Mầu Nhiệm Sự Chết và Sống Lại
Vào buổi chiều tối ngày 15 tháng 4, nước Pháp nói riêng và nhiều người trên khắp thế giới nói chung, bày tỏ nổi buồn đau xót vô tận như mất đi một người thân trước cảnh tượng đại hỏa hoạn của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris.
Vương Cung Thánh Đường được xây dựng trên 800 năm với nét kiến trúc cổ kính mang chiều kích tâm linh và văn hóa ngàn đời, là biểu tượng tôn giáo và văn hóa thiêng liêng của nước Pháp nói riêng, và là một di sản vô giá của thế giới nói chung. Vì thế, không phải chỉ riêng người Công Giáo tại Pháp hay người Công Giáo khắp nơi trên thế giới mới cảm thấy sự mất mát không bao giờ ngờ này, mà cả mọi dân tộc trên thế giới cũng đồng cảm trong vụ tai nạn này.
Với một gia sản truyền thống đức tin độc đáo nằm tại trung tâm của nước Pháp thế mà nước Pháp là một nước tục hóa. Người ta không còn tin vào Thiên Chúa nữa và nhiều nhà thờ bị bỏ hoang. Nước Pháp đang ta tôn thờ chủ nghĩa tự do và hưởng thụ.
Chắc có lẽ vụ hỏa hoạn đã thức tỉnh mọi người trên nước Pháp, đánh thức lòng tin của họ. Chiều ngày đó, họ tuôn đến để chứng kiến tận mắt điều không ai bao giờ ngờ được. Một đền thờ mất đến cả hơn hai trăm năm để xây dựng lộng lẫy với niềm tự hào văn minh trí tuệ con người từ thời Trung Cổ, thế mà đền thờ kiên cố ấy trở thành đống tro tàn chỉ trong tít tắt vài tiếng đồng hồ Đền thờ ấy không khác gì một bông hoa héo tàn như lời thánh vịnh 102 được vang lên trong các lễ tang:
“Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi …”
Dẫu biết rằng không có cái ngờ nào giống nhau. Nhưng hình như chữ ngờ này hoàn toàn khác lạ với bao chữ ngờ khác, nó quá to lớn trong lịch sử của con người. Một sức sống phi thường kiên cố của ngôi đền thờ vừa thu hút hàng chục ngàn khách hành hương trong ngày, chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau đó trở ra cát bụi. Ai có ngờ được cảnh phủ phàng này? Về thể xác, Ngôi Thánh Đường đã chết. Chết đột ngột. Chết bất ngờ. Bất ngờ còn hơn là một người ra đường bị tai nạn.
Thế nhưng qua vụ hỏa hoạn đó đã nói lên điều gì tốt đẹp không? Chắc hẳn là có. Qua cái chết bất ngờ đau thương đó sẽ làm cho ngôi Thánh Đường sống lại khải hoàn vinh quang như lời thánh Phaolô nhắn nhủ cộng đoàn Philippê : “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta giống nên thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3:21).
Hình ảnh sống lại của nhà thờ Notre Dame đã được hiện lên trong tư tưởng của những những người than khóc và yêu mến ngôi đền thờ ấy. Đang khi ngôi đền thờ còn “hấp hối” chính vị Tổng Thống quốc gia đã đến hiện trường “than khóc” và tuyên bố sẽ xây dựng lại ngôi đền thờ trong năm năm. Và đúng ba ngày sau đó số tiền hứa đóng góp tái xây dựng ngôi đền thờ đã lên 1 tỉ đồng Euro. Như vậy, ngôi đền thờ đã sống lại, sống lại trong lòng con người đang yêu mến và than khóc. Hàng ngàn người tuôn đến ngôi thánh đường, cùng chung niềm tin bày tỏ niềm tin vào Chúa. Hình ảnh cầu nguyện chung của gia đình Kitô hữu hiệp nhất đã thấu đến lòng thương xót Chúa. Lời cầu nguyện của họ được phát xuất từ con tim chứ không bằng môi miệng. Giọt nước mắt và nổi u buồn trên gương mặt bày tỏ lòng chân thành của lời cầu xin. Việc tái xây dựng lại ngôi đền thờ dĩ nhiên không quan trọng cho bằng niềm tin của con người được biểu hiện sống động trước mắt nhân loại.
