Cảm nhận Mùa Giáng Sinh 2018 tại các xứ đạo Tây Phú Yên, Quy Nhơn
Dân miền Trung, nhất là dân có đạo “Nam-Ngãi-Bình-Phú”, thường ghi nhận tiết trời mưa nắng qua những ngày lễ: “Têrêxa nước ra đầy đồng”, “Môi Khôi nước trôi vô nhà”, “Các Đẳng nước thẳng vô nhà”...; vì thế, cứ vào đầu tháng 10, tháng Mân Côi, với lễ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, coi như mùa đông đã về, mưa đã nặng hạt và nước đã lênh láng…
Cùng với những chỉ dấu thời tiết mưa, lạnh, buồn…mùa đông lại rất thuận lợi, ít nhất về mặc tâm lý, để làm thời gian chuẩn bị - một mùa phụng vụ đặc biệt để người tín hữu Công Giáo đón mừng đại lễ Giáng Sinh: mùa Vọng. Vì thế, không gian và thời gian phụng vụ mùa Vọng gần như không bao vẳng tiếng ca kinh “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn may hãy mưa Đấng Chuộc tôi” (Is 45,8).
Xem Hình
Và rồi, những cơn mưa lạnh dai dẳng của mùa Đông bắt đầu nhẹ dần, nhường chỗ cho những cơn mưa phùn lất phất cùng với cơn gió bất lạnh của dịp Đông Chí, lễ Giáng Sinh trở về như một “mùa Xuân đến sớm”.
Năm nay, các xứ đạo miền Tây Phú Yên: Đa Lộc, Đồng Tre, Trà Kê, Tịnh Sơn, Sông Hinh, Sơn Nguyên, Sơn Giang đã đón mừng Giáng Sinh trong một thời tiết tuyệt vời: se lạnh mà không mưa; nếu có chỉ là lất phất như sương rơi, để điểm xuyết cho cái “không khí mang dáng đứng Noel”, và cũng để những chiếc áo len, man-tô mới của quý cô, những bộ đồng phục ông già Noel của mấy em nhỏ khỏi “chưng hửng” giữa tiết “trời đang nóng nực” !
Cùng với thuận lợi của tiết trời, cọng thêm với các không gian nhà thờ hầu hết đã hoặc đang được xây mới cùng với những nét trang trí Giáng Sinh ngày càng bắt mắt và hiện đại, nên Giáng Sinh năm nay đã thu hút nhiều anh chị lương dân đổ về để “mừng lễ Giáng Sinh”.
Cũng chính với nhân tố “lương dân” nầy, mà hầu hết các giáo xứ đã chuẩn bị chương trình “canh thức Giáng Sinh” khá chu đáo, không những để dẫn dắt tâm hồn giáo dân đi vào mầu nhiệm Giáng Sinh cách sống động, sốt sắng, mà còn muốn giới thiệu “huyền nhiệm Giáng Sinh” cho anh chị em lương dân qua ngôn ngữ của tâm linh mang sắc màu nhạc kịch.
Chủ đề Canh thức Giáng Sinh năm nay hầu hết đều tập trung khai triển và đào sâu định hướng của Giáo Hội Việt Nam và giáo phận Qui Nhơn: Đồng hành với các gia đình đang gặp khó khăn: GIA ĐÌNH VƯỢT KHÓ CÓ CHÚA CÙNG VUI.
Một số giáo xứ như Đa Lộc, Tịnh Sơn, Sơn Nguyên, Sơn Giang, nhờ các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá hỗ trợ chỉ đạo thực hiện kịch bản, hướng dẫn ca đoàn, vũ đoàn, nên chương trình canh thức diễn nguyện cũng như thánh lễ đêm 24 và cả chương trình mục vụ ngày 25 đều diễn ra suôn sẻ tốt đẹp. Một vài giáo xứ khác, như Trà Kê, Đồng Tre, giáo dân có thể “tự quản” dưới sự chỉ đạo của cha sở và cha phó, đại lễ Giáng Sinh cũng không kém sinh động, sốt sắng…
Quả thật, những xứ đạo miền tây Phú Yên đã có một “mùa Đông tuyệt vời”, một mùa Giáng Sinh đáng ghi nhớ !
Nhưng nếu nhắc đến “mùa đông nơi các xứ đạo miền Tây Phú Yên” mà chỉ dừng lại ở khía cạnh “Giáng Sinh” không thôi thì quả thật vẫn còn “thiếu thiếu” sao đó ! Bởi chưng, chính nơi miền đất đặc biệt nầy, đã có một “mùa đông khắc nghiệt” cách đây đúng 133 năm (1885).
