Ngày 04.06.2019, đài phát thanh Tiếng nói Mỹ quốc (VOA) đã loan tin : « Cô Nguyễn Quang Hồng Ân, ái nữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân, cho biết cô có nhiều khả năng cô sẽ bị chính phủ Đức trục xuất trong hai tuần nữa, tức trước ngày 16.06.2019.
Như chúng ta biết, từ hơn hai năm trước, Cộng hòa Liên bang Ðức dưới sự lãnh đạo của bà Thủ tướng Angela Merkel đã nhận cứu xét hồ sơ xin tị nạn của ông Trịnh Xuân Thanh với nhiều hứa hẹn được chấp nhận rất cao. Tại sao ?
Chúng ta thử tìm hiểu họ là ai để thấy sự bất công vô cùng trong việc cứu xét tiếp nhận người tị nạn giữa đồng bào chúng ta.
I.- ÔNG TRỊNH XUÂN THANH.
Sinh ngày 13.02.1966 tại Đông Anh (Hà Nội), ông có trình độ học vấn Cử nhân Kỹ thuật môi trường và đô thị. Năm 1990, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 1995, ông sang làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Năm 1996, ông đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Detesco của Trung ương Đoàn Cộng sản. Năm 2009, khi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC, ông được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011. Khi PVC bị thua lỗ trầm trọng, có nguy cơ mất vốn, ông được Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ. Ngày 13.05.2015, ông đắc cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang. Do bị điều tra về vụ xe Biển số xanh và việc công ty PVC dưới thời ông quản trị thua lỗ trầm trọng, ông không tái ứng cử.
Năm 2016, ông đắc cử đại biểu Quốc hội, nhưng bị Hội đồng bầu cử không công nhận tư cách Đại biểu theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, theo chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng. Ngày 06.09.2016, ông đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên để đăng, với lý do là ‘không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư’, còn bản thân ông đã biến đi đâu ai không rõ.
Ngày 16.09.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19.09.2016 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - bộ Công an, khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; và ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông này. Sau khi xác định Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can.
Do là Ðại biểu Quốc hội, ông có Thẻ Thông hành công vụ, đã ‘vượt biên’ qua đường Lào, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để tới Đức. Khi tới dây, vợ chồng ông đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được chấp thuận, còn ông bị từ chối, vì đang bị Hà Nội truy tìm. Tháng 6/2017, ông đã làm đơn xin tị nạn chính trị và từ đó, nhà nước Ðức đã tốn rất nhiều tiền và uy tín đối với nhà nước việt cộng. Cuối cùng trong nhiệm kỳ cuối cùng, khi uy tín bà Merkel xuống thật thấp trước khi phải rời chính trường.
Từ tháng 08/2017 cho tới giờ phút này, nhà nước Ðức cáo buộc nhà nước Việt bắt cóc Trịnh Xuân nhưng không chứng minh được. Trong khi nhà nước Việt đoan chắc ông Thanh về nước và tự ra đầu thú và ông này đã xác nhận như vậy. Không phải vì trường hợp Trịnh Xuân Thành mà uy tín bà Merkel bị giảm, nhưng vì khả năng cầm quyền bị cạn kiệt, lục nghề. Ðó là sự thật.
II.- CÔ NGUYỄN QUANG HỒNG ÂN.
Năm 2015, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, 15 tuổi, đi dự thi Piano ở Áo và Đức. Do dưới 18 tuổi, cô cần phải có cha mẹ tháp tùng. Như đa số người Việt đã là trước đó. Nhân dịp nầy, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân xin tị nạn chính trị ở Đức cho gia đénh và đã nộp đơn xin ngày 21.08.2015 tại bang Bayern miền miền Nam Đức, một bang ‘khét tiếng’ có chính sách xét tị nạn khó khăn nhất và trục xuất người tị nạn nhanh nhất trên toàn Liên bang Đức vì đang tạm trú tại thành phố Nuremberg. Sau đó, ông làm đơn xin tỵ nạn với chính quyền Canada tại Đại sứ quán nước này ở Áo.
