Trong phần trình bầy ở đầu bài viết hôm qua, chúng ta thấy giới phụ nữ nước Việt đã bị ảnh hưởng văn hoá của kẻ đô hộ hạ xuống quá thấp, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt mới xuất hiện được vài bậc nữ lưu vượt thoát khỏi vòng kềm tỏa mà làm nên được sự nghiệp vẻ vang. Thế cho nên sang đãu thế kỉ 20, với trào lưu văn minh Tây phương tràn vào nước ta, đương nhiên nổi lên phong trào đòi quyền bình đẳng cho giới phụ nữ. Vấn đề quyền của người phụ nữ trở thành đề tài tranh luận trên diễn đàn coi như duy nhất ở nước ta thời đó là tờ Nam Phong Tạp Chí. Có tác giả lớn tiếng đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ vì cho rằng người phụ nữ Việt Nam bị đối xử bất công, song ngược lại chính vị chủ nhiệm Phạm Quỳnh thì bảo rằng không cần tranh đấu làm gì. Theo ông, vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt vốn đã có sẵn từ ngàn xưa rồi. Nhiều người sẽ đồng ý với ông, bởi vì chỉ ở giai tầng thượng đẳng và trong giới "phú quý sinh lễ nghĩa" mới theo sát với Nho giáo, còn tuyệt đai đa số dân giả đâu cần biết chi đến chuyện cao xa, mà chỉ cần: "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn" mà thôi. Thế rồi, hai mươi năm dưới chế độ tự do ở Miền Nam, không ai còn nói chi tới vấn đề nữ quyền nữa, và phụ nữ đã bung ra tham gia rộng rãi vào mọi sinh hoạt quốc gia bình đẳng với nam giới.
Ở Việt Nam đã thế, huống chi ở đất nước Hoa Kì. Hồi mới sang đãy, nghe câu "ladies first" nhiều quá, bọn "đực rựa" cảm thấy mất mặt KBC, bèn phán rằng: ở xứ Cờ Hoa, nhất con nít, nhì đàn bà, ba chó, bốn đàn ông! Lời phát biểu có vẻ tiếu ngạo, phát xuất từ tâm lí hơi lộn xộn của cả một lớp người đang giữ các vị trí tích cực ở quê nhà, khi tới đây đã không còn kịp thích ứng tương xứng. Do đó, rất nên được thông cảm. Tuy nhiên, phát ngôn như thế vẫn có nhiều phần đúng, chẳng những xét về phương diện xã giao, nịnh đầm mà còn đúng cả trên thực tế nữa.
Thật vậy, nói chung trên thế giới, phụ nữ ngày nay khắp nơi đang đóng góp tài năng và công sức to lớn trong mọi lãnh vực của xã hội. Họ là nữ hoàng, thủ tướng, thống đốc, nghị sĩ,dân biểu, bộ trưởng,cố vấn an ninh quốc gia, tướng lãnh, v. v.. Ngoài dân giả, đâu đâu cũng thấy phụ nữ "cưa đôi" ngang ngửa với giới mày râu trong mọi công việc lớn nhỏ'. Trong các gia đình, hầu hết, sống nhờ cả hai pay checks, đang khi đó các bà vợ, nhất là các bà vợ Việt Nam, lại hết sức tận tụy hi sinh cho chồng con trong việc nội trợ, cho nên coi như bà nào cũng làm tới hai jobs! Giới phụ nữ Việt Nam tỏ ra rất thành công ở bên này, chẳng hạn như: bà tiến sĩ gốc Việt tên Julie Brown, là Chủ tịch và Giám đốc công ty Plastech Engineered Products Inc. với doanh số năm 2002 đạt 580 triệu MK., có nhiều bà là thẩm phán, chị Mina Nguyễn mới 25 tuổi đã là phụ tá đặc biệt cho bà Bộ trưởng Bộ Lao Động Elaine Chao,v.v.. Đâu đâu cũng thấy phụ nữ Việt Nam chăm chỉ học hành và thành công tốt đẹp. Để góp phần vinh danh phụ nữ Việt Nam hải ngoại, chúng tôi xin giới thiệu hai nữ khoa học gia Việt Nam lừng danh ở Hoa Kì hiện nay. Đó là bà Lê Duy Loan được tuyên dương là kĩ thuật gia của năm 2002 và bà Dương Nguyệt Anh người sáng chế ra bom áp nhiệt, giúp quân đội HK chinh phục được các hang động Afghanistan, đánh bại quân Taliban.
