Bắc Kinh -
Từ hôm thứ Năm 19/4, hàng dài các cán bộ trong Vụ Tôn Giáo và Hội Công Giáo Yêu Nước đã xếp hàng tại tư gia của giám mục quốc doanh Micae Phó Thiết Sơn (Fu Tieshan), chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước Trung quốc, để chào từ biệt lần cuối một con người gây biết bao sóng gió trong Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa.
Giám mục Phó Thiết Sơn đã được tấn phong Giám Mục trái phép từ năm 1979. Trong khi đa số các giám mục được tấn phong trái phép đã làm đơn xin thần phục Tòa Thánh, Phó Thiết Sơn đã từ chối thuần phục Đức Thánh Cha cho đến những giờ phút sau cùng của cuộc đời. Giám mục Phó Thiết Sơn được đánh giá là người trung thành tuyệt đối với chế độ cộng sản và được người Công Giáo Thầm Lặng coi là kẻ thù của tự do tôn giáo.
Tuy mang danh là giám mục Công Giáo, Phó Thiết Sơn chửi bới Giáo Hội Công Giáo còn hơn cả những người cộng sản. Tại quảng trường Thiên An Môn hôm 1/10/2000, ngày quốc khánh của Trung quốc, cũng là ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II long trọng tôn phong các vị tử đạo Trung Hoa, thay mặt cho 120 đại biểu Công Giáo mừng quốc khánh, Phó Thiết Sơn nói:
“Chúng tôi hiện diện nơi đây với một mục đích đặc biệt là mừng sự lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa trong 5 thập niên qua, là những năm tháng thoát khỏi sự kiểm soát và can thiệp của các thế lực nước ngoài.” Cụm từ “sự kiểm soát và can thiệp của các thế lực nước ngoài” là “thành ngữ” thường được Phó Thiết Sơn dùng để ám chỉ Tòa Thánh.
Về lễ phong thánh được diễn ra vài giờ sau đó tại Vatican, Phó Thiết Sơn nói:
“Việc chọn ngày hôm nay để phong thánh cho những kẻ gọi là ‘thánh’ là một xúc phạm và sỉ nhục công khai chống lại người Công Giáo Trung Hoa. Hôm nay là ngày lễ trọng đại đánh dấu sự giải phóng nước Trung Hoa khỏi tư bản, thực dân xâm lược, và bóc lột”.
Trước mặt các quan chức cộng sản trên khán đài, Phó Thiết Sơn cũng lớn tiếng kêu gọi Tòa Thánh phải sám hối vì “Giáo Hội Công Giáo đã bị lợi dụng bởi tư bản và thực dân và đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho nhân dân Trung Hoa trong lịch sử”.
Sau khi được tấn phong giám mục Bắc Kinh, Phó Thiết Sơn đã can thiệp cho nhiều nhà thờ được mở cửa trở lại và mở thêm được nhiều chủng viện và dòng tu. Tuy nhiên, cảm tưởng của nhiều người ghé thăm Bắc Kinh cho thấy sinh hoạt của Giáo Hội tại Bắc Kinh hết sức trầm lặng và u uất. Toàn bộ cố gắng của Phó Thiết Sơn là đẩy đưa Giáo Hội Công Giáo tại đây đi theo con đường cúc cung thờ lạy cộng sản.
Bên cạnh đó làn sóng đàn áp của công an Trung quốc lên Giáo Hội Thầm Lặng tại đây được ghi nhận là tàn bạo và thẳng tay. Trong khi tại các địa phương khác, Giáo Hội Thầm Lặng còn có thể ít nhiều hoạt động được, tình hình tại Bắc Kinh được ghi nhận là hết sức khó khăn.
Trong vòng hai năm qua, khi giám mục Phó Thiết Sơn lâm trọng bệnh và quyền bính được trao lại cho cha Sun Shangen, tổng đại diện, thì sinh hoạt của cả Giáo Hội công khai và Thầm Lặng tại Bắc Kinh càng ngày càng khởi sắc. Một chứng cớ hiển nhiên là việc hàng ngàn người được rửa tội tại Bắc Kinh trong mùa Phục sinh vừa qua.
Các tin tức đánh đi từ Bắc Kinh cho biết giám mục Phó Thiết Sơn không còn khả năng nói được. Các người vào thăm cho biết ông chỉ dàn dụa nước mắt mà không nói được lời nào.