Chuyện đại họa đã diễn ra ngay ngày đầu tiên của Tuần Thánh, thời gian mà người Kitô giáo kỷ niệm cuộc khổ nạn đau thương và sự chết của Chúa Giêsu. Không biết đây là sự ngẫu nhiên hay là do sự quan phòng. Thế nhưng, nhìn theo chiều kích tâm linh thì cho thấy sự hỏa hoạn mang lại một chiều kích tâm linh lạ thường. Hình cây thánh giá chiếu sáng trong màn cảnh u tối hư nát trong đền thờ hiển nhiên đập vào mắt con người, nhắc nhở nhân loại nhìn lên thánh giá trong cảnh u tối của cuộc đời và chính nơi đó cho niềm an ủi và hy vọng phục sinh khải hoàn. Đây là sứ điệp sống lại, sứ điệp Phục Sinh cho nước Pháp và cả nhân loại trong mùa Phục Sinh 2019 này.
Dĩ nhiên nhìn theo chiều khích xã hội thì việc ngôi đền thờ bị cháy là chuyện xui xẻo. Nhưng nhìn về mặt tâm linh thì nhắc nhở cho con người như là một cánh hoa bị rơi rụng bởi một cơn gió thoáng qua. Không điều gì trên cõi đời này tồn tại mãi mãi cho dù có kiên cố đến mấy. Chỉ có Thiên Chúa là hiện hữu muôn đời. Cái chết là định luật của thiên nhiên. Nhưng chết không phải là đau khổ tuyệt vọng. Nhưng phải trải qua sự chết mới bước đến sự sống mới.
Mầu nhiệm chết và sống lại là bài học rất khó nghe cho nhiều người và càng rất khó hiểu cho những người kém lòng tin. Vì thế chính Chúa Giêsu đã chứng minh mầu nhiệm ấy qua cái chết và sống lại của Người. Thế nhưng hình như vẫn còn khó hiểu. Vụ hỏa hoạn của nhà thờ Notre Dame có thể là một ví dụ rất cụ thể và gần gủi với kinh nghiệm của con người.
Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris thực sự đã chết và đã sống lại. Alleluia, Alleluia!
Lm. F.x Nguyễn Thanh Bình, SVD
Vào buổi chiều tối ngày 15 tháng 4, nước Pháp nói riêng và nhiều người trên khắp thế giới nói chung, bày tỏ nổi buồn đau xót vô tận như mất đi một người thân trước cảnh tượng đại hỏa hoạn của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris.
Vương Cung Thánh Đường được xây dựng trên 800 năm với nét kiến trúc cổ kính mang chiều kích tâm linh và văn hóa ngàn đời, là biểu tượng tôn giáo và văn hóa thiêng liêng của nước Pháp nói riêng, và là một di sản vô giá của thế giới nói chung. Vì thế, không phải chỉ riêng người Công Giáo tại Pháp hay người Công Giáo khắp nơi trên thế giới mới cảm thấy sự mất mát không bao giờ ngờ này, mà cả mọi dân tộc trên thế giới cũng đồng cảm trong vụ tai nạn này.
Với một gia sản truyền thống đức tin độc đáo nằm tại trung tâm của nước Pháp thế mà nước Pháp là một nước tục hóa. Người ta không còn tin vào Thiên Chúa nữa và nhiều nhà thờ bị bỏ hoang. Nước Pháp đang ta tôn thờ chủ nghĩa tự do và hưởng thụ.
Chắc có lẽ vụ hỏa hoạn đã thức tỉnh mọi người trên nước Pháp, đánh thức lòng tin của họ. Chiều ngày đó, họ tuôn đến để chứng kiến tận mắt điều không ai bao giờ ngờ được. Một đền thờ mất đến cả hơn hai trăm năm để xây dựng lộng lẫy với niềm tự hào văn minh trí tuệ con người từ thời Trung Cổ, thế mà đền thờ kiên cố ấy trở thành đống tro tàn chỉ trong tít tắt vài tiếng đồng hồ Đền thờ ấy không khác gì một bông hoa héo tàn như lời thánh vịnh 102 được vang lên trong các lễ tang:
“Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi …”
Dẫu biết rằng không có cái ngờ nào giống nhau. Nhưng hình như chữ ngờ này hoàn toàn khác lạ với bao chữ ngờ khác, nó quá to lớn trong lịch sử của con người. Một sức sống phi thường kiên cố của ngôi đền thờ vừa thu hút hàng chục ngàn khách hành hương trong ngày, chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau đó trở ra cát bụi. Ai có ngờ được cảnh phủ phàng này? Về thể xác, Ngôi Thánh Đường đã chết. Chết đột ngột. Chết bất ngờ. Bất ngờ còn hơn là một người ra đường bị tai nạn.