Thật vậy, chính tại vùng đất “trường sơn bạt ngàn xanh lá” nầy, chiến dịch “bình tây sát tả” của phong trào Văn Thân Phú Yên đã biến những ngày đầu đông lạnh giá của những xứ đạo yên bình thành một bãi chiến trường đẩm máu của lửa đạn, máu chảy, đầu rơi !
Đây là bản tường trình của thừa sai Auger[1], vị linh mục được chỉ định lãnh đạo cuộc “giải cứu Cây Da”[2] đã tường thuật như sau:
“Khoảng cuối tháng Chín đầu tháng Mười, Đức Cha hiệu tòa Hiérocésaré[3] nhiều lần nhận được tin có một số đông giáo dân, và có thể cả một thừa sai nữa, hiện vẫn còn sống sót sau những cuộc thảm sát vào tháng Tám, ở vùng núi Trà Kê trong tỉnh Phú Yên, cách cửa Ma Liên khoảng bốn mươi cây số về hướng Tây. Người ta còn nói rằng các quan lại và binh lính vẫn còn tấn công thế nhưng giáo dân luôn kháng cự mạnh mẽ. Nếu không được hỗ trợ tức khắc, có thể họ sẽ phải chịu thúc thủ.”
Thật vậy, từ những ngày đầu tháng 8, cuộc bách hại Văn Thân đã bùng lên tại Phú Yên cách dữ dội và đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho cộng đoàn dân Chúa nơi đây, như ghi nhận trong bài khảo cứu “Công Giáo PHÚ YÊN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1885” của linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính:
“Trước biến cố Văn Thân năm 1885, Công Giáo ở tỉnh Phú Yên có 6.700 giáo dân. Con số này hầu như bị xoá sạch chỉ trong tháng Bảy và Tám 1885. Cuộc “sát tả” bùng nổ tại nhiều họ đạo và để lại nhiều nấm mồ tập thể như tại Bến Buôn (Đồng Dài), Suối Ré, Đồng Tre, Thạch Thành, Hoa Vông, Cây Da, Thầy Đông … Cùng với sự trợ giúp vủ khí và nhân lực của các quan lại địa phương, nhóm Văn Thân vây các làng Công Giáo, giết các giáo dân không có vủ khí tự vệ hoặc chôn sống họ trong những hố tập thể, lấp cát lên rồi đốt rơm bên trên để không còn ai sống sót. Ở cửa Ma Liên, từ thôn Phú Quý xuống Long Thuỷ có một khu mồ mả gọi là Cồn Xương, “nằm ở phía Đông núi Mây mà theo lời đồn thì đây là nơi các vua chúa nhà Nguyễn sát hại và chôn sống hàng ngàn người trong cuộc thanh trừng “tả đạo”. Đây là số người tìm đường tháo chạy ra biển nhưng đã bị phục kích và thảm sát. Có 4 giáo dân thoát chết nhờ được bạn bè địa phương giấu trong nhà và sau đó được một chủ thuyền đồng ý đưa họ vào Sàigòn. Ông chủ thuyền này cũng bằng lòng đưa cha Iribarne, cha Bảo và cha Hậu đi. Họ hẹn ngày 20 tháng Tám sẽ lên đường nhưng nhóm Văn Thân đã đến trước. Thừa sai Iribarne lên ngựa chạy trốn nhưng bị chận bắt tại Quán Cau và bị chém đầu. Họ đem đầu cha Iribarne đến nhà cha già Bảo mà vì tuổi tác nên không chạy trốn được. Sau khi cho cha Bảo xem thấy đầu của cha Iribarne, họ cũng chém đầu cha Bảo luôn. Cha Hậu cũng bị chém sau đó.
