Đường Hội Thánh Đi Là Đường Hiệp Thông
Mới đây có một vài người có lẽ không hiểu rõ đường lối Tòa Thánh và cũng không hiểu đường lối mà các vị Giám Mục khả kính của Việt Nam trong các thập niên qua theo đuổi, nên đã vội vàng kết luận là “Tòa Thánh cũng thỏa hiệp có sao đâu” và “đường lối các Giám Mục Việt Nam cứng rắn ấy là sai”. Những người này có biết chút ít về đường lối Giáo Hội mà kết luận võ đoán như thế cũng gây ngạc nhiên đau buồn cho người nghe.
Thứ nhất, bảo rằng Tòa Thánh thỏa hiệp là không hiểu được vấn đề ngoại giao cũng như mối bận tâm mục vụ của các Đấng chủ chăn. Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh luôn mong muốn có sự hiệp thông và mong cho Giáo Hội toàn cầu được xã hội tôn trọng. Thế nhưng có những xã hội vẫn còn giữ sự thù hằn và hiềm khích đối với Giáo Hội. Trong những trường hợp này, Tòa Thánh khôn ngoan tìm phương thế hữu hiệu nhất để vừa duy trì mối bang giao với các quốc gia vừa giúp cho Giáo Hội địa phương phát triển.
Chẳng hạn về vấn đề Trung Quốc, Cha Federico Lombardi, cựu giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánhviết“các thảo luận giữa Tòa Thánh và Trung quốc cần có một “vài từ bỏ” và phải có một “cái nhìn chung”.
Tuy vậy, Tòa Thánh vẫn cứng rắn trong những vấn đề cốt lõi. Chúng ta đọc thấy thông tin Tòa Thánh: “Nhưng vấn đề phong các giám mục không phải là tất cả. Chúng ta lưu ý rằng đầu năm 2018, trong buổi gặp ngoại giao đoàn đầu năm, Đức Phanxicô không nhắc đến Trung quốc. Tuy nhiên ngài dành một đoạn dài trong bài diễn văn để nói về tự do tôn giáo. Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc về các vi phạm quyền tự do tôn giáo, gây ra “chủ nghĩa cực đoan” hoặc “loại trừ ra khỏi xã hội”, thậm chí còn có các “hình thức bách hại tín hữu”.
Thứ hai, về vấn đề “đối thoại”. Một vị Giám mục Việt nam khẳng định “không thể đối thoại khi không có cùng ngôn ngữ”. Tuy nhiên, hiểu đối thoại như trao đổi để tìm giải pháp chung thì vẫn là điều phải làm. Ngoài ra, mỗi vị Giám Mục tùy hoàn cảnh và tùy địa phương mà “lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện’. Những người đứng ngoài cuộc nhiều khi không hiểu được hoàn cảnh địa phương nên có cái nhìn không thực tế.
Gần đây người ta hay nhắc lại mẫu gương hào hùng của các Giám mục ở miền Bắc một thời. Trong Hồi Ký của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người ta đọc thấy cuộc sống và hoạt động của các Giám Mục như những chứng nhân kiên trung, thúc đẩy người tín hữu giáo dân giữ vững đức tin trong những thời khắc gian nan nhất.
Nếu nhìn các ngài theo cái nhìn phiến diện, có người không hiểu và không đồng cảm được với các ngài. Nhưng những người này không hiểu được rằng Giáo huấn Xã Hội Công Giáo dạy “Giáo Hội có nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt” và “Giáo Hội là thành lũy bênh đỡ phẩm giá con người” và “Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”
Giáo Hội dạy rõ ràng: khi Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau”.
Như thế, đường Hội Thánh đi là đường hiệp thông. Tất cả những gì Hội Thánh thực hiện là nhằm tạo mối dây hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Hiệp thông hoàn toàn khác với thỏa hiệp. Thành ra việc hiểu đúng về mầu nhiệm hiệp thông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng về Mẹ Hội Thánh.
Và cũng chính vì sự hiệp thông mà chúng ta phải liên kết, gắn bó với anh chị em đang đau khổ. Không thể vin vào cớ “hòa bình” để phủi tay trước những khốn khó mà anh chị em mình đang gánh chịu. Nhận định rằng “sự cứng rắn là sai lầm” sẽ dẫn chúng ta đến chỗ coi thường giáo huấn “làm chứng cho phẩm giá con người”. (xin xem HTXHCG phần Nhập Đề: Một Nền Nhân Bản Toàn Diện và Liên Đới).
Bài viết này không mang tính nghiên cứu, chỉ xin ghi lại vài suy nghĩ trước những nhận định không công bằng đối với các chủ chăn. Rất mong chúng ta có cái nhìn toàn diện và thấu đáo để cùng chung tay xây dựng Giáo Hội.