Thiết nghĩ dù có làm đến ông gì đi nữa thì cuối cùng cũng phải trình diện trước tòa phán xét của Chúa. Cho nên, cần phải sống như thế nào để khi sắp nhắm mắt xuôi tay vẫn tươi tỉnh, không phải dàn dụa nước mắt.
Giám mục Phó Thiết Sơn |
Giám mục Phó Thiết Sơn đã được tấn phong Giám Mục trái phép từ năm 1979. Trong khi đa số các giám mục được tấn phong trái phép đã làm đơn xin thần phục Tòa Thánh, Phó Thiết Sơn đã từ chối thuần phục Đức Thánh Cha cho đến những giờ phút sau cùng của cuộc đời. Giám mục Phó Thiết Sơn được đánh giá là người trung thành tuyệt đối với chế độ cộng sản và được người Công Giáo Thầm Lặng coi là kẻ thù của tự do tôn giáo.
Tuy mang danh là giám mục Công Giáo, Phó Thiết Sơn chửi bới Giáo Hội Công Giáo còn hơn cả những người cộng sản. Tại quảng trường Thiên An Môn hôm 1/10/2000, ngày quốc khánh của Trung quốc, cũng là ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II long trọng tôn phong các vị tử đạo Trung Hoa, thay mặt cho 120 đại biểu Công Giáo mừng quốc khánh, Phó Thiết Sơn nói:
“Chúng tôi hiện diện nơi đây với một mục đích đặc biệt là mừng sự lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa trong 5 thập niên qua, là những năm tháng thoát khỏi sự kiểm soát và can thiệp của các thế lực nước ngoài.” Cụm từ “sự kiểm soát và can thiệp của các thế lực nước ngoài” là “thành ngữ” thường được Phó Thiết Sơn dùng để ám chỉ Tòa Thánh.
Về lễ phong thánh được diễn ra vài giờ sau đó tại Vatican, Phó Thiết Sơn nói:
“Việc chọn ngày hôm nay để phong thánh cho những kẻ gọi là ‘thánh’ là một xúc phạm và sỉ nhục công khai chống lại người Công Giáo Trung Hoa. Hôm nay là ngày lễ trọng đại đánh dấu sự giải phóng nước Trung Hoa khỏi tư bản, thực dân xâm lược, và bóc lột”.
Trước mặt các quan chức cộng sản trên khán đài, Phó Thiết Sơn cũng lớn tiếng kêu gọi Tòa Thánh phải sám hối vì “Giáo Hội Công Giáo đã bị lợi dụng bởi tư bản và thực dân và đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho nhân dân Trung Hoa trong lịch sử”.
Sau khi được tấn phong giám mục Bắc Kinh, Phó Thiết Sơn đã can thiệp cho nhiều nhà thờ được mở cửa trở lại và mở thêm được nhiều chủng viện và dòng tu. Tuy nhiên, cảm tưởng của nhiều người ghé thăm Bắc Kinh cho thấy sinh hoạt của Giáo Hội tại Bắc Kinh hết sức trầm lặng và u uất. Toàn bộ cố gắng của Phó Thiết Sơn là đẩy đưa Giáo Hội Công Giáo tại đây đi theo con đường cúc cung thờ lạy cộng sản.
Bên cạnh đó làn sóng đàn áp của công an Trung quốc lên Giáo Hội Thầm Lặng tại đây được ghi nhận là tàn bạo và thẳng tay. Trong khi tại các địa phương khác, Giáo Hội Thầm Lặng còn có thể ít nhiều hoạt động được, tình hình tại Bắc Kinh được ghi nhận là hết sức khó khăn.
Trong vòng hai năm qua, khi giám mục Phó Thiết Sơn lâm trọng bệnh và quyền bính được trao lại cho cha Sun Shangen, tổng đại diện, thì sinh hoạt của cả Giáo Hội công khai và Thầm Lặng tại Bắc Kinh càng ngày càng khởi sắc. Một chứng cớ hiển nhiên là việc hàng ngàn người được rửa tội tại Bắc Kinh trong mùa Phục sinh vừa qua.
Các tin tức đánh đi từ Bắc Kinh cho biết giám mục Phó Thiết Sơn không còn khả năng nói được. Các người vào thăm cho biết ông chỉ dàn dụa nước mắt mà không nói được lời nào.
Thiết nghĩ dù có làm đến ông gì đi nữa thì cuối cùng cũng phải trình diện trước tòa phán xét của Chúa. Cho nên, cần phải sống như thế nào để khi sắp nhắm mắt xuôi tay vẫn tươi tỉnh, không phải dàn dụa nước mắt.