Tukwila. Trời Seattle hôm nay có những cơn mưa nhẹ, ngoài trời hơi lành lạnh. Cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước vào ngày thứ hai của Tam Nhật Vượt Qua, giáo xứ CTTĐVN cử hành tưởng niệm cuộc khổ nạn của Đức Kitô một cách long trọng với những nghi thức đạo đức mang truyền thống Việt Nam như nguyện ngắm, nghi thức tháo đanh, hạ xác Chúa và kiệu Xác Chúa chung quanh nhà thờ trước nghi thức Tôn Kính Thánh Giá.
Khung cảnh của ngôi thánh đường hôm nay khá nhộn nhịp qua việc cử hành ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa một cách trang trọng với những nghi thức trọn vẹn mang tính truyền thống Việt Nam để hiệp thông với mầu nhiệm Vượt Qua.
Đúng 3 giờ chiều, kỷ niệm giờ Chúa chết, đông đảo giáo dân đã cùng nhau cử hành chuỗi lòng thương xót Chúa. Sau đó là phần nguyện ngắm mười lăm sự thương khó Chúa đến hơn 4 giờ là nghi thức đầy cảm động với việc tháo đanh, hạ xác Chúa. Đây là một hoạt cảnh khá cảm động đã đưa cộng đoàn dân Chúa hiện diện hướng về nổi đau tận cùng mà Chúa đã chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Nghi đoàn tham dự phần diễn nguyện nghi thức tháo đanh và hạ Xác Chúa đều mặc áo tang để nói lên ý nghĩa của việc cử hành ngày Chúa chịu chết. Hai vị trung niên đóng vai 2 môn đệ của Chúa là Giuse Arimathia và Micôđêmô đã bắt thang trèo lên tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống rồi trao cho Đức Mẹ là hình ảnh sinh động với lời kinh nguyện gẩm đầy cảm động khiến nhiều người trong cộng đoàn dân Chúa hiện diện đã ứa lệ. Xác Chúa được đưa vào vào chiếc Hòm trang trí khá trang trọng. Cha chủ sự xông hương và cuộc Rước Kiệu bắt đầu. Trời bắt đầu có cơn mưa nhẹ, đoàn kiệu khá dài đã đi vòng quanh nhà thờ và tiến vào khu vực nhà mồ được thiết kế trong hội trường thật ấm cúng. Nghi thức nguyện ngắm, tháo đanh, hạ xác Chúa và cuộc rước kiệu Xác Chúa kết thúc lúc 5 giờ.
Xem Hình
Đúng 5 giờ nghi đoàn đã sẵn sàng cùng với quý linh mục tiến lên bàn thánh để bắt đầu nghi thức Tôn Kính Thánh Giá theo phụng vụ của Giáo Hội. Cá clinh mục cùng với nghi đoàn đã quý gối trước cung thánh trong thinh lặng để tưởng nhớ cuộc khổn nạn của Chúa. Linh mục đoàn tham dự cử hành nghi thức Tôn Kính Thánh Giá do cha Trần Hữu Lân chủ sự cùng với cha Nguyễn Sơn Miên và cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế đến giúp giáo xứ trong những ngày Tam Nhật Nhật Thánh.
Cha chủ sự công bố: hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội cử hành nghi thức mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa qua việc Suy Tôn Thánh Giá.