Gioan Lê Quang Vinh
Mới đây có một vài người có lẽ không hiểu rõ đường lối Tòa Thánh và cũng không hiểu đường lối mà các vị Giám Mục khả kính của Việt Nam trong các thập niên qua theo đuổi, nên đã vội vàng kết luận là “Tòa Thánh cũng thỏa hiệp có sao đâu” và “đường lối các Giám Mục Việt Nam cứng rắn ấy là sai”. Những người này có biết chút ít về đường lối Giáo Hội mà kết luận võ đoán như thế cũng gây ngạc nhiên đau buồn cho người nghe.
Thứ nhất, bảo rằng Tòa Thánh thỏa hiệp là không hiểu được vấn đề ngoại giao cũng như mối bận tâm mục vụ của các Đấng chủ chăn. Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh luôn mong muốn có sự hiệp thông và mong cho Giáo Hội toàn cầu được xã hội tôn trọng. Thế nhưng có những xã hội vẫn còn giữ sự thù hằn và hiềm khích đối với Giáo Hội. Trong những trường hợp này, Tòa Thánh khôn ngoan tìm phương thế hữu hiệu nhất để vừa duy trì mối bang giao với các quốc gia vừa giúp cho Giáo Hội địa phương phát triển.
Chẳng hạn về vấn đề Trung Quốc, Cha Federico Lombardi, cựu giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánhviết“các thảo luận giữa Tòa Thánh và Trung quốc cần có một “vài từ bỏ” và phải có một “cái nhìn chung”.
Tuy vậy, Tòa Thánh vẫn cứng rắn trong những vấn đề cốt lõi. Chúng ta đọc thấy thông tin Tòa Thánh: “Nhưng vấn đề phong các giám mục không phải là tất cả. Chúng ta lưu ý rằng đầu năm 2018, trong buổi gặp ngoại giao đoàn đầu năm, Đức Phanxicô không nhắc đến Trung quốc. Tuy nhiên ngài dành một đoạn dài trong bài diễn văn để nói về tự do tôn giáo. Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc về các vi phạm quyền tự do tôn giáo, gây ra “chủ nghĩa cực đoan” hoặc “loại trừ ra khỏi xã hội”, thậm chí còn có các “hình thức bách hại tín hữu”.
Thứ hai, về vấn đề “đối thoại”. Một vị Giám mục Việt nam khẳng định “không thể đối thoại khi không có cùng ngôn ngữ”. Tuy nhiên, hiểu đối thoại như trao đổi để tìm giải pháp chung thì vẫn là điều phải làm. Ngoài ra, mỗi vị Giám Mục tùy hoàn cảnh và tùy địa phương mà “lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện’. Những người đứng ngoài cuộc nhiều khi không hiểu được hoàn cảnh địa phương nên có cái nhìn không thực tế.
Gần đây người ta hay nhắc lại mẫu gương hào hùng của các Giám mục ở miền Bắc một thời. Trong Hồi Ký của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người ta đọc thấy cuộc sống và hoạt động của các Giám Mục như những chứng nhân kiên trung, thúc đẩy người tín hữu giáo dân giữ vững đức tin trong những thời khắc gian nan nhất.
Nếu nhìn các ngài theo cái nhìn phiến diện, có người không hiểu và không đồng cảm được với các ngài. Nhưng những người này không hiểu được rằng Giáo huấn Xã Hội Công Giáo dạy “Giáo Hội có nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt” và “Giáo Hội là thành lũy bênh đỡ phẩm giá con người” và “Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”
Giáo Hội dạy rõ ràng: khi Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau”.
Như thế, đường Hội Thánh đi là đường hiệp thông. Tất cả những gì Hội Thánh thực hiện là nhằm tạo mối dây hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Hiệp thông hoàn toàn khác với thỏa hiệp. Thành ra việc hiểu đúng về mầu nhiệm hiệp thông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng về Mẹ Hội Thánh.
Và cũng chính vì sự hiệp thông mà chúng ta phải liên kết, gắn bó với anh chị em đang đau khổ. Không thể vin vào cớ “hòa bình” để phủi tay trước những khốn khó mà anh chị em mình đang gánh chịu. Nhận định rằng “sự cứng rắn là sai lầm” sẽ dẫn chúng ta đến chỗ coi thường giáo huấn “làm chứng cho phẩm giá con người”. (xin xem HTXHCG phần Nhập Đề: Một Nền Nhân Bản Toàn Diện và Liên Đới).
Bài viết này không mang tính nghiên cứu, chỉ xin ghi lại vài suy nghĩ trước những nhận định không công bằng đối với các chủ chăn. Rất mong chúng ta có cái nhìn toàn diện và thấu đáo để cùng chung tay xây dựng Giáo Hội.
Gioan Lê Quang Vinh