Vấn đề tạm đặt là năm 2015, nhà nước Ðức có thông suốt là nhà nước Việt vi phạm nhân quyền tại Quê hương không, nên đã bác đơn xin tỵ nạn này. Ðiều này có thể, nhưng khó tin. Ngay cuối năm 2017, trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ÐạÏi sứ và các nhân viên Toà Ðại sứ Ðức ở Hà Nội chỉ có đêå làm cảnh.
Ngày 20.12.2017, nhân viên Sứ quán Ðức có cho đài VOA biết họ dự định sẽ ‘quan sát’ phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh. Lúc 20 giờ ngày 04.01.2018, bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Ðức của ông Thanh thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở đó, đã bị ‘cấm vào Việt Nam’ và phải đáp phi cơ lại Bangkok. Sáng sớm ngày 05.01.2018, từ Thái Lan, bà luật sư này gởi một email cho VOA cho biết bà đang chờ chuyến bay về Berlin và nói ‘Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh’… ‘Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả’. Dĩ nhiên, một lần nữa, Việt Nam XHCN, dùng bàn tay sắt với Ðức, một nước từng cho chúng tiền, những viện trợ quốc tế không đến tay đồng bào nghèo Việt Nam dâu. Cuối cùng, VOA, trong Bản tin ngày 05.01.2018, cho biết ‘không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Ðức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc’.
Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là nhà văn, hoạt động nhân quyền, từng bị nhà nước Việt Nam cầm tù. Năm 1979, ông bị tòa án Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc ‘hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng’ và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài. Ông đã nói với VOA đầu năm 2018: « Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì tôi hoạt động về nhân quyền, nhưng sau đó tổ chức bị vỡ. Sau khi ra tù, tôi thấy Việt Nam thiếu về nghề nghiệp nên tôi mới mở một trường công nghệ ở Đà Lạt để đào tạo ngành nghề cho sinh viên, nhưng họ biết tôi ở tù mới ra cho nên họ đóng cửa. Trong khoảng thời gian 8 năm liền tôi không làm được gì nên tôi chỉ viết sách, khoảng 20 quyển và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi rời khỏi Việt Nam năm 2015. Tôi cũng cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm, thành lập Diễn đàn Đại học Nhân quyền, và sau đó là Viện Nhân quyền Việt Nam. Đó là những việc làm mà khiến chính quyền Việt Nam để ý và theo dõi rất nhiều ».
Trả lời Đài Á châu Tự do (RFA) từ Đức ngày 27.03.2019, cô Nguyễn Quang Hồng Ân kể: « Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn ». Sự tàn bạo đáng trách của cảnh sát Ðức là hứa, nhưng không làm.
Sau đó, cô Hồng Ân đến sở cảnh sát thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để hỏi thì được cho biết phía Đức đã giao Ba Mẹ cho công an Việt Nam tại Hà Nội. Cô nói tiếp: « Em đã liên lạc được với Ba ở Việt Nam, Ba cho biết công an đã thẩm vấn Ba, hiện Ba rất xuống tinh thần. Sau đó họ đưa Ba đi đâu thì em không rõ ».
RFA đã gọi các số điện thoại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức nhưng không thể kết nối. Cơ quan Di trú Đức từ chối trả lời các câu hỏi của RFA về trường hợp vợ chồng ông Nhân, với lý do để bảo vệ thông tin cá nhân trong thủ tục xin tị nạn.
III.- PHẢN ỨNG CÔNG LUẬN ÐỨC.
Ngày 05.04.2019, Bản tin Thông tấn Pháp xã AFP đăng trên báo Stern (Đức) cho biết : « Vụ trục xuất người bất đồng chính kiến Nguyễn Quang Hồng Nhân và hiền thê từ Đức, nơi tạm cư chờ cứu xét tị nạn ở Canada, về Việt Nam đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội, buộc Chính phủ Liên bang Đức phải cứu xét lại trường hợp bất nhân này. Bộ Ngoại giao Đức quyết định theo dõi sát việc ông Nhân hiện đang bị quản thúc tại gia hay được đối xử như thế nào. Ước mong đây là lời hứa thật…
Ngày 06.04.2019, đài RFI (Radio France Internationale, Ðài phát thanh Quốc tế Pháp) loan tin ‘Trung tâm Văn bút Ðức phản đối vụ trục xuất Nguyễn Quang Hồng Nhân’. Theo đó, Tổ chức PEN-Zentrum Deutschland bất bình về việc ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bất ngờ bị Đức trục xuất từ Nuremberg về Việt Nam ngày 26.03.2019, đang chờ xét đơn xin tị nạn ở Canada, sau khi bị bác đơn xin tị nạn ở Đức.