Khoảng 900 giáo dân còn lại tập trung tại họ Cây Da bên cạnh thừa sai Chatelet để tử thủ. Trong cuộc chống cự, thừa sai Chatelet đã bị giết, thầy Cậy bị chém đầu nhưng nhờ giả chết nên còn sống sót. Cuối cùng, nhờ sự tiếp cứu của toán quân gồm 283 giáo dân từ Qui Nhơn do thừa sai Auger và cha Huề chỉ huy. Tất cả 900 người được cứu thoát và được an toàn đưa về Qui Nhơn bằng đường bộ qua ngả Hà Nhao (Đa Lộc) vào ngày 20 tháng Mười 1885.”[4]
Ngày nay, những địa danh Trà Kê, Cây Da, Tịnh Sơn, Đồng Tre, Đa Lộc, Suối Ré (Bến Buôn-Đồng Dài)…không còn là địa chỉ của bách hại, chiến tranh, máu lửa, hận thù, chia rẽ; mà đã trở thành những cộng đoàn, những giáo xứ, giáo họ đông vui, hoà bình, giáo lương hài hoà đoàn kết. Phải chăng những giọt máu đào tử đạo, những “hạt lúa mì làm chứng đức tin” đã gieo xuống trên những vùng đất nầy đã trổ sinh nhiều bông hạt (Ga 12,24) và Thập Giá Đức Kitô đã giao hoà mọi người. (Ep 2,11-18).
Sở dĩ nhắc lại “mùa đông khắc nghiệt” của 133 năm về trước để thấy thế hệ cháu con của đoàn dân tử đạo hôm xưa nay đã không “thẹn mặt với cha ông” mà vẫn luôn tín trung hào hùng kiên vững đức tin cho dẫu vẫn còn muôn gian khó.
Cách đây 133 năm, có ai lúc đó tại vùng sơn cước Phú Yên mịt mù khói lửa điêu linh và phủ màu tang tóc lại có thể mường tượng được một Trà Kê hôm nay huy hoàng tráng lệ, với hàng trăm em thiếu nhi rộn ràng trong khúc nhạc Jingle bells của đêm đông mừng Chúa ra đời; một Tịnh Sơn chan hoà ấm cúng với giáo dân sốt sắng chật ních tham dự ngày Chúa Giáng Sinh; một Sơn Nguyên với hàng ngàn trẻ em lương giáo chen vai sát cánh trong ngôi thánh đường vừa tạm hoàn thành trước Giáng Sinh để chung chia niềm vui ngày Con Chúa làm người…!
Và tất cả những người đang có mặt của “mùa đông từng bừng rộn rã hôm nay”, lại là con cháu của những người đã đi qua một mùa đông khắc nghiệt đau thương của 133 năm về trước !
Trương Đình Hiền
(Giáng Sinh 2019 tại các xứ đạo miền tây Phú Yên)
[1] Thừa sai Joseph Auger (1854-1891), tên Việt Nam là Đoài, sinh ngày 11 tháng Giêng 1854 tại Billom (Puy-de-Dôme). Ngài chịu chức linh mục ngày 15 tháng Sáu 1878 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (hiện nay là giáo phận Qui Nhơn) ngày 4 tháng Bảy 1878. Ban đầu ngài phục vụ tại Bình Định rồi sau đó chuyển về Khánh Hoà. Trong thời gian nạn “Văn Thân” 1885, ngài dẫn giáo dân về Qui Nhơn và từ Qui Nhơn được Đức Cha Camelbeke sai đi Phú Yên để giải cứu giáo dân ở Cây Da. Năm 1890 thì ngài phát bệnh và qua đời tại quê hương Billom ngày 4 tháng Tám 1891.
[2] Tài liệu: GIẢI CỨU 900 GIÁO DÂN TỈNH PHÚ YÊN NĂM 1885 (ĐÔNG ĐÀNG TRONG), “Les missions catholiques”, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ. Nguồn: “Bản Thông Tin”, Giáo phận Qui Nhơn, số tháng 4/2010
[3] Đức Cha Désiré Francois Van Camelbeke Hân (1839-1901) sinh ngày 19 tháng Hai 1839 tại Nantes (Loire-Atlantique). Ngài vào Chủng Viện Thừa sai ngày 26 tháng Bảy 1862, chịu chức linh mục ngày 30 tháng Năm 1863 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) vào ngày 16 tháng Bảy 1863. Trước tiên ngài coi địa sở Gia Hựu rồi sau đó làm bề trên Chủng Viện Làng Sông. Ngày 15 tháng Giêng 1884, ngài được chọn làm Giám Mục Đại Diện Tông Toà Đông Đàng Trong, hiệu toà Hiérocésarée. Năm biến cố “Văn Thân” 1885, ngài lánh nạn tại Qui Nhơn. Tháng Bảy 1887, ngài trở về Làng Sông và qua đời tại đây vào ngày 9 tháng Mười Một 1901. (Chú thích trong bài là của người dịch)
[4] Linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính. Khảo luận: “Công Giáo PHÚ YÊN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1885”. Nguồn: trang mạng giáo hạt Phú Yên. Link: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/QuyNhon/0-TinTuc/CongGiaoPhuYen.htm
Dân miền Trung, nhất là dân có đạo “Nam-Ngãi-Bình-Phú”, thường ghi nhận tiết trời mưa nắng qua những ngày lễ: “Têrêxa nước ra đầy đồng”, “Môi Khôi nước trôi vô nhà”, “Các Đẳng nước thẳng vô nhà”...; vì thế, cứ vào đầu tháng 10, tháng Mân Côi, với lễ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, coi như mùa đông đã về, mưa đã nặng hạt và nước đã lênh láng…
Cùng với những chỉ dấu thời tiết mưa, lạnh, buồn…mùa đông lại rất thuận lợi, ít nhất về mặc tâm lý, để làm thời gian chuẩn bị - một mùa phụng vụ đặc biệt để người tín hữu Công Giáo đón mừng đại lễ Giáng Sinh: mùa Vọng. Vì thế, không gian và thời gian phụng vụ mùa Vọng gần như không bao vẳng tiếng ca kinh “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn may hãy mưa Đấng Chuộc tôi” (Is 45,8).