Nghi thức được bắt đầu vào phần phụng vụ là phần Lời Chúa. Phần phụng vụ Lời Chúa trong đó Bài Đọc 2 có đoạn: "Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người"
Phụng vụ Lời Chúa tiếp nối qua bài Thương Khó Chúa Giêsu Kitô khá dài được hát rất trang trọng và đầy cảm động. Vì bài thương khó dài nên cha chủ sự đã mời giáo dân ngồi để cùng hiệp thông vào sự thương khó của Chúa.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách chia sẻ Lời Chúa. Bài chia sẻ khá dài nhưng cách trình bày của cha Khải rất sinh động nên toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện đã lắng nghe một cách chăm chú từ đầu đến cuối thỉnh thoảng vang lên tiếng cười với lối nói dí dỏm của ngài. Mở đầu bài giảng ngài đã nhấn mạnh đến cái chết của Đức Kitô mà những người lên án Chúa đã trao cho Chúa một bản án tử hình như những người nô lệ thời đó là việc đóng đinh Chúa trên thập giá. Thời đó việc đóng đinh vào thập giá là bản án dành cho những tội nhân của thành phần nô lệ. Chúa của chúng ta cũng bị liệt vào hạng người khốn cùng này. Kết thúc nbài giảng ngài nói: Cháu ở Roma đã nghe Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Hỡi các anh em linh mục, niềm hạnh phúc nhất của giáo dân trong những giờ thánh lễ là anh em giảng bài giảng ngắn. Để cho các bác cũng được hạnh phúc cháu xin chấm dứt ở đây Amen (mọi người cười rộ). Sau bài chia sẻ Lời Chúa là nghi thức cầu nguyện chung của Giáo Hội. Đây là phần cầu nguyện đặc biệt mà hàng năm được cử hành vào Thứ Sáu Tuần Thánh là lời cầu nguyện chung được kết hợp giữa giáo dân và cha chủ sự gồm việc cầu nguyện cho 10 thành phần: 1 Cầu cho Hội Thánh. 2 Cầu cho Đức Giáo Hoàng. 3 Cầu cho hàng Giáo sĩ và Giáo dân. 4 Cầu cho người Dự Tòng. 5 Cầu cho các Kitô hữu được hiệp nhất. 6 Cầu cho người Do Thái. 7 Cầu cho những người ngoài Kitô Hữu. 8 Cầu cho người Vô Thần. 9 Cầu cho những nhà lãnh đạo các Quốc Gia. 10 Cầu cho những người đau khổ.
Sau phần cầu nguyện là phần Tôn Kính Thánh Giá. Thánh Giá cao từ phía cuối nhà thờ được che khăn đỏ và từ từ tiến lên cung thánh với câu hát được xướng lên bởi linh mục phụ trách: "đây là gỗ thánh giá, chúng ta hãy đến thờ lạy Ngài". Nghi đoàn tiến đến cung thánh thì Thánh Giá được đặt vào bệ phủ khăn màu đỏ và cộng đoàn bắt đầu hôn kính Thánh Giá. Vì số lượng giaó dân tham dự nghi thức phụng vụ chiều thứ Sáu rất đông nên Thánh Giá được đặt ở 7 vị trí để giáo dân hôn kính để giảm bớt thời gian khá dài. Phần phụng vụ tưởng niệm ngày Chúa chết được tiếp nối qua phần Rước Mỉnh Thánh Chúa. Phần phụng vụ lúc 5 giờ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa và Tôn kính Thánh Giá lúc 5 gìờ được kết thúc lúc 6 gờ 50 phút sau phép lành kết thúc, trong thinh lặng cộng đoàn dân Chúa ra để nhường nhà thờ cho nghi thức tiếp vào lúc 7 giờ 30.
Nguyễn An Quý
Khung cảnh của ngôi thánh đường hôm nay khá nhộn nhịp qua việc cử hành ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa một cách trang trọng với những nghi thức trọn vẹn mang tính truyền thống Việt Nam để hiệp thông với mầu nhiệm Vượt Qua.
Đúng 3 giờ chiều, kỷ niệm giờ Chúa chết, đông đảo giáo dân đã cùng nhau cử hành chuỗi lòng thương xót Chúa. Sau đó là phần nguyện ngắm mười lăm sự thương khó Chúa đến hơn 4 giờ là nghi thức đầy cảm động với việc tháo đanh, hạ xác Chúa. Đây là một hoạt cảnh khá cảm động đã đưa cộng đoàn dân Chúa hiện diện hướng về nổi đau tận cùng mà Chúa đã chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Nghi đoàn tham dự phần diễn nguyện nghi thức tháo đanh và hạ Xác Chúa đều mặc áo tang để nói lên ý nghĩa của việc cử hành ngày Chúa chịu chết. Hai vị trung niên đóng vai 2 môn đệ của Chúa là Giuse Arimathia và Micôđêmô đã bắt thang trèo lên tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống rồi trao cho Đức Mẹ là hình ảnh sinh động với lời kinh nguyện gẩm đầy cảm động khiến nhiều người trong cộng đoàn dân Chúa hiện diện đã ứa lệ. Xác Chúa được đưa vào vào chiếc Hòm trang trí khá trang trọng. Cha chủ sự xông hương và cuộc Rước Kiệu bắt đầu. Trời bắt đầu có cơn mưa nhẹ, đoàn kiệu khá dài đã đi vòng quanh nhà thờ và tiến vào khu vực nhà mồ được thiết kế trong hội trường thật ấm cúng. Nghi thức nguyện ngắm, tháo đanh, hạ xác Chúa và cuộc rước kiệu Xác Chúa kết thúc lúc 5 giờ.