Báo The Local Germany đưa tin : ‘Việc Đức quốc trục xuất một nhà văn Việt nam và là một nhà hoạt động nhân quyền về lại nước Việt Nam cộng sản đã gây ra sự phản đối hôm 04.04.2019’. Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, 65 tuổi, và vợ đã bị trục xuất tuần trước bởi các nhân viên di trú thành phố Nuremberg (Bayern). Sự kiện diễn ra bất chấp sự nhà nước nước này xem ông Nhân là ‘kẻ thù nhà nước’ và, do đó, đã tống ông vào tù 20 năm.
Đảng tả phá Xanh (Greens) đã phản đối việc trục xuất ngày 26.03.2019, cho đó là ‘cực kỳ tàn nhẫn và vô nhân đạo’ do ‘thảm bại hoàn toàn của chính sách tỵ nạn Bavaria’. Năm 1979, ông Hồng Nhân bị kêu án 20 năm tù tại Việt Nam vì ‘tuyên truyền chống nhà nước XHCN’ và ở tù hết án. Báo TAZ (Đức) đã đầu tiên tường trình về hồ sơ trục xuất, cho biết ông Nhân đã viết hơn 20 cuốn sách.
Theo lời luật sư Manfred Hưrner của ông Nhân nói với nhật báo Süddeutsche Zeitung là ‘Sau khi về tới Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân (lúc đó cần thuốc điều trị đột quỵ) bị công an thẩm vấn rồi thả ra. Về phần cô Hồng Ân, luật sư Manfred Hưrner nói với nhật báo Stuttgarter Nachrichten rằng gia đình cô bị chia cách, cha mẹ bị trục xuất đã làm cô vô cùng khủng khiếp. Bà Margarete Bause, dân biểu Đảng Xanh kêu gọi Bộ Ngoại Giao Đức giải quyết hồ sơ này và phải bảo vệ cô Hồng Ân. Hiệu trưởng trường nhạc Christoph Adt tuyên bố với báo TAZ ‘việc trục xuất cô Hồng Ân sẽ là điều tuyệt đối không chấp nhận được’. Ông và Giáo xứ đã kêu gọi khẩn cấp để cô được phép ở lại Đức quốc.
Trong bức thư ngỏ đề ngày 04.04.2019, gởi Bộ trưởng Nội Vụ Bayern và Giám đốc Sở Liên bang về Di cư và Tị nạn, ông Ralf Nestmeyer, Phó Chủ tịch Trung tâm Văn bút PEN CLUB ở Đức đã bày tỏ thái độ ‘bàng hoàng’ về vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân về Việt Nam. Trả lời RFI (Ðài Phát thanh quốc tế ngày 05.04.2019, ông Nestmeyer tuyên bố : « Ông ấy đã bị trục xuất về Việt Nam cách đây vài ngày. Chẳng ai quan tâm đến ông và để ý đến việc ông đã bị cầm tù suốt 20 năm ở Việt Nam. Tôi cho rằng việc trục xuất ông Nhân thật là quá đáng. Bình thường, chúng ta không thể trục xuất một người đã thọ án tù lâu như vậy về nước người ấy. Tôi rất bàng hoàng và tôi kêu gọi cơ quan liên bang về di trú hãy xét lại quyết định của mình, để ông Nhân được trở về Đức. Aùi nữ ông ấy vẫn đang sống ở Hambourg. Chúng tôi hy vọng cô có thể sống ở đây lâu dài và nhất là được gặp lại cha mẹ. Ông là một nhà văn, còn tôi là phó chủ tịch PEN CLUB Đức. Trách nhiệm tôi là phải nói rằng chúng ta không thể nào trục xuất một người về Việt Nam, nơi nổi tiếng về đàn áp và kiểm duyệt ».