Xem Hình
Và rồi, những cơn mưa lạnh dai dẳng của mùa Đông bắt đầu nhẹ dần, nhường chỗ cho những cơn mưa phùn lất phất cùng với cơn gió bất lạnh của dịp Đông Chí, lễ Giáng Sinh trở về như một “mùa Xuân đến sớm”.
Năm nay, các xứ đạo miền Tây Phú Yên: Đa Lộc, Đồng Tre, Trà Kê, Tịnh Sơn, Sông Hinh, Sơn Nguyên, Sơn Giang đã đón mừng Giáng Sinh trong một thời tiết tuyệt vời: se lạnh mà không mưa; nếu có chỉ là lất phất như sương rơi, để điểm xuyết cho cái “không khí mang dáng đứng Noel”, và cũng để những chiếc áo len, man-tô mới của quý cô, những bộ đồng phục ông già Noel của mấy em nhỏ khỏi “chưng hửng” giữa tiết “trời đang nóng nực” !
Cũng chính với nhân tố “lương dân” nầy, mà hầu hết các giáo xứ đã chuẩn bị chương trình “canh thức Giáng Sinh” khá chu đáo, không những để dẫn dắt tâm hồn giáo dân đi vào mầu nhiệm Giáng Sinh cách sống động, sốt sắng, mà còn muốn giới thiệu “huyền nhiệm Giáng Sinh” cho anh chị em lương dân qua ngôn ngữ của tâm linh mang sắc màu nhạc kịch.
Chủ đề Canh thức Giáng Sinh năm nay hầu hết đều tập trung khai triển và đào sâu định hướng của Giáo Hội Việt Nam và giáo phận Qui Nhơn: Đồng hành với các gia đình đang gặp khó khăn: GIA ĐÌNH VƯỢT KHÓ CÓ CHÚA CÙNG VUI.
Một số giáo xứ như Đa Lộc, Tịnh Sơn, Sơn Nguyên, Sơn Giang, nhờ các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá hỗ trợ chỉ đạo thực hiện kịch bản, hướng dẫn ca đoàn, vũ đoàn, nên chương trình canh thức diễn nguyện cũng như thánh lễ đêm 24 và cả chương trình mục vụ ngày 25 đều diễn ra suôn sẻ tốt đẹp. Một vài giáo xứ khác, như Trà Kê, Đồng Tre, giáo dân có thể “tự quản” dưới sự chỉ đạo của cha sở và cha phó, đại lễ Giáng Sinh cũng không kém sinh động, sốt sắng…
Quả thật, những xứ đạo miền tây Phú Yên đã có một “mùa Đông tuyệt vời”, một mùa Giáng Sinh đáng ghi nhớ !
Nhưng nếu nhắc đến “mùa đông nơi các xứ đạo miền Tây Phú Yên” mà chỉ dừng lại ở khía cạnh “Giáng Sinh” không thôi thì quả thật vẫn còn “thiếu thiếu” sao đó ! Bởi chưng, chính nơi miền đất đặc biệt nầy, đã có một “mùa đông khắc nghiệt” cách đây đúng 133 năm (1885).
