế sẽ có cuộc hội thảo và thảo luận hầu đề ra hai thỏa thuận quốc tế: Sự an toàn cho Di dân và sự di dân trong trật tự và pháp luật - tại hội nghị liên chính phủ ở Marrakesh và tại Liên hợp quốc ở New York.
Đến Morocco để huy động
Việc áp dụng Di dân toàn cầu tại Morocco nhằm mục đích huy động hơn 300 tổ chức xã hội dân sự tham gia vào Diễn đàn Toàn cầu về Di dân và Phát triển từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 12.
Một trong những đối tác chính trong việc soạn thảo Tài liệu này là phần di dân và tị nạn mà Thánh bộ Di dân của Tòa thánh Vatican nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện về con người không thể thiếu. Cha Michael Czerny, Dòng tên là đồng Tổng Trưởng Bộ Di dân và Tị nạn, đã nói chuyện với đài Vatican về vai trò và lập trường của Vatican đối với khía cạnh toàn cầu này.
Bốn động từ cần được triển khai
Ngài cho hay khi tiếp cận của Đức Thánh Cha Phanxicô về lãnh vực này, ĐTC khuyên mọi người nên thực hiện bốn động từ: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập". Cha Czerny giảng giải: “bảo vệ không phải là thứ được phát minh bởi hiện tượng di dân toàn cầu, mà bảo vệ là thứ mà chúng ta xứng đáng được thừa hưởng vì chúng ta là con người. Đó là ý nghĩa của sự tôn trọng nhân phẩm, và nhân quyền cần phải được bảo vệ.”
Cha Czerny tiếp tục giảng giải rằng những gì đạt được cho đến nay là được cử hành ngày di dân, và hai ngày nhóm họp ở Marrakesh này sẽ là "đánh dấu một thành tựu và khích lệ". Nhưng cha nêu lên rắng "hành động và mối quan tâm của chúng tôi là làm thế nào bạn có thể đưa lý thuyết về di dân ra khỏi sách vở lý thuyết mà áp dụng nó vào cuộc sống thực tại?
Suy tư
Cha Michael giải thích: "Điều chúng ta đưa ra hành động là tìm cách giải quyết giữa hàng ngàn tình huống khác nhau mà chúng ta phải đối diện: đó là những người di dân dễ bị tổn thương đang phải đối diện với nghịc cảnh. Làm thế nào chúng ta có thể thực sự chào đón họ? Hãy suy ra một giải đáp bạn cần làm gì để được chào đón, khi bạn đang bị tổn thương, khi bạn đang trốn chạy, khi bạn không còn hy vọng!”
Tìm hiểu cách trả lời
Cha Czerny nói rằng Vatican không can dự trực tiếp vào vấn đề chính sách hay đàm phán quốc tế, mà là “tham gia khuyến khích, thúc đẩy và hướng dẫn mọi người và những ai thiện chí muốn đáp ứng” lại nhu cầu của những người di dân đang cần được bảo vệ.
Trong một cuộc họp báo về Di dân Toàn cầu, Linh mục Dòng Tên Michael Czerny, đồng chủ tịch của Ủy ban thánh bộ về Di dân và di cư của Toàn thánh vatican giải thích rằng sự tích cực tham gia của Tòa thánh Vatican qua những hành động mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói về di cư qua bốn động từ là: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập.
Vào tháng 12 này, Cộng đồng quốc tế sẽ có cuộc hội thảo và thảo luận hầu đề ra hai thỏa thuận quốc tế: Sự an toàn cho Di dân và sự di dân trong trật tự và pháp luật - tại hội nghị liên chính phủ ở Marrakesh và tại Liên hợp quốc ở New York.
Đến Morocco để huy động
Việc áp dụng Di dân toàn cầu tại Morocco nhằm mục đích huy động hơn 300 tổ chức xã hội dân sự tham gia vào Diễn đàn Toàn cầu về Di dân và Phát triển từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 12.
Một trong những đối tác chính trong việc soạn thảo Tài liệu này là phần di dân và tị nạn mà Thánh bộ Di dân của Tòa thánh Vatican nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện về con người không thể thiếu. Cha Michael Czerny, Dòng tên là đồng Tổng Trưởng Bộ Di dân và Tị nạn, đã nói chuyện với đài Vatican về vai trò và lập trường của Vatican đối với khía cạnh toàn cầu này.
Bốn động từ cần được triển khai
Ngài cho hay khi tiếp cận của Đức Thánh Cha Phanxicô về lãnh vực này, ĐTC khuyên mọi người nên thực hiện bốn động từ: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và giúp hội nhập". Cha Czerny giảng giải: “bảo vệ không phải là thứ được phát minh bởi hiện tượng di dân toàn cầu, mà bảo vệ là thứ mà chúng ta xứng đáng được thừa hưởng vì chúng ta là con người. Đó là ý nghĩa của sự tôn trọng nhân phẩm, và nhân quyền cần phải được bảo vệ.”
Cha Czerny tiếp tục giảng giải rằng những gì đạt được cho đến nay là được cử hành ngày di dân, và hai ngày nhóm họp ở Marrakesh này sẽ là "đánh dấu một thành tựu và khích lệ". Nhưng cha nêu lên rắng "hành động và mối quan tâm của chúng tôi là làm thế nào bạn có thể đưa lý thuyết về di dân ra khỏi sách vở lý thuyết mà áp dụng nó vào cuộc sống thực tại?
Suy tư
Cha Michael giải thích: "Điều chúng ta đưa ra hành động là tìm cách giải quyết giữa hàng ngàn tình huống khác nhau mà chúng ta phải đối diện: đó là những người di dân dễ bị tổn thương đang phải đối diện với nghịc cảnh. Làm thế nào chúng ta có thể thực sự chào đón họ? Hãy suy ra một giải đáp bạn cần làm gì để được chào đón, khi bạn đang bị tổn thương, khi bạn đang trốn chạy, khi bạn không còn hy vọng!”
Tìm hiểu cách trả lời
Cha Czerny nói rằng Vatican không can dự trực tiếp vào vấn đề chính sách hay đàm phán quốc tế, mà là “tham gia khuyến khích, thúc đẩy và hướng dẫn mọi người và những ai thiện chí muốn đáp ứng” lại nhu cầu của những người di dân đang cần được bảo vệ.