BÀ LÊ DUY LOAN, KĨ THUẬT GIA CỦA NĂM 2002
Bà Lê Duy Loan hiện nằm trong Ban Lãnh Đạo của công ty Texas Instruments (IT). Ngày 21 tháng 9 vừa qua bà đã được tổ chức National Women of Color tuyên dương là Kĩ thuật gia của năm 2002" (Technologist of the Year) trong Hội nghị thường niên diễn ra từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 9 năm 2002 tại Atlanta (Ga.). Giải thưởng "Technologist of the Year" là giải thưởng giá trị nhất trao cho 28 khoa học gia, kĩ thuật gia, chuyên gia, và kĩ sư các ngành trong Hội nghị năm nay. Đây là lần đầu tiên một người thuộc công ty Texas Instruments được trao cho giải thưởng này.
Năm 1975, khi tới định cư tại Houston, bà Lê Duy Loan mới 12 tuổi, chưa biết Anh ngữ. Chỉ 4 năm sau, bà đã tốt nghiệp thủ khoa tại trường trung học Alief Hastings HS. Đến năm 1982, bà tốt nghiệp kĩ sư điện hạng danh dự tại Đại học. Texas, Austin, lúc 19 tuổi. Sang năm 1989, bà tốt nghiệp cao học ngành quản trị thương mại tại Đại học Houston.
Năm 1982, bà bắt đầu làm việc cho công ty Texas Instruments với công việc của một kĩ sư thiết kế bộ nhớ cho máy điện toán. Từ đó bà tiến rất mau, và được công ty lần lượt giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quy trình sản xuất lên tới hàng tỉ MK.
Hiện nay, công ty giao cho bà Lê Duy Loan điều hành bộ phận nghiên cứu và sản xuất sản phẩm digital signal processors (DSP) theo phương pháp mới. Công tác này hiện là công tác huyết mạch của TI. Cho tới nay, bà Lê Duy Loan đã được cấp 20 bằng sáng chế trong lãnh vực điện toán và đang chờ được cấp phát 8 bằng sáng chế khác nữa.
Ngoài giải "Kĩ thuật gia của năm 2002" nêu trên, năm 2000 bà còn được Hội nữ chuyên gia điện toán (Association of Women in computing) tuyên dương là một trong 20 phụ nữ xuất sắc nhất trong lãnh vực kĩ thuật tại Houston. Năm 2001, bà được chọn vào Hall of Fame dành cho các nữ chuyên gia kĩ thuật xuất sắc trên thế giới (Women in Technology International Hall of Fame). Và tháng 8, 2002, tổ chức National Instruments ( Nasdad gọi là NATI) mời bà đảm nhiệm chức vụ là thành viên hội đồng quản trị của tổ chức.
Báo chí vinh danh bà Lê Duy Loan chẳng những vì bà đã đóng góp xuất sắc trong lãnh vực khoa học mà còn vì bà đã chu toàn tốt đẹp vai trò người phụ nữ đảm đang trong gia đìng, đồng thời còn dành rất nhiều thì giờ cho công tác thiện nguyện. Bà tham gia nhiều chương trình gây qũy để cấp học bổng cho sinh viên, giúp các trẻ mồ côi, các trẻ em nghèo, nhất là các trẻ em nghèo ở các quốc gia chậm tiến. Từ năm 2000, bà lập ra học bổng mang tên Đào-Lê Scholarship để tặng cho học sinh xuất sắc nhất trong số các học sinh thủ khoa và á khoa được hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tuyên dương và phát thưởng trong buổi tiệc do hội tổ chức hàng năm vào mỗi đầu tháng 8.
Bà DƯƠNG NGUYỆT ÁNH, SÁNG CHẾ BOM ÁP NHIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN TALIBAN
Nhằm tránh tối đa sự tổn thất nhân mạng, góp phần vào chiến thắng của quân đội đồng minh ở Afghanistan, bà Dương Nguyệt Ánh cùng các cộng sự viên đã chế tạo thành công một loại vũ khí mới, đó là qủa bom BLU-118/B. Loại bom mới này khác những loại bom vẫn được sử dụng. Vừa khi cho nổ thử qủa bom mới tại vùng thử nghiệm thuộc Nevada, chính bà Dương Nguyệt Ánh cũng chưa biết hết sức tàn phá của nó ra sao. Theo bà, " một tiếng nổ lớn ở cửa hang không chứng minh được gì cả", mới chỉ thấy cửa hầm bằng sắt ở phía sau núi đã bay như một mảnh giấy! Nhưng sau khi xem xét các dữ kiện ghi trên các máy đo, các máy dò đặt rải rắc khắp nơi trong hầm núi mới biết sức nổ đã làm rung chuyển sâu trong hầm núi, nhiệt độ và sức ép vẫn còn tồn tại rất lâu. Sức công phá của các loại bom khác thường bị vách núi cản lại, nhưng với loại bom mới này thì không có gì cản nổi, ra tới cửa sau hầm đá mà còn có thể xé tan xác một người đứng cách đó hơn 300 thước!
