HUẾ -- Trời Huế sáng hôm 1.8.2007 bỗng trở mát và se lạnh, báo hiệu một ngày đẹp trời khai mở tháng 8 nhiều hứa hẹn. Từ sáng sớm, xuất phát từ Huế có nhiều chuyến xe trực chỉ thẳng về hướng Tây Nam, cách Huế 65 cây số để đến tham dự nghi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo xứ Sơn Thuỷ, thuộc giáo phận Huế. Con đường rừng núi khúc khuỷu, khá nguy hiểm nay bỗng nhiên nhộn nhịp hẳn lên.
Đoạn đường từ Huế đến cầu Tuần, từ cầu Tuần đến huyện A lưới giờ đây đã trải nhựa, thỉnh thoảng dọc con đường tỉnh lộ, bên phải, bên trái có các tuyến đường mới của huyện lộ, của xã lộ hoặc đã hoàn thành, hoặc đang thi công…, và kìa, còn kinh ngạc hơn, bởi đằng xa kia là tấm biển báo “Trạm Thuỷ Điện huyện A Lưới”…, tất cả cảnh tượng trước mắt đã nói lên rằng: huyện A Lưới giờ đang chuyển mình, đang đi lên, đang thay da đổi thịt. Hẳn mọi người ngậm ngùi nhớ lại thuở ban đầu, khi mà nền kinh tế còn khó khăn, chật vật, người dân Huế, sau 1975 đã tình nguyện lên đây khai hoang lập ấp, gọi là “vùng kinh tế mới”. Nơi đây, huyện A Lưới, với dân số có trên 40.000 người dân, thì có đến 2/3 là những đồng bào dân tộc anh em như Pa-cô, Pa-hy, Tà-ôi…
Thuở ấy, một số người công giáo cũng hưởng ứng lời kêu gọi, lên đường. Họ chấp nhận cảnh một nắng hai sương, sẵn sàng bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, lao động cật lực để nuôi sống bản thân và gia đình…, và họ đã sống như thế nào để củng cố đức tin, phát triển lòng đạo? Họ đã đoàn kết, giúp nhau, họp nhau cầu nguyện, thực thi kinh nguyện sớm tối trong mỗi gia đình. Hằng năm, họ mừng đến rơi nước mắt, mỗi khi có linh mục đến dâng thánh lễ: một lần dịp lễ Giáng sinh, một dịp lễ Phục sinh.
Cha Phêrô Nguyễn Đại, Dòng Thánh Tâm – Huế, lãnh chức linh mục ngày 7.9.2000, được Đức Tổng Giám Mục Têphanô cùng với Cha Bề trên Dòng Thánh Tâm chỉ định đặc trách giáo xứ Bình Điền và giáo điểm A Lưới. Với nhiệt tình tông đồ, Cha một mình một chiếc xe máy từ nhà Dòng lên giúp giáo dân miền đất xa xôi này. Trong suốt 7 năm ròng rã, bất kể gió mưa, Cha lên về đều đặn hằng tuần. Cha làm được, trước hết là nhờ lời động viên của ĐTGM, của nhà Dòng, Cha còn nhờ sức bền bỉ của người trẻ, và chắc chắn do bởi nỗi thương cảm cho hoàn cảnh bơ vơ, côi cút của các kitô hữu miền núi này bấy lâu nay hằng khao khát có được vị mục tử đến chăm sóc giáo lý, mục vụ cho đầy đủ…
Đúng 9 giờ, đứng ngay trên trục đường chính rẽ vào lối nhỏ của thôn Quảng Hợp, xã Sơn Thuỷ, Cha sở Phêrô Nguyễn Đại và giáo dân đã đợi sẵn, Cha vồn vả đón chào 2 Đức cha. Giây phút này thật là cảm động khó quên: các vị đã bắt tay thân ái, các em nhỏ mau mắn trao hai Đức cha hai bó hoa xinh, Thầy Dòng Thánh Tâm dẫn chương trình liên tục thông báo, có hơn 20 linh mục, các quan khách cũng rộn rã nói lời chào thăm hỏi…, tất cả đang biểu lộ lòng hân hoan, niềm phấn khởi cùng nhau tiến về bãi đất, nơi ngôi nhà thờ sẽ được dựng lên. Thửa đất này do gia đình ông Têphanô Nguyễn Đình Hoành, một giáo dân Sơn Thuỷ dâng cúng.
9 giờ 30, thầy dẫn chương trình thông báo giờ khai mạc nghi thức đã điểm, tất cả mọi người ổn định vị trí ở bên trong một căn nhà dã chiến, nơi viên đá đầu tiên sẽ được làm phép. Nghi lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, thánh thiện với đủ thành phần dân Chúa: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân xa gần; các quan khách đạo đời; đại diện các tôn giáo bạn, có cả ông trưởng ban xây dựng và đại diện ban thi công. Cộng đoàn sốt sắng hát bài khai mạc: “chúng con về nơi đây…”, thật là rôm rã, đồng giọng.
Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể cùng đoàn rước tiến lên bàn thờ, ngài dâng hương lên Chúa và kính nhớ ông bà tổ tiên. Phần mở đầu nghi thức, sau bài Tin mừng và kết thúc nghi thức, Đức Tổng Giám Mục ban bố các bài huấn từ. Ngài nhắn nhủ như sau:
Ông chủ tịch HĐGX, đại diện cho 570 giáo dân Sơn Thuỷ, sống rải rác ở thị trấn A Lưới và trong 7 xã: Sơn Thuỷ, Phú Vinh, Hương Phong, Hồng Vân, Hồng Nam, Hồng Hạ và A Ngo, bày tỏ nỗi niềm cảm xúc, bởi ước nguyện của toàn dân trong suốt 32 năm nay, giờ đã trở thành hiện thực. Cộng đoàn hoan hỷ hát bài Magnificat: “Linh hồn tôi tung hô Chúa…” để cùng Mẹ Maria La Vang tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa.
Sau khi lãnh nhận phép lành của ĐTGM, mọi tham dự viên đều được dịp thưởng thức các giọng ca, các vũ điệu của núi rừng (tiếng chiêng cồng, sắc phục của các dân tộc anh em, nhạc điệu nhún nhảy)… do các em của các lớp giáo lý vào đời, thanh thiếu niên, thêm sức, vỡ lòng của giáo xứ Sơn Thuỷ trình diễn trong tưng bừng và vui nhộn.
Buổi tiệc mừng đã đến. Mọi người đều vào bàn. Các thực khách được anh chị em giáo xứ Sơn Thuỷ phục vụ tận tình, chu đáo.
Giờ chia tay thật ngậm ngùi, bịn rịn.
Sau 12 giờ trưa, dù đoạn đường trở về xa và ngoằn ngoèo, dù cơn nắng gắt của giờ đúng ngọ, ai ai cũng ra về với tâm tình dễ chịu, nặng lòng lưu luyến, và đôi môi thì thầm cầu nguyện cho ngôi thánh đường sớm hoàn thành.
Đoạn đường từ Huế đến cầu Tuần, từ cầu Tuần đến huyện A lưới giờ đây đã trải nhựa, thỉnh thoảng dọc con đường tỉnh lộ, bên phải, bên trái có các tuyến đường mới của huyện lộ, của xã lộ hoặc đã hoàn thành, hoặc đang thi công…, và kìa, còn kinh ngạc hơn, bởi đằng xa kia là tấm biển báo “Trạm Thuỷ Điện huyện A Lưới”…, tất cả cảnh tượng trước mắt đã nói lên rằng: huyện A Lưới giờ đang chuyển mình, đang đi lên, đang thay da đổi thịt. Hẳn mọi người ngậm ngùi nhớ lại thuở ban đầu, khi mà nền kinh tế còn khó khăn, chật vật, người dân Huế, sau 1975 đã tình nguyện lên đây khai hoang lập ấp, gọi là “vùng kinh tế mới”. Nơi đây, huyện A Lưới, với dân số có trên 40.000 người dân, thì có đến 2/3 là những đồng bào dân tộc anh em như Pa-cô, Pa-hy, Tà-ôi…
Thuở ấy, một số người công giáo cũng hưởng ứng lời kêu gọi, lên đường. Họ chấp nhận cảnh một nắng hai sương, sẵn sàng bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, lao động cật lực để nuôi sống bản thân và gia đình…, và họ đã sống như thế nào để củng cố đức tin, phát triển lòng đạo? Họ đã đoàn kết, giúp nhau, họp nhau cầu nguyện, thực thi kinh nguyện sớm tối trong mỗi gia đình. Hằng năm, họ mừng đến rơi nước mắt, mỗi khi có linh mục đến dâng thánh lễ: một lần dịp lễ Giáng sinh, một dịp lễ Phục sinh.