Ông Ralf Nestmeyer, cũng đồng thời là Ủy viên Writer-in-Prison (Ủy ban Người cầm bút trong nhà tù) của Trung tâm Văn bút Đức, cũng bày tỏ sự tiếc nuối rằng nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân đã không tiếp cận hiệp hội PEN với các vấn đề của mình. Về vụ trục xuất ông Nestmeyer chỉ biết được từ báo chí, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). ” Làm sao người ta có thể trục xuất một tác giả mà tiếng nói tự do là căn bản của cuộc sống, về một quốc gia có tiếng trong việc đàn áp và kiểm duyệt?“, ông Nestmeyer đặt câu hỏi trong bức thư ngỏ của mình.
« Chính quyền bang Bayern, một lần nữa, thực hiện một vụ trục xuất đáng nghi ngờ, cho thấy họ không có khả năng », bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo Quốc hội Liên bang Đức, nói với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). Nữ chính trị gia đảng FDP này trách nhà nước bang Bayern lập lại ‘việc thực hiện trục xuất về các quốc gia nơi người ta tiếp tục bị truy nã’.
Theo lời ông Alexander Thal, tổ chức Flüchtlingsrat (giúp đỡ người tị nạn) ở bang Bayern, ngay sau khi bị trục xuất về đến Hà Nội, ông Hồng Nhân đã bị công an thẩm vấn suốt 14 giờ. ‘Bây giờ ông ta phải được khẩn cấp quay trở lại Đức’. Ông Thal trách ‘sự trục xuất này là một quyết định sai lầm, không có bằng chứng nào tốt hơn là cuộc thẩm vấn như vậy’. Ngoài ra, một người Việt Nam ở bang Bayern đã khởi đầu một chiến dịch thu chữ ký cho bản kiến nghị với yêu cầu chính phủ Đức đưa ông bà Hồng Nhân trở lại Đức.
Cô Hồng Ân cho biết các cộng đồng ở Đức đã lên tiếng bảo vệ cô và gia đình nhưng chính quyền thành phố cương quyết ‘mạnh tay trục xuất’. « Họ lên tiếng cũng rất nhiều. Không chỉ cộng đồng người Việt mà các đảng phái đối lập như SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức), Grune, STV… cũng lên tiếng, nhưng tôi cảm thấy chính quyền lại làm lơ, họ lại muốn mạnh tay trục xuất ».
Trong bức thư của Cộng đồng người Việt vùng Nuremberg gửi chính quyền thành phố và các cơ quan hữu quan hôm 01.06.2019, ông Nguyễn Thế Bảo, Phó Chủ tịch Cộng đồng, viết: « Tất cả chúng tôi một lần nữa kinh hoàng trước hành vi của chính quyền thành phố ngày 31.05.2019, đã khiến Hồng Ân một lần nữa rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc ».
Cô Hồng Ân cho biết : « Báo chí Việt Nam, Hội Cờ Đỏ, Nghệ An Thời báo … lên án ba mẹ tôi rất dữ. Tinh thần ba tôi tệ dần, cảm thấy cả cuộc đời đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam… nay đã mất hết. Một đất nước tự do nơi mình tìm đến lại đối xử như vậy… Ba tôi cảm thấy thất vọng ».
IV. - SỰ TUYỆT ÐỈNH BẤT CÔNG.
Chính ngay vào giờ phút này, nhà nước Ðức vẫn còn muốn Việt Nam trả Trịnh Thanh trở về Ðức để hưởng quy chế ‘tị nạn’ dù ông này đang thụ án tại Việt Nam, nhưng đã thoát tử hình vì tội xúc phạm đến tổng bí thư. Theo ngu ý của tôi, Ðức muốn thế vì ông có tài sản khá kết xù. Trong khi đó, gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân thì khá khiêm nhượng. Nếu bây giờ, Ðức ngại khi nhận cô Hồng Ân, họ phải chu cấp cho cho đương sự. Ðó là sự thật.
Ngày 01.06.2019, thân phụ cô Hồng Ân, qua Viện Nhân Quyền Việt Nam, khẩn cầu Thượïng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, qua đường ngoại giao, can thiệp, gấp để cứu giúp cháu Hồng Aân vì Sở Ngoại kiều Nuremberg thông báo họ có quyền trục xuất cháu bất cứ lúc nào từ hôm nay và chỉ cho giấy phép cháu được ở trong hai tuần nữa, đến ngày 16.6.2019 là chấm dứt. Cháu đang bấn loạn. Một lần nữa, xin Thượng Nghị Sĩ cứu giúp để chận đứng hành vi tàn nhẫn, thô bạo này trước khi cháu được phỏng vấn vào Canada.