Kí giả Phương Mai trên báo Ngày Nay Minnesota, số 321 kể rằng: Hồi tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mĩ lo ngại về việc Bắc Hàn có thể dự trữ đầu đạn nguyên tử trong các hầm đào sâu dưới đất nên đã giao cho trung tá Tom Ward nhiệm vụ tạo ra một loại bom có thể công phá những kho đạn chôn trong các hầm đó. Sau khi nghiên cứu, Trung tá Ward đã báo cáo lên Bộ rằng sẽ hoàn thành dự án trong vòng 3 năm với kinh phí 67 triệu MK.
Thế nhưng vụ tấn công khủng bố ở New York đã xẩy ra và viễn kiến phải đánh chiếm các hang động ở Afghanistan, Bộ đã ra lệnh cho trung tá Ward phải làm sao có loại bom này trong thời gian ngắn nhất. Bốn ngày sau khi Mĩ đổ quân vào Afghanistan, sau khi họp các chuyên gia và các nhà cung cấp vật liệu, trung tá Ward hứa với thượng cấp trong vòng 60 ngày sẽ hoàn thành qủa bom.
Một qủa bom thường gồm 4 phần: vỏ bom, hệ thống hướng dẫn bom, ngòi nổ, sau cùng là chất nổ. Trung tá Ward quyết định: dùng vỏ của loại bom BLU-109 của hãng Lockheed Martin có khả năng đục qua 2 thước bê tông trước khi phát nổ, dùng hệ thống hướng dẫn bằng laser của công ty Raytheon và một loại ngòi nổ thông thường.
Thành phần thứ tư của trái bom thì chưa có. Thời gian quá cấp bách, trung tá Ward phải tìm ngay ra được các chuyên gia bậc nhất, và ông đã mời bà Dương Nguyệt Ánh.
Bà Dương Nguyệt Ánh tới Mĩ lúc 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học về khoa Hóa tại Maryland, bà vào làm cho Hải quân HK, phụ trách chế tạo thuốc súng đại bác, rồi chế tạo nhiên liệu cho hỏa tiễn.
Ngày nay, bà Dương Nguyệt Ánh, 42 tuổi, đang là trưởng ban nghiên cứu chất nổ ở Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo Vũ khí Sử dụng trên biển (Naval Surface Warfare Center) của Hải quân HK ở Indian Head, Maryland trong chức vụ Giám đốc Khoa học và Kĩ thuật. Bà là chuyên gia thượng thặng của Mĩ về chất nổ có tầm vóc quốc tế và là nhân vật chính trong hầu hết các chương trình nghiên cứu chất nổ của Hải quân HK. Bà đã đóng góp công chế tạo hơn một chục hợp chất có sức công phá cao, hiện đang được sử dụng trong đầu đạn của nhiều loại vũ khí thuộc các quân binh chủng Hoa Kì.
Bà Dương Nguyệt cũng đã từng làm đại biểu của HK. trong Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương, Tiểu ban chất nổ, là tác giả của hơn 30 bài nghiên cứu về các loại chất nổ và đã thuyết trình hơn 40 lần tại các hội nghị quốc tế và ở nước Mĩ.
Năm 1999, bà đã được trao giải thưởng Dr. Arthur E. Bisson Prize for Achievement in Naval Technology. Đó là giải thưởng lớn nhất của Hải quân dành cho một khoa học gia. Năm nay, bà Dương Ngọc Ánh lại được trao tặng huy chương cao qúy Civilian Meritorious Medal, do thành quả chế tạo được quả bom áp nhiệt BLU-118B.
Trước những thành tích "dễ sợ" của hai bà Lê Duy Loan và Dương Nguyệt Ánh nói riêng và của phụ nữ Viẽt Nam ở hải ngoại nói chung, chúng tôi, những gã mày râu, không nên dùng hai từ "nịnh đầm" nữa, mà phải nói là phục sát đất các phụ nữ Việt Nam. Riêng bản thân tôi sẽ "hiên ngang" ghi danh vào Hội Sợ Vợ càng sớm càng tốt!