Thế nhưng qua vụ hỏa hoạn đó đã nói lên điều gì tốt đẹp không? Chắc hẳn là có. Qua cái chết bất ngờ đau thương đó sẽ làm cho ngôi Thánh Đường sống lại khải hoàn vinh quang như lời thánh Phaolô nhắn nhủ cộng đoàn Philippê : “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta giống nên thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3:21).
Hình ảnh sống lại của nhà thờ Notre Dame đã được hiện lên trong tư tưởng của những những người than khóc và yêu mến ngôi đền thờ ấy. Đang khi ngôi đền thờ còn “hấp hối” chính vị Tổng Thống quốc gia đã đến hiện trường “than khóc” và tuyên bố sẽ xây dựng lại ngôi đền thờ trong năm năm. Và đúng ba ngày sau đó số tiền hứa đóng góp tái xây dựng ngôi đền thờ đã lên 1 tỉ đồng Euro. Như vậy, ngôi đền thờ đã sống lại, sống lại trong lòng con người đang yêu mến và than khóc. Hàng ngàn người tuôn đến ngôi thánh đường, cùng chung niềm tin bày tỏ niềm tin vào Chúa. Hình ảnh cầu nguyện chung của gia đình Kitô hữu hiệp nhất đã thấu đến lòng thương xót Chúa. Lời cầu nguyện của họ được phát xuất từ con tim chứ không bằng môi miệng. Giọt nước mắt và nổi u buồn trên gương mặt bày tỏ lòng chân thành của lời cầu xin. Việc tái xây dựng lại ngôi đền thờ dĩ nhiên không quan trọng cho bằng niềm tin của con người được biểu hiện sống động trước mắt nhân loại.
Chuyện đại họa đã diễn ra ngay ngày đầu tiên của Tuần Thánh, thời gian mà người Kitô giáo kỷ niệm cuộc khổ nạn đau thương và sự chết của Chúa Giêsu. Không biết đây là sự ngẫu nhiên hay là do sự quan phòng. Thế nhưng, nhìn theo chiều kích tâm linh thì cho thấy sự hỏa hoạn mang lại một chiều kích tâm linh lạ thường. Hình cây thánh giá chiếu sáng trong màn cảnh u tối hư nát trong đền thờ hiển nhiên đập vào mắt con người, nhắc nhở nhân loại nhìn lên thánh giá trong cảnh u tối của cuộc đời và chính nơi đó cho niềm an ủi và hy vọng phục sinh khải hoàn. Đây là sứ điệp sống lại, sứ điệp Phục Sinh cho nước Pháp và cả nhân loại trong mùa Phục Sinh 2019 này.
Dĩ nhiên nhìn theo chiều khích xã hội thì việc ngôi đền thờ bị cháy là chuyện xui xẻo. Nhưng nhìn về mặt tâm linh thì nhắc nhở cho con người như là một cánh hoa bị rơi rụng bởi một cơn gió thoáng qua. Không điều gì trên cõi đời này tồn tại mãi mãi cho dù có kiên cố đến mấy. Chỉ có Thiên Chúa là hiện hữu muôn đời. Cái chết là định luật của thiên nhiên. Nhưng chết không phải là đau khổ tuyệt vọng. Nhưng phải trải qua sự chết mới bước đến sự sống mới.
Mầu nhiệm chết và sống lại là bài học rất khó nghe cho nhiều người và càng rất khó hiểu cho những người kém lòng tin. Vì thế chính Chúa Giêsu đã chứng minh mầu nhiệm ấy qua cái chết và sống lại của Người. Thế nhưng hình như vẫn còn khó hiểu. Vụ hỏa hoạn của nhà thờ Notre Dame có thể là một ví dụ rất cụ thể và gần gủi với kinh nghiệm của con người.
Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris thực sự đã chết và đã sống lại. Alleluia, Alleluia!
Lm. F.x Nguyễn Thanh Bình, SVD