Thật vậy, chính tại vùng đất “trường sơn bạt ngàn xanh lá” nầy, chiến dịch “bình tây sát tả” của phong trào Văn Thân Phú Yên đã biến những ngày đầu đông lạnh giá của những xứ đạo yên bình thành một bãi chiến trường đẩm máu của lửa đạn, máu chảy, đầu rơi !
Đây là bản tường trình của thừa sai Auger[1], vị linh mục được chỉ định lãnh đạo cuộc “giải cứu Cây Da”[2] đã tường thuật như sau:
“Khoảng cuối tháng Chín đầu tháng Mười, Đức Cha hiệu tòa Hiérocésaré[3] nhiều lần nhận được tin có một số đông giáo dân, và có thể cả một thừa sai nữa, hiện vẫn còn sống sót sau những cuộc thảm sát vào tháng Tám, ở vùng núi Trà Kê trong tỉnh Phú Yên, cách cửa Ma Liên khoảng bốn mươi cây số về hướng Tây. Người ta còn nói rằng các quan lại và binh lính vẫn còn tấn công thế nhưng giáo dân luôn kháng cự mạnh mẽ. Nếu không được hỗ trợ tức khắc, có thể họ sẽ phải chịu thúc thủ.”
Thật vậy, từ những ngày đầu tháng 8, cuộc bách hại Văn Thân đã bùng lên tại Phú Yên cách dữ dội và đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho cộng đoàn dân Chúa nơi đây, như ghi nhận trong bài khảo cứu “Công Giáo PHÚ YÊN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1885” của linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính:
“Trước biến cố Văn Thân năm 1885, Công Giáo ở tỉnh Phú Yên có 6.700 giáo dân. Con số này hầu như bị xoá sạch chỉ trong tháng Bảy và Tám 1885. Cuộc “sát tả” bùng nổ tại nhiều họ đạo và để lại nhiều nấm mồ tập thể như tại Bến Buôn (Đồng Dài), Suối Ré, Đồng Tre, Thạch Thành, Hoa Vông, Cây Da, Thầy Đông … Cùng với sự trợ giúp vủ khí và nhân lực của các quan lại địa phương, nhóm Văn Thân vây các làng Công Giáo, giết các giáo dân không có vủ khí tự vệ hoặc chôn sống họ trong những hố tập thể, lấp cát lên rồi đốt rơm bên trên để không còn ai sống sót. Ở cửa Ma Liên, từ thôn Phú Quý xuống Long Thuỷ có một khu mồ mả gọi là Cồn Xương, “nằm ở phía Đông núi Mây mà theo lời đồn thì đây là nơi các vua chúa nhà Nguyễn sát hại và chôn sống hàng ngàn người trong cuộc thanh trừng “tả đạo”. Đây là số người tìm đường tháo chạy ra biển nhưng đã bị phục kích và thảm sát. Có 4 giáo dân thoát chết nhờ được bạn bè địa phương giấu trong nhà và sau đó được một chủ thuyền đồng ý đưa họ vào Sàigòn. Ông chủ thuyền này cũng bằng lòng đưa cha Iribarne, cha Bảo và cha Hậu đi. Họ hẹn ngày 20 tháng Tám sẽ lên đường nhưng nhóm Văn Thân đã đến trước. Thừa sai Iribarne lên ngựa chạy trốn nhưng bị chận bắt tại Quán Cau và bị chém đầu. Họ đem đầu cha Iribarne đến nhà cha già Bảo mà vì tuổi tác nên không chạy trốn được. Sau khi cho cha Bảo xem thấy đầu của cha Iribarne, họ cũng chém đầu cha Bảo luôn. Cha Hậu cũng bị chém sau đó.
Khoảng 900 giáo dân còn lại tập trung tại họ Cây Da bên cạnh thừa sai Chatelet để tử thủ. Trong cuộc chống cự, thừa sai Chatelet đã bị giết, thầy Cậy bị chém đầu nhưng nhờ giả chết nên còn sống sót. Cuối cùng, nhờ sự tiếp cứu của toán quân gồm 283 giáo dân từ Qui Nhơn do thừa sai Auger và cha Huề chỉ huy. Tất cả 900 người được cứu thoát và được an toàn đưa về Qui Nhơn bằng đường bộ qua ngả Hà Nhao (Đa Lộc) vào ngày 20 tháng Mười 1885.”[4]
Ngày nay, những địa danh Trà Kê, Cây Da, Tịnh Sơn, Đồng Tre, Đa Lộc, Suối Ré (Bến Buôn-Đồng Dài)…không còn là địa chỉ của bách hại, chiến tranh, máu lửa, hận thù, chia rẽ; mà đã trở thành những cộng đoàn, những giáo xứ, giáo họ đông vui, hoà bình, giáo lương hài hoà đoàn kết. Phải chăng những giọt máu đào tử đạo, những “hạt lúa mì làm chứng đức tin” đã gieo xuống trên những vùng đất nầy đã trổ sinh nhiều bông hạt (Ga 12,24) và Thập Giá Đức Kitô đã giao hoà mọi người. (Ep 2,11-18).