Xuân Quý Mùi
Tham khảo:
-Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Văn Hoá Thông Tin, 1999.
-Phạm Văn Sơn. Việt Sử Toàn Thư. Nhật Bản, 1983.
-Cao Thế Dung.Tự Hào Là Người Việt Nam. Hưng Đạo xuất bản, 1989.
-Cao Thế Dung. Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam Trong Văn Hoá Sử. Tiếng Mẹ, 1990.
-Quỳnh Cư- Đỗ Ðức Hùng. Các Triều Ðại Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh Niên.
-Ngày Nay Minnesota. Số 468 năm 2001 và các số 320, 321, 324 năm 2002.
-Văn Nghệ Tiền Phong. Số 623.
Ở Việt Nam đã thế, huống chi ở đất nước Hoa Kì. Hồi mới sang đãy, nghe câu "ladies first" nhiều quá, bọn "đực rựa" cảm thấy mất mặt KBC, bèn phán rằng: ở xứ Cờ Hoa, nhất con nít, nhì đàn bà, ba chó, bốn đàn ông! Lời phát biểu có vẻ tiếu ngạo, phát xuất từ tâm lí hơi lộn xộn của cả một lớp người đang giữ các vị trí tích cực ở quê nhà, khi tới đây đã không còn kịp thích ứng tương xứng. Do đó, rất nên được thông cảm. Tuy nhiên, phát ngôn như thế vẫn có nhiều phần đúng, chẳng những xét về phương diện xã giao, nịnh đầm mà còn đúng cả trên thực tế nữa.
Thật vậy, nói chung trên thế giới, phụ nữ ngày nay khắp nơi đang đóng góp tài năng và công sức to lớn trong mọi lãnh vực của xã hội. Họ là nữ hoàng, thủ tướng, thống đốc, nghị sĩ,dân biểu, bộ trưởng,cố vấn an ninh quốc gia, tướng lãnh, v. v.. Ngoài dân giả, đâu đâu cũng thấy phụ nữ "cưa đôi" ngang ngửa với giới mày râu trong mọi công việc lớn nhỏ'. Trong các gia đình, hầu hết, sống nhờ cả hai pay checks, đang khi đó các bà vợ, nhất là các bà vợ Việt Nam, lại hết sức tận tụy hi sinh cho chồng con trong việc nội trợ, cho nên coi như bà nào cũng làm tới hai jobs! Giới phụ nữ Việt Nam tỏ ra rất thành công ở bên này, chẳng hạn như: bà tiến sĩ gốc Việt tên Julie Brown, là Chủ tịch và Giám đốc công ty Plastech Engineered Products Inc. với doanh số năm 2002 đạt 580 triệu MK., có nhiều bà là thẩm phán, chị Mina Nguyễn mới 25 tuổi đã là phụ tá đặc biệt cho bà Bộ trưởng Bộ Lao Động Elaine Chao,v.v.. Đâu đâu cũng thấy phụ nữ Việt Nam chăm chỉ học hành và thành công tốt đẹp. Để góp phần vinh danh phụ nữ Việt Nam hải ngoại, chúng tôi xin giới thiệu hai nữ khoa học gia Việt Nam lừng danh ở Hoa Kì hiện nay. Đó là bà Lê Duy Loan được tuyên dương là kĩ thuật gia của năm 2002 và bà Dương Nguyệt Anh người sáng chế ra bom áp nhiệt, giúp quân đội HK chinh phục được các hang động Afghanistan, đánh bại quân Taliban.
BÀ LÊ DUY LOAN, KĨ THUẬT GIA CỦA NĂM 2002
Bà Lê Duy Loan hiện nằm trong Ban Lãnh Đạo của công ty Texas Instruments (IT). Ngày 21 tháng 9 vừa qua bà đã được tổ chức National Women of Color tuyên dương là Kĩ thuật gia của năm 2002" (Technologist of the Year) trong Hội nghị thường niên diễn ra từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 9 năm 2002 tại Atlanta (Ga.). Giải thưởng "Technologist of the Year" là giải thưởng giá trị nhất trao cho 28 khoa học gia, kĩ thuật gia, chuyên gia, và kĩ sư các ngành trong Hội nghị năm nay. Đây là lần đầu tiên một người thuộc công ty Texas Instruments được trao cho giải thưởng này.