Hà Minh Thảo
Như chúng ta biết, từ hơn hai năm trước, Cộng hòa Liên bang Ðức dưới sự lãnh đạo của bà Thủ tướng Angela Merkel đã nhận cứu xét hồ sơ xin tị nạn của ông Trịnh Xuân Thanh với nhiều hứa hẹn được chấp nhận rất cao. Tại sao ?
Chúng ta thử tìm hiểu họ là ai để thấy sự bất công vô cùng trong việc cứu xét tiếp nhận người tị nạn giữa đồng bào chúng ta.
I.- ÔNG TRỊNH XUÂN THANH.
Sinh ngày 13.02.1966 tại Đông Anh (Hà Nội), ông có trình độ học vấn Cử nhân Kỹ thuật môi trường và đô thị. Năm 1990, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 1995, ông sang làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Năm 1996, ông đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Detesco của Trung ương Đoàn Cộng sản. Năm 2009, khi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC, ông được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011. Khi PVC bị thua lỗ trầm trọng, có nguy cơ mất vốn, ông được Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ. Ngày 13.05.2015, ông đắc cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang. Do bị điều tra về vụ xe Biển số xanh và việc công ty PVC dưới thời ông quản trị thua lỗ trầm trọng, ông không tái ứng cử.
Năm 2016, ông đắc cử đại biểu Quốc hội, nhưng bị Hội đồng bầu cử không công nhận tư cách Đại biểu theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, theo chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng. Ngày 06.09.2016, ông đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên để đăng, với lý do là ‘không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư’, còn bản thân ông đã biến đi đâu ai không rõ.
Ngày 16.09.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19.09.2016 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - bộ Công an, khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; và ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông này. Sau khi xác định Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can.
Do là Ðại biểu Quốc hội, ông có Thẻ Thông hành công vụ, đã ‘vượt biên’ qua đường Lào, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để tới Đức. Khi tới dây, vợ chồng ông đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được chấp thuận, còn ông bị từ chối, vì đang bị Hà Nội truy tìm. Tháng 6/2017, ông đã làm đơn xin tị nạn chính trị và từ đó, nhà nước Ðức đã tốn rất nhiều tiền và uy tín đối với nhà nước việt cộng. Cuối cùng trong nhiệm kỳ cuối cùng, khi uy tín bà Merkel xuống thật thấp trước khi phải rời chính trường.
Từ tháng 08/2017 cho tới giờ phút này, nhà nước Ðức cáo buộc nhà nước Việt bắt cóc Trịnh Xuân nhưng không chứng minh được. Trong khi nhà nước Việt đoan chắc ông Thanh về nước và tự ra đầu thú và ông này đã xác nhận như vậy. Không phải vì trường hợp Trịnh Xuân Thành mà uy tín bà Merkel bị giảm, nhưng vì khả năng cầm quyền bị cạn kiệt, lục nghề. Ðó là sự thật.
II.- CÔ NGUYỄN QUANG HỒNG ÂN.
Năm 2015, cô Nguyễn Quang Hồng Ân, 15 tuổi, đi dự thi Piano ở Áo và Đức. Do dưới 18 tuổi, cô cần phải có cha mẹ tháp tùng. Như đa số người Việt đã là trước đó. Nhân dịp nầy, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân xin tị nạn chính trị ở Đức cho gia đénh và đã nộp đơn xin ngày 21.08.2015 tại bang Bayern miền miền Nam Đức, một bang ‘khét tiếng’ có chính sách xét tị nạn khó khăn nhất và trục xuất người tị nạn nhanh nhất trên toàn Liên bang Đức vì đang tạm trú tại thành phố Nuremberg. Sau đó, ông làm đơn xin tỵ nạn với chính quyền Canada tại Đại sứ quán nước này ở Áo.
Vấn đề tạm đặt là năm 2015, nhà nước Ðức có thông suốt là nhà nước Việt vi phạm nhân quyền tại Quê hương không, nên đã bác đơn xin tỵ nạn này. Ðiều này có thể, nhưng khó tin. Ngay cuối năm 2017, trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ÐạÏi sứ và các nhân viên Toà Ðại sứ Ðức ở Hà Nội chỉ có đêå làm cảnh.