Sở dĩ nhắc lại “mùa đông khắc nghiệt” của 133 năm về trước để thấy thế hệ cháu con của đoàn dân tử đạo hôm xưa nay đã không “thẹn mặt với cha ông” mà vẫn luôn tín trung hào hùng kiên vững đức tin cho dẫu vẫn còn muôn gian khó.
Cách đây 133 năm, có ai lúc đó tại vùng sơn cước Phú Yên mịt mù khói lửa điêu linh và phủ màu tang tóc lại có thể mường tượng được một Trà Kê hôm nay huy hoàng tráng lệ, với hàng trăm em thiếu nhi rộn ràng trong khúc nhạc Jingle bells của đêm đông mừng Chúa ra đời; một Tịnh Sơn chan hoà ấm cúng với giáo dân sốt sắng chật ních tham dự ngày Chúa Giáng Sinh; một Sơn Nguyên với hàng ngàn trẻ em lương giáo chen vai sát cánh trong ngôi thánh đường vừa tạm hoàn thành trước Giáng Sinh để chung chia niềm vui ngày Con Chúa làm người…!
Và tất cả những người đang có mặt của “mùa đông từng bừng rộn rã hôm nay”, lại là con cháu của những người đã đi qua một mùa đông khắc nghiệt đau thương của 133 năm về trước !
Trương Đình Hiền
(Giáng Sinh 2019 tại các xứ đạo miền tây Phú Yên)
[1] Thừa sai Joseph Auger (1854-1891), tên Việt Nam là Đoài, sinh ngày 11 tháng Giêng 1854 tại Billom (Puy-de-Dôme). Ngài chịu chức linh mục ngày 15 tháng Sáu 1878 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (hiện nay là giáo phận Qui Nhơn) ngày 4 tháng Bảy 1878. Ban đầu ngài phục vụ tại Bình Định rồi sau đó chuyển về Khánh Hoà. Trong thời gian nạn “Văn Thân” 1885, ngài dẫn giáo dân về Qui Nhơn và từ Qui Nhơn được Đức Cha Camelbeke sai đi Phú Yên để giải cứu giáo dân ở Cây Da. Năm 1890 thì ngài phát bệnh và qua đời tại quê hương Billom ngày 4 tháng Tám 1891.
[2] Tài liệu: GIẢI CỨU 900 GIÁO DÂN TỈNH PHÚ YÊN NĂM 1885 (ĐÔNG ĐÀNG TRONG), “Les missions catholiques”, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ. Nguồn: “Bản Thông Tin”, Giáo phận Qui Nhơn, số tháng 4/2010
[3] Đức Cha Désiré Francois Van Camelbeke Hân (1839-1901) sinh ngày 19 tháng Hai 1839 tại Nantes (Loire-Atlantique). Ngài vào Chủng Viện Thừa sai ngày 26 tháng Bảy 1862, chịu chức linh mục ngày 30 tháng Năm 1863 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) vào ngày 16 tháng Bảy 1863. Trước tiên ngài coi địa sở Gia Hựu rồi sau đó làm bề trên Chủng Viện Làng Sông. Ngày 15 tháng Giêng 1884, ngài được chọn làm Giám Mục Đại Diện Tông Toà Đông Đàng Trong, hiệu toà Hiérocésarée. Năm biến cố “Văn Thân” 1885, ngài lánh nạn tại Qui Nhơn. Tháng Bảy 1887, ngài trở về Làng Sông và qua đời tại đây vào ngày 9 tháng Mười Một 1901. (Chú thích trong bài là của người dịch)
[4] Linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính. Khảo luận: “Công Giáo PHÚ YÊN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1885”. Nguồn: trang mạng giáo hạt Phú Yên. Link: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/QuyNhon/0-TinTuc/CongGiaoPhuYen.htm