Năm 1975, khi tới định cư tại Houston, bà Lê Duy Loan mới 12 tuổi, chưa biết Anh ngữ. Chỉ 4 năm sau, bà đã tốt nghiệp thủ khoa tại trường trung học Alief Hastings HS. Đến năm 1982, bà tốt nghiệp kĩ sư điện hạng danh dự tại Đại học. Texas, Austin, lúc 19 tuổi. Sang năm 1989, bà tốt nghiệp cao học ngành quản trị thương mại tại Đại học Houston.
Năm 1982, bà bắt đầu làm việc cho công ty Texas Instruments với công việc của một kĩ sư thiết kế bộ nhớ cho máy điện toán. Từ đó bà tiến rất mau, và được công ty lần lượt giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quy trình sản xuất lên tới hàng tỉ MK.
Hiện nay, công ty giao cho bà Lê Duy Loan điều hành bộ phận nghiên cứu và sản xuất sản phẩm digital signal processors (DSP) theo phương pháp mới. Công tác này hiện là công tác huyết mạch của TI. Cho tới nay, bà Lê Duy Loan đã được cấp 20 bằng sáng chế trong lãnh vực điện toán và đang chờ được cấp phát 8 bằng sáng chế khác nữa.
Ngoài giải "Kĩ thuật gia của năm 2002" nêu trên, năm 2000 bà còn được Hội nữ chuyên gia điện toán (Association of Women in computing) tuyên dương là một trong 20 phụ nữ xuất sắc nhất trong lãnh vực kĩ thuật tại Houston. Năm 2001, bà được chọn vào Hall of Fame dành cho các nữ chuyên gia kĩ thuật xuất sắc trên thế giới (Women in Technology International Hall of Fame). Và tháng 8, 2002, tổ chức National Instruments ( Nasdad gọi là NATI) mời bà đảm nhiệm chức vụ là thành viên hội đồng quản trị của tổ chức.
Báo chí vinh danh bà Lê Duy Loan chẳng những vì bà đã đóng góp xuất sắc trong lãnh vực khoa học mà còn vì bà đã chu toàn tốt đẹp vai trò người phụ nữ đảm đang trong gia đìng, đồng thời còn dành rất nhiều thì giờ cho công tác thiện nguyện. Bà tham gia nhiều chương trình gây qũy để cấp học bổng cho sinh viên, giúp các trẻ mồ côi, các trẻ em nghèo, nhất là các trẻ em nghèo ở các quốc gia chậm tiến. Từ năm 2000, bà lập ra học bổng mang tên Đào-Lê Scholarship để tặng cho học sinh xuất sắc nhất trong số các học sinh thủ khoa và á khoa được hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tuyên dương và phát thưởng trong buổi tiệc do hội tổ chức hàng năm vào mỗi đầu tháng 8.
Bà DƯƠNG NGUYỆT ÁNH, SÁNG CHẾ BOM ÁP NHIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN TALIBAN
Nhằm tránh tối đa sự tổn thất nhân mạng, góp phần vào chiến thắng của quân đội đồng minh ở Afghanistan, bà Dương Nguyệt Ánh cùng các cộng sự viên đã chế tạo thành công một loại vũ khí mới, đó là qủa bom BLU-118/B. Loại bom mới này khác những loại bom vẫn được sử dụng. Vừa khi cho nổ thử qủa bom mới tại vùng thử nghiệm thuộc Nevada, chính bà Dương Nguyệt Ánh cũng chưa biết hết sức tàn phá của nó ra sao. Theo bà, " một tiếng nổ lớn ở cửa hang không chứng minh được gì cả", mới chỉ thấy cửa hầm bằng sắt ở phía sau núi đã bay như một mảnh giấy! Nhưng sau khi xem xét các dữ kiện ghi trên các máy đo, các máy dò đặt rải rắc khắp nơi trong hầm núi mới biết sức nổ đã làm rung chuyển sâu trong hầm núi, nhiệt độ và sức ép vẫn còn tồn tại rất lâu. Sức công phá của các loại bom khác thường bị vách núi cản lại, nhưng với loại bom mới này thì không có gì cản nổi, ra tới cửa sau hầm đá mà còn có thể xé tan xác một người đứng cách đó hơn 300 thước!