Ngày 20.12.2017, nhân viên Sứ quán Ðức có cho đài VOA biết họ dự định sẽ ‘quan sát’ phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh. Lúc 20 giờ ngày 04.01.2018, bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Ðức của ông Thanh thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở đó, đã bị ‘cấm vào Việt Nam’ và phải đáp phi cơ lại Bangkok. Sáng sớm ngày 05.01.2018, từ Thái Lan, bà luật sư này gởi một email cho VOA cho biết bà đang chờ chuyến bay về Berlin và nói ‘Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh’… ‘Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả’. Dĩ nhiên, một lần nữa, Việt Nam XHCN, dùng bàn tay sắt với Ðức, một nước từng cho chúng tiền, những viện trợ quốc tế không đến tay đồng bào nghèo Việt Nam dâu. Cuối cùng, VOA, trong Bản tin ngày 05.01.2018, cho biết ‘không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Ðức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc’.
Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là nhà văn, hoạt động nhân quyền, từng bị nhà nước Việt Nam cầm tù. Năm 1979, ông bị tòa án Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc ‘hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng’ và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài. Ông đã nói với VOA đầu năm 2018: « Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì tôi hoạt động về nhân quyền, nhưng sau đó tổ chức bị vỡ. Sau khi ra tù, tôi thấy Việt Nam thiếu về nghề nghiệp nên tôi mới mở một trường công nghệ ở Đà Lạt để đào tạo ngành nghề cho sinh viên, nhưng họ biết tôi ở tù mới ra cho nên họ đóng cửa. Trong khoảng thời gian 8 năm liền tôi không làm được gì nên tôi chỉ viết sách, khoảng 20 quyển và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi rời khỏi Việt Nam năm 2015. Tôi cũng cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm, thành lập Diễn đàn Đại học Nhân quyền, và sau đó là Viện Nhân quyền Việt Nam. Đó là những việc làm mà khiến chính quyền Việt Nam để ý và theo dõi rất nhiều ».
Trả lời Đài Á châu Tự do (RFA) từ Đức ngày 27.03.2019, cô Nguyễn Quang Hồng Ân kể: « Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn ». Sự tàn bạo đáng trách của cảnh sát Ðức là hứa, nhưng không làm.
Sau đó, cô Hồng Ân đến sở cảnh sát thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để hỏi thì được cho biết phía Đức đã giao Ba Mẹ cho công an Việt Nam tại Hà Nội. Cô nói tiếp: « Em đã liên lạc được với Ba ở Việt Nam, Ba cho biết công an đã thẩm vấn Ba, hiện Ba rất xuống tinh thần. Sau đó họ đưa Ba đi đâu thì em không rõ ».
RFA đã gọi các số điện thoại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức nhưng không thể kết nối. Cơ quan Di trú Đức từ chối trả lời các câu hỏi của RFA về trường hợp vợ chồng ông Nhân, với lý do để bảo vệ thông tin cá nhân trong thủ tục xin tị nạn.
III.- PHẢN ỨNG CÔNG LUẬN ÐỨC.
Ngày 05.04.2019, Bản tin Thông tấn Pháp xã AFP đăng trên báo Stern (Đức) cho biết : « Vụ trục xuất người bất đồng chính kiến Nguyễn Quang Hồng Nhân và hiền thê từ Đức, nơi tạm cư chờ cứu xét tị nạn ở Canada, về Việt Nam đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội, buộc Chính phủ Liên bang Đức phải cứu xét lại trường hợp bất nhân này. Bộ Ngoại giao Đức quyết định theo dõi sát việc ông Nhân hiện đang bị quản thúc tại gia hay được đối xử như thế nào. Ước mong đây là lời hứa thật…
Ngày 06.04.2019, đài RFI (Radio France Internationale, Ðài phát thanh Quốc tế Pháp) loan tin ‘Trung tâm Văn bút Ðức phản đối vụ trục xuất Nguyễn Quang Hồng Nhân’. Theo đó, Tổ chức PEN-Zentrum Deutschland bất bình về việc ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bất ngờ bị Đức trục xuất từ Nuremberg về Việt Nam ngày 26.03.2019, đang chờ xét đơn xin tị nạn ở Canada, sau khi bị bác đơn xin tị nạn ở Đức.