Cha Phêrô Nguyễn Đại, Dòng Thánh Tâm – Huế, lãnh chức linh mục ngày 7.9.2000, được Đức Tổng Giám Mục Têphanô cùng với Cha Bề trên Dòng Thánh Tâm chỉ định đặc trách giáo xứ Bình Điền và giáo điểm A Lưới. Với nhiệt tình tông đồ, Cha một mình một chiếc xe máy từ nhà Dòng lên giúp giáo dân miền đất xa xôi này. Trong suốt 7 năm ròng rã, bất kể gió mưa, Cha lên về đều đặn hằng tuần. Cha làm được, trước hết là nhờ lời động viên của ĐTGM, của nhà Dòng, Cha còn nhờ sức bền bỉ của người trẻ, và chắc chắn do bởi nỗi thương cảm cho hoàn cảnh bơ vơ, côi cút của các kitô hữu miền núi này bấy lâu nay hằng khao khát có được vị mục tử đến chăm sóc giáo lý, mục vụ cho đầy đủ…
Đúng 9 giờ, đứng ngay trên trục đường chính rẽ vào lối nhỏ của thôn Quảng Hợp, xã Sơn Thuỷ, Cha sở Phêrô Nguyễn Đại và giáo dân đã đợi sẵn, Cha vồn vả đón chào 2 Đức cha. Giây phút này thật là cảm động khó quên: các vị đã bắt tay thân ái, các em nhỏ mau mắn trao hai Đức cha hai bó hoa xinh, Thầy Dòng Thánh Tâm dẫn chương trình liên tục thông báo, có hơn 20 linh mục, các quan khách cũng rộn rã nói lời chào thăm hỏi…, tất cả đang biểu lộ lòng hân hoan, niềm phấn khởi cùng nhau tiến về bãi đất, nơi ngôi nhà thờ sẽ được dựng lên. Thửa đất này do gia đình ông Têphanô Nguyễn Đình Hoành, một giáo dân Sơn Thuỷ dâng cúng.
9 giờ 30, thầy dẫn chương trình thông báo giờ khai mạc nghi thức đã điểm, tất cả mọi người ổn định vị trí ở bên trong một căn nhà dã chiến, nơi viên đá đầu tiên sẽ được làm phép. Nghi lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, thánh thiện với đủ thành phần dân Chúa: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân xa gần; các quan khách đạo đời; đại diện các tôn giáo bạn, có cả ông trưởng ban xây dựng và đại diện ban thi công. Cộng đoàn sốt sắng hát bài khai mạc: “chúng con về nơi đây…”, thật là rôm rã, đồng giọng.
Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể cùng đoàn rước tiến lên bàn thờ, ngài dâng hương lên Chúa và kính nhớ ông bà tổ tiên. Phần mở đầu nghi thức, sau bài Tin mừng và kết thúc nghi thức, Đức Tổng Giám Mục ban bố các bài huấn từ. Ngài nhắn nhủ như sau:
- -một Kitô hữu nói mình “an cư lạc nghiệp” chỉ khi có nhà thờ, có nơi thờ phượng xứng đáng.
- -Con người không chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng còn sống bằng hoa hồng nữa, nghĩa là các giá trị văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc, thi ca, đạo đức luân lý… Ai cũng có chiều kích tâm linh, hướng thượng.
- -Đặt viên đá, người Kitô hữu liên tưởng ngay đến Chúa Giêsu Kitô là tảng đá móng của toà nhà Hội Thánh, của đời sống người Kitô.
- -Việc xây dựng phải có đường nét kiến trúc, nét văn hoá sao cho hài hoà với cảnh trí địa phương, tôn vẻ đẹp cho làng xóm, thôn xã.
- -Việc xây nhà thờ có tính giáo dục quan trọng. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, giáo dục tinh thần hiệp nhất.
- -Mỗi người phải xây dựng đền thờ bản thân mình. Thánh Phaolô khuyên bảo: “Anh em hãy hiến dâng thân mình anh em làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (Rm. 12, 1).
- -Mọi người, bất kể nam phụ lão ấu đều góp tay, góp sức, góp ý kiến, góp lời cầu nguyện cho công trình sớm hoàn thành mỹ mãn.
Ông chủ tịch HĐGX, đại diện cho 570 giáo dân Sơn Thuỷ, sống rải rác ở thị trấn A Lưới và trong 7 xã: Sơn Thuỷ, Phú Vinh, Hương Phong, Hồng Vân, Hồng Nam, Hồng Hạ và A Ngo, bày tỏ nỗi niềm cảm xúc, bởi ước nguyện của toàn dân trong suốt 32 năm nay, giờ đã trở thành hiện thực. Cộng đoàn hoan hỷ hát bài Magnificat: “Linh hồn tôi tung hô Chúa…” để cùng Mẹ Maria La Vang tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa.
Sau khi lãnh nhận phép lành của ĐTGM, mọi tham dự viên đều được dịp thưởng thức các giọng ca, các vũ điệu của núi rừng (tiếng chiêng cồng, sắc phục của các dân tộc anh em, nhạc điệu nhún nhảy)… do các em của các lớp giáo lý vào đời, thanh thiếu niên, thêm sức, vỡ lòng của giáo xứ Sơn Thuỷ trình diễn trong tưng bừng và vui nhộn.
Buổi tiệc mừng đã đến. Mọi người đều vào bàn. Các thực khách được anh chị em giáo xứ Sơn Thuỷ phục vụ tận tình, chu đáo.
Giờ chia tay thật ngậm ngùi, bịn rịn.
Sau 12 giờ trưa, dù đoạn đường trở về xa và ngoằn ngoèo, dù cơn nắng gắt của giờ đúng ngọ, ai ai cũng ra về với tâm tình dễ chịu, nặng lòng lưu luyến, và đôi môi thì thầm cầu nguyện cho ngôi thánh đường sớm hoàn thành.