Kí giả Phương Mai trên báo Ngày Nay Minnesota, số 321 kể rằng: Hồi tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mĩ lo ngại về việc Bắc Hàn có thể dự trữ đầu đạn nguyên tử trong các hầm đào sâu dưới đất nên đã giao cho trung tá Tom Ward nhiệm vụ tạo ra một loại bom có thể công phá những kho đạn chôn trong các hầm đó. Sau khi nghiên cứu, Trung tá Ward đã báo cáo lên Bộ rằng sẽ hoàn thành dự án trong vòng 3 năm với kinh phí 67 triệu MK.
Thế nhưng vụ tấn công khủng bố ở New York đã xẩy ra và viễn kiến phải đánh chiếm các hang động ở Afghanistan, Bộ đã ra lệnh cho trung tá Ward phải làm sao có loại bom này trong thời gian ngắn nhất. Bốn ngày sau khi Mĩ đổ quân vào Afghanistan, sau khi họp các chuyên gia và các nhà cung cấp vật liệu, trung tá Ward hứa với thượng cấp trong vòng 60 ngày sẽ hoàn thành qủa bom.
Một qủa bom thường gồm 4 phần: vỏ bom, hệ thống hướng dẫn bom, ngòi nổ, sau cùng là chất nổ. Trung tá Ward quyết định: dùng vỏ của loại bom BLU-109 của hãng Lockheed Martin có khả năng đục qua 2 thước bê tông trước khi phát nổ, dùng hệ thống hướng dẫn bằng laser của công ty Raytheon và một loại ngòi nổ thông thường.
Thành phần thứ tư của trái bom thì chưa có. Thời gian quá cấp bách, trung tá Ward phải tìm ngay ra được các chuyên gia bậc nhất, và ông đã mời bà Dương Nguyệt Ánh.
Bà Dương Nguyệt Ánh tới Mĩ lúc 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học về khoa Hóa tại Maryland, bà vào làm cho Hải quân HK, phụ trách chế tạo thuốc súng đại bác, rồi chế tạo nhiên liệu cho hỏa tiễn.
Ngày nay, bà Dương Nguyệt Ánh, 42 tuổi, đang là trưởng ban nghiên cứu chất nổ ở Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo Vũ khí Sử dụng trên biển (Naval Surface Warfare Center) của Hải quân HK ở Indian Head, Maryland trong chức vụ Giám đốc Khoa học và Kĩ thuật. Bà là chuyên gia thượng thặng của Mĩ về chất nổ có tầm vóc quốc tế và là nhân vật chính trong hầu hết các chương trình nghiên cứu chất nổ của Hải quân HK. Bà đã đóng góp công chế tạo hơn một chục hợp chất có sức công phá cao, hiện đang được sử dụng trong đầu đạn của nhiều loại vũ khí thuộc các quân binh chủng Hoa Kì.
Bà Dương Nguyệt cũng đã từng làm đại biểu của HK. trong Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương, Tiểu ban chất nổ, là tác giả của hơn 30 bài nghiên cứu về các loại chất nổ và đã thuyết trình hơn 40 lần tại các hội nghị quốc tế và ở nước Mĩ.
Năm 1999, bà đã được trao giải thưởng Dr. Arthur E. Bisson Prize for Achievement in Naval Technology. Đó là giải thưởng lớn nhất của Hải quân dành cho một khoa học gia. Năm nay, bà Dương Ngọc Ánh lại được trao tặng huy chương cao qúy Civilian Meritorious Medal, do thành quả chế tạo được quả bom áp nhiệt BLU-118B.
Trước những thành tích "dễ sợ" của hai bà Lê Duy Loan và Dương Nguyệt Ánh nói riêng và của phụ nữ Viẽt Nam ở hải ngoại nói chung, chúng tôi, những gã mày râu, không nên dùng hai từ "nịnh đầm" nữa, mà phải nói là phục sát đất các phụ nữ Việt Nam. Riêng bản thân tôi sẽ "hiên ngang" ghi danh vào Hội Sợ Vợ càng sớm càng tốt!
Xuân Quý Mùi
Tham khảo:
-Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Văn Hoá Thông Tin, 1999.
-Phạm Văn Sơn. Việt Sử Toàn Thư. Nhật Bản, 1983.
-Cao Thế Dung.Tự Hào Là Người Việt Nam. Hưng Đạo xuất bản, 1989.
-Cao Thế Dung. Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam Trong Văn Hoá Sử. Tiếng Mẹ, 1990.
-Quỳnh Cư- Đỗ Ðức Hùng. Các Triều Ðại Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh Niên.
-Ngày Nay Minnesota. Số 468 năm 2001 và các số 320, 321, 324 năm 2002.
-Văn Nghệ Tiền Phong. Số 623.