Báo The Local Germany đưa tin : ‘Việc Đức quốc trục xuất một nhà văn Việt nam và là một nhà hoạt động nhân quyền về lại nước Việt Nam cộng sản đã gây ra sự phản đối hôm 04.04.2019’. Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, 65 tuổi, và vợ đã bị trục xuất tuần trước bởi các nhân viên di trú thành phố Nuremberg (Bayern). Sự kiện diễn ra bất chấp sự nhà nước nước này xem ông Nhân là ‘kẻ thù nhà nước’ và, do đó, đã tống ông vào tù 20 năm.
Đảng tả phá Xanh (Greens) đã phản đối việc trục xuất ngày 26.03.2019, cho đó là ‘cực kỳ tàn nhẫn và vô nhân đạo’ do ‘thảm bại hoàn toàn của chính sách tỵ nạn Bavaria’. Năm 1979, ông Hồng Nhân bị kêu án 20 năm tù tại Việt Nam vì ‘tuyên truyền chống nhà nước XHCN’ và ở tù hết án. Báo TAZ (Đức) đã đầu tiên tường trình về hồ sơ trục xuất, cho biết ông Nhân đã viết hơn 20 cuốn sách.
Theo lời luật sư Manfred Hưrner của ông Nhân nói với nhật báo Süddeutsche Zeitung là ‘Sau khi về tới Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân (lúc đó cần thuốc điều trị đột quỵ) bị công an thẩm vấn rồi thả ra. Về phần cô Hồng Ân, luật sư Manfred Hưrner nói với nhật báo Stuttgarter Nachrichten rằng gia đình cô bị chia cách, cha mẹ bị trục xuất đã làm cô vô cùng khủng khiếp. Bà Margarete Bause, dân biểu Đảng Xanh kêu gọi Bộ Ngoại Giao Đức giải quyết hồ sơ này và phải bảo vệ cô Hồng Ân. Hiệu trưởng trường nhạc Christoph Adt tuyên bố với báo TAZ ‘việc trục xuất cô Hồng Ân sẽ là điều tuyệt đối không chấp nhận được’. Ông và Giáo xứ đã kêu gọi khẩn cấp để cô được phép ở lại Đức quốc.
Trong bức thư ngỏ đề ngày 04.04.2019, gởi Bộ trưởng Nội Vụ Bayern và Giám đốc Sở Liên bang về Di cư và Tị nạn, ông Ralf Nestmeyer, Phó Chủ tịch Trung tâm Văn bút PEN CLUB ở Đức đã bày tỏ thái độ ‘bàng hoàng’ về vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân về Việt Nam. Trả lời RFI (Ðài Phát thanh quốc tế ngày 05.04.2019, ông Nestmeyer tuyên bố : « Ông ấy đã bị trục xuất về Việt Nam cách đây vài ngày. Chẳng ai quan tâm đến ông và để ý đến việc ông đã bị cầm tù suốt 20 năm ở Việt Nam. Tôi cho rằng việc trục xuất ông Nhân thật là quá đáng. Bình thường, chúng ta không thể trục xuất một người đã thọ án tù lâu như vậy về nước người ấy. Tôi rất bàng hoàng và tôi kêu gọi cơ quan liên bang về di trú hãy xét lại quyết định của mình, để ông Nhân được trở về Đức. Aùi nữ ông ấy vẫn đang sống ở Hambourg. Chúng tôi hy vọng cô có thể sống ở đây lâu dài và nhất là được gặp lại cha mẹ. Ông là một nhà văn, còn tôi là phó chủ tịch PEN CLUB Đức. Trách nhiệm tôi là phải nói rằng chúng ta không thể nào trục xuất một người về Việt Nam, nơi nổi tiếng về đàn áp và kiểm duyệt ».
Ông Ralf Nestmeyer, cũng đồng thời là Ủy viên Writer-in-Prison (Ủy ban Người cầm bút trong nhà tù) của Trung tâm Văn bút Đức, cũng bày tỏ sự tiếc nuối rằng nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân đã không tiếp cận hiệp hội PEN với các vấn đề của mình. Về vụ trục xuất ông Nestmeyer chỉ biết được từ báo chí, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). ” Làm sao người ta có thể trục xuất một tác giả mà tiếng nói tự do là căn bản của cuộc sống, về một quốc gia có tiếng trong việc đàn áp và kiểm duyệt?“, ông Nestmeyer đặt câu hỏi trong bức thư ngỏ của mình.