Xem Hình
Đúng 5 giờ nghi đoàn đã sẵn sàng cùng với quý linh mục tiến lên bàn thánh để bắt đầu nghi thức Tôn Kính Thánh Giá theo phụng vụ của Giáo Hội. Cá clinh mục cùng với nghi đoàn đã quý gối trước cung thánh trong thinh lặng để tưởng nhớ cuộc khổn nạn của Chúa. Linh mục đoàn tham dự cử hành nghi thức Tôn Kính Thánh Giá do cha Trần Hữu Lân chủ sự cùng với cha Nguyễn Sơn Miên và cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế đến giúp giáo xứ trong những ngày Tam Nhật Nhật Thánh.
Cha chủ sự công bố: hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội cử hành nghi thức mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa qua việc Suy Tôn Thánh Giá.
Nghi thức được bắt đầu vào phần phụng vụ là phần Lời Chúa. Phần phụng vụ Lời Chúa trong đó Bài Đọc 2 có đoạn: "Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người"
Phụng vụ Lời Chúa tiếp nối qua bài Thương Khó Chúa Giêsu Kitô khá dài được hát rất trang trọng và đầy cảm động. Vì bài thương khó dài nên cha chủ sự đã mời giáo dân ngồi để cùng hiệp thông vào sự thương khó của Chúa.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải phụ trách chia sẻ Lời Chúa. Bài chia sẻ khá dài nhưng cách trình bày của cha Khải rất sinh động nên toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện đã lắng nghe một cách chăm chú từ đầu đến cuối thỉnh thoảng vang lên tiếng cười với lối nói dí dỏm của ngài. Mở đầu bài giảng ngài đã nhấn mạnh đến cái chết của Đức Kitô mà những người lên án Chúa đã trao cho Chúa một bản án tử hình như những người nô lệ thời đó là việc đóng đinh Chúa trên thập giá. Thời đó việc đóng đinh vào thập giá là bản án dành cho những tội nhân của thành phần nô lệ. Chúa của chúng ta cũng bị liệt vào hạng người khốn cùng này. Kết thúc nbài giảng ngài nói: Cháu ở Roma đã nghe Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Hỡi các anh em linh mục, niềm hạnh phúc nhất của giáo dân trong những giờ thánh lễ là anh em giảng bài giảng ngắn. Để cho các bác cũng được hạnh phúc cháu xin chấm dứt ở đây Amen (mọi người cười rộ). Sau bài chia sẻ Lời Chúa là nghi thức cầu nguyện chung của Giáo Hội. Đây là phần cầu nguyện đặc biệt mà hàng năm được cử hành vào Thứ Sáu Tuần Thánh là lời cầu nguyện chung được kết hợp giữa giáo dân và cha chủ sự gồm việc cầu nguyện cho 10 thành phần: 1 Cầu cho Hội Thánh. 2 Cầu cho Đức Giáo Hoàng. 3 Cầu cho hàng Giáo sĩ và Giáo dân. 4 Cầu cho người Dự Tòng. 5 Cầu cho các Kitô hữu được hiệp nhất. 6 Cầu cho người Do Thái. 7 Cầu cho những người ngoài Kitô Hữu. 8 Cầu cho người Vô Thần. 9 Cầu cho những nhà lãnh đạo các Quốc Gia. 10 Cầu cho những người đau khổ.
Sau phần cầu nguyện là phần Tôn Kính Thánh Giá. Thánh Giá cao từ phía cuối nhà thờ được che khăn đỏ và từ từ tiến lên cung thánh với câu hát được xướng lên bởi linh mục phụ trách: "đây là gỗ thánh giá, chúng ta hãy đến thờ lạy Ngài". Nghi đoàn tiến đến cung thánh thì Thánh Giá được đặt vào bệ phủ khăn màu đỏ và cộng đoàn bắt đầu hôn kính Thánh Giá. Vì số lượng giaó dân tham dự nghi thức phụng vụ chiều thứ Sáu rất đông nên Thánh Giá được đặt ở 7 vị trí để giáo dân hôn kính để giảm bớt thời gian khá dài. Phần phụng vụ tưởng niệm ngày Chúa chết được tiếp nối qua phần Rước Mỉnh Thánh Chúa. Phần phụng vụ lúc 5 giờ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa và Tôn kính Thánh Giá lúc 5 gìờ được kết thúc lúc 6 gờ 50 phút sau phép lành kết thúc, trong thinh lặng cộng đoàn dân Chúa ra để nhường nhà thờ cho nghi thức tiếp vào lúc 7 giờ 30.
Nguyễn An Quý