« Chính quyền bang Bayern, một lần nữa, thực hiện một vụ trục xuất đáng nghi ngờ, cho thấy họ không có khả năng », bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo Quốc hội Liên bang Đức, nói với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). Nữ chính trị gia đảng FDP này trách nhà nước bang Bayern lập lại ‘việc thực hiện trục xuất về các quốc gia nơi người ta tiếp tục bị truy nã’.
Theo lời ông Alexander Thal, tổ chức Flüchtlingsrat (giúp đỡ người tị nạn) ở bang Bayern, ngay sau khi bị trục xuất về đến Hà Nội, ông Hồng Nhân đã bị công an thẩm vấn suốt 14 giờ. ‘Bây giờ ông ta phải được khẩn cấp quay trở lại Đức’. Ông Thal trách ‘sự trục xuất này là một quyết định sai lầm, không có bằng chứng nào tốt hơn là cuộc thẩm vấn như vậy’. Ngoài ra, một người Việt Nam ở bang Bayern đã khởi đầu một chiến dịch thu chữ ký cho bản kiến nghị với yêu cầu chính phủ Đức đưa ông bà Hồng Nhân trở lại Đức.
Cô Hồng Ân cho biết các cộng đồng ở Đức đã lên tiếng bảo vệ cô và gia đình nhưng chính quyền thành phố cương quyết ‘mạnh tay trục xuất’. « Họ lên tiếng cũng rất nhiều. Không chỉ cộng đồng người Việt mà các đảng phái đối lập như SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức), Grune, STV… cũng lên tiếng, nhưng tôi cảm thấy chính quyền lại làm lơ, họ lại muốn mạnh tay trục xuất ».
Trong bức thư của Cộng đồng người Việt vùng Nuremberg gửi chính quyền thành phố và các cơ quan hữu quan hôm 01.06.2019, ông Nguyễn Thế Bảo, Phó Chủ tịch Cộng đồng, viết: « Tất cả chúng tôi một lần nữa kinh hoàng trước hành vi của chính quyền thành phố ngày 31.05.2019, đã khiến Hồng Ân một lần nữa rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc ».
Cô Hồng Ân cho biết : « Báo chí Việt Nam, Hội Cờ Đỏ, Nghệ An Thời báo … lên án ba mẹ tôi rất dữ. Tinh thần ba tôi tệ dần, cảm thấy cả cuộc đời đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam… nay đã mất hết. Một đất nước tự do nơi mình tìm đến lại đối xử như vậy… Ba tôi cảm thấy thất vọng ».
IV. - SỰ TUYỆT ÐỈNH BẤT CÔNG.
Chính ngay vào giờ phút này, nhà nước Ðức vẫn còn muốn Việt Nam trả Trịnh Thanh trở về Ðức để hưởng quy chế ‘tị nạn’ dù ông này đang thụ án tại Việt Nam, nhưng đã thoát tử hình vì tội xúc phạm đến tổng bí thư. Theo ngu ý của tôi, Ðức muốn thế vì ông có tài sản khá kết xù. Trong khi đó, gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân thì khá khiêm nhượng. Nếu bây giờ, Ðức ngại khi nhận cô Hồng Ân, họ phải chu cấp cho cho đương sự. Ðó là sự thật.
Ngày 01.06.2019, thân phụ cô Hồng Ân, qua Viện Nhân Quyền Việt Nam, khẩn cầu Thượïng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, qua đường ngoại giao, can thiệp, gấp để cứu giúp cháu Hồng Aân vì Sở Ngoại kiều Nuremberg thông báo họ có quyền trục xuất cháu bất cứ lúc nào từ hôm nay và chỉ cho giấy phép cháu được ở trong hai tuần nữa, đến ngày 16.6.2019 là chấm dứt. Cháu đang bấn loạn. Một lần nữa, xin Thượng Nghị Sĩ cứu giúp để chận đứng hành vi tàn nhẫn, thô bạo này trước khi cháu được phỏng vấn vào Canada.
Hà Minh Thảo